Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần dạy 22 năm 2013

Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần dạy 22 năm 2013

 Tiết 43: SẦU RIÊNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây.

2. Kỹ năng: Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.

3. Thái độ: Giáo dục cho HS lòng tự hào về đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Hình ảnh minh họa SGK, bảng nhóm (ND).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 27 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần dạy 22 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Thứ hai ngày 4 tháng 2 năm 2013
Tập đọc
 Tiết 43: SẦU RIÊNG 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây.
2. Kỹ năng: Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.
3. Thái độ: Giáo dục cho HS lòng tự hào về đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Hình ảnh minh họa SGK, bảng nhóm (ND).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS đọc thuộc lòng Bè xuôi sông La.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: - Giới thiệu chủ điểm qua hình ảnh SGK.
 - Nêu vấn đề qua bài Quả để giới thiệu bài.
3.2. Nội dung bài:
* HĐ1: Luyện đọc
- YCHS đọc toàn bài và chia đoạn.
- HD giọng đọc chung cả bài. 
- YCHS đọc nối tiếp đoạn.
- Sửa lỗi phát âm, HDHS hiểu nghĩa từ mới và cách ngắt nghỉ ở câu văn dài.
- Đọc đoạn trong nhóm.
- GV đọc mẫu toàn bài.
* HĐ2 : Tìm hiểu bài.
- YC HS đọc đoạn 1.
+ Sầu riêng là loại quả quý của vùng nào?
- YCHS đọc toàn bài.
* Dựa vào bài văn miêu tả những nét đặc sắc:
a, Hoa của hoa sầu riêng ?
b, Quả sầu riêng ?
c, Dáng cây sầu riêng ? 
- Cùng HS thống nhất các ý kiến.
+ Tác giả tả cây sầu riêng theo trình tự nào ?
+ So với cây xoài, cây nhãn, sầu riêng như thế nào ?
+ Cách so sánh của tác giả có ý gì ?
+ Điều gì khiến tác giả đam mê sầu riêng như vậy ? 
+ Nhờ đâu tác giả cảm nhận được sự đặc biệt của sâu riêng ?
- Cùng HS thống nhất nêu nội dung bài.
*ND : Bài văn tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây.
*HĐ3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm
- YCHS đọc lại toàn bài, nhắc lại giọng đọc.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 1.
- Cùng HS nhận xét, đánh giá.
- 1 HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi SGK.
- HS chia đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu đến...kì lạ.
+ Đoạn 2: tiếp đến ...tháng năm ta.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- 6 HS đọc nối tiếp đoạn và các từ chú giải có trong đoạn đọc.
- Đọc trong nhóm, báo cáo kết quả đọc.
- Lắng nghe.
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Của miền Nam.
- HS đọc và trao đổi theo nhóm, đại diện trả lời.
+ Hoa: thơm ngát, đậu từng chùm, màu trắng, 
cánh hoa nhỏ hao hao giống cánh sen con lác
 đác vài nhụy li ti.... 
+ Quả: lủng lẳng dưới cành như những tổ 
kiến; mùi thơm đậm, thơm của mít chín 
quyện hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. 
+ Thân khẳng khiu cao vút cành ngang 
thẳng đuột, lá nhỏ xanh vàng hơi khép lại tưởng như héo.
+ Quả -> hoa -> thân -> cành -> lá .
+ Sầu riêng là loại trái quí của miền Nam.
+ Sầu riêng không đẹp, cành thẳng đuột, 
lá như lá héo (quan sát hình ảnh ở SGK ).
+ Hương vị quyến rũ đến kỳ lạ vị ngọt đến đam mê.
 + Nhờ sự quan sát tinh tế mà tác giả cảm nhận được như vậy.
- 1 HS đọc nội dung, cả lớp soát bài.
.
- 3 học sinh đọc, nêu lại giọng đọc.
- 3 học sinh thi đọc trước lớp.
4. Củng cố: + Khi tả cây có hoa, có quả em nên tả như thế nào ?
 + Để có bài tả cây đầy đủ em cần quan sát và tả thế nào?
5. Dặn dò: Về nhà luyện đọc, chuẩn bị bài Chợ Tết . 
Toán
 Tiết 106: LUYỆN TẬP CHUNG 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học về phân số; rút gọn phân số, qui đồng mẫu số.
2. Kỹ năng: Biết cách rút gọn phân số và qui đồng được mẫu số hai phân số.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 -Hình minh họa SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong giờ học)
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
3.2. Nội dung bài:
Bài 1: Rút gọn các phân số:
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài 1.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở nháp.
- Chốt kết quả đúng:
 ; 
Bài 2: 
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài 2.
- YCHS rút gọn các phân số rồi so sánh với 
- Nhận xét, chốt lời giải đúng: không rút gọn được.
* Vậy các phân số bằng bằng 
Bài 3 + 4: 
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập 3, 4.
- Cả lớp làm bài 3a,b,c vào vở, HSK,G làm cả 3, bài 4.
- GV chữa bài.
a) 
; 
b) 
; 
c) , 
; ; giữ nguyên 
Bài 4: 
- Cùng cả lớp nhận xét, chốt ý đúng:
Nhóm ngôi sao ở phần b có số ngôi sao đã tô màu
- HS đọc, hiểu yêu cầu bài 1
- HS cả lớp làm bài vào vở nháp, 4 HS làm trên bảng lớp.
- Theo dõi.
- HD đọc, hiểu yêu cầu bài 2.
- Rút gọn phân số và nêu nhận xét, 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- Theo dõi.
- HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập 3, 4.
- Cả lớp làm bài 3a, b, c vào vở, HSKG làm cả bài 3 và bài 4, 4HS chữa bài trên bảng.
- Theo dõi.
- 2, 3 HS nêu miệng kết quả.
4. Củng cố: Hệ thống bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò: Về nhà học bài, làm bài VBT. Chuẩn bị bài giờ sau.
Đạo đức
 Tiết 22: LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (tiếp)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Học sinh nhận thấy cần phải cư sử lịch sự với mọi người xung quanh. Biết tôn trọng người khác tôn trọng nếp sống văn minh.
2. Kỹ năng: Thể hiện sự lịch sự với người khác và thể hiện nếp sống văn minh.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - VBT.	 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: + Vì sao phải lịch sự với mọi người ?
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
3.2. Nội dung bài:
* HĐ1 : Bày tỏ ý kiến (BT2)
- Nêu lần lượt các ý để học sinh bày tỏ ý kiến đúng sai.
* Kết luận: 
 Các ý c, d là đúng.
 Các ý a, b, đ là sai.
* HĐ2 : Đóng vai (BT4)
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- HD các nhóm thảo luận tình huống và phân công người đóng vai.
- YC các nhóm lên trình bày.
- Cùng cả lớp nhận xét chung:
a) Tiến cần xin lỗi Linh.
b) Thành và mấy bạn nên xin lỗi bạn nữ.
*Kết luận:
- YC học sinh đọc câu ca dao ở SGK.
- Giải thích ý nghĩa câu ca dao cho học sinh.
- HS bày tỏ ý kiến.
- Theo dõi.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ.
- Thảo luận tính huống, phân công người đóng vai.
- Các nhóm trình bày.
- Theo dõi.
- HS đọc ghi nhớ.
- HS lắng nghe.
4. Củng cố: Cùng HS hệ thống và nhận xét bài học .
5. Dặn dò: Dặn HS vận dụng những điều đã học vào thực tế hằng ngày.
Lịch sử
 Tiết 22: TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ 
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức: Biết được nhà Hậu Lê rất quan tâm đến việc giáo dục: tổ chức dạy học, thi cử nội dung dạy học. Tổ chức giáo dục thời Hậu Lê có qui củ, nền nếp hơn.
 2. Kỹ năng: Biết tìm hiểu lịch sử, truyền thống qua sách vở, báo chí, tranh ảnh.
 3. Thái độ: Coi trọng sự tự học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Hình ảnh SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: + Lê Thánh Tông đã làm gì để bảo vệ, quản lí đất nước?
 3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: Nêu vấn đề từ bài cũ để giới thiệu bài.
3.2. Nội dung bài:
* HĐ1: Tổ chức giáo dục dưới thời Hậu Lê
- YC HS đọc nội dung SGK ( từ đầu đến các thầy đồ).
+ Thời Lý, Trần tổ chức giáo dục như thế nào?
+ Thời Hậu Lê tiến hành tổ chức giáo dục như thế nào? 
*KL: Thời Hậu Lê giáo dục được phát triển; nhà Hậu Lê cho dựng nhà Thái Học, dựng lại Quốc Tử Giám thu nhận cả con em thường dân vào học. 
+ Trường có lớp học, chỗ ở, kho chứa sách. Dạy học nho giáo, lịch sử các vương triều phương Bắc. 
+ Cứ ba năm có một kì thi Hương và thi Hội, có kì thi kiểm tra trình độ của quan lại.
* Khẳng định: Giáo dục dưới thời Hậu Lê có tổ chức, có qui củ, nội dung học tập là nho giáo.
* HĐ2: Những việc làm để phát triển giáo dục thời Hậu Lê 
- YCHS đọc nội dung phần còn lại ở SGK.
+ Nhà Hậu Lê làm gì để khuyến khích học tập?
*KL: Nhà Hậu Lê tổ chức ra lễ xướng danh (lễ đọc tên) những người đỗ, lễ vinh qui (lễ đón rước) người đỗ cao về làng. Và khắc tên người đỗ cao (tiến sĩ) vào bia đá dựng ở Văn Miếu để tôn vinh những người có tài.
* Ghi nhớ (SGK).
- YC học sinh đọc ghi nhớ.
- HS đọc nội dung SGK.
- Trao đổi theo cặp, hoàn thành bài 1 ở VBT.
- 3 đại diện đọc bài trước lớp.
- 1 học sinh đọc, thảo luận nhóm, hoàn thành bài 2 ở VBT
- 2 đại diện trả lời và bổ sung.
- Theo dõi.
- 2 học sinh đọc.
- Lắng nghe.
4. Củng cố: Hệ thống bài, nhận xét tiết học .
5. Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau Văn học và khoa học thời Hậu Lê.
Thứ ba ngày 5 tháng 2 năm 2013
Toán
Tiết 107: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ CÙNG MẪU SỐ 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Học sinh biết so sánh hai phân số cùng mẫu số. Củng cố cách nhận biết một phân số lớn hơn, bé hơn 1.
2. Kỹ năng: Làm được các bài toán liên quan
3. Thái độ: Yêu thích môn học .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Bảng lớp vẽ sơ đồ như SGK. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: - Qui đồng mẫu số 
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
3.2. Nội dung bài:
* HĐ1 : Ví dụ.
- Giới thiệu hình vẽ như SGK.
 A C D B
 + Độ dài đoạn thẳng AC bằng mấy phần độ dài đoạn thẳng AB? 
+ So sánh độ dài đoạn thẳng AD bằng mấy phần độ dài đoạn thẳng AB? 
+ Hai đoạn thẳng đoạn thẳng AC và AD đoạn thẳng nào dài hơn ? Đoạn thẳng nào ngắn hơn?
 Do đó: 
Trong hai phân số có cùng mẫu số:
+ Khi nào thì phân số này bé hơn phân số kia ?
+ Khi nào thì phân số này lớn hơn phân số kia ?
+ Khi nào thì hai phân số bằng nhau ?
- Cùng HS thống nhất nêu nhận xét theo SGK .
*HĐ2: Thực hành 
 Bài 1: So sánh hai phân số:
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- YCHS làm bài vào vở, 3 HS làm trên bảng lớp, kết hợp giải thích cách làm.
- Nhận xét, chốt đáp án đúng:
 c) > d) < 
 Bài 2 + 3: 
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- HDHS nhận xét bài 2a như SGK để HS rút ra được:
+ Nếu tử số nhỏ hơn mẫu số thì phân số nhỏ hơn 1.
+ Nếu tử số lớn hơn mẫu số thì phân số lớn hơn 1.
Bài 2b) So sánh các phân số sau với 1, làm tương tự như ý a.
- YCHS cả lớp làm vào vở nháp 3 ý đầu của bài 2b, HSK,G làm cả bài 2 và bài 3, 3 HS làm trên bảng lớp, giải thích cách làm.
- Chữa bài, chốt lại kết quả đúng.
Bài 3: Viết các phân số bé hơn 1, có mẫu số là 5 và tử số khác 0
 ĐA : 
- Quan sát, trao đổi theo cặp.
- Nêu nhận xét
+ Độ dài đoạn thẳng AC bằng độ dài đoạn thẳng AB.
 + AD bằng của AB.
 + Đoạn thẳng AC ngắn hơn đoạn thẳng AD.
- Trao đổi theo cặp, 3 đại diện trả lời và bổ sung.
- 3 HS nối tiếp đọc nhận xét ở SGK.
- HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở, 3 HS làm trên bảng lớp, kết hợp giải thích cách làm
- Theo dõi.
- HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- HS nêu.
- So sánh, nêu nhận xét 
- HS cả lớp làm vào vở nháp 3 ý đầu của bài 2b, HSK,G làm cả bài 2 và bài 3, 3 HS làm trên bảng lớp, giải thích cách làm.
- HSK, G nêu miệng kết quả.
4. Củng cố: Hệ thống bài, nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Về nhà học bài, xem lại bài.
Luyện từ và c ...  lớp làm bài vào vở, 2 HS làm bài trên bảng.
a) 
 ; 
 vậy 
c) 
giữ nguyên . vậy 
- HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập 2,3.
- HS cả lớp làm vở nháp bài 2a, HSK,G làm cả bài 2 và bài 3, 2 HS chữa bài trên bảng lớp.
- 1 HS trình bày bài làm.
Mai ăn cái bánh tức là cái bánh
Hoa ăn cái bánh tức là cái bánh
 Vì > nên Hoa ăn nhiều bánh hơn
4. Củng cố: Hệ thống bài, nhận xét tiết học .
5. Dặn dò: Về nhà học bài, làm bài 1b, 2b .
Luyện từ và câu
Tiết 44: MỞ RỘNG VỐN TỪ : CÁI ĐẸP
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ, nắm nghĩa các từ thuộc chủ điểm vẻ đẹp muôn màu. Bước đầu làm quen với các thành ngữ liên quan đến cái đẹp.
2. Kỹ năng: Biết sử dụng các từ ngữ đã học để đặt câu.
3. Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 + Đọc đoạn văn kể về một loại trái cây em thích có dùng câu kể Ai thế nào ?
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
3.2. Nội dung bài:
 Bài 1: 
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập. 
- YCHS làm bài vào VBT.
- YC đại diện các nhóm trình bày.
- Cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
 a) Các từ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người: đẹp, xinh, xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn, xinh xinh, tươi tắn, rực rỡ, lộng lẫy 
b) Các từ thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người: thùy mị, dịu dàng, hiền dịu, đôn hậu, nết na 
Bài tập 2: 
- Tiến hành như bài tập 1.
- Lời giải đúng:
a) Các từ chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật: tươi đẹp, sặc sỡ, huy hoàng, tráng lệ, mĩ lệ, hùng vĩ, hoành tráng, 
b) Các từ dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên cảnh vật và con người: xinh xắn, xinh tươi, xinh đẹp, lộng lẫy, duyên dáng, thướt tha 
Bài 3: Đặt câu với 1 từ vừa tìm được ở bài tập 1 hoặc bài tập 2.
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- YCHS làm bài cá nhân.
- YCHS đọc nối tiếp câu vừa đặt được.
- Cùng cả lớp nhận xét.
Bài 4: Nối các thành ngữ hoặc cụm từ ở cột A với các từ ở cột B.
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- YC cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Nhận xét, cùng HS thống nhất kết quả đúng.
+ Mặt tươi như hoa em mỉm cười chào mọi người.
+ Ai cũng khen chị Ba đẹp người, đẹp nết.
+ Ai viết cẩu thả thì chắc chắn chữ như gà bới.
- 1 HS nêu yêu cầu .
- Thảo luận nhóm làm bài. 2 nhóm làm trên bảng lớp.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Theo dõi, nhận xét.
- Làm tương tự bài tập 1
- Theo dõi
- HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- Làm bài vào vở bài tập.
- Nối tiếp đọc câu vừa đặt.
- Theo dõi, nhận xét.
- HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- Làm bài vào vở bài tập, 2 HS làm trên bảng. 
- Theo dõi, nhận xét. 
4. Củng cố: Hệ thống bài, nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Về nhà học bài, xem lại bài tập.
Thể dục
Tiết 44: BÀI 44
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:- Nhảy dây kiểu chụm hai chân. Chơi trò chơi Đi qua cầu.
2. Kỹ năng: Thực hiện cơ bản đúng động tác nhảy dây kiểu chụm hai chân, động tác nhảy nhẹ nhàng. Biết cách so dây, quay dây nhịp điệu và bật nhảy mỗi khi dây đến. Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
3. Thái độ: Yêu thích bộ môn, hăng say tập luyện ở lớp, ở nhà.
II. ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập luyện. 
- Phương tiện: 1 còi, sân chơi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: 
A. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- YCHS khởi động.
B. Phần cơ bản:
a) Ôn tập bài thể dục phát triển chung.
- GV nêu yêu cầu.
- Chia tổ tập luyện.
- GV quan sát, sửa sai giữa các lần tập.
b) Nhảy dây kiểu chụm hai chân.
- GVHDHS thực hiện cách so dây, chao dây, quay dây và tư thế bật nhảy. 
c) Trò chơi: Đi qua cầu.
- GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi, luật chơi, HDHS chơi thử, GV nhận xét, sửa sai.
- GV nhận xét, biểu dương.
C. Phần kết thúc:
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.
- Cán sự điều khiển.
- Đứng vỗ tay hát.
- Xoay các khớp cổ tay cổ chân.
- Chạy tại chỗ.
- Tổ trưởng điều khiển, cả lớp tập luyện(2 lần).
- HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện cá nhân.
- Chơi trò chơi: Đi qua cầu. 
- Chơi thử 1 – 2 lần.
- Chơi cả lớp.
- Thực hiện các động tác thả lỏng, hồi tĩnh. 
- Nêu nội dung chính của bài.
- Tập lại các động tác đã học.
Thứ sáu ngày 8 tháng 2 năm 2013
Toán
 Tiết 110: LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Củng cố về so sánh hai phân số.
2. Kỹ năng: Biết cách so sánh hai phân số có cùng tử số.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Khi so sánh hai phân số khác mẫu số, ta làm thế nào ?
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: Nêu vấn đề từ bài cũ để giới thiệu.
3.2. Nội dung bài:
Bài 1: So sánh hai phân số.
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- YCHS cả lớp làm ý a, b vào vở, HSK,G làm cả bài.
- Gọi HS làm bài trên bảng lớp.
- Nhận xét, chốt bài làm đúng củng cố cách so sánh phân số.
Bài 2: So sánh hai phân số bằng hai cách khác nhau.
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- Gợi ý cho HS so sánh 2 phân số bằng 2 cách: qui đồng mẫu số và so sánh phân số với 1.
- YCHS làm bài 2a,b vào nháp, HSK,G làm cả bài.
- Nhận xét, chốt bài làm đúng.
Bài 3 + 4:
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập 3,4.
- HDHS thực hiện ví dụ a.
- YCHS nhận xét về tử số và mẫu số của 2 phân số, YCHS rút ra nhận xét về cách so sánh hai phân số có cùng tử số.
- Nhận xét, chốt lại: như SGK.
- YCHS cả lớp làm bài 3 vào vở nháp, HSK,G làm cả bài 3, 4.
b) So sánh ; 
 ĐA: a) ; ; b) ; 
- HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập
- HS làm bài vào vở, 2 học sinh làm bài trên bảng 
 a) 
 b) ; 
giữ nguyên nên 
- HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài 2a,b vào nháp, HSK,G làm cả bài, 2 HS chữa bài trên bảng. 
a) 
Cách 1: Qui đồng mẫu số hai PS :
; 
 vậy 
Cách 2: So sánh từng PS với 1.
Ta có và vậy 
b) Làm tương tự ý a
- HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập 3,4.
- Theo dõi
- Nghe, làm ví dụ.
- Nêu nhận xét.
- 2 HS đọc nhận xét.
- YCHS cả lớp làm bài 3 vào vở nháp, HSK,G làm cả bài 3, 4, HSK,G trình bày kết quả 3, 4.
4. Củng cố: Hệ thống bài, nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Về nhà học bài, ôn lại các quy tắc và kết luận.
Khoa học
 Tiết 44: ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG 
( tiếp theo )
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Sau bài học học sinh nhận biết được một số loại tiếng ồn
2. Kỹ năng: Nêu được tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống
3. Thái độ: Có ý thức chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và cho mọi người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Tranh ảnh SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu ích lợi của việc ghi lại âm thanh ?
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: Nêu vấn đề từ bài cũ để giới thiệu.
3.2. Nội dung bài:
* HĐ1: Nguyên nhân gây ra tiếng ồn.
- HDHS quan sát hình vẽ SGK trang 88, YCHS nêu các nguồn phát ra tiếng ồn.
- YCHS nêu thêm các loại tiếng ồn có ở trường em và nơi em sinh sống ?
* KL: Hầu hết tiếng ồn đều do con người gây ra.
*HĐ2: Tác hại của tiếng ồn và cách phòng chống.
- YCHS quan sát hình vẽ, kết hợp đọc thông tin ở SGK. 
- YCHS thảo luận nhóm về tác hại của âm thanh và cách phòng chống tiếng ồn. Trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Kết luận như mục Bạn cần biết.
- YCHS đọc lại kết luận.
* HĐ3: Những việc nên và không nên làm để phòng chống tiếng ồn cho bản thân và cho người xung quanh.
- YCHS thảo luận nhóm, làm bài.
- Gọi HS trình bày.
- Nhận xét, chốt ý đúng.
- Quan sát, vài học sinh nêu.
- Nối tiếp kể.
- Lắng nghe.
- Quan sát, đọc SGK.
- Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi ở SGK.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lắng nghe.
- 2 học sinh đọc lại.
- Trao đổi theo cặp.
- Hoàn thành bài 3 ở VBT.
- 3 đại diện trình bày.
4. Củng cố: Hệ thống bài, nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Về nhà học bài, vận dụng bài học vào sinh hoạt hằng ngày.
Tập làm văn
 Tiết 44: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ
CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Thấy được những điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối ở một số đoạn văn mẫu.
2. Kỹ năng: Viết được một đoạn văn miêu tả được lá (hoặc thân, gốc của cây).
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc kết quả quan sát một cây mà em thích.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
3.2. Nội dung bài:
Bài 1: 
- YCHS đọc nối tiếp nội dung bài tập.
- YCHS phát hiện cách tả của tác giả trong mỗi đoạn văn có gì đáng chú ý ?
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng trên bảng.
+ Đoạn tả lá bàng: Tả rất sinh động sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian bốn mùa.
+ Đoạn tả cây sồi: Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân.
+ Hình ảnh so sánh: nó (cây sồi) như một con quái vật  bạch dương tươi cười.
+ Hình ảnh nhân hóa làm cho cây sồi già như có tâm hồn con người.
+ Mùa đông cây sồi cau có, khinh khỉnh,  xuân đến nó say sưa, ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều.
Bài tập 2: Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích.
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- YCHS suy nghĩ, làm bài.
- YCHS đọc bài trước lớp.
- Cùng HS nhận xét, bình chọn.
- 2 HS nối tiếp đọc, cả lớp đọc thầm.
- Suy nghĩ, trao đổi theo cặp.
- Hoàn thành bài 1 ở VBT.
- 3 học sinh phát biểu.
- Theo dõi, nhận xét
- 2 học sinh nêu lại.
- HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- Làm bài vào vở bài tập.
- 3, 4 học sinh đọc bài trước lớp.
4. Củng cố: Hệ thống bài, nhận xét tiết học .
5. Dặn dò: Về nhà học bài, hoàn chỉnh bài tập 2.
Sinh hoạt
NHẬN XÉT TUẦN 22
1. Hạnh kiểm:
 	- Nhìn chung các em đều ngoan ngoãn, lễ phép.
 	- Trong lớp đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
 	- Không có hiện tượng vi phạm đạo đức xảy ra.
2. Học tập:
 	- Các em đã chuẩn bị đầy đủ sách, vở và đồ dùng học tập.
 	- Trong lớp chú ý nghe giảng.
 	- Học bài và làm bài tập tương đối đầy đủ.
 	- Cần nhắc nhở một số em ý thức học tập còn yếu: Đông, Khánh, Sơn
3. Thể dục vệ sinh:
 	- Thể dục: tương đối đều.
 	- Vệ sinh lớp học sạch sẽ, vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ.
 	- Vệ sinh khu vực sạch sẽ.
4. Hoạt động khác:
 - Tham gia đầy dủ các hoạt động của Đội và nhà trường.
- HĐNGLL lên lớp đầy đủ, nhiệt tình.
- Biết giúp đỡ các bạn gặp khó khăn trong lớp.
5. Phương hướng tuần sau:
 - GDHS thực hiện ATGT, phòng chống tội phạm, phòng chống cháy nổ trong tháng Tết.
.	 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 22 van(1).doc