Giáo án tổng hợp môn lớp 4 (buổi 2) - Tuần 1 năm 2006

Giáo án tổng hợp môn lớp 4 (buổi 2) - Tuần 1 năm 2006

TIẾNG VIỆT *

Thêm trạng ngữ cho câu.

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

-Củng cố kiến thức cơ bản về trạng ngữ.

-Biết cách thên trạng ngữ chỉ thời gian, nguyên nhân, nơi chốn, mục đích cho câu.

 Xác định được trạng ngữ trong câu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

 

doc 7 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 625Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp môn lớp 4 (buổi 2) - Tuần 1 năm 2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn 2/ 9 tUầN 1.
 Chiều thứ 3 ngày 5 tháng 9 năm 2006
Tiếng việt *
Thêm trạng ngữ cho câu.
I. Mục đích yêu cầu.
-Củng cố kiến thức cơ bản về trạng ngữ.
-Biết cách thên trạng ngữ chỉ thời gian, nguyên nhân, nơi chốn, mục đích cho câu.
 Xác định được trạng ngữ trong câu.
II. Đồ dùng dạy học.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- Trạng ngữ bổ sung cho câu những ý gì? Cho VD.
2. Bài mới.
 a) Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
 b)Giảng bài.
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1.Tìm trạng ngữ trong các câu sau:
- Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.
- Sáng mai, lớp em đi lao động.
- Để trở thành học sinh giỏi, chúng em cần chăm chỉ học bài.
-Y/c HS đọc kĩ đề và tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 2. Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho các câu sau:
a) ........., trước hết, em ra sân tập bài thể dục quen thuộc.
b) ............, em giúp ông dựng lại giàn mướp ở ao.
c) ..........., cuộc thi cắm trại bắt đầu.
-Y/c HS xác định trọng tâm của đề, tìm trạng ngữ thích hợp để điển vào từng câu.
Bài 3. Gạch dưới trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong các câu sau:
a) Do không nắm vững luật đi đường, cô ấy bị công an phạt.
b) Nhờ bạn, em đã tiến bộ trong học tập.
c) Vì bị cảm, Nam phải nghỉ học.
-GV thu vở chấm chữa bài.
Bài 4. Tìm các trạng ngữ chỉ mục đích để điền vào chỗ trống.
- .........., xã em vừa đào một con mương.
-..........., chúng em quyết tâm học tập và rèn luyện tốt.
-..........., em phải năng tập thể dục.
-Gv mời 1, 2 em đọc y/c của bài và làm bài , rồi chữa bài.
3.Củng cố.
- Trạng ngữ nêu ý chỉ gì trong câu?
- Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi nào?
- Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi nào?
-Trạng ngữ chỉ phương tiện thường mở đầu bằng từ gì ?
-HS tự làm bài vào vở. Đại diện 1 em chữa bài.
- HS thảo luận theo cặp và đại diện chữa bài.
- HS chép bài vào vở và tự làm bài, đổi vở cho nhau để chữa bài.
-HS làm việc cá nhân vào vở.
Toán *
Ôn tính chất của phân số.
I. Mục đích yêu cầu.
-Củng cố lại một số tính chất cơ bản của phân số.
- Biết ứng dụng tính chất cơ bản của phân số vào việc rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số.
II. Đồ dùng dạy học.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
-Nêu tính chất cơ bản của phân số.
-Cách rút gọn phân số .
2. Bài mới.
 a) Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
 b)Giảng bài.
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1.Tìm 3 phân số : a) bằng phân số 
 b) Bằng phân số 
-Y/c HS đọc kĩ đề và tự làm bài rồi chữa bài.
- Củng cố lại cách tìm phân số bằng nhau.
Bài 2: Trong các phân số sau, phân số nào là phân số tối giản.
 ; ; ; ; .
-Y/c HS xác định trọng tâm của đề, thảo luận để tìm kết quả đúng.
- Thế nào là phân số tối giản? Lấy VD.
 Bài 3. Rút gọn các phân số sau.
 ; ; .
-GV thu vở chấm chữa bài.
Bài 4. Quy đồng mẫu số các phân số sau;
a) và b) và c) và 
-Gv mời 1, 2 em đọc y/c của bài và làm bài , rồi chữa bài.
-Củng cố lại cách quy đồng mẫu số các phân số.
3.Củng cố.
- Y/c HS nhắc lại tính chất cơ bản của phân số
- Nêu cách quy đồng mẫu số các phân số.
-GV nhận xét chung tiết học và dặn HS ôn bài.
-HS tự làm bài vào vở. Đại diện 1 em chữa bài.
- HS thảo luận theo cặp và tìm ra phân số tối giản.
-2-3 HS trả lời.
- HS chép bài vào vở và tự làm bài, đổi vở cho nhau để chữa bài.
-HS làm việc cá nhân vào vở.
Tự học.
I. Mục đích yêu cầu.
-Củng cố và rèn kĩ năng đọc đúng, đọc lưu loát và diễn cảm một bài văn.
- Giúp HS nắm vững nội dung của bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
- Giáo dục HS học tập cách dùng từ, đặt câu của tác giả.
II. Đồ dùng dạy học.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới.
 a) Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
 b)Giảng bài.
HĐ1: GV tổ chức cho HS luyện đọc.
- Gv mời 4 em nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài.
- Y/c HS nêu cách đọc của từng đoạn.
- Mời tiếp 4 em đọc 4 đoạn lần 2, kết hợp giải nghĩa 1 số từ khó trong bài.
HĐ2. Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
- Gv hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn: Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại đến mái nhà phủ một màu rơm vàng mới.
- Lưu ý cách đọc ở đoạn này: cần nhấn mạnh từ ngữ tả những màu vàng rất khác nhau của cảnh, vật.
HĐ3. Tổ chức thi đọc diễn cảm trước lớp.
-y/c mỗi tổ cử 2 bạn tham gia thi và chọn bạn đọc đúng và hay.
-GV và HS cùng bình chọn.
3. Củng cố dặn dò.
-GV nhận xét chung tiết học, tuyên dương những em học tập tốt.
- Dặn HS về nhà luyện đọc bài cho tốt.
- 4 em đọc nối tiếp.
- HS trao đổi và nêu lại cách đọc của từng đoạn.
- 4 em đọc tiếp đoạn lần 2.
- HS luyện đọc cá nhân theo GV hướng dẫn.
-HS đại diện tổ tham gia thi.
Soạn 2/ 9 
 Chiều thứ 6 ngày 8 tháng 9 năm 2006
Tiếng việt *
Ôn từ đồng nghĩa.
I. Mục đích yêu cầu.
-Củng cố kiến thức cơ bản về từ đồng nghĩa.Tìm được nhiều từ đồng nghĩa với từ đã cho.
-Thấy được sự khác nhau giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn, từ đó biết cân nhắc, lựa chọn từ thích hợp với ngữ cảnh cụ thể.
- Giáo dục HS có ý thức sử dụng đúng các từ đồng nghĩa.
II. Đồ dùng dạy học.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- Thế nào là từ đồng nghĩa? Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn? Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn? Cho VD.
2. Bài mới.
 a) Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
 b)Giảng bài.
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1.Tìm từ đồng nghĩa trong các câu thơ sau:
a) Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ
đất anh hùng của thế kỉ hai mươi!
b) Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
c) đây suối Lê- nin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà.
-Y/c HS đọc kĩ đề và tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 2.Hãy tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau:
a) chết,.............................................................................
b) xe lửa,..........................................................................
c) rộng,.............................................................................
-Y/c HS xác định trọng tâm của đề, tìm nhiều từ đồng nghĩa với mỗi từ đã cho.
Bài 3. Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: bé bỏng, nhỏ con, bé con, nhỏ nhắn.
a) Còn .............. gì nữa mà nũng nịu.
b) .........lại đây chú bảo.
c) Thân hình ............
d) Người............. nhưng rất khỏe.
-GV thu vở chấm chữa bài.
-Gv mời 1, 2 em đọc y/c của bài và làm bài , rồi chữa bài.
3.Củng cố.
- Các từ : bé bỏng, bé con, nhỏ con, nhỏ nhắn thuộc từ đồng nghĩa hoàn toàn hay không hoàn toàn ? Vì sao?
- Gv nhắc nhở HS ôn bài và làm bài tập.
-3, 4 em trả lời.
-HS tự làm bài vào vở. Đại diện 1 em chữa bài và chỉ ra từ đồng nghĩa là Tổ quốc, giang sơn, đất nước, sơn hà.
- HS thảo luận theo cặp và đại diện chữa bài.
- HS chép bài vào vở và tự làm bài, đổi vở cho nhau để chữa bài.Thứ tự các từ cần điền là : bé bỏng, bé con, nhỏ nhắn, nhỏ con, 
-3, 4 em trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
Âm nhạc * 
Ôn tập một số bài hát đã học. 
I. Mục đích yêu cầu.
-Củng cố giúp HS nhớ và hát đúng một số bài hát ở lớp 4.
- HS biết kết hợp hát với phụ họa một số động tác đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu tên các bài hát đã học ở lớp 4.
2. Bài mới.
 a) Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
 b)Giảng bài.
* Hớng dẫn HS ôn tập.
-HĐ1. Y/c HS hát lại một số bài hát ở lớp 4.
-HĐ2: Ôn tập bài hát.
Tổ chức cho HS ôn bài Quốc ca.
- Gv theo dõi và giúp HS hát đúng và hay.
Tổ chức cho HS ôn lại bài : Em yêu hòa bình, chúc mừng, Thiếu nhi thế giới liên hoan( kHi hát cần kết hợp gõ đệm theo nhịp và phách)
HĐ3: Cho 2- 3 tốp HS biểu diễn bài hát trước lớp, kết hợp vận động phụ họa 9 Mỗi tốp hát 1 bài)
-Gv nhận xét đánh giá và bình chọn tốp biểu diễn tốt.
3.Củng cố.
- Y/c cả lớp hát lại bài: Chúc mừng.
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà ôn lại .
- 2, 3 HS nêu tên các bài hát.
- 3, 4em hát , mỗi em hát một bài.
-HS hát tập thể,theo nhóm , theo bàn, sau đó hát cá nhân.
-HS hát theo tốp nam hoặc tốp nữ hay tốp cả nam và nữ.
Tự học.
I. Mục đích yêu cầu.
-Củng cố kiến thức cơ bản về phân số thạp phân.
-Biết cách đọc, viết phân số thập phân và chuyển từu một phân số sang phân số thập phân.
-HS nghiêm túc học tập, chủ động lĩnh hội kiến thức. 
II. Đồ dùng dạy học.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- Thế nào là phân số thập phân? cho VD.
2. Bài mới.
 a) Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
 b)Giảng bài.
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1. Viết phân số thập phân thích hợp vào chỗ trống.
a) Chín phần mười............
b) Bốn phần nghìn.............
c) hai mươi lăm phần trăm.
d) Năm phần triệu.
-Gv mời 1, 2 em đọc y/c của bài và làm bài , rồi chữa bài.
Bài 2. Chuyển các phân số sau thành phân số thập phân.
 ; ; ; ; 
Bài 3: Viết mỗi phân số sau dưới dạng phân số có mẫu số là: 10, 100, hoặc 1000.
 ; ; ; ; 
-Y/c HS đọc kĩ y/c và tìm cách để viết được các phân số có mẫu số theo đề bài.
-Gv theo dõi và giúp đỡ các em yếu.
3.Củng cố.
-Thế nào là phân số thập phân? Cho VD.
- Có mấy cách chuyển từ một phân số sang phân số thập phân.
- 2, 3 hS trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
-HS tự làm bài vào vở. Đại diện 1 em chữa bài.
- HS thảo luận theo cặp và đại diện chữa bài.
- một vài em giải thích cách làm.
- HS chép bài vào vở và tự làm bài, đổi vở cho nhau để chữa bài.
-Một vài em nêu lại cách viết.
-HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung.

Tài liệu đính kèm:

  • docBUOI 2 T1.doc