LUYỆN TỪ V CU
TIẾT 37 : CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?
I. MỤC TIU
-Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
-Nhận biết được câu kể Ai làm gì ?xác định được bộ phận chủ ngữ trong câu (BT1,mục III); biết đặt câu với bộ phận chủ ngữ cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ (BT2,BT3)
II. CHUẨN BỊ :
-Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn và phần nhận xét.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ
-Gọi 3 HS lên bảng đặt câu. Mỗi HS đặt 2 câu kể theo kiểu Ai làm gì ? và xác định bộ phận vị ngữ.
-Nhận xét câu của từng HS và cho điểm.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
-Tiết học hôm nay giúp các em hiểu về phần chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
* Hoạt động 1: Hình thành kiến thức
*Tìm hiểu ví dụ
-Yêu cầu HS đọc phần nhận xét của bài.
-Cho HS thực hiện tìm các câu kể Ai làm gì ?. Xác định bộ phận chủ ngữ trong câu kể vừa tìm được ?
NGÀY SOẠN : 3 - 1 - 2011 NGÀY DẠY : 4 - 1 - 2011 Thứ ba ngày 4 tháng 1 năm 2011 LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 37 : CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ ? I. MỤC TIÊU -Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ? -Nhận biết được câu kể Ai làm gì ?xác định được bộ phận chủ ngữ trong câu (BT1,mục III); biết đặt câu với bộ phận chủ ngữ cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ (BT2,BT3) II. CHUẨN BỊ : -Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn và phần nhận xét. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ -Gọi 3 HS lên bảng đặt câu. Mỗi HS đặt 2 câu kể theo kiểu Ai làm gì ? và xác định bộ phận vị ngữ. -Nhận xét câu của từng HS và cho điểm. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: -Tiết học hôm nay giúp các em hiểu về phần chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ? * Hoạt động 1: Hình thành kiến thức *Tìm hiểu ví dụ -Yêu cầu HS đọc phần nhận xét của bài. -Cho HS thực hiện tìm các câu kể Ai làm gì ?. Xác định bộ phận chủ ngữ trong câu kể vừa tìm được ? -HS trao đổi nhóm đôi: +Câu 1; Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ. CN +Câu 2: Hùng đút vội khẩu súng vào túi quần, chạy biến CN. +Câu 3: Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến. CN +Câu 5: Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa. CN +Câu 6 : Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn CN cổ chạy miết. -GV gạch chân dưới các bộ phận chủ ngữ trong các câu kể Ai làm gì ? -Cho HS hoạt động nhóm +Nêu ý nghĩa của chủ ngữ ? Câu 1 và câu 6 chủ ngữ chỉ con vật. +Câu 2, 3 và câu 5 chủ ngữ chỉ con người. +Chủ ngữ của các câu trên do loại từ ngữ nào tạo thành ? chủ ngữ trong câu 1 và câu 6 do cụm danh từ; chủ ngữ trong câu 2, 3 và câu 5 do danh từ * Hoạt động 2: Ghi nhớ -Vậy chủ ngữ trong các câu trên có ý nghĩa như thế nào ? -GV kết luận: Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ? chủ ngữ chỉ sự vật ( người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hoá) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.Chủ ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành. -Gọi HS đọc phần ghi nhớ. -Gọi HS đặt câu kể Ai làm gì ?chỉ ra bộ phận chủ ngữ trong câu vừa đặt. -Nhận xét câu HS đặt, khen những em hiểu bài, đặt câu đúng hay. * Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: -Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. -Hướng dẫn HS thực hiện 1 câu. -1 HS đọc thành tiếng.HS làm việc cá nhân; 1 HS lên bảng lớp. +Câu 3: Trong rừng, chim chóc hót véo von. CN +Câu 4: Thanh niên lên rẫy. CN +Câu 5 : Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. CN +Câu 6 :Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn. CN +Câu 7 : Các cụ già chụm đầu bên những CN ché rượu cần. -Kết luận về lời giải đúng. Bài 2: -Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. -Yêu cầu HS tự làm bài. -HS làm bài vào vở; 2 HS lên bảng. +Các chú công nhân đang khai thác than trong hầm sâu. +Mẹ em nấu bữa sáng cho cả nhà. +Chim sơn ca bay vút lên bầu trời xanh thẳm. -GV nhận xét sửa sai. -Yêu cầu HS đọc lại các câu kể trên. Bài 3: -Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. -Yêu cầu HS quan sát tranh và đặt câu. -HS có thể viết thành đoạn văn. -Cho HS nêu bài làm của mình. +VD : Buổi sáng, bà con nông dân ra đồng gặt lúa. Trên những con đường làng quen thuộc, các bạn học sinh tung tăng cắp sách tới trường.Xa xa, các chú công nhân đang cày vỡ những thửa ruộng vừa gặt xong. Thấy động, lũ chim sơn ca vụt bay vút lên bầu trời xanh thẳm. -GV nhận xét sửa sai và cho điểm. 3. Củng cố – dặn dò: -HS nêu nội dung ghi nhớ của bài. -Dặn HS về nhà học bài và viết một đoạn văn ngắn theo bài tập 3. -Chuẩn bị bài : Mở rộng vốn từ :Tài năng - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - THỂ DỤC Giáo viên chuyên dạy. - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - TỐN TIẾT 91 :KI-LÔ-MÉT VUÔNG I. MỤC TIÊU -Biết ki-lô-mét vuông làđơn vị đo diện tích. -Đọc,viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông. -Biết 1 km2 =1000000 m2 -Bước đầu biết chuyển đổi từ 1 km2 sang m2 và ngược lại. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1.Bài mới : * Giới thiệu bài :Để đo được diện tích lớn như diện tích một thành phố hoặc một khu rừng người ta thường dùng đơn vị ki-lô-mét vuông. -GV giới thiệu chương trình HK2. GTB: Để đo được diện tích lớn như diện tích một thành phố hoặc một khu rừng người ta thường dùng đơn vị ki-lô-mét vuông. *Hoạt động 1: Giới thiệu ki-lô-mét-vuông. -GV cho HS nêu mét vuông là diện tích của một hình vuông có cạnh là bao nhiêu ? có cạnh 1 mét. - Vậy Ki-lô-mét vuông là diện tích của một hình vuông có cạnh là bao nhiêu ? có cạnh 1 km -GV viết lên bảng. +Ki-lô-mét vuông viết tắt là km2 1 km2 = 1 000 000 m2 -GV giới thiệu:Diện tích thủ đô Hà Nội(năm 2002) là 921 km2 * Hoạt động 2: Luyện tập , thực hành Bài 1 -Yêu cầu HS đọc yêu cầu và thực hiện. -HS làm việc cá nhân: viết vào bảng con và lần lượt từng em đọc. -GV nhận xét sửa sai. Bài 2 -GV yêu cầu HS nêu yêu cầu của đề bài. -HS thực hiện vào bảng con. -HS đọc lại các bước đổi trên. -GV nhận xét sửa sai. Bài 4 -Cho HS đọc đề bài sau đó GV hướng dẫn : Để biết được câu nào đúng, câu nào sai trước hết chúng ta phải tính ước lượng thử xem chiều dài và chiều rộng của phòng học là bao nhiêu mét, sau đó so sánh và rút ra kết quả. -GV có thể gợi ý thông thường muốn đo diện tích một phòng học, diện tích một quốc gia ta thường sử dụng đơn vị đo nào ? Phòng học m2; diện tích một quốc gia là km2 a/ Diện tích phòng học là 40 m2 b/ Diện tích nước Việt Nam là 330 991 km2 -GV nhận xét sửa sai. 2.Củng cố, dặn dò : -Dặn HS về nhà làm bài tập 3/100 -Chuẩn bị bài : Luyện tập - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - KHOA HỌC GV CHUYÊN DẠY .. TẬP LÀM VĂN TIẾT 37 : LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. MỤC TIÊU -Nắm vững 2 cách mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật. -Viết được đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách đã học. II. CHUẨN BỊ : -Bảng phụ ghi sẵn nội dung ghi nhớ về 2 cách mở bài. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ -Gọi HS đọc phần ghi nhớ ở tiết trước về 2 cách mở bài. -Mở bài trực tiếp : Giới thiệu ngay đồ vật định tả. -Mở bài gián tiếp : Nói chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả. -GV nhận xét. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: * Hoạt động : Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1: -Gọi HS đọc yêu cầu. -Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm đôi để so sánh và tìm điểm giống nhau và những điểm khác nhau của các đoạn mở bài. -Gọi HS trình bày. +Điểm giống nhau:Các đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp sách. +Điểm khác nhau:-Đoạn a, b (mở bài trực tiếp) giới thiệu ngay đồ vật cần tả. -Đoạn c (mở bài gián tiếp) nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả. Bài 2: -Gọi HS đọc yêu cầu. -Bài yêu cầu chúng ta làm gì ? Yêu cầu chúng ta viết phần mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em. +Chú ý : các em phải thực hiện 2 cách mở bài (trực tiếp và gián tiếp) và cái bàn có thể là bàn ở trường hoặc ở nhà em. -Yêu cầu HS làm bài. -HS làm việc cá nhân; 1 HS lên bảng thực hiện. -Yêu cầu HS trình bày bài làm của mình. -HS trình bày bài làm -HS nhận xét. GV nêu ví dụ( nếu HS còn lúng túng) +Mở bài trực tiếp : Chiếc bàn học sinh này là người bạn ở trường thân thiết với tôi gần 2 năm nay. +Mở bài gián tiếp : Tôi rất yêu gia đình tôi, ngôi nhà của tôi. Ở đó, tôi có bố mẹ và em trai thân thương, có những đồ vật, đồ chơi thân quen và một góc học tập sáng sủa. Nổi bật trong góc học tập đó là cái bàn học xinh xắn của tôi. -GV nhận xét – ghi điểm những bài tốt. -Bình chọn mở bài hay nhất. 3. Củng cố – dặn dò: -Dặn HS về nhà thực hiện tả chiếc cái bàn học của em. -Chuẩn bị bài: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật. - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - NGÀY SOẠN : 4 – 1 - 2011 NGÀY DẠY : 5 – 1 -2011 Thứ tư ngày 5 tháng 1 năm 2011 TẬP ĐỌC TIẾT 37 : BỐN ANH TÀI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: -Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. -Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện ngợi tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé. -Hiểu nội dung bài : Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: - Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân. - Hợp tác - Đảm nhiệm trách nhiệm III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CĨ THỂ SỬ DỤNG : -Trình bày ý kiến cá nhân -Thảo luận nhĩm -Hỏi đáp trước lớp -Đĩng vai xử lý tình huống IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : -Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: -GV kiểm tra sách vở HS. -Nhận xét. 2. Bài mới: a. Khám phá -Cho HS quan sát tranh trong SGK và hỏi. +Bức tranh vẽ cảnh gì ? -Câu chuyện Bốn anh tài ca ngợi bốn thiếu nhi có tài ba hơn người đã biết kết hợp nhau và làm việc nghĩa. b. Kết nối : b.1. Luyện đọc trơn -Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ : Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng. - HS khá đọc - Bài văn được chia làm 5 đoạn ... đánh cá : bình tĩnh, thông minh). - Giải nghĩa +Ngày tận số: ngày chết + Hung thần: thần độc ác, hung dữ. +Vĩnh viễn: mãi mãi - GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ trong SGK. * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh bằng 1-2 câu. -Gọi học sinh đọc bài tập 1. -GV dán lên bảng lớp 5 tranh minh hoạ phóng to. -GV nhận xét viết nhanh dưới mỗi tranh 1 lời thuyết minh. -Học sinh suy nghĩ, nói lời thuyết minh cho 5 tranh. +Tranh 1: bác đánh cá cả ngày, cuối cùng được mẻ lưới trong có một chiếc bình to. +Tranh 2: Bác mừng lắm vì mỗi cái bình đem ra chợ cũng được khối tiền. +Tranh 3: Từ trong bình một làn khói đen tuôn ra, rồi hiện thành một con quỷ +Tranh 4: Con quỷ đòi giết bác đánh cá để thực hiện lời nguyền của nó. Con quỷ nói bác đánh cả đến ngày tận số. +Tranh 5: Bác đánh cá lừa con quỷ chui vào bình, nhanh tay đậu nắp, vứt cái bình trở thành biển sâu. * Hoạt động 3: Hướng dẫn kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. -Gọi học sinh đọc bài tập 2,3. -Kể chuyện trong nhóm, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. -HS kể theo nhóm 4 - Mỗi nhóm kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện. -Thi kể chuyện trước lớp. +Kể tiếp nối đoạn +Kể cả câu chuyện. +Nêu ý nghĩa truyện: Ca ngợi bác đánh cá thông minh, mưu trí đã thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác. -GV nhận xét và bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay nhất. -GV giáo dục HS 2.Củng cố, Dặn dò: -Về nhà tập kể kại câu chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị bài: Kể chuyện đã nghe đãđọc. - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - NGÀY SOẠN : 6 – 1 - 2011 NGÀY DẠY : 7 - 1 - 2011 Thứ sáu ngày 7 tháng 1 năm 2011 TẬP LÀM VĂN TIẾT 38 : LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. MỤC TIÊU: -Nắm vững 2 cách kết bài (mở rộng và không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật.(BT1). -Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật.(BT2) II. CHUẨN BỊ : -Bảng phụ ghi sẵn nội dung ghi nhớ về 2 cách kết bài. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ -Gọi HS đọc phần bài làm ở nhà : mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em. -GV nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới: *Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay các em sẽ luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật. * Hoạt động : Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1: -Gọi HS đọc yêu cầu. -Gọi HS nêu lại kiến thức về 2 cách kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật. -Yêu cầu HS đọc nội dung đoạn văn. -Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm - HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận. -Gọi HS trình bày. +Câu a : Đoạn kết là đoạn cuối cùng trong bài. Má bảo : “Có của phải biết giữ gìn thì mới được lâu bền”. Vì vậy, mỗi khi đi đâu về, tôi đều mắc nón vào chiếc đinh đóng trên tường. Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế nón dễ bị méo vành. +Câu b : Xác định kiểu kết bài. Đó là kiểu kết bài mở rộng : căn dặn của mẹ; ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ. -GV nhận xét sửa sai. -GV nhắc lại hai cách kết bài trong bài văn kể chuyện đã học. Bài 2: (chọn câu b) -Gọi HS đọc yêu cầu. +Bài yêu cầu chúng ta làm gì ? -Yêu cầu HS làm bài. -HS thực hiện vào giấy nháp; 2HS lên bảng phụ. -HS nhận xét. -Yêu cầu HS trình bày bài làm của mình. -GV nhận xét – ghi điểm những bài tốt. -Bình chọn mở bài hay nhất. 3. Củng cố – dặn dò: -Dặn HS về nhà thực hiện viết vào vở. -Chuẩn bị bài : Miêu tả đồ vật ( kiểm tra viết) - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - TỐN TIẾT 94 : DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH I. MỤC TIÊU: -Biết cách tính diện tích hình bình hành. II. CHUẨN BỊ : -Giấy bìa và thước, ê ke, kéo. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1.Kiểm tra bài cũ: -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm, đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác. -GV chữa bài nhận xét cho điểm HS. 2.Bài mới : * Giới thiệu bài -Giờ học toán hôm nay các em sẽ tìm hiểu về cách tính diện tích hình bình hành. * Hoạt động 1: Hình thành công thức tính diện tích. -GV giới thiệu hình như SGK cho HS quan sát. A B D H C HS nêu lại đặc điểm của hình bình hành. - HS quan sát và thực hiện nêu. +Em có nhận xét gì đặc điểm của hình trên ? Hình ABCD là hình bình hành vì có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau. +AH chính là đường cao của hình bình hành. +DC là cạnh đáy. -GV yêu cầu HS dùng kéo cắt phần tam giác AHD và dán nối vào cạnh BC. -HS thực hiện. A B D H C A B h H C I a +Các em quan sát xem khi ta cắt dán lại ta sẽ được hình gì ? Ta được hình chữ nhật ABIH. +Vậy em có nhận xét gì về diện tích của 2 hình trên ? Diện tích của 2 hình đều bằng nhau. -Quan sát xem chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật so với hình bình hành cũ như thế nào? Chiều dài của hình chữ nhật bằng với cạnh đáy của hình bình hành.Chiều rộng của hình chữ nhật bằng với chiều cao của hình bình hành. +Ta thấy diện tích hình chữ nhật ABIH được tính là : a X h +Vậy diện tích hình bình hành ABCD là : a X h -GV ghi bảng và cho HS nhắc lại. Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) Công thức : S = a X h (S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao của hình bình hành) * Hoạt động 2: Luyện tập , thực hành Bài 1 -Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài. -HS đọc yêu cầu.HS nhắc lại công thức tính. -HS thực hiện tính bảng con 9 X 5 = 45 (cm2) 13 X 4 = 52 (cm2) 7 X 9 = 63 (cm2) -GV nhận xét Bài 3. a -Yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề bài. +Muốn tính diện tích của hình trên ta làm như thế nào ? Trước hết ta đổi ra cùng đơn vị đo rồi thực hiện. -GV cho HS thực hiện vào vở. -Đổi : 4 dm = 40 cm Diện tích hình bình hành. 40 X 34 = 1360 (cm2) Đáp số : 1360 cm2 -GV nhận xét và cho điểm HS 3.Củng cố, dặn dò : -Dặn dò về nhà làm lại bài tập 2 -Chuẩn bị bài : Luyện tập - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - LỊCH SỬ TIẾT 19 : NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN I. MỤC TIÊU: -Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần: + Vua quan ăn chơi sa đọa; trong triều một số quan lại bất bình, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước. + Nơng dân và nơ tì nổi dậy đấu tranh. - Hồn cảnh Hồ Quý Ly truất ngơi vua Trần, lập nên nhà Hồ:Trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Quý Ly- một đại thần của nhà Trần đã truất ngơi nhà Trần, lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu. * Ghi chú :HS khá, giỏi: + Nắm được nội dung một số cải cách của Hồ Quý Ly: quy định lại số ruộng cho quan lại, quý tộc; quy định lại số nơ tì phục vụ trong gia đình quý tộc. + Biết lí do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quý Ly thất bại: khơng đồn kết được tồn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa vào lực lượng quân đội. II. CHUẨN BỊ : -PHT của HS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1.Kiểm tra bài cũ -Ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược quân Mông-Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện như thế nào ? -Khi giặc Mông –Nguyên vào Thăng Long vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc ? -GV nhận xét, ghi điểm . 2.Bài mới : *Giới thiệu bài * Hoạt động 1:Tình hình nước ta cuối thời Trần -GVphát PHT cho các nhóm. -HS các nhóm thảo luận và cử người trình bày kết quả. Nội dung của phiếu: -Vào giữa thế kỉ XIV : +Vua quan nhà Trần sống như thế nào ? +Aên chơi sa đọa. +Những kẻ có quyền thế đối xử với dân ra sao? +Ngang nhiên vơ vét của nhân dân để làm giàu. +Cuộc sống của nhân dân như thế nào ? +Vô cùng cực khổ. +Thái độ phản ứng của nhân dân với triều đình ra sao ? +Bát bình, phẫn nộ trước thói xa hoa, sự bóc lột của vua quan, nông dân và nô tì đã nổi dậy đấu tranh. +Nguy cơ ngoại xâm như thế nào ? +Giặc ngoại xâm lăm le bờ cõi. -GV nhận xét, kết luận . -GV cho 1 HS nêu khái quát tình hình của đất nước ta cuối thời Trần. * Hoạt động 2: Nhà Hồ thay thế nhà Trần -GV tổ chức cho HS thảo luận 3 câu hỏi : +Hồ Quý Ly là người như thế nào ? Là quan đại thần của nhà Trần. +Ông đã làm gì ? Ông đã thay thế các quan cao cấp của nhà Trần bằng những người thực sự có tài, đặt lệ các quan phải thường xuyên xuống thăm dân. Quy định lại số ruộng đất, nô tì của quan lại quý tộc, nếu thừa phải nộp cho nhà nước. Những năm có nạn đói, nhà giàu buộc phải bán thóc và tổ chức nơi chữa bệnh cho nhân dân . +Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không ? Vì sao ? -GV cho HS dựa vào SGK để trả lời :Hành động truất quyền vua là hợp lòng dân vì các vua cuối thời nhà Trần chỉ lo ăn chơi sa đọa, làm cho tình hình đất nước ngày càng xấu đi và Hồ Quý Ly đã có nhiều cải cách tiến bộ. *GV tóm tắt nội dung bài và cho HS nêu phần bài học. 3.Củng cố- dặn dò: -GV cho HS đọc phần bài học trong SGK. +-Trình bày những biểu hiện suy tàn của nhà Trần? + Triều Hồ thay triều Trần có hợp lịch sử không? Vì sao ? * Nhà Trần sụp đổ, Hồ Quý Ly lên ngôi, đất nước ta đứng trước âm mưu xâm lược của giặc Minh. Tình hình nước Đại Việt thế kỉ XV ra sao các em sẽ thấy rõ trong bài học tới. -Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài : “ Chiến thắng Chi Lăng”. - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - THẾ DỤC Giáo viên chuyên dạy. - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Tài liệu đính kèm: