Giáo án tổng hợp môn lớp 5 - Tuần số 34 năm 2009

Giáo án tổng hợp môn lớp 5 - Tuần số 34 năm 2009

TUẦN 34

 Thứ hai ngày 4 tháng 5 năm 2009

TẬP ĐỌC

LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG

I. Mục tiêu.

Đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài( Vi- ta- li, Ca- pi; Rê- mi)

 Hiểu được ý nghĩa của truyện: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ em của cụ Vi- ta- li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê- mi.

 HS học tập tấm gương của cụ Va- ta – li và cậu bé Rê- mi.

 II. Đồ dùng dạy học.

GV:TRanh minh bài đọc SGK.

 

doc 23 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 622Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp môn lớp 5 - Tuần số 34 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
 Thứ hai ngày 4 tháng 5 năm 2009
tập đọc
Lớp học trên đường
I. Mục tiêu.
Đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài( Vi- ta- li, Ca- pi; Rê- mi)
 Hiểu được ý nghĩa của truyện: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ em của cụ Vi- ta- li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê- mi.
 HS học tập tấm gương của cụ Va- ta – li và cậu bé Rê- mi.
 II. Đồ dùng dạy học. 
GV:tranh minh bài đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy -học.
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ. –
- y/c HS đọc thuộc bài thơ Sang năm con lên bảy kết hợp trả lời câu hỏi SGK.
3. Bài mới
a .Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc .
- GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học
 - Y/c 1, 2 em học giỏi đọc bài.
- Gv tổ chức cho HS xem tranh minh hoạ SGK 
- Mời 1 em đọc xuất xứ của trích đoạn truyện.
- GV ghi tên nước ngoài lên bảng và t/c cho HS đọc.
- Mời 3 HS nối tiếp nhau đọc tiếp nối.
- GV giúp HS đọc rõ ràng ngắt giọng đúng và đọc với giọng kể nhẹ nhàng và đúng lời của từng nhân vật.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp , GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ khó trong bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu.
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Y/c HS đọc thầm , đọc lướt nội dung và trả lời các câu hỏi.
- Mời đại diện HS trả lời.
- Liên hệ về quyền học tập của trẻ em 
- Mời HS nêu nội dung chính của bài.
-.GV tóm ý chính ghi bảng.
 d) Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.
- GV tổ chức hướng dẫn HS đọc diễn cảm 3 đoạn của bài.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm đoạn cuối.
- GV nhận xét đánh giá và bình chọn HS đọc hay nhất.
- 1 em đọc bài. Lớp theo dõi.
-4 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS đọc nối tiếp, lớp nhận xét bạn đọc.
- HS đọc theo cặp.
- HS theo dõi cách đọc.
- 1 em đại diện nêu câu hỏi để các bạn trao đổi và trả lời.
- Đại diện vài em phát biểu.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV, lớp theo dõi và nhận xét bạn đọc.
 - HS thi đọc giữa các tổ . Mỗi tổ đại diện 2 em tham gia đọc- 2, 3 em nêu lại
4. Củng cố, dặn dò.
- Hãy nêu nội dung của bài.
- Liên hệ giáo dục HS học tập tấm gương của cụ Vi- ta – li; và tấm gương học tập của bạn Rê- mi.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau:
	___________________________________________
Toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu.
 Giúp HS ôn tập, củng cố về giải toán chuyển động.
 Rèn kĩ năng giải toán về chuyển động đều.
 HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.
III. Các hoạt động dạy -học.
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ. 
- HS chữa bài tập số 4 SGK giờ trước.
3. Bài mới
a .Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
 Bài 1: Yêu cầu HS nhớ lại công thức tính vận tốc, quãng 
đường, thời gian để giải bài toán.
- GV và HS nhận xét đánh giá. Củng cố lại cách tính quãng 
đường, thời gian và vận tốc.
Bài 2 - Y/c HS tự làm bài rồi chữa bài.
- GV giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài.
- Gv và HS chữa bài.Củng cố lại cách tính vận tốc và thời gian.
Bài 3 - Yêu cầu HS nêu đầu bài toán.
- HS xác định yêu cầu và dạng toán Chuyển động ngợc chiều.
- GV gợi ý HS : Tổng vận tốc của hai xe ô tô bằng độ dài quãng đường AB chia cho thời gian đi để hai xe gặp nhau.
Sau đó dựa vào dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó để tính vận tốc của ô tô đi từ A và ô tô đi từ B.
- HS - GV nhận xét.
- HS làm việc cá nhân vào vở., đại diện 3 HS chữa bài trên bảng. 
- HS tự làm bài vào vở và 1 em lên bảng chữa bài.
- Vài em nhắc lại quy tắc tính vận tốc và thời gian.
- HS thảo luận theo cặp rồi làm vào vở, sau đó đại diện làm bảng nhóm chữa bài.
	4. Củng cố dặn dò.
- Y/c HS nhắc lại nội dung kiến thức đã ôn.
- Dặn HS về xem bài và ôn lại nội dung bài.
______________________________
chính tả ( Nhớ - viết )
Sang năm con lên bảy
I. Mục tiêu.
 Rèn kĩ năng nhớ - viết đúng chính tả bài thơ Sang năm con lên bảy.
 Tiếp tục luyện tập viết hoa đúng tên các cơ quan , tổ chức.
 Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở và viết đúng.
II. Đồ dùng dạy học.
- Ba bốn tờ phiếu viết tên các cơ quan tổ chức, đơn vị ( chưa viết đúng chính tả).
III. Các hoạt động dạy -học.
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ.
 - Y/c HS viết đúng tên các cơ quan đơn vị ở bài tập 2 của tiết trước.
3. Bài mới
a .Giới thiệu bài.
b.Hướng dẫn HS nhớ - viết.
Y/c 1 em đọc bài viết Sang năm con lên bảy( Khổ 1-2 
- Mời 2 em đọc thuộc hai khổ thơ.
- Y/c 2 -3 HS nêu nội dung bài viết.
- Y/c HS nêu các cụm từ ngữ dễ viết sai .
- GV hướng dẫn cách viết các từ ngữ khó 
- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở sao cho hiệu quả cao.
- Y/c HS gấp sách để viết bài.
- GV chấm 1 số bài để chữa những lỗi sai thường mắc.
c )Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 2.- HS nêu y/c của bài tập 2.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.Nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập.
 + Tìm tên các cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn( các tên ấy chưa viết đúng )
 + Viết lại các tên ấy cho đúng chính tả.
- Mời HS nêu lại tên các cơ quan tổ chức.
- HS - GV nhận xét chữa bài .
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài tập.
GV mời HS phân tích cách viết hoa tên mẫu.
Phân tích tên mỗi cơ quan đơn vị thành từng bộ phận cấu tạo, rồi viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận, riêng tên địa danh hay tên của công ty thì viết hoa cả.
- Y/c HS suy nghĩ viết vào vở bài tập ít nhất tên một cơ quan, xí nghiệp, công ti...ở địa phương em.
GV chốt lại lời giải đúng và nhắc nhở HS nhớ để viết đúng.
-1 HS đọc bài viết ,HS 
dưới lớp theo dõi
- HS dưới lớp theo dõi. 
- 2 em nêu nội dung.
- 2 HS đại diện nêu các từ dễ viết sai và luyện viết đúng
- HS tự viết bài vào vở.
- HS rà soát lỗi ( đổi vở để soát lỗi cho nhau.)
- HS đọc thầm đoạn văn , tìm tên các cơ quan , tổ chức.
- 2em nêu.
- HS tự viết hoa lại tên các tổ chức, đơn vị cho đúng vào vở, đại diện làm phiếu chữa bài.
- HS đại diện phân tích:
Công ti Giày da Phú Xuân( Tên riêng gồm ba bộ phận , riêng Phú Xuân phải viết hoa cả hai chữ.)
- HS làm vở bài tập , đại diện làm phiếu chữa bảng.
2 HS nêu lại.
4. củng cố dặn dò.
- Nhắc HS ghi nhớ cách viết hoa tên các cơ quan đơn vị.
- Nhận xét tiết học, biểu dương những em HS tích cực 
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.
	_____________________________________
Đạo đức
Thực hành cuối học kì II và cuối năm
I. Mục tiêu
- ôn tập củng cố nội dung, chương trình môn Đạo đức lớp 5.
- Thông qua môn học hình thành nhân cách con người HS mới, có kĩ năng ứng xử tốt trong mọi tình huống.
- Biết đồng tình ủng hộ và tham gia những việc làm đúng, phê phán ngăn chặn những hành vi sai trái.
II. Các hoạt động dạy học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ. 
- Kể tên một số làng nghề truyền thống ở địa phương mà em biết?
- Kể tên các bài đạo đức đã học ở học kì II?
- Cả lớp và GV nhận xét đánh giá và cho điểm.
3. Bài mới
a .Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS thực hành: ôn tập nội dung các bài ở học kì II
* Bài 9: Em yêu quê hương
- Nêu những việc cần làm thể hiện tình yêu quê hương?
- Em sẽ làm gì thể hiện tình yêu quê hương?
* Bài 10: Uỷ ban nhân dân xã (phường) em
- Nêu một số việc làm của Uỷ ban nhân dân xã (phường)?
- Nêu một số hành vi, việc làm phù hợp khi đến Uỷ ban nhân dân xã (phường)?
* Bài 11: Em yêu Tổ quốc Việt Nam
- Nêu một số mốc thời gian và địa danh liên quan đến những sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc ta?
- Để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước mỗi chúng ta cần phải làm gì?
* Bài 12: Em yêu hoà bình
- Chiến tranh gây ra những hậu quả gì?
- Nêu một số hoạt động để bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới?
* Bài 13: Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc
- Em có hiểu biết gì về tổ chức Liên Hợp Quốc?
- Kể một số việc làm của Liên Hợp Quốc mang lại lợi ích cho trẻ em?
* Bài 14: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Nêu một số vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người?
- Nêu một số việc làm đúng góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
* HS thảo luận trả lời các câu hỏi
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- Liên hệ giáo dục HS.
4. Hoạt động tiếp nối
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn về học bài, ôn tập chuẩn bị kiểm tra cuối học kì II.
_____________________________________________________________________________
Thứ ba ngày 5 tháng 5 năm 2009
luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Quyền và bổn phận.
I. Mục tiêu.
 Biết viết đoạn văn và trình bày suy nghĩ về nhân vật út Vịnh ( bài tập đọc út Vịnh ) và bổn phận trẻ em thực hiện an toàn giao thông.
 Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ , hiểu nghĩa các từ nói về quyền và bổn phận con người nói chung, bổn phận của thiếu nhi nói riêng.
 Có ý thức trong việc sử dụng đúng từ ngữ trong chủ đề.
II. Đồ dùng dạy học.
Ba , bốn bảng phụ to kẻ bảng phân loại để HS làm bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy -học.
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ. 
- Y/c HS đọc lại đoạn văn thuật lại một phần cuộc họp tổ, trong đó có dùng dấu ngoặc kép....
- Mời HS nêu tác dụng của dấu ngoặc kép.
3. Bài mới
a .Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1. HS đọc kĩ y/c của bài 1. 
- GV giúp HS hiểu nhanh nghĩa của một số từ mà HS chưa hiểu.
- Mời HS làm bài cá nhân, một vài em làm phiếu to kẻ bảng phân loại.
- HS và GV chốt lại câu trả lời đúng.
Bài tập 2: HS đọc kĩ bài, xác định yêu cầu của bài .
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập . 
- Y/c HS dùng từ điển để hiểu nghĩa của các từ đó và tìm từ đồng nghĩa với từ bổn phận.
- GV phát phiếu cho HS làm thi theo nhóm còn lại HS làm bài vào vở bài tập và chữa bài..
- GV và HS cùng chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: HS đọc y/c của bài
- Mời một số em đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy.
- HS trao đổi và trả lời các câu hỏi SGK.
Bài 4: HS đọc y/c của bài, 
- GV gợi ý: 
 + Truyện út Vịnh nói về điều gì ?
 + Điều nào trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói về bổn phận của trẻ em phải thương yêu em nhỏ.
 + Điều nào trong luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em nói về bổn phận của trẻ em phải thực hiện an toàn giao thông ?
- Các em cần viết một đoạn văn khoảng 5 câu trình bày suy nghĩ của em về nhân vật út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt , dũng cảm cứu em nhỏ.
- GV thu vở chấm chữa bài cho HS.
- Mời HS nối tiếp đọc đoạn văn.
- 1 HS đọc. Lớp theo dõi đọc thầm SGK.
- HS làm bài cá nhân- đại diện làm phiếu treo bảng và chữa bài.
- HS làm vở bài tập.
- 3 nhóm đại diện làm bảng phụ rồi chữa bài.
- vài em trả lời.
- HS đọc bài trao  ... __________
toán
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu. 
 Giúp HS ôn tập , củng cố các phép tính nhân, chia vận dụng để tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán về tỉ số phần trăm
 Rèn luyện kĩ năng thực hành các phép tính nhân, chia và tính giá trị của biểu thức, giải toán về tỉ số phần trăm.
 HS có ý thức tự giác học và làm bài.
II. Các hoạt động dạy -học.
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ. 
- Y/c HS lên bảng chữa bài 3 của giờ trước.
3. Bài mới
a .Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài1. 
- GV tổ chức cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
- HS lên bảng chữa bài.
- Gv và HS củng cố cách nhân chia phân số, số thập phân.Cách tính số thời gian.
 Bài 2 : HS nêu yêu cầu bài toán.
- Mời một số em nhắc lại cách tính thừa số, số bị chia chưa biết.
- Tổ chức cho HS tự làm bài.
- GV và HS nhận xét bài làm.
Bài 3: 
- Gv gợi ý HS tóm tắt bài toán và nêu lại cách giải dạng toán này.
- GV và HS cùng củng cố lại cách tính tỉ số phần trăm .
- GV thu vở chấm chữa bài cho cả lớp.
Bài 4: HS đọc kĩ bài phân tích bài rồi làm bài:
- GV giúp HS hiểu : Vì tiền lãi bằng 20 % tiền vốn , nên coi tiền vốn là 100% thì 1 800 000 đồng bao gồm bao nhiêu tiền vốn?
- Tính tiền vốn mua hoa quả đó.
- GV củng cố lại cách giải.
- HS nêu kết quả và giải thích.
- 4 em lên bảng chữa bài.( mỗi em làm một cột )
- HS làm bài vào vở.
- 2 em nhắc lại.
- HS tự làm vào vở, sau đó đại diện lên bảng chữa bài. 
HS đọc kĩ yêu cầu của bài rồi làm bài.
Đại diện làm bảng phụ chữa bài.
-100% + 20 % = 120 %. ( tiền vốn )
1800000 : 120 x 100 = 1500000 ( đồng )
	4. Củng cố, dặn dò.
 - GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về ôn bài và xem trước bài sau.
__________________________________________
Tập làm văn.
Trả bài văn tả người.
I. Mục tiêu.
 Có ý thức tự đánh giá những thành công và hạn chế trong bài viết của mình. Biết sửa bài ; viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn.
 HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người theo 3 đề bài đã cho, bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn 
 HS chủ động làm bài, học bài.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV : hệ thống 1 số lỗi về chính tả , dùng từ, đặt câu, ý..
III. Các hoạt động dạy -học.
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới
a .Giới thiệu bài.
b. GV nhận xét kết quả bài làm của HS.
- GV nêu mục đích,yêu cầu của giờ học
* Nhận xét chung về kết quả bài viết.
- Y/c HS nhắc lại 4 đề bài đã làm.
+ Những ưu điểm chính:
- HS đã xác định được đúng trọng tâm của đề bài 
- Bố cục : ( đầy đủ, hợp lí ) , ý ( đủ, phong phú, mới lạ ) , cách diễn đạt ( mạch lạc, trong sáng ), trình tự miêu tả hợp lí điển hình là bài của em Quỳnh, Thành, em Thiện, em Hoa ...
* Những thiếu sót hạn chế: 
 - Một số bài viết dùng từ đặt câu chưa chính xác, bài viết mang tính liệt kê, chưa biết kết hợp tả ngoại hình, hay hoạt động để làm nổi bật tính tình.
c) Hướng dẫn HS sửa lỗi chung.
- GV đưa ra một số lỗi về dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả..rồi yêu cầu HS sửa lại cho đúng. 
- Mời 2 HS lên bảng chữa các lỗi đó.
d) Hướng dẫn HS chữa lỗi trong bài.
 - Y/c HS đọc nhiệm vụ 2, 3 của tiết trả bài văn tả người viết lại các lỗi vào vở bài tập và chữa theo từng loại.
- GV theo dõi, kiểm tra đôn đốc HS hoàn thành bài.
e) Tổ chức cho HS học tập 1 số đoạn văn hay của bạn.
- GV đọc một số đoạn văn, bài văn có ý sáng tạo riêng 
để HS tham khảo.
- Y/c HS tham khảo viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
g) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
- Y/c các em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt để viết lại cho hay hơn
- Mời một số em nối tiếp nhau đọc lại đoạn văn vừa viết
- GV nhận xét, đánh giá cho điểm động viên.
- HS theo dõi.
- HS đại diện trả lời.
- HS sửa lỗi vào vở bài tập.
- HS dựa vào gợi ý xem lại bài của mình, tự đánh giá ưu khuyết điểm của bài làm.
- HS đọc lời nhận xét của thầy cô giáo , phát hiện thêm lỗi trong bài của mình , viết lại cho đúng từng loại lỗi.Đổi vở cho bạn bên cạnh để rà soát lỗi.
- HS trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn bài văn.
- HS tự viết lại đoạn mở bài, kết bài, hoặc tả ngoại hình, tả hoạt động, đại diện đọc bài, lớp nhận xét .
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em làm bài tốt.
- Y/c các em về nhà tiếp tục ôn tập để chuẩn bị kiểm tra cuối năm.
	_______________________________________
Lịch sử 
Ôn tập học kì II
I. Mục đích yêu cầu
- Giúp HS nhớ lại các mốc thời gian , những sự kiện lịch sử chính từ năm 1858 đến 1975 và ý nghĩa của một vài sự kiện.
- HS hiểu và kể lại được một số sự kiện lịch sử tiêu biểu mà các em nhớ, biết kết hợp sử dụng lược đồ hoặc tranh ảnh ( dưới dạng đơn giản ).
- HS tôn trọng những sự kiện lịch sử, tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học.
Phiếu bài tập.
Lược đồ, bản đồ, tranh ảnh...
III. Các hoạt động dạy học .
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ.
- Em hãy nêu một số sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn từ 1858 đến 1975.
- Em hãy nêu tên một số nhân vật tiêu biểu trong các thời kì.
3. Bài mới
 a. Giới thiệu bài; GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 b. Giảng bài.
- GV tổ chức cho HS ôn lại các kiến thức đã học qua phiếu học tập sau:
A. Phần trắc nghiệm
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
1. Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta vào thời gian nào.
a. Năm 1958 c. Năm 1858
b. Năm 1885 d. Năm 1848.
2. Nguyễn Sinh Cung sinh ngày tháng năm nào?
a. 19-5- 1889. c. 19-5-1890.
b. 19-5- 1891. d. 19-5- 1895.
3. Khi trưởng thành và tham gia hoạt động cách mạng, Nguyễn Sinh Cung đã dùng tên gọi nào?
a. Nguyễn Tất Thành. c. Văn Ba.
b. Nguyễn ái Quốc. d. Dùng cả ba tên trên.
4. Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào?
a. 7 - 6 - 1911. b. 6 - 5 - 1911.
c. 5 - 6 - 1911. d. 4 - 6 – 1911
5. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản diễn ra ở đâu?
a. Hà Nội b. Việt Bắc
c. Hồng Công( Trung Quốc) d. Vân Nam ( Trung Quốc )
6. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày tháng năm nào?
a. 3 - 2- 1929. b. 3 - 2 - 1930.
c. 3 - 2- 1935 d. 3 - 2 - 1940.
7. Ngày kỉ niệm cách mạng tháng Tám ở nước ta là:
a. 18 - 8 b. 19 - 9
c. 23 - 8 d. 19 - 8.
8. Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập nhằm:
a. Tuyên bố Tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước.
b. Tuyên bố sự chấm dứt của triều đại phong kiến nhà Nguyễn.
c. Tuyên bố cho cả nước và thế giới biết về quyền độc lập, tự do của nước ta.
b. Tất cả các ý trên.
9. Điền tiếp vào chỗ trống trong bảng sau:
Thời gian
Hành động của ta
a) Ngày 19- 12- 1946
.
b) 
Lời kêu gọi toàn quốc khang chiến được phát trên đài Tiếng nói Việt Nam.
c) Rạng sáng 20- 12- 1946
..
d) ..
Quân dân Đà Nẵng kiên cường chặn đánh địch.
10. Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc là:
a. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
b. Tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta.
c. Tất cả các ý trên.
11. Quân ta chủ động mở chiến dịch Biên giới thu- đông 1950 nhằm mục đích:
a. Giải phóng một phần biên giới Việt - Trung.
b. Củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc.
c. Phá tan âm mưu khóa chặt biên giới Việt - Trung của địch, khai thông đường liên lạc quốc tế.
d. Tất cả các ý trên.
12 Khoanh tròn chữ cái trước câu trích lời Bác Hồ kêu gọi toàn quốc kháng chiến tháng 12- 1946.
a. Non sông Việt Nam có vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không là nhờ một phần ở công học tập của các cháu.
b. "Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. "
c. Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
13. Hãy sắp xếp các sự kiện lịch sử dưới đây theo trình tự thời gian, bằng cách đánh số 1, 2, 3... vào ô trống trước mỗi sự kiện đó:
 Chiến dịch Biên giới.
 Chiến dịch Điện Biên Phủ.
 Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc.
 Chiến dịch Việt bắc.
 Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng
14. Những anh hùng được đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc tuyên dương.
a. La văn cầu. b. Phạm Tuân c. Cù Chính Lan.
d. Nguyễn Thị Chiên đ. Trần Đại Nghĩa e. Hoàng hanh.
F . Nguyễn Quốc Trị g. Trịnh Xuân Bái. h. Ngô gia Khảm.
- HS trao đổi nhóm sau đó đại diện chữa bài.
Câu 15: Thời gian trung ương đảng quyết định mở đường Trường Sơn là;
 1954 1959 1960 1975
Câu 16: Mục đich của việc mở đường Trường Sơn.
 a) Để mở đường thông thương sang Lào và Căm – pu- chia.
 b) Để miền bắc chi viện cho miền Nam, thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước.
 c) Cả hai ý trên.
Câu 17: Hoàn thành bảng sau:
Thời gian 
Những thắng lợi của quân và dân Hà Nội.
đêm 20 rạng sáng 21- 12- 1972.
26- 12- 1972
29- 12- 1972
30 – 12- 1972
B. Phần tự luận.
Câu 17: Hiệp địng Pa- ri về Việt nam được kí kết:
Vào ngày ........tháng ....... năm ........
Tại : ...........................................................................................................................
Câu 18: em hãy cho biết chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử được bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào? Tại sao ngày 30- 4 trở thành ngày lễ kỉ niệm miền Nam giải phóng.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 19: nêu một vài nhận xét về lịch sử nước ta trước và sau khi đảng Cộng sản Việt nam ra đời...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Củng cố dặn dò.
- Gv chốt lại một số kiến thức cơ bản.
- HS nêu ý nghĩa lịch sử của một số sự kiện đáng nhớ.
- Dặn HS ôn bài chuẩn bị kiểm tra cuối kì II..
_____________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 34.doc