Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần dạy 16 năm học 2012

Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần dạy 16 năm học 2012

Tập đọc

KÉO CO

 I - MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU

Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diển tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài

Hiểu nội dung : kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ phát huy

Trả lời câu hỏi :SGK

- HS yêu thích các trò chơi dân gian -> từ đó giáo dục lòng yêu quê hương dân tộc.

II - CHUẨN BỊ

 + Tranh minh hoạ nội dung bài học.

 + Bảng phụ viết sẵn những câu , đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

 

doc 90 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 475Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần dạy 16 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
	Thứ 2 ngày 03 tháng 12 năm 2012 
Tiết 31 Tập đọc 
KÉO CO
 I - MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diển tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài 
Hiểu nội dung : kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ phát huy 
Trả lời câu hỏi :SGK 
- HS yêu thích các trò chơi dân gian -> từ đó giáo dục lòng yêu quê hương dân tộc. 
II - CHUẨN BỊ
 + Tranh minh hoạ nội dung bài học.
 + Bảng phụ viết sẵn những câu , đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ:
2. Bài mới: Giới thiệu bài mới
 * Hướng dẫn luyện đọc 
- Đọc diễn cảm cả bài.
- Chia đoạn, giải nghĩa thêm từ khó 
GV đọc mẫu
 + Tìm hiểu bài 
* Đoạn 1: Từ đầu . . . người xem hội.
- Trò chơi kéo co ở làng Hữu Tráp có gì đặc biệt ?
* Đoạn 2 : Phần còn lại
- Tró chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ? 
* Yêu cầu HS đọc cả bài văn và trả lời câu hỏi.
- Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui ?
- Ngoài trò chơi kéo co , em còn biết những trò chơi nào khác thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta ? 
+ Đọc diễn cảm 
- GV đọc diễn cảm bài văn. 
- Giọng đọc vui , hào hứng. Chú ý ngắt nhịp , nhấn giọng đúng khi đọc các câu sau :
Hội làng Hữu Tráp / thuộc huyện Quế Võ, / tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. // Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng.// Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc vui cũng rất là vui.// Vui là ở sự ganh đua, / vui là ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội . //
3. Củng cố - Dặn dò: Hướng dẫn học ở nhà
 - Một HS khá đọc bài
 - HS phân đoạn
 - HS đọc nối tiếp,giải nghĩa một số từ khó
- HS đọc từng khổ thơ và cả bài.
- Kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng.
- Kéo co giữa trai tráng hai giáp ranh trong làng với số người mỗi bên không hạn chế, không quy định số lượng. 
- Trò chơi kéo co bao giờ cũng vui vì không khí ganh đua rất sôi nổi ; vì những tiềng hò reo khích lệ của người xen hội. 
- Đá cầu, đấu vật, đu dây. . .
- Luyện đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc.
- Thi đọc diễn cảm.
- HS nêu nội dung bài
Nội dung : kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ phát huy 
 TOÁN 
TIẾT 76 LUYỆN TẬP 
I - MỤC TIÊU:
-Thực hiện được phép chia cho số có 2 chữ số 
-Giải bài toán có lời văn 
-Bài:1(dòng 1,2 ) ,2
-HS khá, giỏi làm thêm BT: bài 1ab dòng 3, BT 3, BT4.
II.CHUẨN BỊ: Phiếu học tập
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ:
2. Bài mới: Giới thiệu bài mới
 *Thực hành
Bài tập 1:
Giúp HS tập ước lượng tìm thương trong trường hợp số có hai chữ số chia cho số có hai chữ số, số có ba chữ số chia cho số có hai chữ số.
HS khá, giỏi làm thêm dòng 3
Bài tập 2:
Tóm tắt: 25 viên gạch : 1 m2
 1050 viên gạch : .m2
Bài tập 3: HS khá, giỏi 
- Giải toán có lời văn. 
Tính tổng số sản lượng của đội làm trong 3 tháng.
Tính số sản phẩm trung bình mỗi người làm.
Bài tập 4: HS khá, giỏi
3. Củng cố - Dặn dò: Hướng dẫn học ở nhà
Chuẩn bị bài: Thương có chữ số 0 
HS đặt tính rồi tính
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
4725:15=315 35136:18=1952
4674:82= 57 18408:52=354
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS lên chữa bài
ĐS :42m2
- HS thảo luận nhóm 4
- HS lên chữa bài
 ĐS: 125(sản phẩm )
Tiết 16	Đạo đức
YÊU LAO ĐỘNG
I.Mục tiêu
Giúp HS:
+ Nêu được ích lợi của lao động
+ Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
+ Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.
II.Đồ dùng dạy học
 -SGK, VBT Đạo đức lớp 4
 -Các câu truyện, tấm gương về yêu lao động
 -Tranh ảnh liên quan nội dung bài.
III.Hoạt động trên lớp Tiết 1	
Hoạt động của GV
oạt động của HS
1.Ổn định
2.KTBC
-GV nêu yêu cầu kiểm tra: Kể các việc em đã làm để tỏ lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
-GV nhận xét, đánh giá
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: “Yêu lao động”
b.Nội dung
*Hoạt động 1: Đọc truyện “Một ngày của Pê- chi- a”
-GV yêu cầu HS sắm vai đọc câu chuyện “Một ngày của Pê- chi- a” 
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi 3 câu hỏi:
+Hãy so sánh một ngày của Pê-chi-a với những người khác trong câu chuyện.
+Theo em, Pê-chi-a, sẽ thay đổi như thế nào sau chuyện xảy ra?
+Nếu là Pê-chi-a, em sẽ làm gì? 
-GV kết luận: Lao động giúp con người phát triển lành mạnh và đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (BT1-SGK/25, BT1, 2-VBT/24)
-GV phát bảng nhóm, nêu yêu cầu thảo luận: Tìm những biểu hiện của yêu lao động và lười lao động
-GV kết luận một số biểu hiện của yêu lao động, của lười lao động.
+Yêu lao động: Tích cực tham gia các buổi lao động của trường, lớp ; chăm làm việc nhà giúp bố mẹ, làm tốt nhiệm vụ trực nhật lớp phân công
+Lười lao động: Đùn đẩy việc cho người khác, Nhờ người khác làm hộ phần việc của mình
-GV yêu cầu HS dựa theo kết quả thảo luận, hoàn thành nhanh BT1, 2-VBT/24
* Hoạt động 3: Đóng vai (Bài tập 2- SGK/26)
-GV chia 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, đóng vai một tình huống:
Ø Nhóm 1,2: Tình huống 1: Sáng nay, cả lớp đi lao động trồng cây xung quanh trường. Hồng đến rủ Nhàn cùng đi. Trời lạnh, Nhàn ngại không muốn chui ra khỏi chăn ấm nên nhờ Hồng xin phép hộ với lí do là bị ốm. Theo em, Hồng nên làm gì trong tình huống đó?
Ø Nhóm 3,4: Tình huống 2: Chiều nay, Lương đang nhổ cỏ ngoài vườn cùng với bố thì Toàn sang rủ đi đá bóng. Thấy Lương ngần ngại, Toàn bảo: “Để đấy, mai nhổ cũng được chứ sao ” Theo em, Lương sẽ ứng xử thế nào?
 -GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống.
+Hồng nên khuyên bạn không được lười biếng, càng không thể nói dối thầy cô, khuyên bạn cùng đi lao động với mình.
+Lương nên làm xong công việc của mình rồi mới cùng bạn đi chơi bóng vì việc hôm nay chớ để ngày mai.
4.Củng cố - Dặn dò
 -Chuẩn bị : sưu tầm các tấm gương , những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về ý nghĩa, tác dụng của lao động
-HS hát.
-3 HS trình bày
-Lớp nhận xét.
-HS sắm vai đọc truyện
-HS cả lớp thảo luận.
-3HS trình bày.
-Lớp nhận xét, bổ sung
-HS đọc và tìm hiểu ý nghĩa của phần ghi nhớ của bài. 
-Các nhóm thảo luận, làm bài vào bảng nhóm
-Trình bày bảng nhóm trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung
-HS làm bài vào vở bài tập
-Các nhóm thảo luận, phân vai, tập các cách ứng xử
-Các nhóm lần lượt trình diễn trước lớp
-Lớp nhận xét : Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?
-HS làm BT3-VBT/25 : Điền các từ: lao động, hạnh phúc, nghĩa vụ vào chỗ trống 
Tiết 16	KÜ thuËt 
CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN
(TIẾT 2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản.
2. Kĩ năng
- Có thể chỉ vận dụng 2 trong 3 kỹ năng cắt, khâu, thêu đã học.
3. Thái độ
- Rèn luyện tính cẩn thận khi cắt, khâu, thêu.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Tranh quy trình của các bài trong chương trình.
 Mẫu khâu, thêu đã học.
- Học sinh: Giấy, vải, chỉ thêu, kéo...
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
* Hoạt động 2: HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn.
- Nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn HS lựa chọn sản phẩm. 
- Gọi HS nối tiếp nêu sản phẩm đã lựa chọn.
- Hướng dẫn HS với mỗi sản phẩm các em chọn sẽ sử dụng mũi khâu, thêu nào đơn giản, phù hợp như:
+ Cắt, khâu, thêu khăn tay.
+ Cắt, khâu, thêu túi rút dây để đựng bút.
+ Cắt, khâu, thêu sản phẩm như váy liền áo cho búp bê, gối ôm,...
- Yêu cầu HS phác thảo hình vẽ sản phẩm của mình lên vải.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Mỗi HS sẽ tự chọn và tiến hành cắt, khâu, thêu một số sản phẩm mình đã chọn.
- HS nối tiếp nêu.
- Lắng nghe.
- Thực hiện.
 Tiết 16 Chính Tả (Nghe viết)
KÉO CO
 I MỤC TIÊU:
 Nghe – viết lại đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài : Kéo co.
Làm đúng bài tập :2ab 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Một vài tờ giấy A4để HS thi làm 2b. Một tờ giấy khổ to viết sẵn lời giải 2b.
 III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Bài cũ:
2. Bài mới: Giới thiệu bài mới
Giáo viên ghi tựa bài.
* Hướng dẫn HS nghe viết.
 a. Hướng dẫn chính tả: 
Giáo viên đọc đoạn viết chính tả: từ Hội làng Hữu Trấp.đến chuyển bại thành thắng.
Học sinh đọc thầm đoạn chính tả 
Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con: 
 b. Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:
Nhắc cách trình bày bài
Giáo viên đọc cho HS viết 
Giáo viên đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi.
* Chấm và chữa bài.
Chấm tại lớp 5 đến 7 bài. 
Giáo viên nhận xét chung 
 *HS làm bài tập chính tả 
HS đọc yêu cầu bài tập 2a/b.
Giáo viên giao việc : HS thảo luận nhóm 
Cả lớp làm bài tập 
HS trình bày kết quả bài tập 
 đấu vật, nhấc, lật đật.
Nhận xét và chốt lại lời giải đúng 
3. Củng cố - Dặn dò: Hướng dẫn học ở nhà
HS theo dõi trong SGK 
HS đọc thầm 
HS viết bảng con Hữu Trấp, Quế Võ,Bắc Ninh,Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phú, khuyến khích
HS nghe.
HS viết chính tả. 
HS dò bài. 
HS đổi tập để soát lỗi và ghi lỗi ra ngoài lề trang tập
Cả lớp đọc thầm
HS làm bài 
HS trình bày kết quả bài làm. 
HS ghi lời giải đúng vào vở. 
: 
 Toán (tăng)
ÔN LUYỆN CHIA CHO SỐ CÓ 2 CHỮ SỐ 
I-Mục tiêu:
- HS củng cố các kiến thức đã học về chia cho số có 2 chữ số
- Làm các bài tập liên quan.
II- Các hoạt động dạy học:
1)Bài cũ:
2)Bài ôn:
- Hướng dẫn làm các bài tập:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 1: Tính bằng 2 cách:
a) (24 x 5 ) : 4
b) (125 x 6) :3
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
56088 : 12 ; 87830 : 35
Bài 3: 
1 bao : 50 kg xi măng
2340 kg xi măng ? bao ( thừa ? kg xi măng)
3)Củng cố dặn dò 
Hướng dẫn học ở nhà
HS nêu yc bài tập
HS làm bài vào vở
HS lên chữa bài
 - HS nêu yêu cầu bài tập
HS làm bài vào vở
HS lên chữa bài
HS nêu yêu cầu bài tập
HS thảo luận nhóm đôi
HS lên chữa bài
ĐS: 46 bao ( thừa 40 kg)
Thứ 3 ngày 04 tháng 12 năm 2012 
TIẾT 77 TOÁN
THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ O
I - MỤC TIÊU:
-Thực hiện được phép chia cho số có hai chử số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương 
-Rèn luyện kỉ năng tính toán cho HS
-HS biết vận dụng trong tính toán 
-HS khá, giỏi làm thêm BT1 ab dòng 3, bài 2,3.
II.CHUẨN BỊ:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ:
2. Bài mới: Giới thiệu bài mới
Hoạt động1: Hướng dẫn trường hợp thươ ... 1-0,5 
	TOÁN (tăng)
I- Mục tiêu:
- Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:
+ Đọc viết , so sánh số tự nhiên; hàng, lớp.
+ Thực hiện phép cộng, trừ các số đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp; nhân với số có hai, ba chữ số; chia số có đến năm chữ số cho số có hai chữ số.
+ Dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
+ Chuyển đổi, thực hiện phép tính với số đo khối lượng, số đo diện tích đã học.
+ Nhận biết góc vuông, góc nhọn, góc tù, hai đường thẳng song song, vuông góc.
+ Giải bài toán có đến 3 bước tính trong đó có các bài toán: tìm số TB cộng; tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 
II. HƯỚNG DẪN HS TỰ CHẤM BÀI LÀM CỦA MÌNH
Phần 1: Trắc nghiệm (3 điểm )
Khoanh đúng mỗi câu được 1 điểm
 Câu 1: C. Câu 2: B Câu 3: A
Phần 2 : Tự luận: (7 điểm )
Bài 1: ( 2 điểm) ; = ?
 a/ 978561.....>.....897615 c/ 516789.....>....516 +789
 b/ 956178.....<.....965871 d/ 561789......=....187263 x 3
Bài 1:( 2 điểm) - Tính đúng mỗi câu được 0,5 điểm .
 a,759197; b,6137; c, 395692; d, 3246. 
 Bài 3: (2 điểm) - Ghi đúng lời giải và làm đúng phép tính thứ nhất được 0,5 điểm
 - Ghi đúng lời giải làm đúng phép tính thứ hai được 0,5 điểm
 - Ghi đúng lời giải làm đúng phép tính thứ hai được 0,5 điểm
 - Tóm tắt 0,25 điểm ; Đáp số 0,25 điểm.
	Tóm tắt: 
Tổ Một ____352 cây_
Tổ Hai ___________38 cây
Tổ Ba ________________ 20 cây 
Trung bình mỗi tổ:.....cây?
Bài giải:
Tổ Hai trồng được số cây là:
352 + 38 = 390 (cây)
Tổ Ba trồng được số cây là:
390 + 20 = 410 (cây)
 Trung bình mỗi tổ trồng được số cây là:
 (352 + 390 + 410): 3 = 384 (cây)
Đáp số: 384 cây
 Bài 4: ( 1 điểm) Tính bằng cách thuận tiện nhất
	 586 x 75 - 586 x 60 - 586 x 4 – 586
 = 586 x ( 75 – 60 – 4 – 1)
 = 586 x 10
 = 5860 
Dặn HS tiếp tục ôn thi.
 Thứ 5 ngày 20 tháng 12 năm 2012
Tiết 89 Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I- Mục tiêu:
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số tình huống đơn biản.
- Rèn kĩ năng đặt tính và giải toán có lời văn.
- HS hứng thú học toán
- HS khá giỏi làm thêm BT4,5
II-Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A-Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 và cho VD.
 B- Bài mới:
1-Giới thiệu bài và ghi đầu bài:
2-Luyện tập:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài .
- Yêu cầu HS thực hiện ra vở.
- Chữa bài và nhận xét.
+ Các số chia hết cho 2: 4568, 2050, 35766
+ Các số chia hết cho 3: 2229, 35766
+ Dấu hiệu chia hết cho 5: 7435, 2050
+ Các dấu hiệu chia hết cho 9: 35766
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Gọi HS nêu cách thực hiện.
- Gọi HS thực hiện bài trong vở và chữa bài.
+ 64620, 5270 
+ 57234, 66620.
+ 64620
- Nhận xét, bổ sung.
Bài 3: HS đọc bài toán.
- Cho HS thực hiện giải bài ra vở và chữa bài trên bảng: a) 528, 558, 588
 b) 603, 693
 c) 240
 d) g354
Bài 4: Dành cho HSKG 
- HS tính giá trị biểu thức và xem xét kết quả là số chia hết cho những số nào trong các số 2 và 5. 
Bài 5: Dành cho HSKG
- Gọi HS đọc bài toán.
- HD HS phân tích và nêu kết quả đúng. 
 3 - Củng cố- Dặn dò: 
- Củng cố cho HS toàn bài và dặn chuẩn bị bài sau
- 2 HS làm bảng, dưới lớp làm vở.
- Lớp nhận xét.
- HS thực hiện
- Lớp nhận xét.
- HS thực hiện theo yêu cầu của đầu bài.
- HS làm bài trong vở và chữa bài trên bảng
- Gọi HS làm và chữa bài.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS thực hiện theo yêu cầu của đầu bài.
- HS làm bài trong vở và chữa bài trên bảng.
- 1 HS đọc yêu cầu
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm bài trong vở
- Chữa bài, nhận xét
 Luyện từ và câu: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ ĐỌC
	(Đề bài do trường ra)
 Lịch sử: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ 
(Đề bài do trường ra)
SINH HOẠT TẬP THỂ: Vệ sinh răng miệng
Đề tài : em không sợ hãi khi đi chữa răng
I/ Mục đích yêu cầu:
Giúp trẻ hiểu được sự ích lợi của việc đi khám và chữa răng sớm.
Hình thành tính gan dạ, không sợ sệt khi đến phòng Nha Khoa.
II/ Chuẩn bị :
Đồ dùng dạy học : 
+ Cô : Tranh phòng Nha khoa có :dụng cụ Nha Khoa, cô Bác sĩ, ghế ngồi, Bệnh nhân dễ thương.Cac dụng cụ thông dụng của phòng Nha Khoa: gương,kẹp gắp, thuốc tê
III/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1:
Lớp “yêu thủ đô”
Cô kể cho cháu nghe câu chuyện “Gấu con đi chữa răng”
Hoạt động 2:đàm thoại
Chuyện kể kể gì về Gấu con ?
Tại sao Gấu con lại bị đau răng ?
Cô bác sĩ đã chữa răng cho Gấu con như thế nào? Có đau không?
Cô Bác sĩ đã dặn dò Gấu con những việc gì ?
Gấu con đã tự nhủ thầm : mình sẽ làm gì ?
Khi đi chữa răng các con có sợ không ?
Tại sao con không nên sợ khi đi chữa răng ?
Ta cần phải làm gì đối với răng của chúng ta ?
Phòng Nha Khoa học đường có ích lợi gì ? 
Ta nên đến phòng Nha Khoa khi nào ?
Hoạt động 3:
Trò chơi “ em tập làm bác sĩ chữa răng”
* Nhận xét 
Vì Gấu con thích ăn bánh kẹo có nhiều mật ngọt mà lại lười chải răng nên gấu con đã bị sâu răng, đau nhức quá nhưng Gấu con rất sợ hãi khi phải đi chữa răng.
Vì Gấu con ăn bánh kẹo ngtj và mật ong nhiều và ăn hoài suốt ngày nên răng Gấu đã bị sâu, nhưng Gấu con dấu mẹ nên không được điều trị sớm, đến khi lỗ sâu to làm gấu con đau nhức quá.
Cô bác sỹ đã chữa răng cho Gấu rất nhẹ nhàng
Bác sỹ dặn dò – Gấu con về nhà không ăn vặt bánh kẹo mật ngọt nhiều.
Gấu con tự nhủ từ nay sẽ cẩn thận, giữ gìn VSRM tại nhà và sẽ đến phòng Nha Khoa để khám và điều trị sớm..
Ta cần chỉa răng sạch liền ngay sau khi ăn, tối trước khi đi ngủ .
Là nơi đáng tin cậy để chữa răng cho em và cho em những lời chỉ dẫn phòng bệnh về răng rất hữu ích.
Khi răng mới chớm sâu, mới có đốm đen, mới cảm thấy hơi đau để khám và điều trị sớm, tránh khỏi bị nhức răng. Nên trở lại tái khám định kỳ và thường xuyên 6 tháng /lần.
 Thứ sáu, ngày 21 tháng 12 năm 2012
Tiết 90 Toán 
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
	(Đề bài do trường ra)
Tiết 36 Khoa học
KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG
I.Mục tiêu :HS biết:
 Nêu dẫn chứng để chứng minh người, động vật đều cần không khí để thở.
 -Hiểu được vai trò của khí ô-xi với quá trình hô hấp.
*GDBVMT: Vai trò của không khí đối với đời sống, biết bảo vệ bầu không khí trong lành.
II.Đồ dùng dạy học :Cây, con vật nuôi, trồng đã giao từ tiết trước.
 -GV sưu tầm tranh, ảnh về người bệnh đang thở bình ô-xi, bể cá đang được bơm không khí.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.KTBC:
Nêu câu hỏi
GV nhận xét và ghi điểm.
2.Bài mới:Giới thiệu bài và ghi tên bài:
*Hoạt động1:Vaitrò của không khí đối với con người.
-GV yêu cầu cả lớp để tay trước mũi, thở ra và hít vào. Sau đó hỏi HS nhận xét gì ?
+Em cảm thấy thế nào khi bị bịt mũi và ngậm miệng lại ?
+Qua thí nghiệm trên, em thấy không khí có vai trò gì đối với con người ?
-GV nêu: không khí rất cần cho đời sống của con người. Trong không khí có chứa khí ô-xi, con người không thể sống thiếu khí ô-xi quá 3 – 4 phút.
*Hoạt động 2: Vai trò của không đối với thực vật, động vật.
-Cho HS các nhóm trưng bày con vật, cây trồng đã nuôi, trồng theo yêu cầu của tiết trước.
-GV yêu cầu đại diên mỗi nhóm nêu kết quả thí nghiệm nhóm đã làm ở nhà.
-Với những điều kiện nuôi như nhau: thức ăn, nước uống tại sao con cào cào này lại chết ?
 +Còn hạt đậu này, vì sao lại không được sống bình thường ?
-Qua 2 thí nghiệm trên, em hiểu không khí có vai trò như thế nào đối với thực vật, động vật 
-Kết luận: 
*Hoạt động 3: Ứng dụng vai trò của khí ô-xi trong đời sống.
- Yêu cầu HS quan sát H.5,6 SGK và cho biết tên dụng cụ giúp người thợ lặn 
Cho HS nhận xét câu trả lời của bạn.
-GV kết luận : 
-GV chia lớp thành nhóm 4 và yêu cầu HS trao đổi, thảo luận các câu hỏi. GV ghi câu hỏi lên bảng.
 +Những VD nào chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, động vật, thực vật ?
 +Trong không khí thành phần nào quan trọng nhất đối với sự thở ?
 Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng bình ô-xi 
-Gọi HS trình bày. Mỗi nhóm trình bày 1 câu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét: Người, động vật, thực vật muốn sống được cần có ô-xi để thở.
* GDBVMT:Chúng ta cần làm gì để bảo vệ bầu không khí trong lành?
4.Củng cố - Dặn dò:
Nhận xét tiết học.
-HS trả lời.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS nghe.
Cả lớp làm theo yêu cầu của GV và trả lời:
+Em thấy có luồng không khí ấm chạm vào tay khi thở ra và luồng không khí mát tràn vào lỗ mũi.
-HS tiến hành cặp đôi và trả lời.
-HS lắng nghe.
-4 nhóm trưng bày các vật lên bàn trước lớp.
-HS các nhóm đại diện cầm vật của mình lên nêu kết quả.
 +Các nhóm trao đổi và trả lời: con cào cào  này bị chết là do nó không có không khí để thở. Khi nắp lọ bị đóng kín, lượng ô-xi trong không khí trong lọ hết là nó sẽ chết.
-Không khí rất cần cho hoạt động sống của động vật, thực vật. Thiếu ô-xi trong không khí, động vật, thực vật sẽ bị chết..
-Quan sát và thảo luận.
-HS chỉ vào tranh và nói:
 +Dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước là bình ô-xi mà họ đeo trên lưng.
 +Dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan là máy bơm không khí vào nước.
-HS nhận xét..
-HS các nhóm trao đổi, thảo luận và cử đại diện lên trình bày.
+Không có không khí con ngưòi, động vật, thực vật sẽ chết. Con người không thể nhịn thở quá 3 – 4 phút.
 +Trong không khí ô-xi là thành phần quan trọng nhất đối với sự thở của người, động vật, thực vật.
 +Người ta phải thở bằng bình ô-xi : làm việc lâu dưới nước, thợ làm việc trong hầm, lò, người bị bệnh nặng cần cấp cứu
+ HS nêu ý kiến.
Tiết 36 Tập làm văn 
 	 KIỂM TRA HỌC KÌ I
 	 (Kiểm tra viết)
Tiết 18 Địa lí 
 	 KIỂM TRA HỌC KÌ I
 	 (Đề bài do nhà trường ra)
Tiết 18: SINH HOẠT LỚP
I/ Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 18
Nề nếp tốt . Đồng phục khăn quàng đầy đủ.
Thể dục, vệ sinh tốt.
Đa số HS có đủ đồ dùng học tập, sách vở.
HS đã có ý thức trong học tập.
Đầu giờ có kiểm tra sách vở và bài tập về nhà đều đặn, thường xuyên.
Thực hiện tốt nề nếp chấp hành luật ATGT.
Ôn và thi đạt kết quả tương đối tốt.
Những HS được tuyên dương: Đức An, Ng. Trâm, Minh Anh, Nguyệt Nam, Như.
II/ Kế hoạch hoạt động của lớp trong tuần 19
Duy trì tốt mọi nề nếp đã đạt.
Duy trì học tăng buổi , kèm cặp HS yếu kém.
Thường xuyên kiểm tra đồ dùng, sách vở và việc học bài của HS
Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
HS rèn chữ viết. 
Bồi dưỡng cho HS thi “ chữ đẹp”, Olimpic tiếng Anh.
Nuôi heo đất đợt 3.
Ôn thi cuối kì.
BD giải toán trên mạng.
Họp phụ huynh cuối kì 1.
Sơ kết lớp.
Bình chọn cá nhân xuất sắc cuối tuần.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4(18).doc