Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 30

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 30

Tập đọc:

Tiết 59: ÔN:TRANH LÀNG HỒ

I. Mục tiêu:

Ôn luyện lại các kiến thức đã học và rèn kĩ năng đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tươi, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh làng Hồ.

 

doc 11 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 473Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30:
Thứ hai ngày 25 tháng 3 năm 2013
BUỔI 1:
Chào cờ:
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
__________________________________
Tập đọc:
Tiết 59: ÔN:TRANH LÀNG HỒ
I. Mục tiêu:
Ôn luyện lại các kiến thức đã học và rèn kĩ năng đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tươi, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh làng Hồ.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: HS đọc lại bài 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS luyện đọc: 
- Mời 1 HS giỏi đọc.
- YC HS nêu cách chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn,
- Cho HS đọc đoạn theo cặp .
- Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
3. Tìm hiểu bài:
- Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam.
Cho HS đọc đoạn còn lại:
- Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
- Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và đoạn 3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ.
3. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Mời HS nối tiếp đọc bài.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Cho HS luyện đọc DC đoạn từ ngày con ít tuổihóm hỉnh và vui tươi trong nhóm.
- Thi đọc diễn cảm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp đọc thầm.
- 3 đoạn(mỗi lần xuống dòng là một đoạn).
- 3 HS nối tiếp đọc bài( 2 lựơt)
- Các cặp luyện đọc
- Đại diện 3 cặp đọc bài.
- 1 HS đọc to đoạn 1, cả lớp đọc thầm.
+ Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh vẽ tố nữ
- 2 HS đọc 2 đoạn còn lại, cả lớp đọc thầm.
- Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp 
- Rất có duyên, tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ, đã đạt tới sự trang trí
- Vì những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, lành mạnh, hóm hỉnh, và vui tươi.
- 1,2 HS đọc.
- 3 HS đọc.
- HS tìm giọng đọc DC cho mỗi đoạn.
- 1,2 HS đọc.
- Các cặp luyện đọc.
- 3,4 HS thi đọc.
___________________________________
Toán:
Tiết 146: ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH .
	I. Mục tiêu.
Biết:
- Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích; chuyển đổi các số đo diện tích (với các đơn vị đo thông dụng).
- Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân. Bài 1, bài 2 (cột 1), bài 3 (cột 1) (tr154)
	II. Đồ dùng dạy học.
	GV : Đồ dùng dạy học.
	HS : Đồ dùng học tập.
	III. Các hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
53cm = ... m
657g = ... kg
3. Hướng dẫn ôn tập
A. Giới thiệu bài.
- GV nêu nội dung yêu cầu bài học.
B. HD làm bài tập .
Bài 1. 
- GV cho HS tự làm bài tập .
- Gọi HS đọc kết quả.
- GV nhận xét kết luận đúng, sai.
- GV cho HS học thuộc các đơn vị đo diện tích.
Hát .
2HS lên bảng 
- HS nghe.
-1 HS đọc bài tập .
- HS làm bài và trình bầy kết quả.
- Cả lớp cùng GV nhận xét sửa sái.
km2
hm2
dam2
m2
dm2
cm2
mm2
1km2
=.100.hm2
1hm2
=100.dam2
=0.01.km2
1dam2
=100..m2
=0,01hm2
1m2
=.100dm2
=0,01dam2
1dm2
=.100cm2
=0,01.m2
1cm2
=100mm2
=0,01dm2
1mm2
=0,01cm2.
+ Đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền?
+ Đơn vị bé bằng một phần mấy của đơn vị lớn hơn liền kề?
Bài 2.
- GV cho HS làm bài rồi chữa bài .
- GV nhận xét và sửa sai.
Bài 3.
GV cho HS làm bài rồi chữa bài . 
- GV nhận xét và chữa bài , đưa ra đáp án đúng.
4. Củng cố – Dặn dò
Trong bảng đơn vị đo diện tích : đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền ?đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn hơn tiếp liền ?
- Gv nhận xét giờ học .
- Dặn HS làm bài tập ở nhà chuẩn bị bài sau.Ôn tập về đo diện tích.
- Đơn vị lớn gấp 100 lần đơn vị bé liền kề.
- Bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền kề.
- HS làm bài.
a. 1m2=100dm2 =10000cm2=1000000mm2
1ha = 10 000m2 
1km2 = 100ha = 1000 000m2 .
b. 1m2 = 0,01dam2 
 1m2= 0,0001hm2= 0,0001ha.
 1m2=0,000001km2
 1ha=0,01km2
 4ha= 0,04km2. 
- HS làm bài.
HS làm bài và trình bày kết quả .
a; 65 000m2= 6,5 ha ; 
846000m2=84,6 ha 
5000m2= 0,5ha.
b; 6km2 =600ha; 9,2km2=920ha;
0,3km2= 30ha.
____________________________________
Đạo đức:
Tiết 30: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
	I. Mục tiêu:
- Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
Đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm để giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
	II. Chuẩn bị:
	- Tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên ...
	- Các hình ảnh trong SGK.
 III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Nêu các môi trường ở trường em?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 44, SGK).
*Mục tiêu: HS nhận biết vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người; vai trò của con người trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc các thông tin trong SGK thảo luận theo nhóm.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu nêu yêu cầu. 
+ Nhóm1: Nêu tên một số tài nguyên thiên nhiên.
+ Nhóm 2: Ích lợi của tài nguyên thiên nhiên trong cuộc sống của con người là gì?
+ Nhóm 3: Hiện nay việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở nước ta đã hợp lí chưa? Vì sao?
+ Nhóm 4: Nêu một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Tài nguyên thiên nhiên có quan trọng trong cuộc sống hay không?
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để làm gì?
*GV kết luận.
3. Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK.
* Mục tiêu: HS nhận biết được một số tài nguyên thiên nhiên
* Cách tiến hành:
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập1.
- Bài tập yêu cầu gì? 
- Cho HS làm việc cá nhân.
- Mời một số HS trình bày.	
- GV nhận xét, kết luận: 
Trừ nhà máy xi măng và vườn cà phê, còn lại đều là tài nguyên thiên nhiên....
4. Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 3, SGK)
*Mục tiêu: HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ đối với các ý kiến có liên quan đến tài nguyên thiên nhiên.
*Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi cho biết ý kiến: Tán thành, phân vân hoặc không tán thành trước các ý kiến sau:
a. Tài nguyên thiên nhiên không bao giờ cạn kiệt.
b. Nếu không sử dụng tiết kiệm và hợp lí, đến một giọt nước sạch cũng sẽ không còn.
c. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ quyền được sống và phát triển trong môi trường an toàn, trong lành của trẻ em.
+ Sau mỗi ý kiến, GV yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước.
 +Thẻ đỏ: Tán thành.
 +Thẻ xanh: Không tán thành.
 +Thẻ vàng: Phân vân.
 + GV kết luận: Các ý kiến b, c là đúng; ý kiến a là sai.
* GV kết luận:
 + Các ý kiến b, c là đúng ; ý kiến a là sai.
 + Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, con người cần sử dụng tiết kiệm.
5. Hoạt động tiếp nối: Củng cố dặn dò. 
- Yêu cầu HS tìm hiểu về một tài nguyên thiên nhiên của nước ta hoặc của địa phương.
- GV nhận xét giờ học, dặn h/s chuẩn bị bài sau.
- HS nêu ý kiến.
- HS hoạt động nhóm.
- Tên một số tài nguyên thiên nhiên: Mỏ quặng, nguồn nước ngầm, không khí, đất trồng, động thực vật quý hiếm.
- Con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất, phát triển kinh tế, chạy máy phát điện...
- Chưa hợp lí ,vì rừng đang bị chặt phá bừa bãi, cạn kiệt, nhiều động thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tiệt chủng.
- Sử dụng tiết kiệm, hợp lí, bảo vệ nguồn nước, không khí.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Tài nguyên thiên nhiên rất quan trọng trong cuộc sống.
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để duy trì cuộc sống của con người.
- 3 HS đọc ghi nhớ.
 - 1 HS đọc yêu cầu của BT 1.
 - HS trả lời
 - HS làm việc cá nhân
 - 3 HS trình bày: Những từ ngữ chỉ tài nguyên thiên nhiên gồm: đất trồng, rừng, đất ven biển, cát, mỏ than, mỏ dầu, gió, ánh sáng mặt trời, hồ nước tự nhiên, thác nước, túi nước ngầm.
 - 2 HS nêu lại.
 - Thảo luận cặp đôi
- Lần lượt chọn và giơ thẻ, giải thích lí do.
- 2 HS nêu lại
- HS viết bài vào vở.
________________________________________________
BUỔI 2:
(Cô Liên soạn giảng)
____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 26 tháng 3 năm 2013
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 147: ÔN TẬP VỀ ĐO THỂ TÍCH.
	I. Mục tiêu:
Biết:
- Quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.
- Viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân.
- Chuyển đổi số đo thể tích. Bài 1, bài 2 (cột 1), bài 3 (cột 1) (tr155)
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Hãy nêu mối quan hệ trong bảng đơn vị đo diện tích ?
- Khi đo diện tích đất người ta còn dùng đơn vị nào ?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu nội dung yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
- GV kẻ sẵn bảng bài tập lên lớp rồi cho HS điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- Gọi HS trả lời câu hỏi phần b.
- GV nhận xét và cho HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích.
- HS nêu ý kiến.
- HS làm bài tập.
- HS trả lời câu hỏi phần b.
-HS nhắc lại.
Tên
Kí hiệu
Quan hệ giữa các đơn vị đo liền nhau.
Mét khối .
m3
1m3= 1000dm3= 1 000000cm3.
Đề- xi –mét- khối
dm3
1dm3= 1000cm3= 0,001m3.
Xăng-ti-mét khối.
cm3
1cm3= 0,001dm3.
b. GV hỏi trong các đơn vị đo thể tích:
+ Đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền ?
+ Đơn vị bé bằng một phần mấy đơn vị lớn hơn tiếp liền ?
- GV nhận xét.
Bài 2:
- GV cho HS đọc bài rồi chữa bài.
- Gọi HS đọc kết quả và nhận xét bài làm.
- GV nhận xét sửa sai.
Bài 3:
GV cho HS làm bài và gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét, sửa sai.
C. Củng cố dặn dò:
Trong các đơn vị đo thể tích: Đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiép liền? Đơn vị bé bằng một phần mấy đơn vị lớn hơn tiếp liền?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời .
+ Đơn vị lớn gấp 1000 lần đơn vị bé tiếp liền.
+ Đơn vị bé bằng đơn vị lớn tiễp liền.
- HS đọc bài và chữa bài 2.
1m3 = 1000dm3. 1dm3=1000cm3
7,268m3=7268dm3 ; 4m351dm3=4351cm3
0,5m3= 500dm3 ; 0,2dm3= 200cm3
3m32dm3=3002dm3; 1dm39cm3=1009cm3
- HS làm bài tập.
a. 6m3272m3 =6,272m3 
 2105dm3 = 2,105m3 
 3m382dm3=3,082m3 
b. 8dm3439cm3= 8,439dm3 
 3670cm3= 3,670dm3 = 3,67dm3 
 5dm377cm3= 5,077dm3 
_____________________________ 
Luyện từ và câu:
Tiết 59: MỞ RỘNG VỐN TỪ : NAM VÀ NỮ 
	I. Mục tiêu:
	Giúp HS :
- Biết một số phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ (BT1).
II. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra:
- Kể các dấu câu và cho biết chúng dùng thế nào?
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu nội dung yêu cầu tiết học.
2. HD học sinh làm bài tập:
Bài 1:
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài tập.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Gọi HS giải thích vì sao em lại đồng ý như vậy?
- GV có thể giúp đỡ HS giải thích thêm về các từ vừa nêu.
C. Củng cố dặn dò:
-Hãy nêu những từ ngữ nói về phẩm chất của bạn nam và những từ ngữ nói về phẩm chất của bạn nữ ?
- GV nhận xét câu trả lời của HS .
- Dặn hS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS nêu ý kiến.
- 2HS đọc.
- HS phát biểu ý kiến.
a. HS giải thích theo ý kiến của mình.
b.Những phẩm chất ở bạn nam: Dũng cảm, cao thượng, năng nổ, thích ứng với mọi hoàn cảnh.
Những phẩm chất ở bạn nữ: Dịu dàng khoan dung, cần mẫn, biết quan tâm đến mọi người.
c. HS nối tiếp nhau giải thích.
_________________________________
Chính tả:
Tiết 30: CÔ GÁI CỦA TƯƠNG LAI 
	I. Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng bài CT, viết đúng những từ ngữ dễ viết sai (VD: in-tơ-nét), tên riêng nước ngoài, tên tổ chức.
- Biết viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, tổ chức (BT2, 3).
II. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra: 
- Đọc cho HS viếtt các từ: Anh hùng Lao động, Huân chương Kháng chiến.
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. HD nghe - viết chính tả:
- GV gọi HS đọc đoạn văn.
- Đoạn văn giới thiệu về ai?
+ Tại sao Lan Anh được gọi là mẫu người của tương lai?
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- GV đọc cho h/s viết chính tả.
- Theo dõi nhắc nhở.
- Đọc cho h/s soát lỗi chấm chữa bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu: Em hãy đọc các cụm từ in nghiêng trong đoạn văn.
- Yêu cầu HS viết lại các cụm từ in nghiêng đó cho đúng chính tả.
- GV gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng .
- Hỏi:
+ Vì sao em lại viết hoa những chữ đó?
+ Tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng được viết như thế nào?
- GV nhận xét sửa sai.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập .
- Cho HS quan sát ảnh minh hoạ các huân chương huy chuơng ... 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc kết quả bài làm.
- GV nhận xét và sửa sai.
C. Củng cố dặn dò:
Tên các huân chương, danh hiệu ,giải thưởng viết như thế nào?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
HS viết bảng lớp.
- HS đọc đoạn văn.
+ Đoạn văn giới thiệu về cô bé Lan Anh 15 tuổi.
+ Lan Anh là một bạn gái giỏi giang . thông minh bạn được mời làm đại biểu của nghị viện thanh niên thế giới năm 2000.
- HS tìm các từ khó và nêu: Ốt -xtrây-li-a, Nghị viện,....
- HS đọc bài.
- HS soát lỗi.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS đọc cãc cụm từ:
Anh hùng Lao động ; Anh hùng Lực lượng vũ trang; Huân chương Sao vàng ; Huân chương Độc lập hạng Ba ; Huân chương Lao động hạng Nhất ; Huân chương Độc lập hạng Nhất;
- 3 HS lên bảng viết , Mỗi HS viết 2 từ HS cả lớp viết vào vở.
- Nhận xét.
+ HS giải thích:
VD: Anh hùng Lao động do 2 bộ phận Anh hùng và Lao động tạo thành tên đó nên phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
+ Tên các Huân chương, Danh hiệu , Giải thưởng được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
- Hai HS nối tiếp nhau đọc.
+ Anh hùng Lao động.
+ Anh hùng Lực lượng vũ trang.
+ Huân chương Sao vàng.
+ Huân chương Độc lập hạng Ba.
+ Huân chương Lao động hạng Nhất.
+ Huân chương Độc lập hạng Nhất;
- HS cả lớp làm bài và trình bày kết quả trước lớp.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
a. Huân chương cao quí nhất của nhà nước ta là huân chuơng Sao Vàng.
b. Huân chương Quân Công là huân chương dành cho tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu và xây dựng quân đội.
c. Huân chương lao động là huân chương dành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất.
________________________________
Khoa học:
Tiết 59: SỰ SINH SẢN CỦA THÚ
	I. Mục tiêu:
	Sau bài học HS biết:
	- Biết thú là động vật đẻ con.
	II. Đồ dùng dạy học:
	Hình trang 120, 121SGK.
	II.Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Trình bày sự sinh sản và nuôi con của chim?
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- GV nêu nội dung yêu cầu bài học.
2. Hoạt động 1: Quan sát.
* Mục tiêu;
Giúp học sinh biết: Bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ. Phân tích được sự tiến hoá trong chu trình sinh sản của thú so với chu trình sinh sản của ếch, của chim.
* Tiến hành :
- GV cho HS làm việc theo nhóm.
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình1,2 trang 120 và trả lời câu hỏi.
+ Chỉ vào bào thai cho biết bào thai của thú được nuôi dưỡng ở đâu ?
+ Chỉ và nói tên một số bộ phận của thai mà bạn nhìn thấy ?
+ Bạn có nhận xét gì về hình dạng của thú con và thú mẹ?
+ Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì?
+ So sánh sự sinh sản của thú và của chim, bạn có nhận xét gì?
- GV gọi các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét kết luận.
- GV gọi HS đọc mục bạn cần biết trong SGK.
3. Hoạt động 2: Phân loại thú đẻ một hoặc nhiều con.
* Mục tiêu: HS biết kể tên một số loài thú chỉ đẻ mỗi lứa một con, mỗi lứa nhiều con.
* Tiến hành:
- GV yêu cầu các nhóm làm việc.
- GV quan sát giúp đỡ HS làm việc.
- Các nhóm trình bày kết quả và các nhóm khác nhận xét bổ xung.
- GV nhận xét kết luận.
- GV gọi HS đọc mục bạn cần biết trong SGK.
C. Củng cố dặn dò:
- Hãy nêu sự giống nhau và khác nhau giữa chu trình sinh sản của thú và của chim?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
2HS trình bày.
- HS làm việc theo nhóm . Trả lời câu hỏi trong SGK.
- Thai của thú được nuôi dưỡng trong bụng thú mẹ.
- HS quan sát và nêu.
+ Giống thú mẹ.
+ Nuôi bằng sữa mẹ.
+ Sự sinh sản của thú khác với sự sinh sản của chim là:
 - Chim đẻ trứng và trứng nở thành con.
 - Ở thú hợp tử được phát triển trong bụng mẹ , thú con mới sinh ra đã có hình dạng giống như thú mẹ 
 - Cả chim và thú đều có bản năng nuôi con cho tới khi con của chúng có thể tự đi kiếm ăn.
- HS làm việc theo cặp.
- HS trình bày kết quả làm việc của mình trước lớp.
Số con trong một lứa.
Tên động vật.
Thông thường chỉ đẻ một con. (không kể trường hợp đặc biệt)
Trâu, bò, ngựa, hươu, nai, hoãng, voi, khỉ...
2 con trở lên
Hổ, Sư tử, chó, mèo, lợn, chuột ...
________________________________________________
BUỔI 2:
(Cô Hằng soạn giảng)

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 30 LOP 5.doc