Tập đọc
CHÚ ĐẤT NUNG
I.Mục tiêu:
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời kể với lời nhân vật ( chàng kị sĩ, ông Hòn Gấm, chú bé Đất ).
- Hiểu ND: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. (Trả lời được các CH trong SGK).
*KNS: Kỹ năng thể hiện sự tự tin.
II. Đồ dùng dạy-học: Tranh trong SGK
TUẦN 14 Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2012 Tập đọc CHÚ ĐẤT NUNG I.Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời kể với lời nhân vật ( chàng kị sĩ, ông Hòn Gấm, chú bé Đất ). - Hiểu ND: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. (Trả lời được các CH trong SGK). *KNS: Kỹ năng thể hiện sự tự tin. II. Đồ dùng dạy-học: Tranh trong SGK III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Gọi hs đọc và trả lời câu hỏi bài Văn hay chữ tốt. 1) Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém? 2) Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào? Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: - Chủ điểm của tuần này là gì? Tên chủ điểm gợi cho em điều gì? - Y/c hs xem tranh SGK/133 và cho biết tranh vẽ những cảnh gì? - Chủ điểm Tiếng sáo diều sẽ đưa các em vào thế giới vui chơi của trẻ thơ. Tiết học mở đầu chủ điểm hôm nay, các em sẽ được làm quen với các nhân vật đồ chơi trong truyện Chú Đất Nung. 2) HD đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc: - Gọi hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. - Sửa lỗi phát âm, giọng đọc, cách ngắt nhịp, hướng dẫn luyện đọc các từ khó trong bài: nắp tráp hỏng, chái bếp, đống rấm, khoan khoái. - Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài trước lớp + Giảng từ mới trong bài Đoạn 1: kị sĩ, tía, son Đoạn 2: đoảng Đoạn 3: chái bếp, đống rấm, hòn rấm - Y/c hs luyện đọc trong nhóm đôi - Gọi hs đọc cả bài - GV đọc diễn cảm toàn bài giọng hồn nhiên, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật, thể hiện rõ ở câu cuối: Nào, nung thì nung! b) Tìm hiểu bài: - Y/c HS đọc thầm đoạn 1, trả lời các câu hỏi: + Cu Chắt có những đồ chơi nào? + Những đồ chơi của cu Chắt có gì khác nhau? - Những đồ chơi của cu Chắt rất khác nhau: một bên là chàng kị sĩ bảnh bao, hào hoa cưỡi ngựa dây vàng với nàng công chúa xinh đẹp ngồi trong lầu son với một bên là một chú bé bằng đất sét mộc mạc giống hình người. Nhưng mỗi đồ chơi của chú đều có một câu chuyện riêng. - Y/c hs đọc thầm đoạn 2, 3 trả lời câu hỏi: + Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì? + Ông Hòn Rấm nói thế nào khi thấy chú lùi lại? PP: Động não: + Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung? - Theo em hai ý kiến đó, ý kiến nào đúng? Vì sao? - Thảo luận nhóm chia sẻ thông tin. + Chi tiết "nung trong lửa" tượng trưng cho điều gì? Kết luận: Ông cha ta thường nói: "Lửa thử vàng, gian nan thử sức", con người được tôi luyện trong gian nan, thử thách sẽ càng can đảm, mạnh mẽ và cứng rắn hơn. Cu Đất cũng vậy, biết đâu sau này chú ta sẽ làm được những việc thật có ích cho cuộc sống. c) HD đọc diễc cảm - Gọi hs đọc toàn truyện theo cách phân vai. - HD để các em tìm ra giọng đọc phù hợp - HD đọc 1 đoạn viết sẵn bảng phụ + Gv đọc mẫu + Gọi hs đọc + Luyện đọc trong nhóm theo cách phân vai + Thi đọc diễn cảm - Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay. C/ Củng cố, dặn dò: - Nội dung của câu chuyện là gì? - Nhận xét, rút nội dung bài (mục I) - Về nhà đọc lại bài nhiều lần - Bài sau: Chú Đất Nung (tt) Nhận xét tiết học . - 3 hs lần lượt lên bảng đọc 3 đoạn của bài và trả lời 1) Vì chữ viết rất xấu dù bài văn của ông viết rất hay. 2) Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. mỗi tối, viết xong mười trang vở mới đi ngủ; mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu; luyện viết liên tục suốt mấy năm trời. - Tên chủ điểm: Tiếng sáo diều. - Trẻ em thả trâu, vui chơi dưới bầu trời hòa bình: chơi diều, chơi nhảy dây. - Lắng nghe - 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài: + Đoạn 1: Từ đầu...đi chăn trâu + Đoạn 2: Tiếp theo...lọ thuỷ tinh + Đoạn 3: Phần còn lại - HS luyện phát âm - HS nối tiếp nhau đọc lượt 2 - Đọc giảng nghĩa từ ở phần chú giải - Luyện đọc trong nhóm đôi - 1 hs đọc cả bài - Lắng nghe - HS đọc thầm đoạn 1 + Một chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, một nàng công chúa ngồi trong lầu son, một chú bé bằng đất + Chàng kĩ sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, nàng công chúa xinh đẹp là những món quà em được tặng trong dịp tết Trung thu. Chúng được làm bằng bột màu rất sặc sỡ và đẹp. Còn chú bé đất là đồ chơi em tự nặng bằng đất sét khi đi chăn trâu. - Lắng nghe - Đọc thầm đoạn 2,3 + Chú bé Đất đi ra cánh đồng. Mới đến chái bếp, gặp trời mưa, chú ngấm nước và bị rét. Chú bèn chui vào bếp sưởi ấm. Lúc đầu thấy khoan khoái, lúc sau thấy nóng rất cả chân tay khiến chú ta lùi lại. Rồi chú gặp ông Hòn Rấm. + Ông chê chú nhát . Vì chú sợ bị ông Hòn Rấm chê là nhát . Vì chú muốn được xông pha, làm nhiều việc có ích. - Ý kiến thứ hai đúng. Vì lúc đầu chú sợ nóng rồi ngạc nhiên không tin rằng đất có thể nung trong lửa. Cuối cùng chú hết sợ, vui vẻ, tư nguyện xin được nung. điều đó chứng tỏ chú bé Đất muốn được xông pha, muốn trở thành người có ích - HS thảo luận nhóm 4. . Phải rèn luyện trong thử thách, khó khăn, con người mới trở thành cứng rắn, hữu ích. . Vượt qua được khó khăn, thức thàch con người mới mạnh mẽ, cứng cỏi. . Lửa thử vàng, gian nan thử sức, được tôi luyện trong gian nan, con người mới vững vàng, dũng cảm. - Lắng nghe - 4 hs đọc theo cách phân vai: chú bé Đất, chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, người dẫn chuyện. - Tìm ra giọng đọc (mục 2a) - Lắng nghe - 2 hs đọc - Luyện đọc trong nhóm - Từng tốp thi đọc theo cách phân vai. - Nhận xét - HS trả lời theo sự hiểu của các em - 3 hs đọc lại nội dung bài Tốn CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ I. Mục tiêu: Biết chia một tổng cho một số. Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2; bài 3 * dành cho HS khá, giỏi. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Luyện tập chung - Gọi hs lên bảng thực hiện Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ được làm quen với tính chất một tổng chia cho một số. 2) HD hs nhận biết tính chất một tổng chia cho một số - Ghi bảng: (35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7 - Gọi hs lên bảng tính giá trị của hai biểu thức trên. - Em có nhận xét gì về giá trị của hai biểu thức trên. - Và ta có thể viết như sau: (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21: 7 - Biểu thức VT có dạng gì? - Biểu thức bên VP có dạng gì? - Dùng kí hiệu mũi tên để thể hiện VP - vừa chỉ vào biểu thức và nói: Nhân một tổng với một số ngoài cách ta tính tổng trước rồi lấy tổng chia cho số chia, ta còn có thể tính cách lấy từng số hạng của tổng chia cho số chia rồi cộng các kết quả với nhau. - (Chỉ vào biểu thức và hỏi): Muốn chia một tổng cho một số , nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số đó thì ta làm sao? - Nhấn mạnh cách tính của VP 3) Luyện tập, thực hành: Bài 1: Gọi hs đọc y/c - Viết lần lượt từng phép tính lên bảng, y/c hs thực hiện vào vở (gọi lần lượt hs lên bảng thực hiện) Bài 2: HD mẫu như SGK - Tổ chức cho hs thi tiếp sức - Chia nhóm, mỗi nhóm cử 2 hs. - Hỏi hs cách chia một hiệu cho một số. - Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng và nêu được cách tính. Bài 3*: Gọi hs đọc đề bài - Muốn tìm số nhóm có tất cả em cần biết gì? - Kết luận: Cả 2 cách đều đúng, nhưng cách làm nào các em thấy thuận tiện hơn? - Y/c hs tự làm bài (phát phiếu cho 3 hs) - Gọi hs lên dán phiếu và trình bày bài giải, gọi các nhóm khác nhận xét. - Chốt lại bài giải đúng - Y/c các em đổi vở nhau để kiểm tra. C/ Củng cố, dặn dò: - Gọi hs nhắc lại ghi nhớ - Về nhà tự làm các BT trong VBT - Bài sau: Chia cho số có một chữ số Nhận xét tiết học - 3 hs lần lượt lên bảng tính b) 475 x 205 = c) 45 x 12 + 8 = 45 45 x (12 + 8) = 45 x 20 = 900 - Lắng nghe - 2 hs lên bảng tính, cả lớp làm vào giấy nháp * (35 + 21) : 7 = 56 : 7 = 8 * 35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8 - Giá trị của hai biểu thức bằng nhau - 2 hs đọc biểu thức. - Dạng một tổng chia cho một số - Dạng tổng của hai thương - Lắng nghe - Ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả với nhau. - Nhiều hs nhắc lại ghi nhớ - 1 hs đọc y/c - Lần lượt hs lên bảng thực hiện. Cả lớp làm vào vở . a) ( 15 + 35) : 5 = 50 : 5 = 10 (15 + 35) : 5 = 15 : 5 + 35 : 5 = 3 + 7 = 10 b) 18 : 6 + 24 : 6 = 3 + 4 = 7 18 : 6 + 24 : 6 = (18 + 24) : 6 = 42 : 6 = 7 * 60 : 3 + 9 : 3 = 20 + 3 = 23 60 : 3 + 9 : 3 = (60 + 9) : 3 = 23 - Theo dõi - Chia nhóm, cử thành viên - Đại diện nhóm trả lời: Khi chia một hiệu cho một số, nếu SBT và ST đều chia hết cho số chia thì ta có thể lấy SBT và ST chia cho số chia rồi lấy các kết quả trừ đi nhau. - Nhận xét - 1 hs đọc đề bài + Biết số nhóm của mỗi lớp + Biết tổng số hs của hai lớp. - Cách 2 (tìm tổng số hs của 2 lớp) - Tự làm bài - Dán phiếu và trình bày Số nhóm hs của lớp 4A là: 32 : 4 = 8 (nhóm) Số nhóm học sinh của lớp 4B là: 28 : 4 = 7 (nhóm) Số nhóm hs của cả hai lớp là: 8 + 7 = 15 (nhóm) Đáp số: 15 nhóm. - Đổi vở nhau kiểm tra. - 1 hs nêu lại cách tính. Chính tả ( Nghe – viết ) CHIẾC ÁO BÚP BÊ I. Mục tie ... u được việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. - Lễ phép vâng lời thầy, cơ giáo. *KNS: Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô. II.Đồ dùng dạy-học: - Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1 - Kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán để sử dụng cho hoạt động 2, tiết 2 III.Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ - Gọi hs lên bảng trả lời 1) Vì sao chúng ta phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? 2) Hãy đọc những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ nói về sự hiếu thảo của con cháu? Nhận xét B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: "Không thầy đố mày làm nên", thầy cô giáo là những người dạy các em người. Là học sinh, các em phải làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2) Bài mới: * Hoạt động 1: Xử lí tình huống - Nêu tình huống SGK/20,21 *KNS: Trình bày một phút. - Các em hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống trên sẽ làm gì? - Nếu em là các bạn, em sẽ làm gì? - Tại sao em lại chọn cách giải quyết đó? - Đối với thầy, cô giáo, các em phải có thái độ như thế nào? Kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. * Hoạt động 2: Thế nào là biết ơn thầy cô giáo? - Gọi hs đọc BT1 SGK/22 - Các em hãy thảo luận nhóm đôi và cho biết việc làm nào trong các bức tranh trên thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo? - Gọi các nhóm trả lời - Y/c các nhóm khác nhận xét. - Hãy nêu những việc làm thể hiện sự biết ơn, kính trọng thầy cô giáo của các bạn trong tranh 1,3,4? - Nếu em có mặt trong tình huống ở bức tranh 3, em sẽ nói gì với các bạn hs đó? Kết luận: Các em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo bằng những hành động như: lễ phép chào hỏi thầy cô giáo dù thầy cô giáo đó không dạy mình, giúp đỡ thầy cô những việc làm phù hợp, chúc mừng cảm ơn cô khi cần thiết. * Hoạt động 3: Hành động nào là đúng? - Sau mỗi hành động thầy nêu ra, nếu đúng các em giơ thẻ màu đó, sai giơ thẻ màu xanh. - lần lượt nêu các hành động trong BT2 SGK/22, y/c hs nêu ý kiến và giải thích. a) Chăm chỉ học tập b) Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài c) Nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học d) Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, cuả trường đ) Lễ phép với thầy giáo, cô giáo e) Chúc mừng thầy, cô giáo nhân dịp ngày NGVN g) Chia sẻ với thầy giáo, cô giáo những lúc khó khăn. - Các em hãy thảo luận nhóm 4 để tìm xem ngoài những việc trên, còn làm những việc gì khác để bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. những việc làm nào là thể hiện sự không biết ơn (phát phiếu cho 3 nhóm) - Gọi đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Kết luận: Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo. Chăm chỉ học tập, im lặng trong giờ học, tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài... cũng là cách thể hiện sự biết ơn đối với thầy cô giáo. - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/21 C/ Củng cố, dặn dò: - Hãy kể những việc em đã làm thể hiện sự biết ơn, kính trọng đối với thầy giáo, cô giáo? - Chuẩn bị tiểu phẩm BT4 - Sưu tầm những bài hát, bài thơ , ca dao, tục ngữ ca ngợi công lao các thầy giáo, cô giáo. Nhận xét tiết học - 2 hs lần lượt lên bảng trả lời 1) Vì ông bà, cha mẹ là những người đã sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta nên người. Vì vậy chúng ta phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. 2) Mẹ cha ở chốn lều tranh Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con. Dù no dù đói cho tươi Khoai ăn bớt ngủ mà nuôi mẹ già - Lắng nghe - Lắng nghe - Các bạn sẽ đến thăm cô giáo. - Em cũng sẽ đến thăm cô giáo đã dạy em năm lớp 1 - Vì cô giáo đã có công dạy dỗ em từng li từng tí, em phải nhớ ơn cô, đến thăm cô là thể hiện sự biết ơn của mình - Phải kính trọng, biết ơn. - Lắng nghe - 1 hs đọc to trước lớp - Thảo luận nhóm đôi - Các nhóm lần lượt trả lời - Tranh 1,2,4 thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô giáo. Tranh 3 việc làm của các bạn chưa thể hiện sự kính trọng thầy cô. - Biết chào lễ phép, giúp đỡ thầy cô những việc làm phù hợp, cảm ơn các thầy cô nhân ngày nhà giáo VN. - Em sẽ nói với các bạn:Cần phải lễ phép với tất cả các thầy cô giáo mặc dù cô không dạy mình. - Lắng nghe - đúng, vì chăm chỉ học tập cũng là thể hiện sự biết ơn thầy cô giáo. - đúng - sai, vì nói chuyện riêng sẽ làm cho cô giáo buồn - đúng - đúng - đúng - đúng - Thảo luận nhóm đôi - Đại diện nhóm trình bày + Biết ơn: vâng lời thầy, im lặng trong giờ học, giữ trật tự khi thầy mệt, ... + Không biết ơn: Trả lời không dạ thưa, không làm bài đầy đủ, nói chuyện nhiều trong giờ học. - Lắng nghe - 3 hs đọc - HS kể những việc đã làm thể hiện sự biết ơn, kính trọng đối với thầy cô. - Lắng nghe, thực hiện Khoa học BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC I. Mục tiêu: - Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước: + Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước. + Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước. + Xử lý nước thải bảo vệ hệ thống thoát nước thải, + Thực hiện bảo vệ nguồn nước. *KNS: - Kĩ năng trình bày thơng tin về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước. GDBVMTvà sử dụng năng lượng tiết kiệm: HS biết những việc nên làm và khơng nên làm để bảo vệ nguồn nước. II.Đồ dùng dạy-học: III.Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Một số cách làm sạch nước Gọi hs lên bảng trả lời 1) Hãy nêu các cách làm sạch nước? 2) Tại sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống? Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Nước có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của con người, động vật, thực vật. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ nguồn nước? Các em tìm hiểu điều này qua bài học hôm nay. 2) Bài mới: * Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước KNS: - Kĩ năng bình luận, đánh giá về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước. - Các em quan sát các hình trong SGK, chỉ vào hình vẽ thảo luận nhóm đôi nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước. - Gọi đại diện nhóm trình bày - Để bảo vệ nguồn nước, bạn, gia đình và địa phương của bạn nên và không nên làm gì? Kết luận: Để bảo vệ nguồn nước cần: . Giữ VS sạch sẽ xung quanh nguồn nước sạch như: nước giếng, hồ nước, đường ống dẫn nước . Không đục phá ống nước . Xây dựng nhà tiêu tự hoại . Cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước - Gọi hs đọc mục Bạn cần biết SGK/59 BVMT: HS biết những việc nên làm và khơng nên làm để bảo vệ nguồn nước. * Hoạt động 2: đóng vai vận động mọi người trong gia đình tiết kiệm nước - Các em hãy thảo luận nhóm 6, xây dựng bản cam kết bảo vệ nguồn nước, tìm đề tài cho nội dung đóng vai vận động mọi người cùng bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước - HD giúp đỡ các nhóm, đảm bảo hs nào cũng tham gia - Gv đến từng nhóm từng nhóm, gọi đại diện đọc bản cam kết thực hiện bảo vệ nguồn nước và nêu ý tưởng của bức tranh cổ động - Cùng hs nhận xét - Tuyên dương nhóm đóng vai tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước tốt. C/ Củng cố, dặn dò: - Gọi hs đọc lại mục Bạn cần biết - Các em luôn có ý thức bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện. Bài sau: Tiết kiệm nước Nhận xét tiết học - 2 hs lên bảng trả lời 1) Có các cách làm sạch nước: Lọc nước, khử trùng nước, đun sôi 2) Phải đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn nhỏ sống trong nước và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước. - Lắng nghe - Quan sát hình vẽ trong SGK, thảo luận nhóm đôi - Đại diện nhóm trình bày + Những việc không nên làm để bảo vệ nguồn nước: . Hình 1: đục ống nước sẽ làm cho các chất bẩn thấm vào nguồn nước . Hình 2: đổ rác xuống ao sẽ làm cho nước ao bị ô nhiễm; cá và các sinh vật khác bị chết. + Những việc nên làm để bảo vệ nguồn nước: . Hình 3: vứt rác có thể làm một thùng riêng vừa tiết kiệm vừa bảo vệ môi trường đất vì những chai lọ, túi nhựa rất khó bị phân huỷ, chúng sẽ là nơi ẩn náu của mầm bệnh và các vật trung gian truyền bệnh. . Hình 4: Nhà tiêu tự hoại tránh làm ô nhiễm nguồn nước ngầm . Hình 5: Khơi thông cống rãnh quanh giếng, để nước bẩn không ngấm xuống mạch nước ngầm và muỗi không có nơi sinh sản. . Hình 6: Xây dựng hệ thống thoát nước thải, sẽ tránh được ô nhiễm đất, nước và không khí. + Không nên làm: đổ rác thải xuống sông, cho nước thải của các chuồng chăn nuôi chảy ra sông, giặt đồ dưới sông, đục phá ống nước, ... + Nên làm: Xây dựng nhà tiêu tự hoại, quét dọn sân giếng, có giỏ để rác, - Lắng nghe - Nhiều hs đọc mục bạn cần biết - Chia nhóm, tìm đề tài, phân công thành viên phân vai - Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét - 1 hs đọc mục bạn cần biết - HS lắng nghe, thực hiện Hoạt động tập thể SƠ KẾT TUẦN 14 Rút kinh nghiệm tuần qua: -Các tổ trưởng báo cáo tình hình học tập thi đua theo dõi trong tuần. -GV nhận xét thành tích của từng tổ. --Giáo viên đề nghị các tổ bầu thi đua. GV nhận xét. .Phát động thi đua tuần 15: -GV phổ biến một số công tác tuần tới.
Tài liệu đính kèm: