Giáo án tổng hợp môn lớp 5 - Tuần số 8

Giáo án tổng hợp môn lớp 5 - Tuần số 8

TUẦN 8

Thứ hai ngày 27 tháng 10 năm 2008

TẬP ĐỌC

KÌ DIỆU RỪNG XANH

I. Mục tiêu

- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, nhấn giọng các từ ngữ miêu tả.

- Cảm nhận được tâm trạng thích thú của tác giả khi đến với rừng xanh, thấy được vẻ đẹp kì thú của rừng qua cách tác giả miêu tả

II. Hoạt động dạy - học

1. ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: - 3 HS đọc bài thơ " Tiếng đàn . sông Đà"

3. Dạy bài mới

 a. Giới thiệu bài

 b. HD luyện đọc

- 1 HS khá đọc toàn bài

- Chia đoạn ; 3 đoạn : Đoạn 1; Từ đầu đến lúp xúp dưới chân

 Đoạn 2; Tiếp đến đưa mắt nhìn theo

 Đoạn 3: còn lại

- HS đọc nối tiếp theo đoạn - Đọc các từ khó (lúp xúp, sặc sỡ, rào rào, len lách)

- HS đọc nối tiếp theo đoạn

- HS đọc theo cặp

- GV HD đọc diễn cảm

 

doc 21 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 638Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp môn lớp 5 - Tuần số 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Thứ hai ngày 27 tháng 10 năm 2008
Tập đọc
kì diệu rừng xanh
I. Mục tiêu 
- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, nhấn giọng các từ ngữ miêu tả.
- Cảm nhận được tâm trạng thích thú của tác giả khi đến với rừng xanh, thấy được vẻ đẹp kì thú của rừng qua cách tác giả miêu tả
II. Hoạt động dạy - học 
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: - 3 HS đọc bài thơ " Tiếng đàn ..... sông Đà"
3. Dạy bài mới 
	a. Giới thiệu bài 
	b. HD luyện đọc 
- 1 HS khá đọc toàn bài 
- Chia đoạn ; 3 đoạn : Đoạn 1; Từ đầu đến lúp xúp dưới chân 
	 Đoạn 2; Tiếp đến đưa mắt nhìn theo
	 Đoạn 3: còn lại 
- HS đọc nối tiếp theo đoạn - Đọc các từ khó (lúp xúp, sặc sỡ, rào rào, len lách)
- HS đọc nối tiếp theo đoạn 
- HS đọc theo cặp 
- GV HD đọc diễn cảm 
- 1 HS khá đọc toàn bài
	c. HD tìm hiểu nội dung
- Ngoài câu kết bài, bài văn gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn tả cảnh gì?
- Gồm 3 đoạn: Đoạn 1 tả nấm rừng. Đoạn 2 tả cảnh thú rừng. Đoạn 3 tả cảnh rừng khộp.
- Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả nấm rừng?
- Thành phố nấm, lâu đài kiến trúc tân kì, kinh đô của vương quốc tí hon vứi nhiều đền đài, cung điện.
- Cách tác giả tả nấm rừng gợi cho em cảm nghĩ gì?
- Có những liên tưởng thú vị khiến cho cảnh vật hiện lên như trong tranh vẽ hoặc trong chuyện cổ.
- Tìm những chi tiết miêu tả hoạt động của thú rừng?
- Rừng rào rào chuyển động, những con vượn bạc má ôm con chuyền nhanh như tia chớp, những con chốn, sóc vút qua.
- Tại sao rừng lại rào rào chuyển động?
- Vì những con thú vội vã bỏ trốn khi nghe thấy bước chân người, chứng tỏ chúng nhiều và chạy rất nhanh- cảnh rừng thêm sinh động.
- Vì sao rừng khộp lại được gọi là"giang sơn vàng rợi"?
- Vì rừng toàn màu vàng: lá úa vàng, mấy con mang vàng hệt như tàu lá khộp, thảm lá vàng, nắng rực vàng.
- Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên?
- Vẻ đẹp kì thú của rừng xanh
d. Đọc diễncảm
- GV nhận xét, ghi điểm
- HS đọc nối tiếp 
- Đọc toàn bài
4. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét giờ học 
Về chuẩn bị bài " Trước cổng trời".
	____________________________________________
Toán
số thập phân bằng nhau
I. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết
	- Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ bớt chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân thì già trị của số thập phân không thay đổi.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
	1. ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ.
	 - Nêu cách đọc, viết số thập phân?
	3. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. HD HS phát hiện đặc điểm của số thập phân bằng nhau
- GV viết phép tính lên bảng
- Điền dấu thích hợp vào phép tính sau.
- HS lên bảng điền kết quả
9 dm = cm
9 dm = m
90 cm = m
0,9 m 0,90 m 
- Vì sao em lại chọn phép tính đó?
* GVKL: Vậy 0,9 = 0,90
 hoặc 0,90 = 0,9
- HS đọc kết luận trong sgk (40)
lấy ví dụ 
c. HD làm bài tập 
Bài tập 1 (40) 
- HS đọc yêu cầu bài toán 
- Làm vào vở - HS yếu làm BL
- nên viết kết quả dới dạng gọn nhất
VD: 3,0400 = 3,04
 35,020 = 35,02.
- Nhận xét, chữa bài
Bài tập 2 (40) 
a. 5,612; 17,2 = 17,20; 480,59 = 480,590
b. 24,5 = 24,500; 80,01 = 80,010; 14,678
- HS đọc yêu cầu 
- Làm vào vở và BL 
- Chấm, chữa bài 
Bài tập 3 (40)
- Bạn Lan và bạn Mỹ viết đúng vì:
100 = ; 0,100 = 
và 0,100 = 0,1 = 
Bạn Hùng viết sai vì đã viết 0,100 = 
nhng thực ra 0,100 = .
- HS đọc bài toán 
- Thảo luận nhóm đôi 
- Đại diện nhóm trả lời 
- Nhóm khác nhận xét, bổ xung.
	4. Củng cố - dặn dò 
- GV nhận xét giờ học 
- Về học thuộc bài và lấy ví dụ phân số bằng nhau.
	___________________________________________
Chính tả : Nghe - viết
Kì diệu rừng xanh
I. Mục tiêu
	- Nghe, viết đúng, trình bày đúng bài chính tả "Kì diệu rừng xanh"
	- Nắm vững được quy tắc ghi dấu thanh cho các tiếng chứa yê/ ya
II. Hoạt động dạy - học 
	1. ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ
	 - Đánh dấu thanh thích hợp cho các tiếng sau: "Tiên lên chiên si, tiên lên đông bao"
	3. Dạy bài mới
	a, Giới thiệu bài
	b, Hướng dẫn chính tả
- GV đọc mẫu đoạn chính tả cần viết
- HS theo dõi trong sgk
- Tại sao nắng trưa đã lọt xuống đỉng đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh?
- Rừng dày rậm rạp nên nắng không lọt xuống được
- HD viết những từ, tiếng dễ lẫn lộn
- rọi xuống, gọn ghẽ, rừng khộp.
- HS viết BL + nháp
c. Viết chính tả, chấm , chữa bài
- GV đọc từng câu
- HS viết bài vào vở
- GV đọc lại toàn bài 
- HS soát lỗi
- GV chấm bài 
- Soát lỗi theo sgk
d. HD HS làm bài tập
Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu
- Em có nhận xét gì về vị trí dấu thanh trong các tiếng chứa yê/ ya?
- HS lên bảng gạch chân những tiếng có chứa yê/ ya và trả lời 
- Bài 2: Chơi trò chơi
+ Từ cần điền: thuyền, khuyên
- HS đọc yêu cầu
- HS làm theo nhóm
Bài tập 4: 
- HS đọc yêu cầu+ quan sát tranh
- GV viết số thứ tự của 3 loài chim lên bảng 
- Mỗi HS điền 1 câu
- 1- yểng; 2- Hải yến; 3- đỗ quyên
- Giải thích từ; đỗ quyên, chim quốc
4. Củng cố - dặn dò
 Nhắc lại quy tắc viết dấu thanh trong tiếng có chứa yê/ya?
 GV nhận xét tiết học 
 Về sửa lại các lỗi sai trong bài.
	___________________________________________
Đạo đức
Bài 4 : NHớ ơn tổ tiên ( tiết 2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau bài học, HS biết được trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ.
2. Kỹ năng: Xác định việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng thể hiện rõ trách nhiệm của bản thân đối với tổ tiên, gia đình và dòng họ.
3. Thái độ: Biết ơn tổ tiên; tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ.Có ý thức vượt lên để trở thành những người có ích cho gia đình, dòng họ.
II. Tài liệu và phương tiện
- Tài liệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ.
III. Các hoạt động dạy học
	1. ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ
- Kể lại truyện Thăm mộ. Qua câu truyện muốn nhắc nhở các em điều gì?
- Nêu ghi nhớ?
3. Dạy bài mới
	1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Hướng dẫn HS thực hành
Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (Bài tập 4 - SGK)
* Mục tiêu: Giáo dục HS ý thức hướng về cội nguồn.
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm; đại diện các nhóm lên giới thiệu các tranh, ảnh, thông tin mà các em thu thập được về ngày Giỗ Tổ Hùng 
Vương. 
Bước 2: HS thảo theo gợi ý: 
- Em nghĩ gì khi xem, đọc và nghe các thông tin trên?
- Việc nhân dân ta tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng 3 hằng năm thể hiện điều gì?
Bước 3: GV kết luận về ý nghĩa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Hoạt động 2: HS Tự giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
* Mục tiêu: HS biết tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình và có ý thức giữ gìn, phát huy các truyền thống đó. 
* Cách tiến hành:
Bước 1: HS tự giới thiệu về truyền thống gia đình, dòng họ. 
Bước 2: GV và HS nhận xét:
- Em có tự hào về các truyền thống đó không?
- Em cần làm gì để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp đó?
Bớc 4: GV kết luận
Hoạt động 3: HS đọc ca dao, tục ngữ, kể truyện, đọc thơ về chủ đề biết ơn tổ tiên (bài tập 3 - SGK)
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố bài học.
* Cách tiến hành:
- HS trình bày cá nhân, cả lớp trao đổi và nhận xét.
- GV nhận xét đánh giá chung.
- 3 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
	4. Củng cố - dặn dò 	
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS có ý thức và tinh thần học tập tốt.
- Dặn về học bài, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, phấn đấu đạt kết quả cao trong học tập và trong cuộc sống.
- Chuẩn bị bài 5.
____________________________________________________________
Thứ ba ngày 28 tháng 10 năm 2008
luyện từ và câu
mở rộng vốn từ thiên nhiên
I. Mục tiêu 
 - Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ chỉ các sự vật hiện tượng của thiên nhiên 
 - Biết dùng một số từ ngữ để miêu tả thiên nhiên.
II. Chuản bị 
	- Bảng phụ chép sẵn nội dung bài tập 2
	- Một số từ ngữ để tham khảo
III. Hoạt động dạy - học 
	1, ổn định lớp 
	2. Kiểm tra bài cũ
	Đặt câu với từ ăn , học với các nghĩa khác nhau?
	3. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài 
	b. HD làm bài tập 
Bài 1 (78)
- HS đọc yêu cầu
- ý b là ý đúng 
- Thảo luận theo cặp 
Thiên nhiên: là tất cả những gì do con người tạo ra
- Đại diện nhóm trả lời
- Nhận xét
- HS đọc lại ý đúng 
Bài 2 (78) 
- HS đọc yêu cầu 
- Câu a: Có từ ; thác, ghềnh
- làm việc cá nhân
- Câu b: Có từ; gió, bão 
- Tìm hiểu nghĩa các thành ngữ, tục ngữ trên
- Câu c: Có từ ; sống 
a. Gặp nhiều gian nan, vất vả trong cuộc sống
- Câu d: Có từ; đất, khoai, mạ
b. Tích tụ lâu nhiều cái nhỏ sẽ thành cái lớn, thành sức mạnh lớn, đoàn kết tạo nên sức mạnh.
c. Muốn được việc phải nhờ người có khả năng giải quyết
d. Khoai trồng nơi đất mới, đất lạ mới tốt, mạ tróng nơi đất quen thì tốt
Bài 3 (78) 
- HS đọc yêu cầu 
- a. Tả chiều rộng: mênh mông, bát ngát.
- Làm việc cá nhân
- b. Tả chiều dài: xa xa, xa tít mù khơi, thăm thẳm, ngút ngát, vời vợi.
- c. Tả chiêu cao: Chót vót, chất ngất, vời vợi.
- d. Tả chiều sâu: Hun hút, thăm thẳm, hoăm hoắm,..
* Đặt câu 
- Cánh đồng lúa quê em rộng mênh mông.
- Vài canh chim mải miết trôi về cuối chân trời xa tít tắp.
- Đỉnh núi cao chót vót.
- Vực núi sâu thăm thẳm.
Bài 4 (78) Tương tự bài 3
-a. Tả tiếng sóng: ì ầm, ầm ầm, ào ào, lao xao. rì rào.
-b. Tả làn sóng nhẹ: lăn tăn, dập dềnh, nhấp nhô.
-c. Tả đợt sóng mạnh: điên cuồng dữ dội, trào lên, cuồn cuộn, ào ạt, hung dữ
* Đặt câu
- Tiếng sóng ầm ầm vỗ vào bờ đá
- Mặt hồ lăn tăn gợn sóng.
- Những con sóng cuồn cuộn xô bờ, trôi những con ốc biển bé nhỏ xuống nước.
	4. Củng cố - dặn dò 
	Nhận xét giờ học 
	Về tập đặt câu với các từ ngữ vừa tim được ở bài tập 3, 4.
	__________________________________________
toán
so sánh hai số thập phân
I. Mục tiêu 
	Giúp học sinh biết cách so sánh hai số thập phân và biết cách sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn ( hoặc ngược lại).
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
	1. ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ.
	 - Khi nào ta có số thập phân bằng nhau? VD cụ thể?
	3. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. HD HS cách so sánh.
* VD1: GV viết lên bảng
- HS lên điền số và dấu
 8,1m = dm 7,9 m = dm
81dm 79 dm
- Vì sao em chọn dấu lớn hơn?
- Vì có 8 >7
- Em có nhận xét gì về 8,1m và 7,9m?
- 8,1m > 7,9m
- Em có nhận xét gì về phần nguyên của 2 số?
- 8 > 7
* KL: Trong 2 số TPcó phần nguyên khác nhau, số TP nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
* VD 2: So sánh 35,7 m và 35,689 m
- Em có nhận xét gì về phần nguyên của 2 số?
- Phần nguyen bằng nhau
- Phần thập phân của số 35,7 là bao nhiêu?
- m = 70 dm = 70 ... 2. Kiểm tra bài cũ.
 	 Gọi HS đặt câu ở bài tập 4 ở tiết trước.
	3. Dạy bài mới.
	a. Gới thiệu.
	b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1 Trang 82 (nhóm 4) - HS đọc yêu cầu 
a, Tìm hiểu nghĩa của từ chín trong mỗi câu?
- HS đọc nội dung a, b, c
- Chín 1: Đến lúc ăn được
- Chín 2:Số thứ tự
- Chín 3: Nghĩ kĩ
- Từ đồng âm là?
- Chín 2 đồng âm với chín ở câu 1,3
- Từ nhiều nghĩa là?
- Từ chín trong 1, 3 là từ nhiều nghĩa
- Thế nào là từ đồng âm?
- Thế nào là từ nhiều nghĩa?
b, Nghĩa của từ đường trong mỗi câu?
- Đường 1: Thức ăn có vị ngọt 
- Đường 2: Đường dây liên lạc
- Đường 3: Con đường đi
- Từ đồng âm 
- Đườmg 1,2,3 là từ đồng âm
- Từ nhiều nghĩa
- Đường 2,3 là từ nhiều nghĩa
- c, Tìm hiểu nghĩa của từ vạt trong mỗi câu?
- Từ vạt 1: Mảnh đất trồng trọt, vạt 2: phạt đi, cắt gọt, vạt 3: một mảnh (áo) 
- Vạt trong 1, 2, 3 đồng âm
- Vạt trong 1,3 là từ nhiều nghĩa
Bài 2 (82) nhóm 2 
- HS đọc yêu cầu
- Xuân trong câu 1: dùng với nghĩa gốc (chỉ mùa xuân)
- Xuân trong câu 2: dùng với nghĩa chuyển (chỉ sức sống, sự tươi trẻ)
- Xuân trong ý b: dùng với nghĩa chuyển (chỉ tuổi, năm, dùng xuân để nói đến 1 năm, 1 tuổi)
Bài 3 (83) làm việc cá nhân - HS đọc yêu cầu - làm vào vở
- Bạn An là người cao nhất lớp em.
- Kết quả học tập của lớp A cao hơn hẳn lớp B!
- Cuốn sách này nặng thật.
- Bà ấy bệnh nặng lắm.
- Quả cam này ngọt nhỉ?
- Ai mà chẳng ưa nói ngọt.
- Tiếng hát của cô ấy thật ngọt.
	4. Củng cố - dặn dò
	- Nhận xét giờ học
	- Tìm thêm ví dụ về từ đồng âm
___________________________________________
Khoa học
phòng tránh HIV/AIDS
I. Mục tiêu Sau giờ học HS có khả năng:
+ Giải thích được một cách đơn giản: HIV/AIDS là gì.
+ Nêu được đường lây truyền của bệnh và cách phòng tránh.
+ Có ý thức tuyên truyền và vận động mọi người cùng phòng tránh bệnh HIV/AIDS.
II. Đồ dùng dạy – học 
Hình ảnh và thông tin minh hoạ trang 35
Bảng chữ
III. Hoạt động dạy – học 
ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Nêu biểu hiện của bệnh viêm gan A?
Nêu một vai biện pháp đề phòng bệnh viêm gan A?
Dạy bài mới
a, Giới thiệu bài 
b, Các hoạt động
Hoạt động 1: Trò chơi “ Ai nhanh ai đúng”
- GV chia nhóm 4
- HS đọc thông tin trong sgk
- GV phổ biến luật chơi: Nối câu hỏi với câu trả lời tương ứng, sau đó gắn chữ và số tương ứng vào bảng nhóm, nhóm nào có kết quả trước và đúng là thắng cuộc.
- HS thảo luận và gắn vào bảng nhóm.
- Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc
- Câu trả lời đúng: 1- c ; 2- b ; 3- d 
 4- e ; 5- a.
- HS đọc lại câu hỏi và câu trả lời đúng
* GVKL: HIV/ AIDS là một loại bệnh có khả năng lây truyền trong cộng đồng rất cao. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, bởi nó làm suy giảm hệ thống miễn dịch thông thường, giảm khả năng lao động của con người. Hiện nay chưa có thuốc chữa trị căn bệnh thế kỉ này.
Hoạt động 2: Triển lãm tranh, ảnh, thông tin
Hoạt động theo tổ (3 tổ)
GV yêu cầu các tổ lấy tranh, ảnh, tư liệu đã sưu tầm được gắn vào bảng nhóm tạo một góc triển lãm của tổ mình
Cử ban giám khảo (mỗi tổ 1 người)
Đại diện tổ lên thuyết minh góc triển lãm của tổ mình.
Đại diện ban giám khảo công bố kết quả
Tuyên dương tổ có nhiều tranh ảnh sinh động và lời thuyết minh hay nhất.
Củng cố – Dặn dò 
HIV là gì?
Nêu đường lây truyền bệnh HIV?
GV nhận xét giờ học.
Về tiếp tục sưu tầm tư liệu về bệnh HIV/ AIDS. 
Thứ sáu ngày 31 tháng 10 năm 2008
Thể dục
Bài 16: Động tác vươn thở và tay
Trò chơi “dẫn bóng”
I. Mục tiêu
 Học hai động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung.Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác.
- Chơi trò chơi “Dẫn bóng”
II. Chuẩn bị
-1 còi, bóng
III. Lên lớp
1. Tập hợp lớp, điểm số báo cáo
- GV nhận lớp – Phổ biến nội dung giờ học.
- GV kiểm tra trang phục, sức khỏe của HS.
2. Khởi động: HS xoay các khớp
3. Kiểm tra bài cũ
- Cả lớp ôn lại bài thể dục của lớp 4.
4. Bài mới
*Học động tác vươn thở
- GV nêu tên động tác.
- GV tập mẫu động tác, sau đó vừa tập vừa phân tích động tác – HS tập theo
- GV hô cho HS tập 3 lần, sau mỗi lần tập GV nhận xét.
*Học động tác tay
- GV tập mẫu động tác, sau đó vừa tập vừa phân tích động tác – HS tập theo.
- GV hô cho HS tập
- HS tập 2 động tác 3 lần 8 nhịp.
- Lớp trưởng lên hô cho cả lớp tập.
- GV theo dõi, sửa sai cho HS 
- HS tập theo tổ
- GV quan sát
5. Củng cố
- Cả lớp tập lại 2 lần
- GV nhận xét
6. Trò chơi “ Dẫn bóng”
- GV nêu tên trò chơi
- GV phổ biến cách chơi.
- Cả lớp chơi – GV quan sát và nhận xét
7. Hồi tĩnh
- Thả lỏng chân tay
8. Dặn dò
- Về:Ôn hai động tác
	___________________________________________
toán
viết số đo độ dài dới dạng số thập phân
I. Mục tiêu Giúp HS ôn
 - Bảng đơn vị đo độ dài
 - Quan hệ giữa các đơn vị liền kề và quan hệ giữa 1 số đơn vị đo thông dụng
 - Luyện tập viết số đo độ dài dới dạng số TP theo các đơn vị đo khác nhau
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
	1. ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ.
	 - Nêu cách đọc, viết số thập phân? 
	3. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. HD HS cách viết 
- GV đa VD 
6m 4dm = ....m
- GV KL: Vậy 6m 4dm = 6,4m
- HS nêu cách làm
6m 4dm = 6m = 6,4m
*VD 2:
3m 5cm = ... m
Vậy: 3m 5cm = 3,05m 
- HS nêu cách làm 
3m 5cm = 3m = 3,05m
c. Thực hành
Bài tập 1 (44)
8m 6dm = 8,6m 2dm 2cm = 2,2dm
3m 7cm = 3,07m 23m 13cm = 23,13m
- HS đọc yêu cầu 
- 2HS yếu làm bảng lớp
- Nhận xét, chữa bài 
Bài tập 2 (44)
a. 3m 4dm = 3,4m 21m 36cm = 21,36m
 2m 5cm = 2,05m 
b. 8dm 7cm = 8,7dm 73mm = 0,73dm
 4dm 32mm = 4,32dm
- HS đọc yêu cầu
- HS TB làm bảng lớp 
- Chấm, chữa bài 
Bài tập 3 (44)
5km 302m = 5 km = 5,302km
5km 75m = 5km = 5,075km
302m = km = 0,302km
- HS khá làm bảng lớp
- Chữa bài
	4. Củng cố dặn dò
Nhận xét giờ học 
Về xem lại bài + xem trớc bài tiếp theo.
 	__________________________________________ 
tập làm văn
luyện tập tả cảnh ( Dựng đoạn mở bài, kết bài)
I. Mục tiêu
 - Nắm vững kiến thức về đoạn mở bài, đoạn kết bài trong bài văn tả cảnh
 - biết cách viết kiểu mở bài, kết bài cho bài văn tả cảnh
II. Chuẩn bị
 - Bảng phụ ghi 2 cách kết bài và 2 cách mở bài
III. Hoạt động dạy - học
	1. ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ
	Gọi 2 HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương.
	3. Dạy bài mới 
	a. Giới thiệu bài 
	b. HD HS luyện tập 
Bài 1 (83) 
- HS đọc yêu cầu
- Thế nào là mở bài trực tiếp?
- MBTT: Giới thiệu ngay đối tượng được tả
- Thế nào là mở bài gián tiếp?
- MBGT: Nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đối tượng được tả.
- GV treo bảng phụ 
- HS đọc lại 
- GVKL: Đây là 2 cách mở bài mà các em sử dụng khi viết bài văn tả cảnh. Các em cần ghi nhớ để vận dụng viết bài.
- HS đọc nội dung bài: Thảo luận nhóm đôi
Đại diện nhóm trả lời: ý a: MBTT
 ý b: MBGT
Bài 2 (84)
- HS đọc yêu cầu
- Em hãy cho biết có mấy kiểu kết bài?
- 2 kiểu: Mở rộng và không mở rộng
- Thế nào là kết bài mở rộng?
- KBMR: nói lên tình cảm với đối tượng được tả và nêu cảm nghĩ , liên hệ thực tế
-Thế nào là kết bài không mở rộng? 
- KBKMR: nói lên tình cảm với đối tượng được tả
- GV treo bảng phụ 
- HS đọc ND bài: Thảo luận nhóm đôi
Đại diện nhóm trả lời: ý a: KBKMR
 ý b: KBMR
- Nêu sự khác nhau của 2 cách kết bài
- KBKMR: nói lên tình cảm với con đường và liên hệ thực tế
- KBMR: lòng biết ơn, ý thức giữ gìn con đường sạch, đẹp 
Bài 3 (84)
- HS đọc yêu cầu
- Cảnh tự nhiên em định tả là cảnh gì?
- HS viết bài vào vở
- Cảnh đó có nét gì nổi bật, ấn tượng gì với em?
- Tình cảm của em với cảnh đó như thế nào?
- Gọi HS trình bày
- Nhận xét
	4. Củng cố - dặn dò
	- Có mấy cách viết mở bài và kết bài? Đó là những cách nào?
	- GV nhận xét tiết học 
	- Về xem lại bài, xem trước bài TLV giờ sau.
	_________________________________________
Lịch sử
Bài 8: Xô viết nghệ - tĩnh
I. Mục tiêu Học xong bài này, HS biết:
- Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1930 – 1931.
- Nhân dân một số địa phương ở Nghệ – Tĩnh đã đấu tranh giành quyền làm chủ thôn xã, xây dựng cuộc sống mới, văn minh, tiến bộ.
II. Hoạt động dạy – học
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
- Nêu ý nghĩa của Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản?
- Nêu ý nghĩa của sự kiện lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam ra đời?
3.Bài mới
a.Giới thiệu bài
 b.Các hoạt động
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 5
- HS quan sát ảnh trong SGK và đọc các thông tin trong SGK.
- Nội dung thảo luận:
- Hãy tường thuật lại cuộc biểu tình của nhân dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn vào ngày 12 – 9 – 1930. Từ đó trở đi ngày 12 – 9 hàng năm trở thành ngày gì?
- Đại diện 2 nhóm trình bày, kết hợp chỉ ảnh.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét
*Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- HS đọc SGK
- Phong trào xô viết Nghệ – Tĩnh nổ ra ở đâu ? Vào thời gian nào ?
- Phong trào xô viết Nghệ – Tĩnh nổ ra ở Nghệ An và Hà Tĩnh vào tháng 9, 10 – 1930.
- Đoàn người biểu tình hô khẩu hiệu gì?
Khẩu hiệu “ Đả đảo đế quốc!” “Đả đảo Nam triều!”, “ Nhà mày về tay thợ thuyền!” , “ Ruộng đất về tay dân cày”..
- Để ngăn chặn cuộc biểu tình, thực dân Pháp đã làm gì và kết quả ra sao?
- Cho binh lính đến đàn áp, cho máy bay ném bom. Kết quả là hơn 200 
người bị chết, hàng trăm người bị thương.
- Trước hành động khủng bố của Pháp, nhân dân ta đã làm gì?
- Làn sóng đấu tranh càng lên mạnh. Suốt tháng 9 và tháng 10, nông dân tiếp tục nổi dậy đánh phá các huyện lị đồn điền, nhà ga, công sở..
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 2
- HS đọc SGK
- Nội dung thảo luận:
+ Những năm 1930 – 1931 , trong các thôn ở xã Nghệ – Tĩnh có chính quyền Xô viết đã diễn ra điều gì mới?
+ Không hề sảy ra trộm cắp.
+ Chính quyền cách mạng bãi bỏ những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan; đả phá nạn rượu chè, cờ bạc...
+ Chính quyền cách mạng tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân, xóa bỏ các thứ thuế vô lí.
- Phong trào bị dập tắt khi nào?
- Đến giữa năm 1931, phong trào bị dập tắt.
- Đại diện các nhóm trình bày.
 - Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
* Hoạt động nhóm 4: Nhóm 4
- Phong trào xô viết Nghệ – Tĩnh có ý nghĩa gì?
- Chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khả năng cách mạng của nhân dân lao động.
+ Cổ vũ tinh thần yêu nước của ND ta.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét
4.Củng cố – dặn dò
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- Nhận xét giờ học.
- Về học bài, chuẩn bị bài “ Cách mạng mùa thu”.
___________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 8.doc