Giáo án Tự nhiên xã hội Khối 3 - Chương trình cả năm

Giáo án Tự nhiên xã hội Khối 3 - Chương trình cả năm

Bài 2: NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO

Ngày soạn:

Ngày dạy:

I- MỤC TIÊU:

- Học sinh hiểu được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng.

- Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khí các-bo-nic, nhiều khoá, bụi đối với sức khoẻ con người.

II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1- Giáo viên: - Giáo án, Sách giáo khoa, gương soi đủ cho các nhóm.

2- Học sinh: - Sách , vở , đồ dùng học tập

C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

I- ổn định tổ chức (1')

II- Kiểm tra bài cũ:(3')

? Cơ quan hô hấp là gì, Hãy nêu tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.Vai trò của hoạt động thở đối với sự sống còn người.

- GV: nhận xét, ghi điểm

III- Bài mới: (29') Học sinh hát

Học sinh trả lời.

1- Giới thiệu bài: Khi thở ta thở như thế nào bằng mũi hoặc miệng. Nhưng ta nên thở như thế nào cho hợp vệ sinh, có lợi cho sức khoẻ. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.

 

doc 78 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/02/2022 Lượt xem 148Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Khối 3 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	Bài 1: hoạt động thở và cơ quan hô hấp
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
I- Mục tiêu:	
- Học sinh có khả năng nhận ra sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào và thở ra.
- Chỉ và nói được tên các bộ phản của cơ quan hô hấp trên sơ đồ.
- Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào thở ra.
- Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người.
II- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên: - Giáo án, Sách giáo khoa.
2- Học sinh: 	- Sách , vở , đồ dùng học tập
C- Các hoạt động dạy học:
I- ổn định tổ chức (1')	
II- Kiểm tra bài cũ:(3')	
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- GV: nhận xét
III- Bài mới: (29')
Học sinh hát
1- Giới thiệu bài: Người bình thường có thể nhịn ăn được vài ngày, thậm chí lâu hơn. Nhưng nếu ta nhịn thở trên 5 phút thì điều gì sẽ xảy ra (Có thể sẽ bị chết). Vậy hoạt động thở có vai trò như thế nào đối với sự sống cỉa con người. Chúng ta đi tìm hiểu nội dung bài hôm nay "Hoạt động thở và cơ quan hô hấp".
2- Hoạt động 1: Thực hành cách thở sâu:
a- Bước 1: Trò chơi.
- Cho học sinh cùng thực hiện động tác "Bịt mũi nín thở".
- Cho học sinh nói về cảm giác của các em sau khi nín thở lâu.
b- Bước 2: Gọi 1 học sinh lên trước lớp thực hiện động tác thở sâu như hình 1.
- Cho cả lớp thực hiện động tác thở sâu.
- Hướng dẫn học sinh vừa làm vừa hướng dẫn theo dõi cử động của lồng ngực khi thở.
? Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào thở ra hết sức.
? So sánh lồng ngực khi hít vào thở ra bình thường và khi thở sâu.
? Nếu ích lợi của việc thở sâu.
* Giáo viên kết luận.
Cả lớp thực hiện
Khi nín thở lâu ta cảm giác thở gấp hơn, sâu hơn lúc bình thường.
- Quan sát.
- Cả lớp đứng tại chỗ, đặt 1 tay lên ngực và cùng thực hiện hít vào thật sâu và thở ra hết sức.
- Khi ta thở lồng ngực phồng lên, xẹp xuống đều đặn, đó là cử động hô hấp. Cử động hô hấp gồm 2 động tác: Hít vào và thở ra.
- Khi hít sâu vào thì phổi phồng lên để nhận nhiều không khí, lồng ngực sẽ nở to ra. Khi thở sâu ra hết sức lồng ngữ xẹp xuống đẩy không khí từ phổi ra ngoài.
- Giúp cho phổi hoạt động tốt hơn, có lợi cho sức khoẻ.
3- Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa.
a- Bước 1: Làm việc theo cặp đôi.
- Học sinh học mở sách giáo khoa quan sát hình 2
+ Học sinh A: Hãy chỉ vào hình vẽ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
+ Học sinh B: Hãy chỉ đường đi của không khí trên hình 2.
+ Học sinh A: Đố bạn biết mũi dùng để làm gì.
+ Học sinh B: Đố bạn biết klhí quản, phế quản có chức năng gì.
+ Học sinh A: Phổi có chức năng gì.
+ Học sinh B: Chỉ trên hình 3 đường đi của không khí khi ta hít vào, thở ra.
B - Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gọi một số cặp học sinh lên hỏi đáp trước lớp.
- Khen cặp nào có câu hỏi sáng tạo.
* GV Kết luận: Cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Cơ quan hô hấp gồm mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi, mũi, khí quản , phế quản là đường dẫn khí, hai lá phổi có chức năng trao đổi khí.
Học sinh quan sáu.
Hai học sinh : 1 em hỏi, 1 em trả lời.
- Chỉ vào hình vẽ trả lời các bộ phận của cơ quan hô hấp gồm mũi, phế quản, khí quản, lá phổi phải và trái.
- Đường đi của không khí là từ mũi đến khí quản và đến phế quản và ngược lại.
- Để hít không khí vào và thở ra.
- Khí quản và phế quản là đường dẫn khí.
- Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí.
- Hít vào: mũi -> khí quản -> phế quản.
- Thở ra: Phế quản -> khí quản-> mũi.
Một số cặp học sinh lên hỏi - đáp.
Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Học sinh nhắc lại.
Học sinh liên hệ thực tế cuộc sống hàng ngày: Tránh các dị vật rơi vào đường thở, nếu bị phải cấp cứu ngay.
IV- Củng cố, dặn dò (2')
- Cho học sinh nhắc lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh tập thở sâu, nhất là vào buổi sáng không khí trong lành.
=========================
Bài 2: Nên thở như thế nào
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
I- Mục tiêu:	
- Học sinh hiểu được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng.
- Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khí các-bo-nic, nhiều khoá, bụi đối với sức khoẻ con người.
II- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên: - Giáo án, Sách giáo khoa, gương soi đủ cho các nhóm.
2- Học sinh: 	- Sách , vở , đồ dùng học tập
C- Các hoạt động dạy học:
I- ổn định tổ chức (1')	
II- Kiểm tra bài cũ:(3')	
? Cơ quan hô hấp là gì, Hãy nêu tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.Vai trò của hoạt động thở đối với sự sống còn người.
- GV: nhận xét, ghi điểm
III- Bài mới: (29')
Học sinh hát
Học sinh trả lời.
1- Giới thiệu bài: Khi thở ta thở như thế nào bằng mũi hoặc miệng. Nhưng ta nên thở như thế nào cho hợp vệ sinh, có lợi cho sức khoẻ. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.
2- Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
- Hướng dẫn học sinh lấy gương ra soi hoặc quan sát lỗ mũi của bạn
? Các em nhìn thấy gì trong mũi.
? Khi bị sổ mũi, em thấy có gì chảy ra từ 2 lỗ mũi.
? Hằng ngày dùng khăn sạch lau phía trong mũi, em thấy trên khăn có gì.
? Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng.
* GV kết luận: Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khoẻ, chúng ta nên thở bằng mũi.
Học sinh dùng gương soi, quan sát lỗ mũi để trả lời câu hỏi.
- Trong mũi có nhiều lông mũi tuyến tiết dịch nhày, có nhiều mao mạch.
- Thấy có dịch nhày chảy ra từ 2 lỗ mũi
- Hằng ngày lau mũi tốt hơn vì trong mũi có lông cản bụi, diệt khuẩn, tạo độ ẩm, có nhiều mao mạch sưởi ấm không khí khi hít vào.
3- Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa.
a- Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Yêu cầu học sinh quan sát các hình 3,4,5.
?Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành, bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi.
? Khi được thở ở nơi không khí trong lành bạn cảm thấy như thế nào.
? Nêu cảm giác của bạn khi phải thở không klhí có nhiều khói bụi.
b- Bước 2: Làm việc cả lớp.
Cho 1 số học sinh trình bày kết quả thảo luận
- GV Yêu cầu cả lớp trả lời.
? Thở không khí trong lành có gì lợi.
? Thở không khí có nhiều khói bụi có gì hại.
GV: Kết luận về ích lợi của việc hít thở không khí trong lành.
Học sinh quan sát và thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi.
Hình 3 thể hiện không khí trong lành, hình 4,5 thể hiện không khí có nhiều khói bụi.
- Em cảm thấy khoan khoái, dễ chịu, khoẻ mạnh.
Không khí có nhiều khói bụi gây khó chịu, ho, sặc,, khó thở ...
Học sinh trình bày kết quả thảo luận.
- Không khí tronglành là không khí chứa nhiều ô xi, ít khí các-bo-níc và khói bụi... Khí ỗi cần cho hoạt động sống của cơ thể, vì vậy thở không khí các - bo- níc, khói bụi là không khí bị ô nhiễm, vì vậy sữ có hại cho cơ thể...
IV- Củng cố, dặn dò (2')
- Cho học sinh nhắc lại nội dung phần cuối bài (bạn cần biết).
- Nhắc nhở học sinh nên thở bằng mũi và thở kjhông khí trong lành có lợi sức khoẻ
- GV nhận xét tiết học; Nhắc học sinh chuẩn bị bài sau "Vệ sinh hô hấp".
=========================
Tuần 2:	Bài 3: Vệ sinh hô hấp
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
I- Mục tiêu:	
- Học sinh biết nêu ích lợi của việc tập thở buổi sáng.
- Kể ra những việc làm và không nên làm để giữ vệ sinh ở cơ quan hô hấp.
- Giữ sạch mũi học.
II- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên: - Giáo án, Sách giáo khoa.
2- Học sinh: 	- Sách , vở , đồ dùng học tập
C- Các hoạt động dạy học:
I- ổn định tổ chức (1')	
II- Kiểm tra bài cũ:(3')	
? Vì sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng. Thở không khí trong lành có lợi gì.
- GV: nhận xét, ghi điểm
III- Bài mới: (29')
Học sinh hát
Học sinh trả lời.
1- Giới thiệu bài: Cả lớp hát bài "Dạy đi thôi". 
? Bạn nhỏ trong bài đã làm gì vào buổi sáng. 
- Để thấy được ích lợi của việc tập thở buổi sáng và cách giữ gìn vệ sinh cơ quan hô hấp như thế nào. Chúng ta tìm hiểu bài "Vệ sinh hô hấp"
2- Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
Yêu cầu học sinh quan sát hình 1,2,3 (8)
? Các bạn đang làm gì.
? Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi gì.
? Hằng ngày chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi, họng.
GV: Nhắc nhở học sinh nên có thói quen tập thể dục buổi sáng và có ý thức giữ vệ sinh mũi họng
Thảo luận và trả lời câu hỏi theo nhóm.
- Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi cho sức khoẻ vì sáng sớm không khí thường trong lành, ít khói bụi. Sau một đêm nằm ngủ cơ thể không hoạt động, cần được vận động để mạch máu lưu thông. Hít thở sâu để tống được nhiều khí cácboníc ra ngoài và hít được nhiều o xi
- Hằng ngày cần lau sạch mũi và súc miệng bằng nước muối để tránh bị nhiễm trùng các bộ phận của cơ quan hô hấp.
3- Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp
a- Bước 1: Làm việc theo cặp
- Yêu cầu học sinh ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình ở trang 9 -SGK
? Hình này vẽ gì.
? Việc làm của các bạn có lợi hay có hại đối với cơ quan hô hấp, vì sao.
? Chỉ và nói tên các việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
b- Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gọi học sinh lên trình bày
- GV sửa chữa bổ sung những ý kiến chưa đúng cho học sinh.
- Yêu cầu cả lớp liên hệ thực tế trong cuộc sống.
GV: Kết luận các ý trên
Học sinh quan sát.
- Các bạn đang chơi bi ở gần đường
- Bạn chơi dây ở sân trường.
- Người lớn đang hút thuốc lá.
- Các bạn đang vệ sinh lớp học.
- Các bạn đang đi dạo trong công viên.
- Hình 5,7,8 có lợi cho sức khoẻ
- Hình 4, 6 có hại cho sức khoẻ.
- Không nên ở trong nhà có người hút thuốc lá, không chơi ở nơi có nhiều khói bụi. Lên nhảy day, vệ sinh lớp học có đeo khẩu trang và chơi ở công viên để giữ vệ sinh hô hấp.
- Từng cặp học sinh nên Hỏi - Đáp để phân tích, mỗi cặp chỉ phân tích 1 bức tranh.
- Học sinh kể những việc nên làm và có thể làm được để bảo vệ và giữ gìn vệ sinh cơ quan hô hấp
IV- Củng cố, dặn dò (2')
- Học sinh nhắc lại nội dung bài học, nhắc học sinh có thói quen tập thể dục buổi sáng và có ý thức giữ gìn vệ sinh mũi họng.
- GV nhận xét tiết học.
========================================
Bài 4: phòng bệnh đường hô hấp
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
I- Mục tiêu:	
- Học sinh kể được tên một số bệnh đường hô hấp thường gặp. Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp. Có ý thức phòng bệnh đường hô hấp.
II- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên: - Giáo án, Sách giáo khoa.
2- Học sinh: 	- Sách , vở , đồ dùng học tập
C- Các hoạt động dạy học:
I- ổn định tổ chức (1')	
II- Kiểm tra bài cũ:(3')	
? nêu ích lợi của việc tập thở buổi sáng. Để giữ vệ sinh mũi họng cần làm gì.
- GV: nhận xét, ghi điểm
III- Bài mới: (29')
Học sinh hát
Học sinh trả lời.
1- Giới thiệu bài: Bài học hôm nay ... K theo cặp.
a. Bước 1.
- Cho học sinh làm việc theo gợi ý:
+ Trong các vị rí A, B, C, D của trái đất ở H2, vị rí nào của trái đất thể hiện Bắc bán cầu là mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông?
+ Hãy cho biết các mùa của Bắc bán cầu vào các tháng 3, 6, 9, 12.
b. Bước 2.
- Gọi học sinh trả lời trước lớp.
- Giáo viên kết luận.
3.4. Hoạt động 3: Chơi trò chơi
a. Bước 1.
- Cho học sinh nêu đặc trưng của khí hậu từng mùa.
b. Bước 2.
- Giáo viên hướng dẫn 1 trong 2 cách chơi như trong SGK.
c. Bước 3.
- Cho học sinh chơi cả lớp theo sự điều khiển của giáo viên.
Học sinh dựa vào vốn hiểu biết để trả lời.
1 năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng.
Không bằng nhau có tháng 30 ngày; có tháng 31 ngày; có tháng 29 hoặc 28 ngày.
Những tháng có 30 ngày: 4, 6, 9, 11.
Những tháng có 31 ngày: 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12.
Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày.
Học sinh trình bày kết quả, nhận xét.
Học sinh thảo luận nhóm đôi:
+ A: Mùa xuân. 
+ B: Mùa Hạ. 
+ C: Mùa Thu. 
+ D: Mùa Đông.
+ Tháng 3: Mùa xuân. 
+ Tháng 6: Mùa Hạ. 
+ Tháng 9: Mùa Thu. 
+ Tháng 12: Mùa Đông.
Học sinh trả lời nhận xét.
Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Mùa Xuân: ấm áp, Mùa Hạ: nóng nực.
Mùa thu: Mát mẻ, Mùa Đông: Lạnh.
Học sinh theo dõi.
Học sinh thực hành trò chơi.
4- Củng cố, dặn dò: (2')
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh ôn bài ở nhà. 
=======================
Tuần 33 Bài 65: các đới khí hậu
 Ngày soạn:
	 Ngày dạy:
I- Mục tiêu:	Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Kể tên các đới khí hậu trên trái đất.
- Biết đặc điểm chính của các đới khí hậu.
- Chỉ trên quả địa cầu vị trí các đới khí hậu.
II- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên: - Giáo án, SGK, các hình trong SGK (trang 124, 125), quả địa cầu.
2- Học sinh: 	- Sách, vở, dụng cụ.
III. Phương pháp: Trực quan, thảo luận, giảng giải, đàm thoại, luyện tập.
iV- Các hoạt động dạy-học:
 1- ổn định tổ chức: 	
2- Kiểm tra bài cũ: 	 2 học sinh nêu bài học trước.
3- Dạy bài mới:
3.1- Giới thiệu bài: Tìm hiểu về các đới khí hậu.
3.2. Hoạt động 1: Làm việc theo cặp.
a. Bước 1.
- Cho học sinh quan sát hình 1 (124 - SGK):
+ Chỉ và nói tên các đới khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu?
+ Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu?
+ Kể tên các đới khí hậu từ xích đạo đến 2 cực Bắc – Nam.
b. Bước 2.
- Giáo viên gọi một số học sinh trả lời câu hỏi.
- Giáo viên kết luận.
3.3. Hoạt động 2: Thực hành nhóm.
a. Bước 1.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách chỉ các đới khí hậu trên quả địa cầu.
b. Bước 2.
- Chỉ trên quả địa cầu vị trí của Việt Nam và cho biết nước ta nằm trong đới khí hậu nào?
+ Cho học sinh chỉ các đới khí hậu.
- Cho học sinh trưng bày tranh ảnh và con người ở các đới khí hậu khác nhau.
- Cho học sinh trình bày trong nhóm.
c. Bước 3: 
- Cho đại diện các nhóm trình bày.
- Giáo viên kết luận.
3.4. Hoạt động 3: Chơi trò chơi:
a. Bước 1.
- Giáo viên chia nhóm, phát cho mỗi nhóm hình vẽ tương tự H1( 124 – SGK) và 6 dải màu.
b. Bước 2.
- Giáo viên hô “ Bắt đầu”.
c. Bước 3.
- Cho học sinh trưng bày sản phẩm.
- Giáo viên đánh giá, kết luận.
Học sinh quan sát, thảo luận theo gợi ý:
- Nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
Có 3 đới khí hậu.
- Nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
Học sinh trả lời, nhận xét.
Học sinh theo dõi.
Học sinh làm việc theo nhóm theo gợi ý.
Nước ta nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Học sinh chỉ trên quả địa cầu.
Mỗi nhóm lựa chọn cách trưng bày riêng.
Học sinh trình bày.
Học sinh nhận xét.
Học sinh ổn định trong nhóm.
Học sinh trong nhóm trao đổi với nhau và dán các dải màu vào hình vẽ.
Lớp nhận xét.
Học sinh đọc phần bài học.
4- Củng cố, dặn dò: (2')
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh ôn bài ở nhà.
================================
Bài 66: bề mặt trái đất
 Ngày soạn:
	 Ngày dạy:
I- Mục tiêu:	Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Phân biệt được lục địa, đại dương.
- Biết trên bề mặt trái đất có 6 châu lục và 4 đại dương.
- Nói tên và chỉ vị trí 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ “ Các châu lục và các đại dương”.
II- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên: - Các hình trong SGK (trang 126, 127); tranh ảnh lục địa, đại dương; phóng to lược đồ hình 3; 10 tấm bìa ghi tên 
2- Học sinh: 	- Sách, vở, dụng cụ.
III. Phương pháp: Giảng giải, đàm thoại, luyện tập, trực quan, thảo luận.
 iV- Các hoạt động dạy-học:
 1- ổn định tổ chức: 	
2- Kiểm tra bài cũ: 	 2 học sinh nêu bài học trước.
3- Dạy bài mới:
3.1- Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta tìm hiểu về bề mặt trái đất.
3.2. Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp.
a. Bước 1.
- Yêu cầu học sinh chỉ đâu là đất, đâu là nước trong hình 1.
b. Bước 2.
- Giáo viên chỉ cho học sinh biết đâu là đất, đâu là phần nước trên quả địa cầu.
+ Nước hay đất chiếm phần lớn hơn trên bề mặt trái đất.
c. Bước 3.
- Giáo viên giải thích cho học sinh biết thế nào là lục địa, thế nào là đại dương?
- Giáo viên kết luận.
3.2. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
a. Bước 1.
- Có mấy châu lục? Chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ 3.
- Có mấy đại dương? chỉ và nói tên các đại dương.
+ Chỉ vị trí của Việt Nam trên lược đồ, Việt Nam ở châu lục nào? 
b. Bước 2.
- Cho đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Giáo viên kết luận.
3.4. Hoạt động 3: Chơi trò chơi
a. Bước 1.
- Giáo viên chia nhóm , phát cho mỗi nhóm 1 lược đồ câm ; 10 tấm bìa nhỏ ghi tên các châu lục hoặc đại dương.
b. Bước 2.
- Giáo viên hô “ Bắt đầu”.
c. Bước 3.
- Cho các nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp.
- Giáo viên đánh giá, kết luận.
Học sinh chỉ, lớp nhận xét.
Màu xanh lơ hoặc xanh lam thể hiện phần nước.
Nước chiếm phần nước trên bề măt trái đất.
Lục địa: là những khối đất liền lớn trên bề mặt trái đất.
Đại dương: là những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc lục địa.
Học sinh làm việc theo nhóm, theo gợi ý:
+ Có 6 châu lục: Châu á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương và châu Nam Cực.
Có 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương và ấn Độ Dương. 
Việt Nam ở châu á.
Học sinh báo cáo kết quả.
Lớp nhận xét.
Các nhóm nhận nhiệm vụ.
Học sinh trong nhóm sẽ trao đổi với nhau và dán các tấm bìa vào sơ đồ câm.
Các nhóm trưng bày.
Học sinh nhận xét, đọc bài học.
4- Củng cố, dặn dò: (2')
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh ôn bài ở nhà. 
========================
Tuần 34 	 Bài 67: bề mặt lục địa
 Ngày soạn:
	 Ngày dạy:
I- Mục tiêu:	Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Mô tả được bề mặt lục địa.
- Nhận biết được suối, sông, hồ.
II- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên: - Giáo án, SGK, các hình trong SGK (trang 128, 129), tranh ảnh suối, sông, hồ...
2- Học sinh: 	- Sách, vở, dụng cụ.
III. Phương pháp: Trực quan, thảo luận, giảng giải, đàm thoại, luyện tập.
iV- Các hoạt động dạy-học:
 1- ổn định tổ chức: 	
2- Kiểm tra bài cũ: 	 2 học sinh nêu bài học trước.
3- Dạy bài mới:
3.1- Giới thiệu bài: Tìm hiểu bề mặt lục địa.
3.2. Hoạt động 1: Làm việc theo cặp.
a. Bước 1.
- Cho học sinh quan sát hình 1 (128 - SGK):
+ Chỉ trên hình 1 chỗ nào mặt đất nhô cao, chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào có nước.
+ Mô tả bề mặt lục địa.
b. Bước 2.
- GV gọi một số học sinh trả lời câu hỏi.
- Giáo viên kết luận.
3.3. Hoạt động 2: Thực hành nhóm.
a. Bước 1.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách chỉ con sông, con suối trên sơ đồ. 
b. Bước 2.
+ Con suối thường bắt nguồn từ đâu?
+ Chỉ trên sơ đồ dòng chảy của các con suối, con sông.
+ Nước suối, nước sông thường chảy đi đâu?
3.4. Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp:
a. Bước 1.
GV yêu cầu liên hệ thực tế ở địa phương để nêu tên 1 số con suối, sông, hồ?
b. Bước 2.
- Cho 1 số học sinh trả lời kết hợp trưng bày tranh ảnh.
c. Bước 3.
- Giáo viên giới thiệu thêm 1 số con sông, hồ nổi tiếng ở nước ta.
Học sinh quan sát, thảo luận theo gợi ý:
Học sinh chỉ trên hình 1.
Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao ( đồi, núi), có chỗ bằng phẳng ( đồng bằng, cao nguyên), có những dòng nước chảy ( Sông, suối) và những nơi chứa nước ( ao, hồ)
Học sinh quan sát hình 1 (128 - SGK), trả lời câu hỏi.
Học sinh chỉ.
Suối thường bắt nguồn từ những khe nước chảy ra.
Học sinh lên chỉ.
Chảy ra biển hoặc đọng lại các chỗ trũng tạo thành hồ.
Học sinh nêu tên 1 số con suối, sông, hồ
VD: Suối Lê-nin; suối Nậm pàn, sông Đà. . . ;hồ Tiền Phong
Học sinh trả lời, nhận xét.
Học sinh theo dõi.
Học sinh đọc phần bài học.
4- Củng cố, dặn dò: (2')
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh ôn bài ở nhà.
=============================
Bài 68: bề mặt lục địa ( Tiếp theo )
 Ngày soạn:
	 Ngày dạy:
I- Mục tiêu:	Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Nhận biết được núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên.
- Nhận ra sự khác nhau giữa núi, đồi, cao nguyên và đồng bằng.
II- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên: - Giáo án, SGK, các hình trong SGK (trang 130, 131), tranh ảnh núi, đồi...
2- Học sinh: 	- Sách, vở, dụng cụ.
III. Phương pháp: Trực quan, thảo luận, giảng giải, đàm thoại, luyện tập.
iV- Các hoạt động dạy-học:
 1- ổn định tổ chức: 	
2- Kiểm tra bài cũ: 	 2 học sinh nêu bài học trước.
3- Dạy bài mới:
3.1- Giới thiệu bài: Tìm hiểu bề mặt lục địa ( Tiếp theo).
3.2. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
a. Bước 1.
- Cho học sinh quan sát hình 1 (130 - SGK):
b. Bước 2.
- Giáo viên gọi các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- Giáo viên kết luận.
Núi
Đồi
Độ cao
Đỉnh
Sườn
Cao
Nhọn
Dốc
Thấp
Tương đối tròn
Thoải
3.3. Hoạt động 2: Quan sát theo cặp.
a. Bước 1.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình 3, 4, 5 ( 131 – SGK ).
- So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên? 
- Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau như thế nào ?
b. Bước 2.
- Giáo viên gọi học sinh trả lời trước lớp.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét.
- Giáo viên kết luận.
3.4. Hoạt động 3: Vẽ đường nét mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên:
a. Bước 1.
- Cho học sinh vẽ đường nét mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên vào vở.
 b. Bước 2.
- Cho học sinh kiểm tra chéo bài vẽ của bạn.
c. Bước 3.
- Giáo viên cho học sinh trưng bày trước lớp.
Học sinh thảo luận và hoàn thành bài.
Học sinh và giáo viên bổ sung, hoàn thiện bảng sau.
Học sinh quan sát và trả lời theo gợi ý.
Cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc.
Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng.
Một số học sinh trình bày.
Học sinh tập vẽ.
2 học sinh ngồi cạnh nhau nhận xét về hình của bạn.
Học sinh trưng bày.
Nhận xét. 
4- Củng cố, dặn dò: (2')
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh ôn bài ở nhà.
================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_khoi_3_chuong_trinh_ca_nam.doc