Giáo án tổng hợp môn lớp 4 - Tuần số 18 - Trường Tiểu học Trung Hà

Giáo án tổng hợp môn lớp 4 - Tuần số 18 - Trường Tiểu học Trung Hà

Tổ chức hội vui học tập

I.Mục tiêu

- Tổ chức cho HS hội vui học tập.

- Gây hứng thú học tập cho học sinh.

II.Đồ dùng dạy hoc

- Phiếu ghi tên các câu hỏi

III.Hoạt động dạy học

1.Hoạt động 1 Khởi động (2 - 3 phút)

2.Hoạt động 2 (28 - 30 phút) Tổ chức hội vui học tập

- GV chia lớp thành 3 nhóm.

- Mỗi nhóm cử 1 giám khảo.

- Mỗi nhóm cử 5 thành viên thi.

- Các nhóm bốc câu hỏi.

 

doc 23 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 479Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp môn lớp 4 - Tuần số 18 - Trường Tiểu học Trung Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Thứ hai ngày 19 tháng 12 năm 2011
Tiết 1 : Sinh hoạt tập thể
Tổ chức hội vui học tập
I.Mục tiêu
- Tổ chức cho HS hội vui học tập.
- Gây hứng thú học tập cho học sinh.
II.Đồ dùng dạy hoc
- Phiếu ghi tên các câu hỏi
III.Hoạt động dạy học
1.Hoạt động 1 Khởi động (2 - 3 phút)
2.Hoạt động 2 (28 - 30 phút) Tổ chức hội vui học tập
- GV chia lớp thành 3 nhóm.
- Mỗi nhóm cử 1 giám khảo.
- Mỗi nhóm cử 5 thành viên thi.
- Các nhóm bốc câu hỏi.
- Đọc câu hỏi.
- Các nhóm trả lời.
- Nhóm nào trả lời đúng, nhanh , giám khảo cho điểm.
- Lưu ý : Nhóm nào chậm mất quyền trả lời.
- Nhóm nào thua phải hát hoặc nhảy lò cò.
- GV tổng kết - Nhận xét.
3.Hoạt động 3 Củng cố (2 - 3 phút)
Lớp hát bài : Em yêu trường em. 
_______________________________________________
Tiết 2 : Tiếng Việt
Ôn tập học kì I : Tiết 1
I.Mục tiêu
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc hiểu các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 17 các bài học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17
- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu bài tập, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài( 1-2’) 
2.Kiểm tra tập đọc (7 - 8')
 - Giáo viên ghi sẵn các bài tập đọc, HTL vào thăm.
 - Gọi 10 học sinh đọc bốc thăm kiểm tra lấy điểm đọc.
 - Giáo viên đọc câu hỏi về đoạn học sinh vừa đọc.
 - Học sinh nào chưa đạt yêu cầu, giáo viên cho về nhà luyện, tiết sau kiểm tra tiếp.
3.Luyện tập(20 - 22')
Bài 2/174 
- Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?
- Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm: Có chí thì nên, Tiếng sáo diều ?
- Giáo viên yêu cầu HS làm VBT
- Có một chuỗi các sự việc, liên quan đến một hay một số nhân vật, nói lên một điều có ý nghĩa như bài Tập đọc : Ông Trạng thả diều; Vua tàu thuỷ “ Bạch Thái Bưởi”;vẽ trứng; Người tìm đường lên các vì sao;Văn hay chữ tốt; Chú đất nung;trong quán ăn “ Ba các bống”; Rất nhiều mặt trăng
- Đọc nội dung phiếu bài tập, thảo luận theo nhóm đôi, ghi kết quả vào phiếu.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Ông Trạng thả diều
Trịnh Đường
Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học
Nguyễn Hiền
Vua tàu thuỷ “ Bạch Thái Bưởi”;
Bạch thái Bưởi từ hai bàn tay trắng, nhờ có chí đẫ làm nên nghiệp lớn
Bạch Thái Bưởi
Vẽ trứng
Xuân Yến
Lê- ô-nác -đô da Vin –xi kiên trì khổ luyện đẫ trở thành danh hoạ vĩ đại
Lê- ô-nác -đô da Vin –xi
Người tìm đường lên các vì sao
Lê Quang Long, Phạm ngọc Toàn
Xi-ôn – cốp –xki kiên trì theo đuổi ước mơ , đẫ tìm đường lên các vì sao
Xi-ôn – cốp –xki
Văn hay chữ tốt
Cao Bá quát kiên trì luyện viết chữ đẫ nổi danh là người văn hay chữ tốt
Cao Bá Quát
Chú đất nung
Nguyễn Kiên
Chú bé Đât dám nung mình trong lửa trở thành người mạnh mẽ, hữu ích
Chú Đất Nung
4.Củng cố, dặn dò(2-3’)
- Nhận xét, tổng kết tiết học
- Dặn HS về nhà ôn tập giờ sau KT tiếp
Tiết 3 : Toán 86
Dấu hiệu chia hết cho 9 
I.Mục đích yêu cầu:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm các bài tập. 
II.Các hoạt động dạy học: 
1.Hoạt động 1: Kiểm tra (3- 5 phút) 
Bảng con : Viết số chia hết cho 2, số chia hết cho 5?
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2 và 5?
2.Hoạt động 2: Bài mới(13 - 15 phút)
HS nêu các SBC trong bảng chia 9: 9;18;27;36;45;54;63;72;81;90
- HS thảo luận nhóm đôi ( 2-3’) để tìm ra dấu hiệu chung của các sô chia hết cho 9
- Dựa vào bảng chia 9 , cho biết những số chia hết cho 9 có đặc điểm gì?
- GV tổ chức cho HS thảo luận, tự tìm ra cách xác định
- Nêu ví dụ về các số chia hết cho 9?
- Xét số đố có chia hết cho 9 hay không ta căn cứ vào dấu hiệu nào ?
+ Nếu căn cứ vào chữ số hàng ĐV- không tìm được dấu hiệu chung
+ Nếu căn cứ vào tổng các chữ số của một số , ta thấy :
18 : 9 = 2
Mà 1 + 8 = 9; 9 : 9 = 1
72 : 9 = 8 
mà 7 + 2 = 9; 9 : 9 = 1
Vậy các số có tổng các chữ số chia hết cho 9- số đó sẽ chia hết cho 9
VD:234 : 9 = 26 mà 2 + 3 + 4 = 9; 9: 9 =1
+ Tổng các chữ số của số đó chia hết cho 9- số đó sẽ chia hết cho 9
3.Hoạt động 3 Thực hành, luyện tập (17 - 19 phút)
* Dự kiến sai lầm: 
- Còn viết nhầm số ở BT3.
*Bài 1 Làm bảng con- Chữa miệng
- Kiến thức: Dấu hiệu chia hết cho 9.
+ Những số chia hết cho 9có đặc điểm gì ?
*Bài 2 Làm vở- Chữa bảng phụ 
- Kiến thức: Dấu hiệu không chia hết cho 9.
+Để biết số chia hết cho 9 hay không, ta làm thế nào ?
+Những số ntn thĩ sẽ không chia hết cho 9?
@Bài 3 Làm nháp - Chữa miệng
- Kiến thức: Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 viết số chia hết cho 9.
+Để lập số chia hết cho 9 ta cần căn cứ vào đặc điểm nào ?
@Bài 4 Làm nháp- Chữa bảng phụ 
- Kiến thức: Vận dụng dấu hiệu 9 để viết số 9
+Để điền chữ số vào ô trống để có số chia hết cho 9 ta phải căn cứ vào đâu ?
4.Hoạt động 4 Củng cố dặn dò (3 - 5 phút)
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 9 ?
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
...........................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................_________________________________________________________
Tiết 4 : Tiếng Việt
Ôn tập học kì I : Tiết 2
I.Mục tiêu
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc hiểu các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 17 các bài học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17
- Ôn luyện kĩ năng đặt câu ,KT sự hiểu biết của HS về nhân vật
- Sử dụng các thành ngữ , tục ngữ phù hợp với các tình huống cụ thể
II.Các hoạt động dạy học
1.Hoạt động 1:Giới thiệu bài( 1-2’)
2.Hoạt động 2.: Kiểm tra đọc (7 - 8')
- Giáo viên ghi sẵn các bài tập đọc, HTL vào thăm.
- Gọi 10 học sinh đọc bốc thăm kiểm tra lấy điểm đọc.
- Giáo viên đọc câu hỏi về đoạn học sinh vừa đọc.
- Học sinh nào chưa đạt yêu cầu, giáo viên cho về nhà luyện, tiết sau kiểm tra tiếp.
3.Hoạt động 3: Ôn luyện về kĩ năng đặt câu
- Yêu cầu HS đọc đề bài 2
- Yêu cầu HS đọc mẫu
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân
- Yêu cầu HS trình bày . Giao nhiệm vụ HS
- GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS
Tuyên dương, khen ngợi HS đặt câu đúng, hay
4.Hoạt động 4: Sử dụng thành ngữ, tục ngữ
- Yêu cầu HS đọc đề bài 3
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 
- Yêu cầu HS trình bày
a. Nếu bạn em có quyết tâm học tập rèn luyện cao
b. Nếu bạn em nản lòng khi gặp khó khăn
+Vì sao em lại khuyên bạn “Chớ thấy...
+Nếu bạn en dễ thay đổi ý định theo người khác?
+ Với câu “Đứng núi.. em khuyên bạn ntn?
- GV nhận xét , cho điểm
-1 HS đọc to- Lớp đọc thầm
-1 HS đọc to
- HS làm vở
- HS trình bày nối tiếp câu mình đã đặt ( nhiều dãy trình bày)
- Lớp nhận xét
- Đọc thầm
- Thảo luận nhóm
- Có chí thì nên
Người có chí thì nên
Nhà có nền thì vững
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
Lửa thử vàng, gian nan thử sức
Thất bại là mẹ thành công
Thua keo này ta bày keo khác
+ Vì câu này khuyên ta khi gặp khó khăn đừng nên nản chí
- Ai ơi đã quyết thì hành Đã đan... thôi
- Hãy lo.. ai
- Đứng núi.. nọ
- Cậu đừng : “Đứng núi này trông núi nọ” hàm khích cái của người khác
5.Hoạt động 5: Củng cố dặn dò( 2-4’)
- Nhận xét chung giờ học
- Dặn HS về nhà ôn tập giờ sau KT đọc, ghi nhớ các câu TN, Tục ngữ
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ ba ngày 20 tháng 12 năm 2011
Tiết 1 : Thể dục
Bài 35 : Đi nhanh chuyển sang chạy
Trò chơi : Chạy theo hình tam giác”
I.Mục tiêu: 
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi nhanh chuyển sang chạy. Yêu câu thực hiện được động tác tương đối chính xác.
- Trò chơi “chạy theo hình tam giác”. Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động tích cực.
II. Địa điểm, phương tiện
- Còi, phấn
III. Nội dung và phương pháp:
Nội dung 
Định lượng
Phương pháp 
A. Phần mở đầu:
- ổn định tổ chức lớp.
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
- Xoay các khớp : cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai
- Chạy nhẹ nhàng 
B. Phần cơ bản:
 *bài thể dục RLTTCB.
+Ôn : Đi đều theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi đều theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang.
- Lần 1: GV điều khiển.
- GV chú ý sửa dộng tác chưa chính xác.
+GV nhận xét ưu nhược điểm.
- Lần 2: GV điều khiển 
+GV nhận xét ưu nhược điểm.
+Lần 3: Lớp trưởng điều khiển.
+GV quan sát, nhận xét, đánh giá, biểu dương các tổ thi đua tập tốt.
*Trò chơi: Chạy theo hình tam giác.
 XP
- HS nêu tên trò chơi.
- Giải thích cách chơi, luật chơi
+HS quan sát, nhận xét, biểu dương những cá nhân chơi đúng luật nhiệt tình.
C.Phần kết thúc:
- HS nhận xét tiết học.
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- GV cùng HS hệ thống bài
- HS nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
5[ 8 phút
`1- 2 phút
1- 2 phút
1 lần 2 x 8 nhịp
20[ 22 phút
5[6 phút
4[ 6 phút
- Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo.
- HS chấn chỉnh đội ngũ trang phục tập luyện
- HS đi theo đội hình 2, 3 hàng dọc.
- HS cả lớp tập chậm từng nhịp để dừng lại sửa chỗ sai cho HS. 
- Cả lớp tập theo động tác hô và tập mẫu của cán sự.
- Các tổ biểu diễn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông, rồi đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang.
- HS tập hợp theo đội hình chơi.
- 1 Nhóm HS chơi mẫu- Lớp quan sát.
- Cả lớp chơi.
- HS tập một số động tác thả lỏng
- Đứng tai chỗ hát Vỗ tay nhịp nhàng.
_________________________________________________________
Tiết 2 : Toán 87
 Dấu hiệu chia hết cho 3
I.Mục đích yêu cầu:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 để làm các bài tập. 
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ 
III.Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra (3- 5 phút) 
Bảng con : - Viết 2 số chia hết cho 9?
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 9?
2.Hoạt động 2: Bài mới(13 - 15 phút)
*Ví dụ: 63 : 3 = 21 
 123:3 = 41 91 : 3 = 30 ( dư 1 )
125 : 3 = 41 ( dư 2 )
- Các số bị chia trong những phép chia trên có tổng các chữ số là bao nhiêu? 
- Tổng các chữ số của những số bị chia đó có chia hết cho 3 không?
@ Vậy những số có đặc điểm gì thì chia hết cho 3? 
Chốt: Những số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3
- HS làm nháp các phép tính
- HS nêu kết quả của những phép chia trên.
- Thực hiện tính tổng các chữ số của các số bị chia và đêm chia  ... ồ vật. 
II.Các hoạt động dạy học
1.Hoạt động 1. Giới thiệu bài( 1-2’)
2.Hoạt động 2.KT đọc 
- GV tiếp tục KT HS còn lại hoặc bị điểm kém 3.HĐ3: Ôn luyện về văn miêu tả
- Yêu cầu HS đọc đề
+ Đề thuộc thể loại gì?
+ Đối tượng miêu tả là gì?
+ Bài có mấy yêu cầu?
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân
GV nhắc nhở HS lưu ý khi làm bài ( STK/58)
- Gọi HS trình bày .Giao nhiệm vụ để HS nghe, nhận xét
- GVsửa lỗi sai của HS , tuyên dương cho điểm HS làm tốt
- GV ghi nhanh dàn ý lên bảng
- Gọi HS đọc phần MB, và kết bài của mình . Giao nhiệm vụ HS nhận xét
+Vì sao em cho đó là MB gián tiếp?
+Vì sao em cho đó là KB theo kiểu mở rộng?
- 1HS đọc to- Cả lớp đọc thầm
- Văn miêu tả 
-Một đồ dùng học tập của em
- 3 yêu cầu: 
+ Lập dàn ý
+ Viết MB gián tiếp
+ Viết KB mở rộng
- HS làm bài vào vở
- 3-5 HS trình bày
Lớp nhận xét, sửa
- 3-5 HS trình bày
Lớp nhận xét ,sửa
3Hoạt động 3. Củng cố dặn dò( 2 - 4’)
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS hoàn chỉnh bài
- Chuẩn bị KT cuối kì I
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ năm ngày 22 tháng 12 năm 2011
Tiết 5 : Toán 89
Luyện tập chung
I.Mục đích yêu cầu:
1.KT : Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.
2.KN : Vận dụng các dấu hiệu chia hết để giải các bài toán có liên quan.
 II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ 
III.Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra (3- 5 phút) 
Bảng con : 
2.Hoạt động 2:Thực hành, luyện tập (17 - 19 phút)
* Dự kiến sai lầm: 
- Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 9; 3. 
*Bài 1 Làm bảng con- Chữa miệng
- Kiến thức: dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 3; 9.
*Bài 2 Làm vở- Chữa bảng phụ 
- Kiến thức: Dấu hiệu chia hết cho cả 2 và 5
Dấu hiệu chia hết cho cả 3 và 2.
 Dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5 và 9. 
*Bài 3 Làm nháp - Chữa miệng
- Kiến thức: Vận dụng các dấu hiệu chia hết đã học để điền chữ số.
@Bài 4 Làm vở - Chữa bảng phụ 
- Kiến thức: Tính giá trị biểu thức số. Dấu hiệu chia hết cho 2; 5.
@Bài 5 Làm nháp- Chữa bảng phụ 
- Kiến thức: Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 và 5 để giải bài toán.
3.Hoạt động 3 Củng cố dặn dò (3 - 5 phút)
- Nhận xét giờ học
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
...........................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
_________________________________________________________
Tiết 6 : Tiếng việt
Ôn tập học kì I : Tiết 7
I.Mục tiêu:
- Kiểm tra khả năng đọc hiểu của học sinh bằng cách đọc thầm đoạn văn - lựa chọn phương án đúng.
- Củng cố, hệ thống kiến thức về mở rộng vốn từ, danh từ, động từ, tính từ - Câu hỏi - Xác định chủ ngữ , vị ngữ.
II.Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra ( 20’ )
- HS đọcthầm đoạn văn : Về thăm bà
- Khoanh tròn trước chữ cái em cho là đúng.
Phần B: Câu 1: c Phần C: Câu 1 : c
 Câu 2 : a Câu 2 : b
 Câu 3 : c ĐT: trở về, thấy
 Câu 4 : b TT: bình yên, thong thả
 Câu 3 : c
 Câu 4 : b 
- HS lần lượt nêu các đáp án – GV chốt đáp án đúng.
B.Hệ thống kiến thức:
- Nêu nội dung của bài văn?
- Qua bài văn em thấy tình cảm của hai bà cháu như thế nào?
- Nêu cách xác định DT - ĐT – TT?
- Câu hỏi được dùng vào những mục đích nào?
- Nêu cách xác định chủ ngữ trong câu?
C.Củng cố (1 - 2')
- Nhận xét giờ học
_________________________________________________________
Tiết 7 : Khoa học 
Không khí cần cho sự sống
I.Mục tiêu:	
Sau bài học, HS biết:
- Nêu dẫn chứng để chứng minh người , động vật và thực vật đều cần không khí để thở.
- Xác định vai trò của khí ô- xi đối với quá trìng hô hấp và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
II.Đồ dùng dạy- học:
Các hình vẽ SGK trang 72, 73
Một số hình ảnh hoặc dụng cụ để bơm không khí vào bể cá.
III.Các hoạt động dạy- học:
1.Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ (3-5’).
- Không khí cần cho sự cháy ntn?
2.Hoạt động 2: Thực hành(8-10’)
*MT: Nêu dẫn chứng để chứng minh con người cần không khí để thở.
- Xác định vai trò của ô- xi trong không khí đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
*Cách tiến hành:
 - Làm theo hướng dẫn ở mục thực hành trang 72 SGK (8-10’)
3.Hoạt động 3: Quan sát, trình bày(8-10’).
*MT: Nêu dẫn chứng để chứng minh động vật và thực vật đều cần không khí để thở.
*Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi trang 72 SGK
4.Hoạt động 4 (8-10’):
*MT:Xác định vai trò của khí ô- xi đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
* Cách tiến hành:
 Bước1: Làm việc theo cặp.
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ.
Bước 2:
*GV Kết luận: Người, động vật, thực vật muốn sống được cần có ô- xi trong không khí để thở.
5.Củng cố-Dặn dò(2-3’): 
- Nhắc lại một số kiến thức của bài ôn tập?
+ GV dặn HS đọc thuộc mục bạn cần biết.
- Về chuẩn bị bài sau.
- Khí ô- xi duy trì sự cháy, khí Ni – tơ giúp quá trình cháy được diễn ra đều, ....
- HS mở SGK trang 72
+ Nếu nhịn thở trong vòng 2-3 phút .mọi hoạt động sống sẽ bụ ngừng
+ Cấp cứu bệnh nhân truỵ hô hấp phải kịp thời cho thở bằng bình ô-xi
- HS nêu nhận xét theo câu hỏi trang 72.
- Người, động vật, thực vật muốn sống được cần có ô- xi trong không khí để thở.
- HS đọc mục bạn cần biết SGK.
_________________________________________________________
Tiết 8 : Thể dục
Bài 36 : Sơ kết học kì I 
Trò chơi : “Chạy theo hình tam giác”
I.Mục tiêu:
- Sơ kết học kì I. Yêu cầu HS hệ thống được những kiến thức, kĩ năng đã học, những ưu khuyết điểm trong học tập, rút kinh nghiệm từ đó cố gắng tập luyện tốt hơn nữa.
- Trò chơi: “Chạy theo hình tam giác” Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi chủ động, tích cực.
II.Chuẩn bị dụng cụ:
- Sân tập. Còi.
III.Nội dung giảng dạy: 
Nội dung 
Định lượng
Phương pháp 
A. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
- Chạy nhẹ nhành xung quanh sân tập.
- Đứng tại chỗ khởi động các khớp 
- Tập bài thể dục phát triển chung
B. Phần cơ bản:
 *Sơ kết học kì I
- GV cùng HS hệ thống lại những kiến thức, kĩ năng đã học trong học kì.
+ Ôn tập các kĩ năng đội hình đội ngũ và một số động tác thể dục rèn luyện tư thế vận động cơ bản đã học.
+ Quay sau; đi đều vòng trái và đổi chân khi đi đều sai nhịp.
+ Bài thể dục 8 động tác.
*Ôn một số trò chơi vận động đã học và các trò chơi mới “Nhảy lướt sóng”; “Chạy theo hình tam giác”.
C.Phần kết thúc:
- HS nhận xét tiết học.
- Chạy chậm và hít thở sâu
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- HS hệ thống bài, nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
6[ 10 phút
`1- 2 phút
1- 2 phút
1 lần 2 x 8 nhịp
18[ 22 phút
10-12 phút
5[6 phút
4[ 6 phút
- Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo.
- HS chấn chỉnh đội ngũ trang phục tập luyện
- HS đi theo đội hình 2, 3 hàng dọc.
- HS cả lớp tập chậm từng nhịp để dừng lại sửa chỗ sai cho HS. .
- Cả lớp tập theo động tác hô của cán sự.
- Các tổ biểu diễn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông, rồi đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang.
- HS tập hợp theo đội hình chơi.
- Cả lớp chơi.
-HS tập một số động tác thả lỏng
- Đứng tai chỗ hát Vỗ tay nhịp nhàng.
Thứ sáu ngày 23 tháng 12 năm 2011
Tiết 1 : Toán 90
Kiểm tra định kì
I.Mục tiêu:
- Kiểm tra các kiến thức: Tìm thành phần chưa biết của biểu thức, tính giá trị của biểu thức, giải toán,
II.Đề kiểm tra: ( 40’ )
Phần I: Khoanh tròn trước đáp án đúng ( 4 đ )
Bài 1: Tìm x , biết: 97486 + x = 248435
A. x = 345921 B. x = 344921 C. x = 150 949 D. x = 150 849
Bài 2: Biết giá trị của biểu thức: 468 x a = 96876 . Tìm a?
A. a = 217 B. a = 207 C. a = 27 D. a = 107
Bài 3: Tìm x , biết: x : 28 = 467 ( dư 30 ) 
A. x = 13076 B. x = 13106 C. x = 525 D. Không tìm được x
Bài 4: tuần = . giờ 
A. 9 B. 21 C. 7 D. 56
Phần II: Tự luận ( 6 đ )
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức ( 3 đ ) 
 94 x 73 + 621 : 23 402030 – ( 79829 – 6434 ) : 5
Bài 2: Một ao nuôi tôm HCN có diện tích 9250 m2 , chiều rộng 74 m . Tính chu vi cái ao? 
III.Biểu điểm: 
Phần I: 4đ : Mỗi bài đúng 1 đ
Phần 2: Bài 1 : 3 đ : Mỗi biểu thức đúng: 1,5 đ
 Bài 2 : 3 đ 
_________________________________________________________
Tiết 2 : Tập làm văn
Ôn tập học kì I : Tiết 8
I.Mục tiêu:
- HS nghe viết đúng chính tả bài : Chiếc xe đạp của chú Tư
- Yêu cầu viết đúng tốc độ, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp
- luyện viết văn miêu tả đồ vật qua bài kiểm tra
II.Các hoạt động daỵ học: 
A.Chính tả:
Bài viết : “Chiếc xe đạp của chú Tư” ( 20 ‘ )
- GV đọc mẫu - HS đọc thầm
+ Tìm từ ngữ tả chiếc xe đạp của chú Tư ? ( Màu vàng, vành bóng loáng, kêu ro ro,)
+ Tình cảm của chú Tư đối với chiếc xe đạp như thế nào?
Từ khó : HS tự phân tích: sánh bằng, láng bóng, giẻ , lau
HS viết bài: GV đọc cho HS viết
- Soát lỗi , chữa lỗi, chấm bài
B. Tập làm văn:
- HS đọc đề - Xác định yêu cầu của bài: Tả đồ dùng học tập ( đồ chơi ) 
- HS viết bài - GV thu chấm
C.Củng cố : HS đọc bài văn đã làm
Thế nào là văn miêu tả?
Về nhà hoàn thành bài tập làm văn.
_________________________________________________________
Tiết 3 : Ngoại ngữ
Tiếng Anh
(Đồng chí dạy)
_________________________________________________________
Tiết 4 : Sinh hoạt tập thể
Sinh hoạt tuần 18
I.Mục đích yêu cầu
- Nhận xét hoạt động tuần 18.
- Phơng hớng kế hoạch tuần 19.
II.Hoạt động dạy học
1.Tổ trởng nhận xét từng cá nhân trong tổ.
2. Lớp trởng nhận xét.
3. GV nhận xét chung.
a.Ưu điểm
- Đi học chuyên cần, đúng giờ. 
- Tích cực luyện tập bài thể dục với vòng để tham dự hội thi 22/12
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung
- Mặc đồng phục tương đối đầy đủ
- Tình trạng quên khăn quàng trước khi đến lớp có tiến bộ.
 2.Nhược điểm:
- Trong lớp ít phát biểu xây dựng bài: Tiến, Dương, ...
- Thực hiện nhân chia chậm, trừ nhẩm chậm; còn quên, chưa thuộc bảng cửu chương
- Giải toán còn yếu, một số em chưa xác định được câu trả lời 
- Viết văn miêu tả đồ vật còn lủng củng, thiếu hình ảnh, tình cảm nghèo nàn
- Chữ viết 1 số em còn xấu, trình bày thiếu sạch sẽ, tiến bộ không rõ rệt: Duy, Doanh, Hậu..
 3.Kế hoạch tuần sau:
- Tích cực ôn tập chuẩn bị khảo sát chất lượng cuối kỳ I
- Rèn nề nếp, tác phong anh bộ đội Cụ Hồ - Tìm hiểu về truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam: Xem ti vi, đọc sách báo,
- Tập trung nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Mặc đồng phục đúng quy định

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 18 LOP 4.doc