Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Tiết 66: Bề mặt Trái Đất - Năm học 2004-2005

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Tiết 66: Bề mặt Trái Đất - Năm học 2004-2005

I.MỤC TIÊU:

Giúp học sinh :

 -Phân biệt được lục địa và đại dương.

 -Biết bề mặt Trái Đất chia thành 6 lục địa và 4 đại dương.

 -Nói tên và chỉ được vị trí các lục địa và đại dương trên lược đồ các châu lục và đại dương.

 -Chỉ được vị trí của một số nước(trong đó có Việt Nam) và nêu được nước đó nằm trên châu lục nào của Trái Đất.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Quả địa cầu.

-Lược đồ các châu lục và các đại dương.

III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP .

 1.Kiểm tra bài cũ:

 -Có mấy đới khí hậu, nêu đặc điểm chính của từng đới khí hậu đó?

 -Hãy cho biết các nước sau đây thuộc đới khí hậu nào: An Độ, Phần Lan, Nga, Achentina.

 2.Bài mới

 Giới thiệu bài: Qua các bài học trước, chúng ta đã biết nhiều hiện tượng thú vị xảy ra trên Trái Đất. Bài học ngày hôm nay, cô sẽ cùng các em tìm hiểu rõ hơn về bề mặt của Trái Đất.

 

doc 2 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1265Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Tiết 66: Bề mặt Trái Đất - Năm học 2004-2005", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 66 Tự nhiên và xã hội	 Thứ năm ngày 28 tháng 4 năm 2005
 BỀ MẶT TRÁI ĐẤT	 
I.MỤC TIÊU:
Giúp học sinh :
 -Phân biệt được lục địa và đại dương.
 -Biết bề mặt Trái Đất chia thành 6 lục địa và 4 đại dương.
 -Nói tên và chỉ được vị trí các lục địa và đại dương trên lược đồ các châu lục và đại dương.
 -Chỉ được vị trí của một số nước(trong đó có Việt Nam) và nêu được nước đó nằm trên châu lục nào của Trái Đất.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
-Quả địa cầu.
-Lược đồ các châu lục và các đại dương.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP .
 1.Kiểm tra bài cũ:
 -Có mấy đới khí hậu, nêu đặc điểm chính của từng đới khí hậu đó?
 -Hãy cho biết các nước sau đây thuộc đới khí hậu nào: Aán Độ, Phần Lan, Nga, Achentina.
 2.Bài mới
 Giới thiệu bài: Qua các bài học trước, chúng ta đã biết nhiều hiện tượng thú vị xảy ra trên Trái Đất. Bài học ngày hôm nay, cô sẽ cùng các em tìm hiểu rõ hơn về bề mặt của Trái Đất.
HĐ 
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
Tìm hiểu bề mặt Trái Đất.
-Thảo luận nhóm
+Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau:
1, Quan sát em thấy, quả địa cầu có những màu gì?
2, Màu nào chiếm diện tích nhiều nhất trên quả địa cầu ?
3, Theo em các màu đó mang những ý nghĩa gì?
-Tổng hợp các ý kiến của HS.
-Kết luận : Trên bề mặt Trái Đất có chỗ là đất, có chỗ là nước. Nước chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất. Những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất gọi là lục địa. Phần lục địa được chia làm 6 châu lục. Những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa gọi là đại dương. Có 4 đại dương như thế trên bề mặt Trái Đất.
Lược đồ châu lục và các đại dương.
-Giáo viên treo lược đồ các châu lục và các đại dương, yêu cầu học sinh lên bảng chỉ và gọi tên các châu lục và các đại dương của Trái Đất.
-Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại tên 6 châu lục và 4 đại dương.
-Giáo viên yêu cầu học sinh tìm vị trí của Việt Nam trên lược đồ và cho biết nước ta nằm ở châu lục nào?
+Kết luận: 6 châu lục và 4 đại dương trên Trái Đất không nằm rời rạc mà xen kẽ gắn liền với nhau trên bề mặt Trái Đất.
-Tiến hành thảo luận nhóm.
-Đại diện các nhóm thảo luận nhanh trình bày ý kiến:
1, Quả địa cầu có các màu : xanh nước biển, xanh đậm, vàng, hồng nhạt, màu ghi,
2, Màu chiếm diện tích nhiều nhất trên quả địa cầu là màu xanh nước biển.
3, Theo em, các màu đó mang ý nghĩa là: màu xanh nước biển để chỉ nước biển hoặc đại dương, các màu còn lại để chỉ đất liền hoặc các quốc gia.
-HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
-Học sinh nối tiếp nhau lên bảng chỉ và giới thiệu.
+6 châu lục trên Trái Đất là châu Mĩ, châu Phi, châu Aâu, châu Á, châu Đại Dương và châu Nam cực.
+Bốn đại dương là: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Aán Độ Dương.
-3 đến 4 học sinh nhắc lại.
-Tìm và chỉ vị trí Việt Nam trên lược đồ, sau đó nêu Việt Nam ở châu Á.
IV
V
CỦNG CỐ : 
-Về cơ bản mặt Trái Đất được chia làm mấy phần?
-Hãy kể tên 6 châu lục và 4 đại dương.
-Cho biết nước ta nằm ở châu lục nào?
DẶN DÒ: 
-Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị cho bài học sau.
-Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • doc66.doc