Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 8 năm 2010

Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 8 năm 2010

Tập đọc

NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I.Mục tiêu:

 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.

 - Hiểu nội dung bài: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.

 - Hs trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4, thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài. Hs khá, giỏi thuộc cả bài thơ và trả lời câu hỏi 3 trong SGK.

 - Gd Hs luôn có những ước mơ đẹp cho thế giới xung quanh.

II. Đồ dùng dạy học:

 * Gv:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 76, Sgk.

- Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 1 và khổ thơ 4.

* Hs: Sgk.

 

doc 10 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 693Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 8 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:17/10/2010
NG:thứ 2/18/2010
TUẦN 8
(BUỔI CHIỀU)
Tiết 1 Luyện mĩ thuật
(Giáo viên bộ môn dạy)
Tiết 2 Tập đọc
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I.Mục tiêu:
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.
 - Hiểu nội dung bài: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.
 - Hs trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4, thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài. Hs khá, giỏi thuộc cả bài thơ và trả lời câu hỏi 3 trong SGK.
 - Gd Hs luôn có những ước mơ đẹp cho thế giới xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học: 
 * Gv:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 76, Sgk.
- Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 1 và khổ thơ 4.
* Hs: Sgk.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi HS lên bảng đọc phân vai vở: Ở vương quốc Tương Lai và trả lời câu hỏi theo nội dung bài.
-Gọi 2 HS đọc lại màn 1, màn 2 và trả lời câu hỏi. Nếu được sống ở vương quốc Tương Lai em sẽ làm gì?
-Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ (3 lượt HS đọc).GV chú ý chữa lổi phát âm, ngắt giọng cho từng HS .
-GV đưa ra bảng phụ để giúp HS định hướng đọc đúng.
 Nếu chúng mình có phép lạ
 Bắt hạt giống nảy mầm nhanh
 Chớp mắt/ thành cây đầy quả
 Tha hồ/ hái chén ngọy lành
 Nếu chúng mình có phép lạ
 Hoá trái bom/ thành trái ngon
 Trong ruột không có thuốc nổ
 Chỉ toàn keo với bi tròn
-Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, kết hợp giải thích từ khó .
Gọi HS đọc nối tiếp lần 3 –Nhận xét.
HS luyện đọc theo nhóm.
-Gọi 3 HS đọc toàn bài thơ.
-GV đọc mẫu: Chú ý giọng đọc.
 * Tìm hiểu bài:
-Gọi 1 HS đọc toàn bài thơ.
-Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi.
+Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
+Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
+Mỗi khổ thơ nói lên điều gì?
+Các bạn nhỏ mong ước điều gì qua từng khổ thơ ?
+Em hiểu câu thơ Mãi mãi không có mùa đông ý nói gì?
+Câu thơ: Hoá trái bom thành trái ngon có nghĩa là mong ước điều gì?
+Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi trong bài thơ? Vì sao?
 * Đọc diễn cảm và thuộc lòng:
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ để tìm ra giọng đọc hay (như đã hướng dẫn).
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
-Gọi HS đọc diễn cảm toàn bài.
-Nhận xét giọng đọc và cho điểm từng HS .
-Yêu cầu HS cùng học thuộc lòng theo cặp.
-Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng 1, 2 khổ thơ. GV có thể chỉ định theo hàng dọc hoặc hàng ngang các dãy bàn.
-Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng toàn bài ( Hs khá, giỏi )
-Bình chọn bạn đọc hay nhất và thuộc bài nhất.
-Nhận xét và cho điểm từng HS .
3. Củng cố – dặn dò:
-Bài thơ nói lên điều gì?
-Hỏi : Nếu mình có phép lạ, em sẽ ước điều gì? Vì sao?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ.CB chu đáo bài mới: Đôi giày ba ta màu xanh.
-Màn 1: 8 HS đọc.
-Màn 2: 6 HS đọc.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ theo đúng trình tự.
-HS luyện đọc theo nhóm đôi.
-3 HS nối tiếp nhau đọc bài.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Đọc thầm, trao đổi cùng bạn và tiếp nối nhau trả lời câu hỏi:
+Câu thơ: Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ và 2 lần trước khi hết bài.
+Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ là rất tha thiết. Các bạn luôn mong mỏi một thế giới hoà bình, tốt đẹp, trẻ em được sống đầy đủ và hạnh phúc.
+Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ.
+Khổ 1: Ước cây mau lớn để cho quả ngọt.
+Khổ 2: Ước trở thành người lớn để làm việc.
+Khổ 3: Ước mơ không còn mùa đông giá rét.
+Khổ 4: Ước không có chiến tranh.
+Câu thơ nói lên ước muốn của các bạn thiếu nhi: Ước không còn mùa đông giá lạnh, thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai gây bão lũ, hay bất cứ tai hoạ nào đe doạ con người.
+Các bạn thiếu nhi mong ước không có chiến tranh, con người luôn sống trong hoà bình, không còn bom đạn.
+HS phát biểu tự do.
.
-4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay
-2 HS nồi cùng bàn luyện đọc.
-2 HS đọc diễn cảm toàn bài.
-2 HS ngồi cùng bàn đọc nhẩm, kiểm tra học thuộc lòng cho nhau.
-Nhiều lượt HS đọc thuộc lòng, mỗi HS đọc 1 khổ thơ.
-5 HS thi đọc thuộc lòng
-Nhận xét, bình chọn bạn đọc theo các tiêu chí đã nêu.
+Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.
Tiết 3 Luyện toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về: -Kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ với các số tự nhiên.
 -Kĩ năng tính giá trị của biểu thức số.
 -Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để giải các bài toán về tính nhanh.
 -Giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II. Đồ dùng dạy học:
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 38, kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 -GV: nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng. 
 b.Hướng dẫn luyện tập :
 Bài 1
 -GV yêu cầu HS nêu cách thử lại của phép cộng và phép trừ:
 +Muốn biết một phép tính cộng làm đúng hay sai, chúng ta làm thế nào ?
 +Muốn biết một phép tính trừ làm đúng hay sai, chúng ta làm thế nào ?
 -GV yêu cầu HS làm bài.
 -GV yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2
 -GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV nhắc nhở HS các biểu thức trong bài có các dấu tính nhân, chia, cộng, trừ, có biểu thức có cả dấu ngoặc nên cần chú ý thực hiện cho đúng thứ tự.
	a) 570 – 225 – 167 + 67	 168 x 2 : 6 x 4
	 = 345 – 167 + 67	= 336 : 6 x 4
	 = 178 + 67	= 56 x 4
	 = 245	= 224
	b) 468 : 6 +61 x 2	 5625 – 5000 : (726 : 6 – 113)
	 = 78 + 122	= 5625 – 5000 : (121 – 113)
	 = 200	= 5625 – 5000 : 8
	= 5625 – 625
	= 200
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3
 -GV viết lên bảng biểu thức 98 + 3 + 97 + 2
GV yêu cầu HS cả lớp cùng tính giá trị của biểu thức trên theo cách thuận tiện nhất.
 -GV hướng dẫn HS: Chúng ta có thể tính giá trị của các biểu thức (chỉ có phép cộng) theo cách thuận tiện bằng cách đổi chỗ các số hạng của tổng và nhóm các số có kết quả là số tròn để cộng với nhau.
 -GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 -GV hỏi thêm: Dựa vào tính chất nào mà chúng ta có thể thực hiện được việc tính giá trị của các biểu thức trên theo cách thuận tiện ?
 -GV yêu cầu HS phát biểu quy tắc của hai tính chất trên.
 Bài 4
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài trước lớp.
 -Bài toán thuộc dạng gì ?
 -GV yêu cầu HS làm bài.
 -GV có thể yêu cầu HS nêu cách tìm số lớn, cách tìm số bé trong bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 5
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.
-GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình.
 -GV nhận xét vàcho điểm HS.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe giới thiệu bài.
+Ta lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép cộng đó đúng, nếu kết quả khác với số hạng còn lại thì phép cộng đó sai.
+Ta lấy hiệu cộng với số trừ , nếu đuợc kết quả là số bị trừ thì phép tính đó đúng, nếu được kết quả khác với số bị trừ thì phép tính đó thực hiện sai.
-2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-Tính giá trị của biểu thức.
-HS làm bài: 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-HS đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
-1 HS lên bảng làm bài:
 98 + 3 + 97 + 2
= (98 +2) + ( 97 + 3)
= 100 + 100
= 200
-3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một biểu thức, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-Dựa vào tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng.
-2 HS phát biểu ý kiến.
-HS đọc.
-Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
-2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện một cách, HS cả lớp làm bài vào VBT.
Tìm x.
-2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một ý, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-HS giải thích.
Ns:18/10/2010
Ng thứ 3/19/10/201
Tiết 1 Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào gợi ý Sgk, Biết chọn và kể lại câu chuyện ( mẩu chuyện, đoạn truyện ) đã nhge, đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viễn vông, phi lí.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung câu chuyện.
- Rèn KN nói cho Hs.
- Gd Hs có những ước mơtốt đẹp cho cuộc sống và mọi người xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học: 
*Gv: 
 - Bảng lớp viết sẵn đề bài.
 - Tranh ảnh minh họa truyện Lời ước dưới trăng.
*Hs: - HS sưu tầm các truyện có nội dung đề bài.
 - Sgk.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi 4 HS lên bảng tiếp nối nhau kể từng đoạn theo tranh truyện Lời ước dưới trăng.
-Gọi 1 HS kể toàn truyện
-Gọi 1 HS nêu ý nghĩa của truyện.
-Nhận xét và cho điểm từng HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Hỏi : +Theo em, thế nào là ước mơ đẹp?
+Những ước mơ như thế nào bị coi là viễn vông, phi lí?
-Chúng ta luôn luôn có những ước mơ ước riêng mình. Những câu truyện các em được đọc hoặc nghe kể về những ước mơ cao đẹp, chắp cánh cho con người bay xa, vươn tới cuộc sống hạnh phúc nhưng cũng có những ước mơ viển vông, phi lí, chẳng mang lại kết quả gì. Tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ kể cho nhau nghe những câu truyện về nội dung đó.
 b. Hướng dẫn kể chuyện:
 * Tìm hiểu đề bài:
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: được nghe, được đọc, ước mơ đẹp, ước mơ viển vông, phi lí.
-Yêu cầu HS giới thiệu những truyện, tên truyện mà mình đã sưu tầm có nội dung trên.
-Yêu cầu HS đọc phần Gợi ý:
-Hỏi: + Những câu truyện kể về ước mơ có những loại nào? Lấy vídụ.
+Khi kể chuyện cầu lưu ý đến những phần nào?
+Câu truyện em định kể có tên là gì? Em muốn kể về ước mơ như thế nào?
 * Kể truyện trong nhóm:
-Yêu cầu HS kể chuyện theo cặp.
 * Kể truyện trước lớp:
-Tổ chức cho HS kể chuyện trước lớp, trao đổi, đối thoại về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa truyện theo các câu hỏi đã hướng dẫn ở những tiết trước.
-Gọi HS nhận xét về nội dung câu chuyện của bạn, lời bạn kể.
-Nhận xét và cho điểm từng HS .
-Cho điểm HS kể tốt.
3. Củng cố-dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà kể lại cho người thân nghe những câu truyện đã nghe các bạn kể và chuẩn bị những câu chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân.
-HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
+Ước mơ đẹp là ước mơ về cuộc sống, con người, chinh phục tự nhiên. Người ước ở đây không chỉ mơ ước hạnh phúc cho riêng mình .
+Những ước mơ thể hiện lòng tham, ích kỉ, hẹp hòi, chỉ nghĩ đến bản thân mình.
-Lắng nghe.
-2 HS đọc thành tiếng.
-Lắng nghe.
-HS giới thiệu truyện của mình.
-3 HS tiếp nối nhau đọc phần Gợi ý.
+Những câu truyện kể về ước mơ có 2 loại là ước mơ đẹp và ước mơ viển vông, phi lí. Truyện thể hiện ước mơ đẹp như: Đôi giầy ba ta màu xanh, Bông hoa cúc trắng, Cô bé bán diêm. Truyện kể ước mơ viển vông, phi lí như: Ba điều ước, vua Mi-đat thích vàng, Ông lão đánh cá và con cá vàng
+Khi kể chuyện cầu lưu ý đến tên câu chuyện, nội dung câu chuyện, ý nghĩa của câu chuyện.
+5 đến 7 HS phát biểu theo phần chuẩn bị của mình.
*Em kể chuyện Cô be bán diêm, Truyện kể về ước mơ của một cuộc sống no đủ, hạnh phúc của một cô bé mồ côi mẹ tội nghiệp.
*Em kể chuyện về lòng tham của vua Mi-đát đã khiến ông ta rước họa vào thân. Đó là câu chuyện Vua Mi-đát thích vàng.
*Em kể chuyện Hai con bướm. Truyện kể về lão hàng xóm tham lam vừa muốn có nhiều của cải, vừa muốn mất đi cái bướu trên mặt
-2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi nội dung truyện , nhận xét, bổ sung cho nhau.
-Nhiều HS tham gia kể. Các HS khác cùng theo dõi để trao đổi về các nội dung, yêu cầu như các tiết trước.
-Nhận xét theo các tiêu chí đã nêu.
Tiết 2 LUYỆN TIẾNG VIỆT 
LUYỆN TẬP KỂ LẠI CÂU CHUYỆN THEO TRÌNH TỰ THỜI GIAN
I. Mục tiêu: 
-Củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
- Biết cách phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
- Có ý thức dùng từ hay, viết câu văn trau chuốt, giàu hình ảnh.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ truyện Ở vương quốc tương lai trang 70, 71 SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn cách chuyển thể một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
- Gọi HS lên bảng kể một câu chuyện mà em thích nhất.
-Gọi HS nhận xét xem câu chuyện bạn kể đã đúng trình tự thời gian chưa? Lời kể của bạn như thế nào?
-Nhận xét và cho điểm từng HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Tiết học hôm nay, ngoài việc củng cố cách phát triển đoạn văn theo trình tự thời gian, các em sẽ biết được cách phát triển đoạn văn theo trình tự không gian.
-Hỏi” “Em hiểu không gian nghia là gì?”
 b. Hướng dẫn HS làm bài:
 Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Hỏi :+Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể?
-Gọi 1 HS giỏi kể mẫu lời thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất.
-Nhận xét, tuyên dương HS .
-Treo bảng phụ đã ghi sẵn cách chuyển lời thoại thành lời kể.
-Treo tranh minh hoạ truyện Ở vương quốc tương lai . Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm theo trình tự thời gian.
-Tổ chức cho HS thi kể từng màn.
-Gọi HS nhận xét bạn theo tiêu chí đã nêu.
-Nhận xét, cho điểm HS .
-3 HS lên bảng kể chuyện.
-HS nhận xét bạn kể.
- “không gian” nghĩa là nơi diễn ra các sự việc của truyện.
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
+Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp của các nhân vật với nhau.
Một hôm, Tin-tin và Mi-tin đến thăm công xưởng xanh. Hai bạn thấy một em bé mang một cỗ máy có đôi cánh xanh. Tin-tin ngạc nhiên hỏi:
-Cậu làm gì với đôi cánh xanh ấy?
Em bé trả lời: -Mình sẽ dùng nó trong việc sáng chế trên trái đất.
-2 HS nối tiếp nhau đọc từng cách. Cả lớp đọc thầm.
-Quan sát tranh, 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, sữa chữa cho nhau.
-3 đến 5 HS thi kể.
 Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Hỏi: + Trong truyện Ở vương quốc tương lai hai bạn Tin-tin và Mi-tin có đi thăm cùng nhau không?
+Hai bạn đi thăm nơi nào trước, nơi nào sau?
-Vừa rồi các em đã kể lại câu truyện theo trình tự thời gian nghĩa là sự việc nào xảy ra trước thì kể trước , sự việc nào xảy ra sau thì kể sau.. Bây giờ các em tưởng tượng hai bạn Ti-n-tin và Mi-tin không đi thăm cùng nhau. Mi-tin thăm công xưởng xanh và Tin-tin thăm khu vườn kì diệu hoặc ngược lại Ytin-tin đi thăm công xưởng xanh còn Mi-tin đi thăm khu vường kì diệu.
-yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm.GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
-Tổ chức cho HS thi kể về từng nhân vật.
-Gọi HS nhận xét nội dung truyện đã theo đúng trình tự không gian chưa? Bạn kể đã hấp dẫn, sáng tạo chưa?
-Nhận xét cho điểm HS .
 Bài 3;
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-Treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc, trao đổi và trả lời câu hỏi.
-1 HS đọc thành tiếng.
+Tin-tin và Mi-tin đi thăm khu xưởng xanh và khu vườn kì diệu cùng nhau.
+Hai bạn đi thăm công xưởng xanh trước, khu vườn kì diệu sau.
-Lắng nghe.
-2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, nhận xét, bổ sung cho nhau. Mỗi HS kể về một nhân vật Tin-tin hay Mi-tin.
-3 đến 5 HS tham gia thi kể.
-Nhận xét về câu truyện và lời bạn kể.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Đọc trao đổi và trả lời câu hỏi.
Kể theo trình tự thời gian
Kể theo trình tự không gian
-Mở đầu đoạn 1: Trước hết hai bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh.
-Mở đầu đoạn 2: Rời công xưởng xanh, Tin-tin và Mi-tin đến khu vườn kì diệu.
- Mở đầu đoạn 1: Mị-tin đến khu vườn kì diệu.
-Mở đầu đoạn 2:Trong khi Mi-tin đang ở khu vườn kì diệu thì Tin-tin đến công xưởng xanh.
+Về trình tự sắp xếp.
+Về ngôn ngữ nối hai đoạn?
3. Củng cố- dặn dò:
-Hỏi: +Có những cách nào để phát triển caâu chuyện.
 + Những cách đó có gì khác nhau?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại màn 1 hoặc màn 2 theo 2 cách vừa học.
+Có thể kể đoạn Trong công xưởng xanh trước đoạn Trong khu vườn kì diệu và ngược lại.
+Từ ngữ nối được thay đổi bằng các từ ngữ chỉ địa điểm.
Tiết 3 Luỵên âm nhạc
(Giáo viên bộ môn dạy)

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 8.buổi chiều.doc