Giáo án tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 15 năm học 2012

Giáo án tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 15 năm học 2012

Tiết 6: Lịch sử:

T15: NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ

I. Mục tiêu:

* Kiến thức – Kĩ năng: Giúp HS biết:

- Nhà Trần rất quan tâm tới việc đắp đê

- Đắp đê giúp cho nông nghiệp phát triển và là cơ sở xây dựng khối đoàn kết dân tộc

- Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt

* Thái độ: HS yêu môn học

II. Đồ dùng dạy học:

- Sách giáo khoa, vở bài tập Lịch sử và Địa lý 4, vở ghi.

III. Phương pháp dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Cá nhân, nhóm, vấn đáp, thực hành

 

doc 30 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 15 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15 (Từ ngày 17 đến ngày 21 tháng 12 năm 2012)
THỨ
NGÀY
TIẾT
MÔN
HỌC
TIẾT
THỨ
TÊN BÀI DẠY
ĐIỀU
CHỈNH
2
1
2
3
4
5
Tin học
6
Lịch sử
Ôn
Nhà Trần và việc đắp đê
7
Tiếng Việt
15
Tập đọc: Cánh diều tuổi thơ
8
Tiếng Anh
3
1
Tiếng Anh
2
Mĩ thuật
3
Toán
72
Chia cho số có 2 chữ số
4
Địa lý
15
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (tiếp theo)
5
Toán 
Ôn
Chia cho số có 2 chữ số
6
Khoa học
29
Tiết kiệm nước
7
HĐTT
(Tổng phụ trách)
4
1
Tập đọc
30
Tuổi ngựa
2
Toán
73
Chia có số có 2 chữ số (tiếp)
3
Tập làm văn
29
Luyện tập miêu tả đồ vật
4
Tiếng Anh
5
Khoa học
30
Làm thế nào để biết có không khí ?
6
Kể chuyện
15
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
7
Kĩ thuật
8
Viết chữ đẹp
15
Bài số 15
5
1
2
3
4
5
Toán
Ôn
Luyện tập
6
Viết chữ đẹp
15
Bài số 15
7
Tin học
6
1
Khoa học
30
Làm thế nào để biết có không khí ?
2
Toán
75
Chia cho số có 2 chữ số (tiếp)
3
Tập làm văn
30
Quan sát đồ vật
4
Sinh hoạt
15
Tuần 15
Ngày soạn: 15 – 12 – 2012.
Ngày giảng: 17 – 12 – 2012. Thứ 2 ngày 17 tháng 12 năm 2012.
 Chiều:
 LỚP 4A
Tiết 5: Tin học:
(Giáo viên chuyên)
Tiết 6: Lịch sử:
T15: NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
I. Mục tiêu:
* Kiến thức – Kĩ năng: Giúp HS biết:
- Nhà Trần rất quan tâm tới việc đắp đê
- Đắp đê giúp cho nông nghiệp phát triển và là cơ sở xây dựng khối đoàn kết dân tộc
- Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt 
* Thái độ: HS yêu môn học
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa, vở bài tập Lịch sử và Địa lý 4, vở ghi.
III. Phương pháp dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Cá nhân, nhóm, vấn đáp, thực hành
IV. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Ỏn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc bài: Nhà Trần thành lập.
? Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào ?
? Nhà Trần làm gì để củng cố xây dựng đất nước?
- GV nhận xét ghi điểm.
C. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Hoàn cảnh đất nước:
* Mục tiêu: HS hiểu được hoàn cảnh của đất nước dưới thời nhà Trần.
* Phương pháp dạy học: Hoạt động nhóm 
- GV phát PHT cho HS.
- GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
? Nghề chính của nhân dân ta dưới thời nhà Trần là nghề gì ?
? Sông ngòi ở nước ta như thế nào ?hãy chỉ trên BĐ và nêu tên một số con sông.
? Sông ngòi tạo nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng gây ra những khó khăn gì ?
? Em hãy kể tóm tắt về một cảnh lụt lội mà em đã chứng kiến hoặc được biết qua các phương tiện thông tin.
- GV nhận xét về lời kể của một số em.
- GV tổ chức cho HS trao đổi và đi đến kết luận: Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển, song cũng có khi gây lụt lội làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.
3. Nhà Trần với việc đắp đê:
* Mục tiêu: HS hiểu được Nhà Trần rất quan tâm tới việc đắp đê
* Đồ dùng dạy học: Tranh
* Phương pháp dạy học: Cả lớp
- GV đặt câu hỏi: Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần.
- GV tổ chức cho HS trao đổi và cho 2 dãy lên viết vào bảng phụ mỗi em chỉ lên viết 1 ý kiến, sau đó chuyển phấn cho bạn cùng nhóm. GV nhận xét và đi đến kết luận: Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê; hằng năm, con trai từ 18 tuổi trở lên phải dành một số ngày tham gia đắp đê.Có lúc, vua Trần cũng trông nom việc đắp đê.
4. Kết quả:
* Mục tiêu: Đắp đê giúp cho nông nghiệp phát triển và là cơ sở xây dựng khối đoàn kết dân tộc; Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt 
* Phương pháp dạy học: Nhóm đôi
- GV cho HS đọc SGK.
- GV đặt câu hỏi: Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê ? Hệ thống đê điều đó đã giúp gì cho sản xuất và đời sống nhân dân ta ?
- GV nhận xét, kết luận: dưới thời Trần, hệ thống đê điều đã được hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông lớn khác ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, giúp cho sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân thêm no ấm, công cuộc đắp đê, trị thuỷ cũng làm cho nhân dân ta thêm đoàn kết.
* Liên hệ:
- Cho HS thảo luận theo câu hỏi: Ở địa phương em có sông gì ? nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt ?
- GV nhận xét và tổng kết ý kiến của HS.
- GV: Việc đắp đê đã trở thành truyền thống của nhân dân ta từ ngàn đời xưa, nhiều hệ thống sông đã có đê kiên cố, vậy theo em tại sao vẫn còn có lũ lụt xảy ra hàng năm ? Muốn hạn chế ta phải làm gì? 
● GDBVMT: Vai trò, ảnh hương to lớn của sông ngòi đối với đời sống của con người (đem lại phù sa màu mỡ, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lũ lụt đe dọa sản xuất và đời sống). Qua đó thấy được tầm quan trọng của hệ thống đê và giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo vệ đê điều – những công trình nhân tạo phục vụ đời sống.
D. Củng cố – Dặn dò:
- Cho HS đọc bài học trong SGK.
? Nhà Trần đã làm gì để phát triển kinh tế nông nghiệp ?
? Đê điều có vai trò như thế nào đối với kinh tế nước ta ?
- Nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp hát.
- 4 HS đọc bài.
- HS khác nhận xét. 
- HS cả lớp thảo luận.
+ Nông nghiệp.
+ Chằng chịt. Có nhiều sông như: sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Cầu, sông Mã, sông Cả
+ Là nguồn cung cấp nước cho việc gieo trồng và cũng thường xuyên tạo ra lũ lụt làm ảnh hưởng đến mùa màng.
- Vài HS kể.
- HS nhận xét và kết luận.
- HS tìm các sự kiện có trong bài.
- HS lên viết các sự kiện lên bảng.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc.
- HS thảo luận và trả lời: Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được xây đắp, nông nghiệp phát triển.
- HS khác nhận xét.
- HS cả lớp thảo luận và trả lời: trồng rừng, chống phá rừng, xây dựng các trạm bơm nước, củng cố đê điều 
+ Do sự phá hoại đê điều, phá hoại rừng đầu nguồn Muốn hạn chế lũ lụt phải cùng nhau bảo vệ môi trường tự nhiên.
- HS khác nhận xét.
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Cả lớp nhận xét.
- HS cả lớp.
Tiết 6: Tiếng Việt: (Ôn luyện)
Tập đọc: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. Mục tiêu:
- Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ. ( trả lời được các CH trong SGK ).
II. Phương tiện dạy học: - Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập một.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS đọc bài: Chú Đất Nung.
C. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu.
- GV cho HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn.
- GV hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ hơi đúng, giọng đọc của nhân vật.
- GV cho HS luyện đọc theo nhóm.
- GV cho HS thi đọc bài trước lớp.
- GV nhận xét cá nhân, nhóm đọc hay nhất.
* Trả lời các câu hỏi trong SGK và nêu nội dung bài:
D. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- GV dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS hát.
- HS nghe.
- Mỗi HS đọc từng đoạn.
- HS luyện đọc đoạn trong nhóm.
- Đại diện nhóm thi đọc.
- Lớp nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay nhất.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK.
- 2 HS nêu nội dung bài.
- HS nghe.
Tiết 8: Tiếng Anh:
(Giáo viên chuyên)
Ngày soạn: 16 – 12 – 2012.
Ngày giảng: 18 – 12 – 2012. Thứ 3 ngày 18 tháng 12 năm 2012.
 Chiều:
 LỚP 4D
Tiết 1: Tiếng Anh:
(Giáo viên chuyên)
Tiết 2: Mĩ thuật:
(Giáo viên chuyên)
Tiết 3: Toán:
T72: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
* Kiến thức – Kĩ năng: Giúp HS biết:
- Biết đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).
- Áp dụng phép chia cho số có hai chữ số để giải toán.
- Bài tập cần làm: bài 1, bài 2.
* Thái độ: HS yêu môn học
II. Đồ đùng dạy học: - Phần lí thuyết bằng lời trong SGK
III. Phương pháp dạy học: - Cá nhân, nhóm, vấn đáp, thực hành
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn thực hiện phép chia cho số có hai chữ số: Phép chia 672 : 21 
- GV giới thiệu cách đặt tính và thực hiện phép chia.
* Đặt tính và tính: 
- HS thực hiện phép chia. 
- GV nhận xét cách đặt phép chia của HS, thống nhất cách chia đúng như SGK đã nêu. 
? Phép chia 672 : 21 là phép chia có dư hay phép chia hết?
* Phép chia 779 : 18 
- Cho HS thực hiện đặt tính để tính.
- GV theo dõi HS làm. 
- Hướng dẫn HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 
Vậy 779 : 18 = 43 ( dư 5 )
? 779 : 18 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
? Trong các phép chia có số dư chúng ta phải chú ý điều gì ?
- GV hướng dẫn thêm: Khi đó chúng ta giảm dần thương xuống còn 6, 5, 4  và tiến hành nhân và trừ nhẩm. 
- GV hướng dẫn thêm như SGV.
- GV cho cả lớp ước lượng với các phép chia khác 79 : 28 ; 81 : 19 ; 72 : 18 
3. Luyện tập, thực hành:
* Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV gọi 4 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chấm điểm.
* Bài 2: Người ta xếp đều 240 bộ bàn ghế vào 15 phòng học. Hỏi mỗi phòng xếp được bao nhiêu bộ bàn ghế ?
- GV gọi 2 HS đọc đề bài.
? Đề bài cho gì?
? Đề bài hỏi gì ?
- GV gọi 1 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
Bài giải:
Mỗi phòng xếp được số bộ bàn ghế là:
240 : 15 = 16 (bộ bàn ghế)
 Đáp số: 16 bộ bàn ghế.
- GV nhận xét, chấm điểm.
D. Củng cố – Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi để nhận xét.
- HS nghe. 
- HS thực hiện. 
672 : 21 = 672 : ( 7 x 3 ) 
 = (672 : 3 ) : 7 
 = 224 : 7 
 = 32
- 1 HS lên bảng làm bài cả lớp làm bài vào vở nháp. 
+ Là phép chia hết vì có số dư bằng 0.
- 1 HS lên bảng làm bài. 
- HS nêu cách tính của mình. 
+ Là phép chia có số dư bằng 5. 
+  số dư luôn nhỏ hơn số chia. 
- HS theo dõi GV giảng bài. 
 + HS nhẩm để tìm thương sau đó kiểm tra lại. Cả lớp theo dõi và nhận xét. 
- HS có thể nhân nhẩm theo cách. 
 7 : 1 = 7 ; 7 x 17 = 119 ; 119 > 75
- HS thử với các thương 6, 5, 4 và tìm ra 17 x 4 = 68 ; 75 - 68 = 7.
Vậy 4 là thương thích hợp. 
- HS nghe GV huớng dẫn. 
- HS đọc đề bài.
- 4 HS lên bảng,  ...  tính và tính.
- 3 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS dưới lớp nhận xét bài bạn.
- HS đọc đề bài.
- 4 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS dưới lớp nhận xét bài bạn.
- 2 HS đọc đề bài.
+ Ba bạn cùng mua một số như nhau và tất cả phải trả 9000 đồng, biết mỗi bạn mua 2 cái bút.
+ Tính giá tiền mỗi cái bút.
- 1 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS dưới lớp nhận xét.
- HS nghe.
Tiết 6: Viết chữ đẹp:
BÀI SỐ 15
I. Mục tiêu:
- Viết đúng, đẹp câu tục ngữ, đoạn văn.
- Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở Thực hành viết đúng viết đẹp 4 tập một.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn học sinh viết bài:
- GV gọi HS đọc bài viết.
? Trong bài có những chữ nào được viết hoa ?
? Nội dung của đoạn trích nói về điều gì ?
- GV nhận xét.
- GV gọi HS nêu lên các chữ cái có độ cao 2,5 ôli, 2 ôli, 1,5 ôli, 1 ôli.
? Khoảng cách giữa các chữ cái cần viết ntn ?
? Cần trình bày đoạn trích ntn ?
* GV nêu cấu tạo chữ mẫu: Gồm 4 nét cơ bản là sự phối hợp của móc ngược trái, thẳng đứng, thẳng xiên và móc ngược phải.
* GV nêu cách viết: 
+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 2, viết 1 nét móc từ dưới lên, lượn sang phải, dừng bút ở đường kẻ 6. 
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, đổi chiều bút, viết một nét thẳng đứng xuống đường kẻ 1. 
+ Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, đổi chiều bút, viết 1 nét móc xuôi phải lên đường kẻ 6 rồi uốn cong xuống đường kẻ 5.
- GV cho HS viết ra nháp các từ dễ nhầm lẫn: chăm sóc, hiệu lực, lợi ích, phát triển, bổn phận, khẳng định, chia sẻ, 
- GV cho HS viết bài.
- Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh.
- GV thu vở, chấm bài, nhận xét.
D. Củng cố – Dặn dò:
- GV dặn HS vận dụng kiến thức để học khi viết bài.
- GV nhận xét giờ học.
- GV dặn HS về nhà viết phần bài có chữ in nghiêng và chuẩn bị bài sau.
- HS hát.
- HS nghe.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
+ M, N, H, C, L, Đ, K.
+ Nói về những quy luật trong tự nhiên.
- 1 HS nêu.
+ Cách nhau 1 chữ o.
+ Viết hoa chữ cái đầu tiên của đoạn và viết lùi vào 1 ô vuông.
- 2 HS lên bảng viết, lớp thực hành viết ra nháp.
- HS viết bài vào vở.
- HS nộp vở.
- HS nghe.
Tiết 7:
(Giáo viên chuyên)
Ngày soạn: 19 – 12 – 2012.
Ngày giảng: 21 – 12 – 2012. Thứ 6 ngày 21 tháng 12 năm 2012.
 Sáng:
 LỚP 4D
Tiết 1: Khoa học:
T30: LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ?
(Đã soạn ngày 17 – 12 – 2012)
Tiết 2: Toán:
T75: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư) 
- Bài tập cần làm: bài 1.
II/ Đồ dùng dạy - học:
- Sách giáo khoa Toán 4, vở ghi.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập
- Gọi HS lên bảng thực hiện.
- Nhận xét, ghi điểm
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Bài mới:
a) Trường hợp chia hết:
- Ghi bảng: 10105 : 43
- Yêu cầu HS nêu miệng, GV ghi bảng
* Lần 1: 101 chia 43 được 2, viết 2;
 2 nhân 3 bằng 6; 11 trừ 6 bằng 5, viết 5 nhớ 1.
 2 nhân 4 bằng 8, thêm 1 bằng 9 ;
 10 trừ 9 bằng 1, viết 1. 
* Lần 2: Hạ 0, được 150; 150 chia 43 được 3, viết 3; 
 3 nhân 3 bằng 9; 10 trừ 9 bằng 1, viết 1 nhớ 1;
 3 nhân 4 bằng 12, thêm 1 bằng 13; 
 15 trừ 13 bằng 2, viết 2.
- HS có thể tính theo cách ước lượng thương ở 3 lần chia như sau:
 101 : 43 = ; có thể ước lượng 10 : 4 = 2 (dư 2)
 150 : 43 = ; có thể ước lượng 15 : 4 = 3 (dư 3)
 215 : 43 = ; có thể ước lượng 20 : 4 = 5 
b) Trường hợp chia có dư:
- Ghi bảng: 26345 : 35 
- Gọi HS lên bảng thực hiện 
3. Thực hành:
* Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- Y/c HS thực hiện vào vở.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Giáo dục HS rèn tính cẩn thận, chính xác khi làm bài.
- Nhận xét tiết học 
- HS lên bảng thực hiện
 4674 : 82 = 57 
- Lắng nghe
- HS nêu miệng.
 10105 43
 150 235
 215
 00 10105 : 43 = 235
* Lần 3: Hạ 5, được 215; 215 chia 43 được 5, viết 5;
5 nhân 3 bằng 15; 15 trừ 15 bằng 0, viết 0 nhớ 1;
5 nhân 4 bằng 20, thêm 1 bằng 21;
21 trừ 21 bằng 0, viết 0. 
- HS lên bảng vừa thực hiện vừa nói như trên 
26345 35
 184 752
 095
 25 26345 : 35 = 752 (dư 25) 
- Trong phép chia có dư, số dư luôn nhỏ hơn số chia 
a) 23576 : 56 = 421 
 31628 : 48 = 658 (dư 44)
b) 18510 : 15 = 1234 
 42546 : 37 = 1149 (dư 33)
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
- HS nghe.
Tiết 3: Tập làm văn:
T30: QUAN SÁT ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu:
* Kiến thức – Kĩ năng: Giúp HS biết:
- HS biết quan sát theo một trình tự nhất định hợp lý, bằng nhiều cách (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ...); phát hiện được những đặc điểm riêng phân biệt dồ vật đó với những đồ vật khác (ND Ghi nhớ).
- Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuc (mục III).
* Thái độ: HS yêu môn học
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa, vở bài tập Tiếng Việt 4 tập một, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc dàn ý: Tả chiếc áo của em.
- Khuyến khích HS đọc đoạn văn, bài văn miêu tả cái áo của em.
- Nhận xét chung.
- Ghi điểm từng học sinh.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Tìm hiểu ví dụ:
* Mục tiêu: HS biết quan sát theo một trình tự nhất định hợp lý, bằng nhiều cách (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ...); phát hiện được những đặc điểm riêng phân biệt dồ vật đó với những đồ vật khác 
* Đồ dùng dạy học: Như phần CB
* Phương pháp dạy học: Thực hành
● Bài 1:
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu và gợi ý.
- Yêu cầu học sinh giới thiệu đồ chơi của mình.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS trình bày. Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS (nếu có).
● Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
? Theo em khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì ?
- Khi quan sát đồ vật ta phải quan sát từ bao quát toàn bộ đồ vật rồi đến những bộ phận . Chẳng hạn khi quan sát con gấu bông hay búp bê thì cái mình nhìn thấy đầu tiên là hình dáng , màu sắc rồi đến đầu, mặt, mũi, chân, tay,... Khi quan sát các em phải sử dụng nhiều giác quan để tìm ra nhiều đặc điểm độc đáo, riêng biệt mà chỉ có đồ vật này mới có. Các em cần tập trung miêu tả những đặc điểm độc đáo, khác biệt đó không cần quá chi tiết, tỉ mỉ, lan man.
* Ghi nhớ: 
- Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ.
3. Thực hành:
* Mục tiêu: Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuc (mục III).
* Phương pháp dạy học: Thực hành
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài 
- Yêu cầu HS tự làm bài. GV đi giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn .
- Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng học sinh (nếu có)
 - Khen ngợi những HS lập dàn ý chi tiết đúng.
a/ Mở bài :
b/ Thân bài :
c/ Kết bài :
D. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành dàn ý, viết thành bài văn và tìm hiểu một trò chơi, một lễ hội ở quê em.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc dàn ý.
- Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các tổ viên.
- Lắng nghe.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng 
+ Em có chú gấu bông rất đáng yêu.
+ Đồ chơi của em là chiếc ô tô chạy bằng pin 
+ Đồ chơi của em là chú thỏ đang cầm củ cà rốt rất ngộ nghĩnh.
+ Đồ chơi của em là một con búp bê bằng nhựa.
- Tự làm bài.
- 3 HS trình bày kết quả quan sát.
+ Ví dụ: - Chiếc ô tô của em rất đẹp .
- Nó dược làm bằng nhựa xanh, đỏ, vàng. Hai cái bánh làm bằng cao su.
- Nó rất nhẹ, em có thể mang theo bên mình. Khi em bật nút dưới bụng, nó chạy rất nhanh, vừa chạy, vừa hát những bản nhạc rất vui ...
- Chiếc ô tô của em chạy bằng dây cót chứ không tốn tiền pin như cái khác. Bố em lại còn dán 1 lá cờ đỏ sao vàng lên nóc.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.
- Khi quan sát đồ vật ta cần quan sát theo trình tự hợp lí từ bao quát đến từng bộ phận.
+ Quan sát bằng nhiều giác quan: mắt, tai, tay,..
+ Tìm ra những đặc điểm riêng để phân biệt nó với các đồ vật cùng loại. 
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Tự làm bài vào vở.
- 3 - 5 HS trình bày dàn ý.
- Giới thiệu con gấu đồ chơi em thích nhất: 
- Hình dáng: 
+ Gấu bông không to, là gấu ngồi, dáng người tròn, hai tay chắp thu lu trước bụng 
+ Bộ lông: - màu nâu sáng pha mấy mảng hồng nhạt ở tai, mõm, gan bàn chân làm nó có vẻ rất khác những con gấu khác.
- Hai mắt: đen láy, trông như mắt thật, rất nghịch và thông minh.
- Mũi: màu nâu, nhỏ trông như một chiếc cúc áo ngắn trên mõm.
- Trên cổ: thắt thắt một chiếc nơ đỏ chói làm nó thật bảnh.
+ Em rất yêu gấu bông. Ôm chú gấu như một cục bông lớn, em thấy rất dễ chịu.
- Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên.
Tiết 4: Sinh hoạt:
T15: TUẦN 15
I. Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được tình hình học tập, kỉ luật của cá nhân cũng như của tập thể lớp sau một tuần học tập.
- Nêu ra phương hướng phấn đấu tuần sau.
II. Đồ dùng dạy học: - Nhận xét của các tổ trưởng, lớp trưởng.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu mục tiêu của tiết học.
B. Nhận xét thi đua tuần trước:
1. Lớp trưởng báo cáo tình hình từng tổ:
-Về học tập.
- Về kỉ luật.
2. Giáo viên nhận xét chung:
* Nề nếp:
- Vẫn duy trì được nề nếp lớp: truy bài, xếp hàng, tập thể dục giữa giờ, nếp ăn, ngủ,  
- Biết giữ gìn vệ sinh lớp học sạch sẽ.
- Chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập khá đầy đủ.
* Học tập:
- Đa số HS đều học bài đầy đủ, trên lớp hoàn thành đủ bài tập quy định.
- Nhiều em đã mạnh dạn phát biểu.
Phê bình:
- Mất trật tự trong giờ học: 
Khen:
- Một vài em lười học của tuần trước tuần này đã có tiến bộ rõ rệt.
C. Hướng phấn đấu của tuần tới:
- Tiếp tục phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm của tuần qua.
- Thi đua học tập tốt, giành nhiều bông hoa điểm 10.
- Phân công HS khá, giỏi kèm các bạn học yếu.
- HS nghe.
- Lớp trưởng báo cáo, các tổ trưởng và cá nhân góp ý, bổ sung.
- HS lắng nghe và phân công thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4 tuan 15 hoan chinh Thuy.doc