Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Tiết 40: Thực vật - Năm học 2004-2005

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Tiết 40: Thực vật - Năm học 2004-2005

I.MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS biết:

 -Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh.

 -Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong thiên nhiên.

 -Vẽ và tô màu một số cây.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 -Các hình trong SGK trang 76, 77.

 -Giấy khổ A 4, bút màu.

 -Giấy khổ to, hồ dán

III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP

 A.KIỂM TRA BÀI CŨ: Kiểm tra chì và màu vẽ để HS thực hiện HĐ 2

 

doc 2 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 2001Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Tiết 40: Thực vật - Năm học 2004-2005", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 40 	 Thứ năm ngày 20 tháng 1 năm 2005
	 Tự nhiên và xã hội
 THỰC VẬT
I.MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS biết:
 -Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh.
 -Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong thiên nhiên.
 -Vẽ và tô màu một số cây.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 -Các hình trong SGK trang 76, 77.
 -Giấy khổ A 4, bút màu.
 -Giấy khổ to, hồ dán
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
 A.KIỂM TRA BÀI CŨ: Kiểm tra chì và màu vẽ để HS thực hiện HĐ 2
 B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Thực vật.
HĐ 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
 2
Quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên
-Giáo viên chia nhóm, phân khu vực quan sát cho từng nhóm, hướng dẫn HS cách quan sát cây cối ở khu vực các em được phân công.
-Giáo viên giao nhiệm vụ và gọi một vài học sinh nhắc lại nhiệm vụ quan sát trước khi cho các nhóm ra quan sát cây cối ở sân trường hay xung quanh trường.
-Hết thời gian quan sát theo nhóm, giáo viên yêu cầu cả lớp tập hợp và lần lượt đi đến khu vực của từng nhóm để nghe đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.
-Giáo viên giúp học sinh nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật ở xung quanh và đi đến kết luận :Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, hoa và quả.
-Yêu cầu học sinh trở về lớp và tiếp tục quan sát một số cây trong SGK trang 76,76.
Và nêu tên một số cây đó.
Làm việc cá nhân
-Giáo viên yêu cầu học sinh lấy giấy và bút chì màu ra để vẽ một hoặc vài cây mà các em quan sát được.
-Lưu ý học sinh : Tô màu, ghi chú tên cây và các bộ phận của cây trên hình vẽ.
-Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ lớn để dán tranh.
-Yêu cầu một số học sinh lên trước lớp tự giới thiệu về bức tranh của mìn
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo trình tự :
+Chỉ vào từng cây và nói tên các cây ở khu vực nhóm được phân công.
+Chỉ và nói tên từng bộ phận của mỗi cây.
+Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng và kích thước của những cây đó.
-Lần lượt từng nhóm lên báo cáo.
-Các nhóm quan sát hình trong SGK trang 76, 77 và nêu tên các hình đó:
+Hình 1:Cây khế.
+Hình 2:Cây vạn tuế (Trồng trong chậu đặt trên bờ tường), cây trắc bách diệp ( cây cao nhất ở giữa hình)
+Hình 3: Cây kơ-nia(cây có thân to nhất), cây cau(cây có thân thẳng và nhỏ ở phía sau cây kơ-nia).
+Hình 4:Cây lúa ở ruộng bậc thang, cây tre,
+Hình 5:Cây hoa hồng.
+Hình 6: Cây hoa súng.
-Từng học sinh thực hành vẽ tranh của mình
Vẽ xong, nhóm trưởng tập họp các bức tranh của các bạn trong nhóm dán vào khổ giấy to và trưng bày trước lớp.
-Cả lớp cùng nhận xét, đánh giá các bức tranh vẽ của cả lớp.
IV
CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
-Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối.
-Mỗi cây thường có những bộ phận nào?
-Tiếp tục quan sát cây cối xung quanh nhà mình.
-Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • doc40.doc