I. MỤC TIÊU :
Sau bài học, học sinh biết:
- Các thế hệ trong một gia đình.
- Phân biệt được gia đình hai thế hệ và gia đình ba thế hệ.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Các hình trong SGK trang 38, 39.
HS mang ảnh chụp gia đình đến lớp hoặc chuẩn bị giấy và bút vẽ.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ : (không có)
2. Bài mới :
Giới thiệu bài: Các thế hệ trong một gia đình.
Tiết 19 Môn : Tự nhiên và xã hội Ngày 8/11/2004 CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH I. MỤC TIÊU : Sau bài học, học sinh biết: - Các thế hệ trong một gia đình. - Phân biệt được gia đình hai thế hệ và gia đình ba thế hệ. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Các hình trong SGK trang 38, 39. HS mang ảnh chụp gia đình đến lớp hoặc chuẩn bị giấy và bút vẽ. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Kiểm tra bài cũ : (không có) 2. Bài mới : Giới thiệu bài: Các thế hệ trong một gia đình. HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 3 Hoạt động 1: Thảo luận theo cặp. * Mục tiêu: Kể được người nhiều tuổi và người ít tuổi nhất trong gia đình mình. * Cách tiến hành: Yêu cầu một em hỏi và một em trả lời câu hỏi sau: Trong gia đình bạn, ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất? - Yêu cầu HS kể trước lớp. - Kết luận: Trong mỗi gia đình thường có những người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống. Hoạt động 2: Quan sát tranh theo nhóm. * Mục tiêu: Phân biệt được gia đình hai thế hệ và gia đình ba thế hệ. * Cách tiến hành: - Yêu cầu các nhóm quan sát các hình trang 38, 39 SGK, sau đó hỏi và trả lời theo gợi ý sau: + Thế hệ thứ nhất trong gia đình bạn Minh là ai? + Bố mẹ bạn Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình Minh? + Bố mẹ bạn Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình Lan? + Minh và em của Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình Minh? - Lan và em của Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình Lan? + Đối với những gia đình chưa có con, chỉ có hai vợ chồng cùng chung sống thì được gọi là gia đình mấy thế hệ? - Yêu cầu một số nhóm trình bày kết quả thảo luận - GV nhận xét kết luận: Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, có những gia đình ba thế hệ (gia đình bạn Minh), có những gia đình hai thế hệ (gia đình bạn Lan), cũng có gia đình chỉ có một thế hệ. Hoạt động 3: Giới thiệu về gia đình mình. * Mục tiêu: vẽ được tranh và giới thiệu với các bạn trong lớp về các thế hệ của gia đình mình. * Cách tiến hành: - Yêu cầu từng các nhân vẽ tranh mô tả về gia đình của mình. - Kể về gia đình của mình với các bạn trong nhóm. - Yêu cầu một số em giới thiệu về gia đình của mình trước lớp. + Gia đình em có mấy thế hệ? + Thế hệ thứ nhất gồm có những ai? + Thế hệ thứ hai (nếu có) gồm có những ai? + Thế hệ thứ ba(nếu có) gồm có những ai? + Ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất? - GV kết luận: Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, có những gia đình2, 3 thế hệ, có những gia đình chỉ có một thế hệ. - Từng cặp HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - Một số cặp HS trình bày trước lớp. - Theo dõi ghi nhớ. - Các nhóm quan sát hình và trả lời câu hỏi theo gợi ý. + Thế hệ thứ nhất trong gia đình bạn Minh là ông bà. + Bố mẹ bạn Minh là thế hệ thứ hai trong gia đình Minh. + Bố mẹ bạn Lan là thế hệ thứ nhất trong gia đình Lan. + Minh và em của Minh là thế hệ thứ ba trong gia đình Minh. - Lan và em của Lan là thế hệ thứ hai trong gia đình Lan. + Đối với những gia đình chưa có con, chỉ có hai vợ chồng cùng chung sống thì được gọi là gia đình một thế hệ. - dđ¹i diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Theo dõi và ghi nhớ. - HS vẽ tranh mô tả về gia đình của mình. - HS kể về gia đình của mình với các bạn trong nhóm. - HS giới thiệu về già đình mình trước lớp theo gợi ý của GV. - Theo dõi và ghi nhớ. 4 Củng cố, dặn dò: - Gia đình em có mấy thế hệ? - Thế hệ thứ nhất gồm có những ai? - Trong gia đình bạn, ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất? - Về nhà học bài, xem trước bài : Họ nội, họ ngoại. - Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: