Giáo án tổng hợp môn lớp 4 - Tuần số 17 (chuẩn)

Giáo án tổng hợp môn lớp 4 - Tuần số 17 (chuẩn)

Tập đọc

Tiết 33: RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.

2. Kĩ năng : Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi, đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

3. Thái độ : Chịu khó học tập, có thái độ học nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh minh họa bài đọc SGK, bảng nhóm(ND).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc và trả lời câu hỏi bài Trong quán ăn"Ba cá bống"

 3. Bài mới

3.1. Giới thiệu bài: HDHS quan sát, nhận xét tranh SGK.

 

doc 25 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 579Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp môn lớp 4 - Tuần số 17 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Thứ hai ngày 24 tháng 12 năm 2012
Tập đọc
Tiết 33: RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.
2. Kĩ năng : Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi, đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
3. Thái độ : Chịu khó học tập, có thái độ học nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Tranh minh họa bài đọc SGK, bảng nhóm(ND). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc và trả lời câu hỏi bài Trong quán ăn"Ba cá bống"
 3. Bài mới 
3.1. Giới thiệu bài: HDHS quan sát, nhận xét tranh SGK.
3.2. Nội dung bài:
*HĐ1: Luyện đọc
- YCHS đọc toàn bài và chia đoạn.
- Tóm tắt nội dung, nêu qua cách đọc. 
- Theo dõi sửa lỗi.
- Cùng HS giải nghĩa từ ở mục chú giải. 
- YCHS đọc trong nhóm.
- Đọc mẫu toàn bài.
*HĐ2: HD tìm hiểu bài
- YCHS đọc đoạn 1 – trả lời câu hỏi:
+ Công chúa nhỏ có nguyện vọng gì ? 
+ Trước yêu cầu của công chúa nhà vua đã làm gì? 
- Giảng: vời (mời người dưới quyền).
+ Các vị... đã nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa ?
+ Nội dung của đoạn 1 là gì? 
- YCHS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi:
+ Nhà vua than phiền với ai?
+ Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học? 
+ Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn? 
+ Đoạn 2 cho em biết điều gì?
- YCHS đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi:
+ Chú hề đã làm gì để có được mặt trăng cho công chúa ?
+ Thái độ của công chúa như thế nào khi nhận được món quà ? 
+ Nội dung chính của đoạn 3 là gì?
+ Mặt trăng mà cô công chúa nhỏ mong muốn như thế nào?
- Cùng HS thống nhất ND chính của bài.
*ND: Câu chuyện cho ta thấy cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.
*HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- YCHS đọc lại toàn bài, nêu cách đọc phân vai.
- YCHS đọc phân vai đoạn 2.
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc phân vai.
- Cùng HS nhận xét, đánh giá.
- 1HS đọc , cả lớp theo dõi SGK.
- HS chia đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu đến nhà vua.
+ Đoạn 2: tiếp đến....bằng vàng rồi.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- Lắng nghe.
- Nối tiếp đọc theo dãy (2 lượt),kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc trong nhóm, báo cáo kết quả.
- Lắng nghe.
- HS đọc, cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi: 
- Công chúa muốn có mặt trăng và cô nói sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng.
- Cho vời tất cả các vị đại thần, các nhà khoa học để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa.
- Họ nói đòi hỏi của công chúa là không thể thực hiện được.
* Công chúa muốn có mặt trăng; triều đình không biết làm cách nào tìm được mặt trăng cho cô.
- 1HS đọc, cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi:
- Nhà vua than phiền với chú hề.
- Chú hề cho rằng trước hết phải xem công chúa nghĩ về mặt trăng như thế nào đã và chú nghĩ rằng trẻ con có cách nghĩ khác với người lớn.
- Công chúa nghĩ mặt trăng chỉ to hơn móng tay của cô. Mặt trăng được treo ngang qua ngọn cây trước cửa sổ và được làm bằng vàng.
* Mặt trăng của nàng công chúa.
-1HS đọc, cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi: 
- Chú đã đặt bác thợ kim hoàn làm cho một mặt trăng bằng vàng để công chúa đeo vào cổ.
+ Công chúa vui sướng, ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn.
* Chú hề đã mang cho công chúa nhỏ một mặt trăng như cô mong muốn.
- HS trả lời và bổ sung.
- HS đọc nội dung. 
- 3 HS đọc và nêu cách đọc.
- Đọc phân vai theo nhóm.
- Các nhóm thi đọc.
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét. 
4. Củng cố: Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò : Nhắc nhở HS luyện đọc và chuẩn bị bài tiết sau.
	 ___________________________________________
Toán
Tiết 81: LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh về phép tính chia cho số có ba chữ số.
2. Kĩ năng: Thực hiện được phép chia cho số có ba chữ số.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Bảng phụ BT 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: ( kết hợp trong giờ luyện tập )
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
3.2. Nội dung bài:
Bài 1 + 2: 
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- YC cả lớp làm bài 1b vào vở, HSK,G làm cả bài 2 vào vở nháp, 1HS làm vào bảng nhóm.
.
- Cùng HS chữa bài.
- Củng cố cách chia cho số có ba chữ số.
54322
346
25275
108
1972
157
0367
234
 2422
 000
 0435
 003
86679
214
01079
405
 009
- Chốt lại lời giải đúng.
Bài giải
 18 kg = 18 000g
 Số gam muối trong mỗi gói là :
 18 000 : 240 = 75 (g)
 Đáp số : 75g muối.
- HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
 - Cả lớp làm vào vở bài 1a, 3 HS chữa bài trên bảng lớp. 
- HSK,G làm cả bài 2 vào vở nháp, 
- Nêu được cách ước lượng số lần chia, nhận biết số dư và số bị chia ở mỗi lần chia.
- Trình bày kết quả, nhận xét.
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Dặn học sinh về xem lại các bài tập.
Đạo đức
Tiết 17: YÊU LAO ĐỘNG 
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nói được ước mơ về nghề nghiệp của mình trong tương lai và muốn thực hiện ước mơ đó thì cần phải làm gì?
2. Kĩ năng: Biết trình bày, giới thiệu về các bài hát hay tranh vẽ của mình trước lớp.
3. Thái độ: Yêu lao động, nhận thấy giá trị của lao động.
II. ĐỒ DUNG DẠY HỌC:
 - Câu chuyện về nghề nghiệp(SGV),VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: + Vì sao mỗi người phải yêu lao động ?
 + Yêu lao động, em cần làm những gì để giúp cha mẹ sau giờ học?
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
3.2. Nội dung bài:
* H§1: Làm việc theo nhóm (Bài 5 – SGK).
- Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm về ước mơ của mình: Lớn lên sẽ làm nghề gì? Vì sao? 
- Gọi 1 số nhóm trình bày.
+ Cần phải làm gì để thực hiện ước mơ đó? 
- YCHS trình bày, giới thiệu về các bài viết hoặc tranh vẽ nói về công việc các em yêu thích.
- Tuyên dương những bài viết hay, tranh vẽ đẹp.
*KL: Lao động là vinh quang; mọi người cần phải lao động.
+ Trẻ em cũng cần phải lao động làm việc vừa sức với bản thân.
*HĐ2: Thực hành.
- Giúp HS hiểu yêu cầu bài tập 5 ở VBT.
- Cùng HS nhận xét, đánh giá, tuyên dương bài viết hay.
- Thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS trả lời. 
- 5,6 HS trình bày.
- HS nghe vµ nh¾c l¹i.
- Cả lớp hoàn thành bài 5 ở VBT .
- 3 đại diện đọc trước lớp.
4. Củng cố: Cùng HS nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Nhắc nhở HS ôn tập để chuẩn bị cho giờ sau.
Lịch sử
Tiết 17: ÔN TẬP HỌC KÌ I 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh những kiến thức đã học từ bài 7 đến bài 13.
2. Kĩ năng: Nắm được các sự kiện lịch sử một cách có hệ thống, trả lời đúng yêu cầu.
3. Thái độ: Yêu thích môn học, tự giác trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: ( kết hợp trong giờ ôn tập )
 3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
3.2. Nội dung bài:
* HĐ 1: Làm việc cả lớp .
- YCHS nêu tên các bài lịch sử từ bài 7 đến bài 13.
- GV ghi lên bảng.
* HĐ 2: Tiến hành ôn tập. 
- HDHS cách thực hiện trong giờ ôn tập.
- Cùng HS nghe, nhận xét, sửa sai (nếu có)
- GV củng cố kiến thức từng bài cho HS.
- HS nêu tên các bài đã học.
- Nghe và nêu ý kiến.
- Lần lượt mỗi nhóm 3 HS cùng bốc thăm câu hỏi.
- Chuẩn bị trong 3 phút sau đó trả lời.
- Tiến hành tương tự với các câu hỏi còn lại.
4. Củng cố: Cùng HS hệ thống nội dung giờ ôn tập.
5. Dặn dò: dặn HS chuẩn bị tốt cho giờ kiểm tra tới.
BUỔI CHIỀU: 
Luyện đọc
ĐÁNH TAM CÚC
* GVHDHS luyện đọc bài thơ: Đánh tam cúc theo hình thức cá nhân, trong nhóm.
* GVHDHS hiểu văn bản và HDHS làm bài tập 2, trong sách thực hành Toán và Tiếng Việt 4.(Trang 113, 114).
Toán
LUYỆN TẬP
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
 93100 cm2 = .... dm2	3 km2	 = ... m2 
 9 m2 53dm2 = ... dm2 10 km2 = ... m2
 120 dm2 = .... cm2 1km2 325m2 = .... m2 
Bài 2: Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài 5 km, chiều rộng 1200m. Hỏi diện tích khu vườn đó là bao nhiêu mét vuông ? 
Toán
LUYỆN TẬP
Bài 1: Một khu đất hình chữ nhật có diện tích là 1000000m2, chiều rộng là 500m. Tính chiều dài khu đất đó?
Bài 2: Một khu đất hình vuông có chu vi là 160m . Hỏi diện tích khu đất ấy là bao nhiêu ?
Bài 3: A B
 Ghi tên cặp cạnh song song có trong hình tứ giác bên.
	C	 D
Thứ ba ngày 25 tháng 12 năm 2012
Toán
Tiết 82: LUYỆN TẬP CHUNG 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nắm được cách làm bài với các phép tính nhân, chia.
2. Kĩ năng: - Giải bài toán có lời văn.
 - Thực hiện đúng các phép tính nhân, chia.
 - Đọc biểu đồ và tính toán số liệu trên biểu đồ.
3. Thái độ: Yêu thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng (BT1).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: ( kết hợp trong giờ luyện tập )
 3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài : - Nêu mục tiêu bài học.
3.2. Nội dung bài:
Bài 1 + 2(3 cột đầu của bảng 1,2):
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- YCHS làm bài ghi kết quả vào SGK.
Nhận xét, chốt kết quả đúng:
Thừa số
27
23
23
Thừa số
23
27
27
Tích
621
621
621
Số bị chia
66178
66178
66178
Số chia
203
203
326
Thương
326
326
203
- Nhận xét, chốt kết quả đúng, củng cố cách thực hiện các phép tính nhân, chia.
Bài 3 + 4 a,b: 
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- YCHS cả lớp làm bài 4 ý a,b vào vở, HSK,G làm cả bài 3,4.
- Nhận xét, chốt câu trả lời đúng:
- HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- Làm 3 cột đầu của bảng 1,2 bài tập 1 vào nháp, rồi ghi kết quả vào SGK, HSK,G làm cả bài 1 và bài 2.
- 2 HS thực hiện lên bảng.
- Theo dõi, nhận xét. 
- HSK,G nêu kết quả bài 2:
- HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài 4 ý a, b vào vở , HSK,G làm thêm bài 3 và bài 4c vào vở nháp.
- HS trình bày bài.
- Bài 3: đáp số: 120 bộ đồ dùng.
 - Bài 4: a) Tuần 1 bán ít hơn tuần 4 là:
5500 – 4500 = 1000 (cuốn)
b) Tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 3 là:
6250 – 5750 = 500 (cuốn)
c) Số sách trung bình mỗi tuần bán được là:
(4500 + 6250 + 5750 + 5500) : 4 
 = 5500 (cuốn) 
4. Củng cố: Cùng hệ thống nội dung bài học, nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Dặn học sinh về ôn bài, làm các ý còn lại bài 1(còn lại).
Luyện từ và câu
Tiết 33: CÂU KỂ: AI LÀM GÌ ?
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì?
2. Kỹ năng: Nhận ra hai bộ phận chính chủ ngữ và vị ngữ của câu kể Ai làm gì? Từ đó biết vận dụng vào bài viết.
3. Thái độ: Yêu thích Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ ... số tận cùng là 0: 750, 570.
- Chữ số tận cùng là 5: 705.
Bài 4 :Trong các số 35 ; 8 ; 57 ; 660 ; 945 ; 5553 ; 3000 :
a) Các số vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 2 là 660 ; 3000.
b) Các số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là 35 ; 945.
4. Củng cố : Hệ thống lại toàn bộ ND bài học.	
5. Dặn dò : Về học bài. Ôn bài cho tốt. 
Luyện từ và câu
Tiết 34: VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - HS hiểu ý nghĩa của vị ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
 - Hiểu vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? thường do động từ và cụm động từ đảm nhận.
2. Kĩ năng: Nhận biết được các thành phần trong câu kể.
3. Thái độ: Yêu và giữ gìn Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - VBT, tranh minh họa SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS nêu miệng bài tập 3 của tiết LTVC giờ trước.
 - Cùng HS nhận xét.
3. Bài mới: 
 3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
3.2. Phát triển bài:
* HĐ1: Nhận xét
- YCHS đọc đoạn văn và 4 yêu cầu ở phần nhận xét.
- YCHS lần lượt thực hiện các yêu cầu.
- Nhận xét, chốt lại:
* Bài 1: Đoạn văn có 6 câu: 3 câu đầu là những câu kể 
Ai làm gì?
 Câu 1: Hàng trăm con voi  về bãi.
Câu 2: Người các buôn  nườm nượp. 
Câu 3: Mấy anh thanh niên  rộn ràng.
- Xác định vị ngữ trong 3 câu kể vừa tìm được và nêu ý nghĩa của vị ngữ.
Câu
Vị ngữ trong câu
Ý nghĩa của vị ngữ
Câu 1
Câu 2
Câu 3
đang tiến về bãi
kéo về nườm nượp
khua chiêng rộn ràng
- chỉ sự hoạt động của người, của vật trong câu.
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu 4 và trình bày: 
* Vị ngữ của các câu trên do động từ và các từ kèm theo nó (cụm động từ) tạo thành.
* HĐ2: Ghi nhớ (SGK).
- YCHS đọc ghi nhớ.
* HĐ 3: Luyện tập 
 Bài 1: 
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- YCHS cả lớp suy nghĩ làm bài. 
- YCHS trình bày bài.
- Nhận xét, chốt kết quả: 
* Những câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn là câu 3, 4, 5, 6, 7).
- Ghi các câu đúng lên bảng.
- YCHS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chốt câu trả lời: 
+ Thanh niên / đeo gùi vào rừng.
VN
+ Phụ nữ / giặt giũ bên những giếng nước.
VN
+ Em nhỏ / đùa vui trước nhà sàn.
VN
+ Các cụ già / chụm đầu bên những ché rượu cần.
VN
+ Các bà, các chị / sửa soạn khung cửi.
VN
Bài 2: Nối các từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B để tạo thành câu kể Ai làm gì? 
- HD HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- Tổ chức chơi theo hình thức tiếp sức.
- Nhận xét kết luận bài làm đúng và nhóm thắng cuộc
+ Đàn cò trắng – bay lượn trên cánh đồng.
+ Bà em – kể chuyện cổ tích.
+ Bộ đội – giúp dân gặt lúa.
 Bài 3: Quan sát tranh vẽ (SGK ) nói từ 3 đến 5 câu kể Ai làm gì ? Miêu tả hoạt động của các nhân vật trong tranh.
- HDHS đọc, hiểu đề bài.
- YCHS quan sát tranh và làm bài.
- YC HS đọc bài làm của minh trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
- 5 HS nối tiếp đọc, lớp theo dõi.
- Làm bài.
- Lắng nghe.
- Đọc yêu cầu 4, trả lời. 
- 2 HS đọc.
- 1 HS nêu. 
- Làm bài vào VBT, phát biểu.
- Theo dõi.
- Lên bảng làm bài.
- Lắng nghe.
- 1 HS nêu. 
- Chơi trò chơi.
- Theo dõi, nhận xét. 
- 1 HS đọc.
- Làm bài vào VBT, miêu tả hoạt động.
- 1 số HS đọc bài.
4. Củng cố: + Vì sao vị ngữ trong câu kể Ai làm gì thường là động từ?
5. Dặn dò: Nhắc nhở HS thuộc ghi nhớ để vận dụng làm bài tập.
Thể dục
Tiết 34: BÀI 34
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:- Đi kiễng gót hai tay chống hông. Tập hợp hàng ngang, dóng hàng. Đi nhanh chuyển sang chạy. Chơi trò chơi Nhảy lướt sóng.
2. Kỹ năng: Thực hiện cơ bản đúng đi kiễng gót hai tay chống hông. Tập hợp hàng ngang nhanh, dóng thẳng hàng ngang. Biết cách đi nhanh chuyển sang chạy. Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
3. Thái độ: Yêu thích bộ môn, hăng say tập luyện ở lớp, ở nhà.
II.ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập luyện. 
- Phương tiện: 1 còi, sân chơi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: 
A. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- YCHS khởi động.
B. Phần cơ bản:
a) Đi kiễng gót hai tay chống hông.
- GV nêu yêu cầu.
- Chia tổ tập luyện.
- GV quan sát, sửa sai giữa các lần tập.
b) Tập hợp hàng ngang, dóng hàng. Đi nhanh chuyển sang chạy.
- GVHDHS thực hiện. 
c) Trò chơi: Nhảy lướt sóng.
- GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi, luật chơi, cho HS chơi thử, GV nhận xét, sửa sai.
- GV nhận xét, biểu dương.
C. Phần kết thúc:
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.
- Cán sự điều khiển.
- Đứng vỗ tay hát.
- Xoay các khớp cổ tay cổ chân.
- Chạy tại chỗ.
- Tổ trưởng điều khiển.
- HS đi lần lượt từng em một (đi 3 lượt)
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Chơi trò chơi Nhảy lướt sóng.
- Chơi thử 1 – 2 lần.
- Chơi cả lớp.
- Thực hiện các động tác thả lỏng, hồi tĩnh. 
- Nêu nội dung chính của bài.
- Tập lại các động tác đã học
 Ôn toán
LUYỆN TẬP
* GVHDHS làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 118, 119 sách thực hành Tiếng Việt và
Toán – tập I
Ôn toán
LUYỆN TẬP
* GVHDHS làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 120 sách thực hành Tiếng Việt và
Toán – tập I
Ôn tập làm văn
LUYỆN TẬP
* GVHDHS làm bài tập 1, 2 ở sách thực hành Tiếng Việt và Toán – tập I, trang 115,116
1.Đọc các đoạn văn sau, chọn câu trả lời đúng. 
2. Viết đoạn văn tả hình dáng của một trong những đồ vật, đồ chơi sau: Búp bê, bộ xếp hình, chiếc đàn ghi ta, chiếc đèn trung thu, một quyển sách, một đồ chơi thể thao.
Thứ sáu ngày 28 tháng 12 năm 2012
Toán
Tiết 85: LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5.
2. Kĩ năng: Nhận biết được số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng phải là chữ số 0.
3. Thái độ: Tích cực học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức: 
Kiểm tra bài cũ: + Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5, cho ví dụ ?
Bài mới: 
 3.1. Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu tiết học.
3.2. Nội dung bài:
Bài 1: 
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng:
 a) Số chia hết cho 2 là: 4568; 66814; 2050; 3576; 900.
 b. Số chia hết cho 5 là: 2050; 900;2355.
 Bài 2: 
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- Cùng HS thống nhất kết quả.
VD: a) 458; 150; 294...
 b) 540; 965; 600...
 Bài 3 + 4 + 5:
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- Nhận xét, chữa bài:
- GV chốt lại KQ đúng.
- HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp làm vào bảng con, 2 HS lên bảng chữa bài.
- HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- Làm bài vào vở nháp, 2 HS lên bảng làm.
- HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- 3 HS lần lượt nêu yêu cầu bài 3, 4, 5.
- Cả lớp làm bài 3 vào vở, 1 em làm trên bảng. HSK,G làm thêm bài 4, bài 5 vào nháp rồi nêu miệng kết quả. 
Bài 3:
a) Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là: 480; 2000; 9010.
b) Số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 là: 296 ; 324.
c) Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là: 345; 3995.
Bài 4: Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng phải là chữ số 0.
Bài 5: 10 quả táo.
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Dặn học sinh về ôn lại bài, học và nhớ dấu hiệu chia hết cho 2, 5.
Tập làm văn
Tiết 34: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn văn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn.
2. Kỹ năng: Viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc diểm bên trong của chiếc cặp sách. 
3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh có ý thức quan sát, yêu quý đồ vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Một số kiểu mẫu cặp sách của học sinh, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS đọc đoạn văn miêu tả chiếc bút của em.
 - Cùng HS nhận xét, đánh giá.
 3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu tiết học.
3.2. Nội dung bài:
* HĐ1: Củng cố về đoạn văn miêu tả đồ vật 
 Bài 1: 
- HDHS đọc yêu cầu và đoạn văn ở bài tập 1 SGK.
- YCHS làm bài cá nhân.
- Gọi 1 số HS trình bày bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng:
a) Các đoạn văn trong SGK thuộc thân bài trong văn miêu tả.
b) Đoạn 1: Tả hình dáng bên ngoài chiếc cặp.(Đó là .... sáng long lanh).
Đoạn 2: Tả quai cặp và dây đeo.(Quai cặp ... chiếc ba lô ).
Đoạn 3: Tả cấu tạo bên trong của của cặp. (Mở cặp ra ... thước kẻ).
c) Nội dung miêu tả của mỗi đoạn được báo hiệu ở câu mở đầu mỗi đoạn bằng những từ.
Đoạn 1: Đó là một chiếc cặp màu đỏ tươi.
Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắt không gỉ 
Đoạn 3: Mở cặp ra em thấy trong cặp có tới ba ngăn.
*HĐ2: Luyện tập 
 Bài 2: Hãy quan sát kỹ chiếc cặp của em hoặc của bạn em. Viết một đoạn văn miêu tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp đó.
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu của đề bài.
- YCHS nối tiếp nhau đọc phần gợi ý SGK .
- YCHS tự quan sát 1 số cặp sách rồi làm bài.
- YCHS đọc bài trước lớp.
- Nhận xét
Bài 3: Hãy viết một đoạn văn tả bên trong chiếc cặp của em theo gợi ý SGK. 
- Tiến hành như bài tập 2.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Làm bài 1 ở VBT.
- 1 số HS trình bày
- Theo dõi, nhận xét. 
- HS đọc, hiểu yêu cầu của đề bài.
- 3 HS nối tiếp đọc.
- Quan sát, làm bài.
- 3,4 HS đọc bài.
- Theo dõi, nhận xét. 
- Làm bài vào vở.
4. Củng cố: Khi tả đồ vật cần tả theo trình tự nào ? 
5. Dặn dò: Dặn học sinh về nhà dựa vào bài 2, 3 viết đoạn văn về tả đồ vật.
_______________________________________
Khoa học
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
(Đề thi chung cả khối do nhà trường đề)
Sinh hoạt
NHẬN XÉT TUẦN 17
1. Hạnh kiểm:
 	- Nhìn chung các em đều ngoan ngoãn, lễ phép
 	- Trong lớp đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
 	- Không có hiện tượng vi phạm đạo đức xảy ra.
2. Học tập:
 	- Các em đã chuẩn bị đầy đủ sách, vở và đồ dùng học tập.
 	- Trong lớp chú ý nghe giảng.
 	- Học bài và làm bài tập tương đối đầy đủ.
 	- Cần nhắc nhở: Một số em ý thức học tập còn yếu:Đông, Khánh, Sơn
3. Thể dục vệ sinh:
 	- Thể dục: tương đối đều.
 	- Vệ sinh lớp học sạch sẽ, vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ.
 	- Vệ sinh khu vực sạch sẽ.
4. Hoạt động khác:
 - Tiếp tục tìm hiểu ngày Quốc phòng toàn dân(22/12).
 - Tham gia đầy dủ các hoạt động của Đội và nhà trường.
- HĐNGLL lên lớp đầy đủ, nhiệt tình.
- Biết giúp đỡ các bạn gặp khó khăn trong lớp.
5. Phương hướng tuần sau:
 - Nhắc nhở HS ôn tập các môn theo hướng dẫn để chuẩn bị kiểm tra cuối kì I.
 - Phát động ủng hộ Quỹ Vì bạn nghèo (tháng vì người nghèo).
 - GD HS thực hiện ATGT, phòng chống tội phạm, phòng chống cháy nổ.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 17 lop4van.doc