Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần thứ 8

Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần thứ 8

I - Mục tiêu:

 Lớp trực tuần nhận xét hoạt động trong tuần của toàn khu.

 Nắm được kế hoạch học tập sinh hoạt trong tuần.

II-Thời gian:

 7 giờ 30 tại khu Nà nọi.

III-Đối tượng:

 HS lớp cả khu. Số lượng: 86 HS Vắng.em

IV- Chuẩn bị:

 Lớp 4B trực tuần chuẩn bị nội dung.

 HS kê bàn ghế.

 Mỗi lớp một tiết mục văn nghệ.

V- Nội dung – Hình thức

* Nội dung:

 Nhận xét những ưu, khuyết điểm trong tuần 7 của toàn khu. Triển khai kế hoạch học tập, hoạt động trong tuần 8.

 * Hình thức:Tập trung toàn khu.

 VI- Tiến hành hoạt động:

*Phần lễ:

 Chào cờ. - Quốc ca - Đội ca- Hô dấp khẩu hiện đội

 Nhận xét những ưu, khuyết điểm trong tuần 7 của toàn khu.

*Tuyên dương:

 - Học sinh tích cực lao động vệ sinh trường lớp từ lớp 1-5.

 - Các lớp duy trì đảm bảo tỷ lệ chuyên cần.( lớp 4,3,1)

 - Nhiều em hăng hái sôi nổi trong lớp như: Tâng, Cống, Dinh,(lớp 5)Em Ai, Nghiên, Ngoan, Dở(lớp 4) Em Xi, Trống, Phính, Mảo (lớp 2).

*Phát động phong trào tuần 8

 Tích cực ôn thi "Giao lưu TV của chúng em" lớp 4+5

 Ôn tập chuẩn bị khảo sát GHKI

 Duy trì đủ số lượng học sinh ra lớp.

 Tiếp tục hội giảng cấp tổ lớp 5,1

 Phát động phong trào văn nghệ chào mừng ngày thành lập Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.20/10/2010

 

doc 47 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 740Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần thứ 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2011
Sáng tiết 1: hoạt động đầu tuần 
 Chào cờ
 Chủ điểm tháng 10 : CHĂM NGOAN HọC GIỏI
I - Mục tiêu:
	Lớp trực tuần nhận xét hoạt động trong tuần của toàn khu.
	Nắm được kế hoạch học tập sinh hoạt trong tuần.
II-Thời gian:
	7 giờ 30 tại khu Nà nọi.
III-Đối tượng:
	HS lớp cả khu. Số lượng: 86 HS Vắng....em
IV- Chuẩn bị:
	Lớp 4B trực tuần chuẩn bị nội dung.
	HS kê bàn ghế.
	Mỗi lớp một tiết mục văn nghệ. 
V- Nội dung – Hình thức
* Nội dung:
	Nhận xét những ưu, khuyết điểm trong tuần 7 của toàn khu. Triển khai kế hoạch học tập, hoạt động trong tuần 8.
 * Hình thức:Tập trung toàn khu.
 VI- Tiến hành hoạt động:	
*Phần lễ:
	Chào cờ. - Quốc ca - Đội ca- Hô dấp khẩu hiện đội
	Nhận xét những ưu, khuyết điểm trong tuần 7 của toàn khu.
*Tuyên dương: 
	- Học sinh tích cực lao động vệ sinh trường lớp từ lớp 1-5.
	- Các lớp duy trì đảm bảo tỷ lệ chuyên cần.( lớp 4,3,1)
	- Nhiều em hăng hái sôi nổi trong lớp như: Tâng, Cống, Dinh,(lớp 5)Em Ai, Nghiên, Ngoan, Dở(lớp 4) Em Xi, Trống, Phính, Mảo (lớp 2)....
*Phát động phong trào tuần 8
	Tích cực ôn thi "Giao lưu TV của chúng em" lớp 4+5
	Ôn tập chuẩn bị khảo sát GHKI
	Duy trì đủ số lượng học sinh ra lớp.
	Tiếp tục hội giảng cấp tổ lớp 5,1
 Phát động phong trào văn nghệ chào mừng ngày thành lập Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.20/10/2010 
*Phần hội :
 Văn nghệ và các trò chơi: ( Mỗi lớp tham gia một tiết mục)
VII - Kết thúc hoạt động:
	 Nhắc nhở học sinh tích cực học tập chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
 HS vào lớp theo các hàng.
Tiết 2 : Tập đọc
Bài 15 : Nếu chúng mình có phép lạ
I. Mục đích yêu cầu :
- Bước đọc biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui ,hồn nhiên. 
- Hiểu ND bài: Những ước mơ ngộ nghĩnh đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.( trả lời được câu hỏi 1,2,4; thuộc 1,2 khổ thơ trong bài).
HS khá,giỏi thuộc và đọc được diễn cảm bài thơ;trả lời được câu hỏi 3. 
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh họa bài tập đọc.
- HS đọc và trả lời câu hỏi theo nhóm 2 , CN
III. Các hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra 2 nhóm phân vai đọc 2 màn của vở kịch và nêu nội dung bài .
- GV nhận xét cho điểm .
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài :GV nêu MĐYC của giờ học .
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu nội dung:
a. Luyện đọc:
HS đọc phân vai câu chuyện 
- Gọi HS đọc bài 
- Chia đoạn 
 - Học sinh đọc toàn bài 
 -4em nối tiếp nhau đọc5 khổ thơ 2 lượt.
- GV nghe, sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó. 
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
 Luyện đọc theo cặp.
- 1 - 2 em đọc cả bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm để trả lời câu hỏi.
+ Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
- Câu “Nếu chúng mình có phép lạ”.
+ Việc lặp lại nhiều lần như vậy nói lên điều gì?
- Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết.
+ Mỗi khổ thơ nói lên điều ước. Vậy những điều ước ấy là gì?
Khổ 1: Ước cây mau lớn để cho quả.
Khổ 2: Ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc.
Khổ 3: Ước trái đất không còn mùa đông.
Khổ 4: Ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành những trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn.
- GV yêu cầu HS giải thích cách nói:
+ “Ước không còn mùa đông”
 Ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai, không còn những tai họa đe dọa con người.
+ “Hóa trái bom thành trái ngon”
- Ước thế giới hòa bình, không còn bom 
+ Em hãy nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài?
- Đó là những ước mơ lớn, ước mơ cao đẹp: Ước mơ về 1 cuộc sống no đủ, ước mơ được làm việc, không còn thiên tai, thế giới chung sống trong hoà bình.
+ Em thích ước mơ nào trong bài? Vì sao?
HS: Tự suy nghĩ và trả lời theo đúng ý của mình.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ:
HS: 4 em nối tiếp nhau đọc bài thơ và tìm giọng đọc .
- GV hướng dẫn cách đọc đúng, đọc diễn cảm khổ thơ 2 và 3 .
- GV đọc diễn cảm.
- GV nhận xét cho điểm .
HS: Luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
- Thi đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- HS nhận xét bình chọn .
3. Củng cố – dặn dò:
	- GV HDHS nêu nội dung bài thơ.
	- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
..................................................................................................
	 tiết 3 : Sử
 Giáo viên bộ môn dạy
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 4: Toán
Bài 36 : Luyện tập 
I.Mục tiêu:
	-Tính được tổng của ba số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng 	cách thuận tiện nhất .
II. Đồ dùng: 
Bảng phụ + Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài : GV nêu nhiệm vụ giờ học 
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
HS: 2 em lên chữa bài tập 3 ( 45).
* Bài 1:(b) 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- HDHS làm bài vào vở
HS: Đọc yêu cầu bài tập và tự làm bài vào vở . 
- 2 HS lên bảng làm.
- GV chữa bài, nhận xét.
* Kết quả :
 b. 26387 54293
 + 14075 + 61934
 9210 7652
 49672 1238	
* Bài 2: ( dòng1,2)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- HDHS làm bài vào vở và bảng lớp 
- GV chữa bài, nhận xét.
HS: Nêu yêu cầu của bài tập và tự làm.
- 2 em lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở.
96 + 78 + 4 = 96 + 4 + 78 = 100 + 78 
= 178
Hoặc: 
96 + 78 + 4 = 78 + (96 + 4) = 78 + 100
= 178.
Bài 3: (HS giỏi)
GV có thể hỏi để củng cố cách tìm x.
HS: Nêu yêu cầu bài tập và tự làm. 
- x gọi là số bị trừ.
+ ở biểu thức a thì x được gọi là gì?
+ Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
- Lấy hiệu cộng với số trừ.
- 2 em lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.
x – 306 = 504 
x = 504 + 306
x = 810. 
- GV hỏi tương tự với phần b.
b) x + 254 = 680
x = 680 – 254
x = 426.
*Bài 4:(a)
HS: Đọc bài, tự làm rồi chữa bài.
GV hỏi lại cách tính chu vi hình chữ nhật
Bài 4/b ( HSgiỏi)
a) Chu vi hình chữ nhật là:
P = (16 cm + 12 cm) x 2 = 56 (cm)
b) Chu vi hình chữ nhật là:
P = (45 cm + 15 cm) x 2 = 120 (cm)
- Cho HS tập giải thích về công thức tính P = (a + b) x 2
- GV có thể chấm bài cho HS
a là chiều dài hình chữ nhật.
b là chiều rộng hình chữ nhật.
(a + b) là nửa chu vi hình chữ nhật
(a + b) x 2 là chu vi hình chữ nhật.
3. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
	 ........................................................................................................... 
chiều 
Tiết 1 : Tập đọc*
Nếu chúng mình có phép lạ
I. Mục đích yêu cầu :
- Bước đọc biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui ,hồn nhiên. 
- Hiểu ND bài: Những ước mơ ngộ nghĩnh đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp
- HS khá,giỏi thuộc và đọc được diễn cảm bài thơ;trả lời được câu hỏi 3. 
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh họa bài tập đọc.
- HS đọc và trả lời câu hỏi theo nhóm 2 , CN
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Giới thiệu bài :
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu nội dung:
a. Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài 
- Chia đoạn 
 - Học sinh đọc toàn bài 
 -4 em nối tiếp nhau đọc5 khổ thơ(2 lượt).
- GV nghe, sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó. 
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 - 2 em đọc cả bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm để trả lời câu hỏi.
+ Việc lặp lại nhiều lần như vậy nói lên điều gì?
- Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết.
+ Mỗi khổ thơ nói lên điều ước. Vậy những điều ước ấy là gì?
Khổ 1: Ước cây mau lớn để cho quả.
Khổ 2: Ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc.
Khổ 3: Ước trái đất không còn mùa đông.
Khổ 4: Ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành những trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn.
- GV yêu cầu HS giải thích ý nghĩa của cách nói:
+ “Ước không còn mùa đông”
- Ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai, không còn những tai họa đe dọa con người.
+ “Hóa trái bom thành trái ngon”
- Ước thế giới hòa bình, không còn bom đạn, chiến tranh.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ:
HS: 4 em nối tiếp nhau đọc bài thơ và tìm giọng đọc .
- GV hướng dẫn cách đọc đúng, đọc diễn cảm khổ thơ 2 và 3 .
- GV đọc diễn cảm.
- GV nhận xét cho điểm .
HS: Luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
- Thi đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- HS nhận xét bình chọn .
3. Củng cố – dặn dò:
	- GV HDHS nêu nội dung bài thơ.
	- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
Tiết 2: Đạo đức
 Giáo viên bộ môn dạy
Tiết 2: Ôn toán*
Luyện tập 
I.Mục tiêu:
-Tính được tổng của ba số , vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất .
II. Đồ dùng: 
Bảng phụ + Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài : GV nêu nhiệm vụ giờ học 
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
HS: 2 em lên chữa bài tập 3 ( 45).
* Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- HDHS làm bài vào vở 
HS: Đọc yêu cầu bài tập và tự làm bài vào vở . 
- 2 HS lên bảng làm.
- GV chữa bài, nhận xét.
* Kết quả :
 5264 b. 42716 
 + 3978 	 + 27054
 6051 6439
 15293 76209 
* Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- HDHS làm bài vào vở và bảng lớp 
- GV chữa bài, nhận xét
*Bài 3:HD phân tích bài toán .
HD HS giải
HS: Nêu yêu cầu của bài tập và tự làm.
- 2 em lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở.
 a, 81+ 35 + 19 
 = (81 + 19)+ 4 = 100 + 4 
 = 104
b,
78 + 65 + 135 + 22 =78 +22) +(65 + 135)
	 = 100 + 200
 = 300
HS: Đọc bài, tự làm rồi chữa bài.
- GV có thể chấm bài cho HS
 Bài giải
Lần thứ hai có số trẻ em tiêm phòng là:
 1465 - 335 = 1130( em)
Cả hai lần có số trẻ em tiêm phòng là:
 1465 + 1130 = 2595( em)
 Đáp số : 2595 em.
.Bài 4:( HS giỏi)
HS điền vào bảng.
Nhận xét sửa sai
a
b
P =(a+b)x2
S = a x b
5cm
8888 8cm
(5+8) x2 =16cm
5x8=40cm2
10cm
6cm
8cm
8cm
3. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
............................................................................................................
Thứ ba ngày 18 tháng 11 năm 2011
 Nghỉ đi Hội Giảng. (Đồng chí Thiện dạy)
Thứ tư ngày 19 tháng 11 năm 2011
Sáng tiết 1 : Kỹ thuật
Giáo viên bộ môn dạy
tiết 3 : tập đọc
Bài 16 : đôi giày ba ta màu xanh
I. Mục đích yêu cầu :
	- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài(giọng kể chậm rài , nhẹ nhàng , hợp nội dung hồi tưởng)
	- Hiểu ND của bài: Chị phụ trách quan tâm tới ước mơ của cậu bé Lái, làm cho cậu xúc động và vui sướng đến ... Làm việc cả lớp.
HS: Quan sát tranh ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột.
- GV gọi HS lên chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
? Các em biết gì về cà phê Buôn Ma Thuột
- GV giới thiệu cho HS xem 1 số tranh ảnh về sản phẩm cà phê của Buôn Ma Thuột.
HS: Đại diện các nhóm lên trình bày.
? Hiện nay khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây ở Tây Nguyên là gì
3. Chăn nuôi trên đồng cỏ:
- Thiếu nước vào mùa khô. Người dân phải dùng máy bơm nước hút nước ngầm lên để tưới cho cây.
* HĐ3: Làm việc cá nhân.
HS: Đọc SGK và trả lời câu hỏi:
? Hãy kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên
- Trâu, bò, voi.
? Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu bò
- Có đồng cỏ xanh tốt.
? ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì
-  để chuyên chở người và hàng hoá
- Tổng kết: Nêu ghi nhớ.
HS: Đọc phần ghi nhớ.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Khoa học
ăn uống khi bị bệnh
I. Mục tiêu:
- HS biết nói về chế độ ăn uống khi bị 1 số bệnh.
- Nêu được chế độ ăn uống của người bị bệnh tiêu chảy.
- Pha dung dịch ô - rê - dôn và nước cháo muối.
- Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Đồ dùng, hình trang 34, 35 SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc mục “Bạn cần biết” trang 33.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Các hoạt động:
a. HĐ1: Thảo luận về chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh thông thường:
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
- GV phát phiếu có ghi câu hỏi.
? Kể tên các thức ăn cần cho người mắc bệnh thông thường
HS: Thảo luận trong nhóm.
- Thịt, cá, trứng, sữa, các loại rau xanh, quả chín.
? Đối với người bị bệnh nặng nên cho ăn món ăn đặc hay loãng? Tại sao
- Nên cho ăn món ăn loãng để dễ nuốt, dễ tiêu hoá
? Đối với người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn như thế nào
- Nên cho ăn nhiều bữa trong ngày.
- GV kết luận mục “Bạn cần biết” SGK trang 35.
b. HĐ2: Thực hành pha dung dịch ô - rê - dôn và chuẩn bị cháo nước muối.
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
HS: Cả lớp quan sát và đọc lời thoại trong H4, 5 trang 35 SGK.
- 2 HS 1 em đọc câu hỏi của bà mẹ đưa con đến khám bệnh, 1 em đọc câu trả lời của bác sỹ.
? Bác sỹ đã khuyên người bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống như thế nào
- Phải cho cháu uống dung dịch ô - rê - dôn hoặc nước cháo muối.
- Để đề phòng suy dinh dưỡng vẫn cho cháu ăn đủ chất.
- Gọi 1 vài HS nhắc lại lời khuyên của bác sỹ.
- GV nhận xét chung về hoạt động của các nhóm.
- Các nhóm báo cáo đồ dùng chuẩn bị để pha dung dịch ô- rê - dôn và nấu cháo muối (không yêu cầu nấu).
c. HĐ3: Đóng vai.
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
HS: Các nhóm đưa ra tình huống để vận động những điều đã học vào cuộc sống.
- GV và các nhóm cùng theo dõi các bạn đóng vai để nhận xét.
- Có thể đóng vai thể hiện nội dung.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống mà nhóm mình đã chọn.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Thể dục
động tác vươn thở và tay 
của bài thể dục phát triển chung
trò chơi: nhanh lên bạn ơi
I. Mục tiêu:
- Học 2 động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung.
- Yêu cầu thực hiện cơ bản, đúng động tác.
- Trò chơi “Nhanh lên bạn ơi”, yêu cầu tham gia trò chơi tương đối chủ động, nhiệt tình.
II. Địa điểm – phương tiện: 
Sân trường còi, phấn trắng, thước dây.
III. Các hoạt động:
1. Phần mở đầu:
- GV tập trung lớp, kiểm tra sĩ số, phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học.
HS: Khởi động, chơi tại chỗ, vỗ tay.
2. Phần cơ bản: 
a. Bài thể dục phát triển chung:
* Động tác vươn thở: (3 – 4 lần)
- Lần 1: GV nêu tên động tác, có thể làm mẫu và phân tích giảng giải.
- Lần 2: GV vừa hô nhịp chậm vừa quan sát nhắc nhở hoặc tập cùng với HS.
- Lần 3: GV hô nhịp cho HS tập toàn bộ động tác.
- Lần 4: GV có thể mời cán sự lớp lên hô nhịp cho cả lớp tập.
- GV dành thời gian để sửa sai cho HS.
* Động tác tay: Tập 4 lần 8 nhịp.
- GV nêu tên động tác vừa làm mẫu, vừa giải thích cho HS bắt chước.
HS: Tập theo GV.
b. Trò chơi vận động:
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi.
HS: Chơi thử 1 lần.
- Cả lớp chơi chính thức.
3. Phần kết thúc:
- GV hệ thống bài.
HS: Tập 1 số động tác thả lỏng.
- Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài về nhà.
tiết 2 : lịch Sử
$ 8 : ôn tập
I. Mục tiêu:
	- HS nắm được tên các giai đoạn lịch sử từ bài 1 đến bài 5.
	- Kể lại một số sự kiện tiêu biểu về đời sống của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang ; hoàn cảnh , diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ; diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
 II. Đồ dùng dạy - học:
Băng hình vẽ trục thời gian, một số tranh ảnh bản đồ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS kể lại diễn biến của trận Bạch Đằng ?
- Nhận xét cho điểm
HS kể lại
Nhận xét bổ sung 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài :GV nêu mục tiêu bài học 
2. Các hoạt động:
* HĐ1: Làm việc cá nhân (hoặc theo nhóm).
- GV treo băng thời gian lên bảng.
HS: lên bảng ghi nội dung của mỗi giai đoạn.
- Tổ chức cho các em lên bảng ghi nội dung hoặc các nhóm báo cáo sau khi thảo luận.
* HĐ2: Làm việc cả lớp (hoặc theo nhóm).
- GV treo trục thời gian (theo SGK) lên bảng hoặc phát phiếu cho mỗi nhóm.
HS: Ghi các sự kiện tương ứng với thời gian có trên trục:
 Khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN ; Năm 179 TCN đến năm 938.
- HS lên bảng ghi hoặc các nhóm báo cáo sau khi đã thảo luận.
* HĐ3: Làm việc Nhóm.
- HS làm việc theo nhóm 2 
GV yêu cầu các em trả lời câu hỏi
Dưới thời Lạc Việt đời sống của người dân như thế nào ?
- Nêu hoàn cảnh diễn ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
-Hãy nêu diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng .
-Hãy nêu diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng .
HS: 1 số nhóm báo cáo kết quả làm việc của mình trước lớp.
- GV gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Tuyên dương các nhóm trả lời tốt.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà ôn lại bài.
Thứ ba ngày 17/11/2011
tiết 3 : Kể chuyện
$ 8 : Kể Chuyện đã nghe đã đọc
I. Mục đích yêu cầu :
- Dựa vào gợi ý , biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe , đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lí .
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của chuyện. 
II. Đồ dùng dạy - học:
+ Tranh minh hoạ “Lời ước dưới trăng”.
+ Sách, báo, truyện viết về ước mơ.
+ HS hoạt động theo nhóm 2 , CN
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra 1 - 2 HS kể lại 1, 2 đoạn của câu chuyện giờ trước.
- GV nhận xét cho điểm 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:GV nêu mục đích yêu cầu giờ học 
2. Hướng dẫn HS kể chuyện:
a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài:
- GV chép đề lên bảng.
HS: 1 – 2 em đọc lại đề.
- GV gạch dưới những từ quan trọng.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý, cả lớp theo dõi.
- Lớp đọc thầm lại 3 gợi ý.
- Đọc thầm gợi ý 1.
- GV gợi ý:
? Những câu chuyện nào có trong SGK
+ ở vương quốc Tương Lai.
+ Ba điều ước.
? Ngoài ra em còn được nghe thêm những truyện nào khác
- Vào nghề.
- Lời ước dưới trăng.
- Đôi giày ba ta màu xanh.
- Điều ước của vua Mi - đát.
? Em sẽ chọn kể về ước mơ cao đẹp gì
HS: Ước mơ về cuộc sống no đủ, hạnh phúc, ước mơ chinh phục thiên nhiên, ước mơ về nghề nghiệp tương lai, ước mơ về cuộc sống hoà bình.
? Hay có thể ước mơ viển vông, phi lý
- Nói tên truyện em lựa chọn
- GV lưu ý:
HS: Đọc thầm gợi ý 2, 3
+ Kể chuyện phải có đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
+ Kể xong cần trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
+ Với những câu chuyện dài có thể kể1 – 2 đoạn.
b. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
HS: Kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất, hấp dẫn nhất.
3. Củng cố – dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học.
	- Về nhà kể cho mọi người cùng nghe.
	- Chuẩn bị bài sau.
tiết 2 : Toán
$ 37 : Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS biết cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
	- Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.Làm được các bài tập 1,2( tr.47)
II. Đồ dùng: 
Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập
(4b-46).
- Nhận xét cho điểm 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài :GV nêu nhiệm vụ của giờ học 
2. Hướng dẫn HS tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó:
- GV gọi HS đọc bài toán trong SGK.
HS chữ bài trên bảng
 b. 26387 54293
 + 14075 + 61934
 9210 7652
 49672 1238
HS: 1 em đọc bài toán.
10
Số lớn:
Số bé:
70
?
?
- GV vẽ sơ đồ tóm tắt:
- Gọi HS lên chỉ 2 lần số bé trên sơ đồ.
? Muốn tìm 2 lần số bé ta làm thế nào
- Ta lấy (70 – 10) : 2 
? Số bé là bao nhiêu
- Số bé là 30
? Số lớn là bao nhiêu
- Số lớn là 30 + 10 = 40
? 70 gọi là gì
- Tổng hai số
? 10 gọi là gì
- Hiệu hai số.
- Tương tự cho HS giải bài toán theo cách thứ 2 SGK rồi nhận xét cách tìm số lớn. 
- GV: Bài toán này có 1 cách giải, khi giải có thể giải bằng 1 trong 2 cách như SGK.
Giải:
* Cách 1:
Hai lần số bé là: 70 – 10 = 60
Số bé là: 60 : 2 = 30
Số lớn là: 30 + 10 = 40
Đáp số: Số bé là 30
Số lớn là 40
3. Thực hành:
* Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu bài tập, tự tóm tắt và giải.
- 1 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
Tuổi bố:
Tuổi con:
38 T
58 tuổi
? tuổi
? tuổi
Tóm tắt:
Giải:
Hai lần tuổi con là:
58 – 38 = 20 (tuổi)
Tuổi con là:
20 : 2 = 10 (tuổi)
Tuổi bố là:
58 – 10 = 48 (tuổi)
Đáp số: Con: 10 tuổi
 Bố: 48 tuổi.
+ Bài 2: Tương tự như bài 1.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 1 em lên bảng, cả lớp làm vào vở.
HS trai:
HS gái:
4 HS
28 HS
? HS
? HS
Tóm tắt:
Giải:
Hai lần số HS trai là:
28 + 4 = 32 (HS)
Số HS trai là:
32 : 2 = 16 (HS)
Số HS gái là:
16 – 4 = 12 (HS)
Đáp số: 16 HS trai.
12 HS gái.
- GV chữa bài và chấm bài cho HS.
+ Bài 3: (HS giỏi)
Làm tương tự.
HS làm bài vào vở
+ Bài 4: ( HSgiỏi)
GV cho HS nêu cách tính nhẩm.
HS: Số lớn là 8.
Số bé là 0 vì 8 + 0 = 8 – 0 = 8.
Hoặc: Hai lần số bé là: 8 – 8 = 0.
Vậy số bé là 0, số lớn là 8.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài và làm bài tập.
_________________________________________________________
Tiết 3 : khoa học 
Giáo viên bộ môn dạy
___________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 8 NAM 2011 2012.doc