BÀI 2 :
NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO
A. MỤC TIÊU :
Sau bài học , học sinh có khả năng:
_ Hiểu được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng.
_ Nói được ích lợi của việc thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khí các bô ních , bụi , khói đối với sức khỏe con người.
B. ĐDDH :
_Các hình trong SGK / 6, 7.
_ Gương soi nhỏ đủ cho các nhóm.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_ HỌC :
I . KTBC :
_Kể tên các cơ quan hô hấp ?
_Cơ quan hô hấp có chức năng gì ?
II . BÀI MỚI :
BÀI 1 : HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP A. MỤC TIÊU : Sau bài học , học sinh có khả năng: _Nhận ra sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào và thở ra. _Chỉ và nói được tên của các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ. _ Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra. _ Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người. B. ĐDDH : _ GV : cacù hình trong SGK / 4, 5. _ HS : VBT TNXH. C. LÊN LỚP. I. ỔN ĐỊNH II. KTBC : - Kiểm tra sách vở của HS. - Giới thiệu chương trình SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Hoạt động 1 : Thực hành cách thở sâu a. Mục tiêu : HS nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức. b. Cách tiến hành : _Bước 1 : Trò chơi : Gv cho cả lớp cùng thực hiện động tác :”Bịt mũi nín thở”. GV hỏi : Các em có cảm giác ntn khi nín thở lâu? _Bước 2 : Gvgọi một HS lên trước lớp thực hiện động tác thở sâu như hình 1 SGK. _Gv y/c cả lớp đứng tại chỗ đặt một tay lên ngực và cùng thực hiện hít vào thở ra thật sâu + Lồng ngực thay đổi ntn khi ta hít vào và thở ra hết sức ? _ So sánh lồng ngực khi hít vào, thở ra bình thường và thở sâu ? *) GV chốt lại : Khi ta thở ra , lồng ngực phồng lên , xẹp xuống , đó là cử động hô hấp . Cử động hô hấp gồm 2 động tác : Hít vào và thở ra. Khi hít vào thật sâu thì phổi phồng lên để nhận nhiều không khí, lồng ngực sẽ nở to ra. Khi thở ra lồng ngực xẹp xuống, đẩy không khí từ phổi ra ngoài. 2. Hoạt động 2 : Làm việc với SGK a. Mục tiêu :_ Chỉ trên sơ đồ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp. _ Chỉ trên sơ đồ đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra. _ Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người. b. Cách tiến hành : _ Bước 1 : Làm việc nhóm 2. GV y/c học sinh mở SGK , q/s hình 2 SGK. _GV đưa ra một vài câu hỏi gợi ý giúp HS dựa vào để nêu thêm câu hỏi, càng nhiều càng tốt. _Bước 2 : Làm việc cả lớp. Gọi 1 số cặp học sinh lên hỏi, đáp trước lớp và khen cặp nào có câu hỏi sáng tạo. GV uốn nắn sửa chữa, giải thích giúp HS hiểu cơ quan hô hấp là gì ? Chức năng từng bộ phận của cơ quan hô hấp ? *) GV kết luận : Cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. _ Cơ quan hô hấp gồm : Mũi , khí quản , phế quản và 2 lá phổi. _ Mũi, khí quản và phế quản là đường dẫn khí. _ Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí. 3. Hoạt động 3 : VBT a. Mục tiêu : Học sinh làm được BT 2, 3, 4 / 3. b. Cách tiến hành : GV y/c HS mở VBT để làm bài. _ GV sửa bài : Treo lại các bức tranh trong SGK lên bảng để HS đối chiếu kết quả bài 2 , 3 _ Cơ quan hô hấp có chức năng gì ? 4. Củng cố và liên hệ thực tế. _ GV y/c HS đọc phần bài học in cuối trang 5 SGK. _ Điều gì sẽ xảy ra nếu có dị vật rơi vào đường thở. *) GV : Người bình thường có thể nhịn ăn được vài ngày nhưng không nhịn thở được quá 3 phút . Hoạt động thở bị ngừng trên 5 phút cơ thể sẽ bị chết . Bởi vậy, khi bị dị vật làm tắc đường thở cần phải cấp cứu ngay lập tức. 5. Dặn dò_ Nhận xét : _ Học bài và tập thở sâu. _ Vệ sinh đường thở : Mũi. _ chuẩn bị bài sau : Bài 2. _ GV nhận xét tiết học : Nhận xét thái độ học tập của HS. _ Hs dùng tay bịt mũi nín thơ : 1’ _ Thở gấp hơn , sâu hơn lúc bình thường . _ Một HS lên bảng làm. Học sinh khác q.s. _ HS cả lớp đứng dậy làm theo y/c của Gv và theo dõi cử động phồng lên , xẹp xuống của lồng ngực _ HS làm bt 1 ở VBT TNXH._ HS tự nêu. _2 HS q/s tranh : người hỏi người trả lời. _ Chỉ vào hình vẽ nói tên các bộ phận cơ quan hô hấp _ Hãy chỉ đường đi của không khí _ Bạn có biết mũi để làm gì ? _ Phổi có chức năng gì ? _ Học sinh trả lời theo ý hiểu của mình . _ HS nhắc lại sau mỗi ý kết luận . _ HS mở BT đọc thầm y/c của đề bài và tự làm bài. _ Thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường. _ HS đọc phần bài học (nhiều em đọc) _ HS trả lời theo ý hiểu. BÀI 2 : NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO A. MỤC TIÊU : Sau bài học , học sinh có khả năng: _ Hiểu được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng. _ Nói được ích lợi của việc thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khí các bô ních , bụi , khói đối với sức khỏe con người. B. ĐDDH : _Các hình trong SGK / 6, 7. _ Gương soi nhỏ đủ cho các nhóm. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_ HỌC : I . KTBC : _Kể tên các cơ quan hô hấp ? _Cơ quan hô hấp có chức năng gì ? II . BÀI MỚI : 1 . Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm. a . Mục tiêu : Giải thích được tại sao ta nên thở bằng mũi mà lại không nên thở bằng miệng ? b . Cách tiến hành : GV chia nhóm _ Y/c : HS soi gương , quan sát phía trong lỗ mũi mình , lỗ mũi bạn , trả lời : + Các em nhìn thấy gì trong lỗ mũi ? + Khi bị sổ mũi , em thấy có gì chảy ra từ 2 lỗ mũi ? + Hằng ngày , dùng khăn sạch lau trong lỗ mũi , em thấy trong khăn có gì ? + Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng ? GV : Trong lỗ mũi có nhiều lông để cản bớt bụi trong không khí khi ta hít vào . _ Ngoài ra trong mũi còn có nhiều tuyến dịch nhầy để cản bụi và diệt khuẩn , tạo độ ẩm , đồng thời có nhiều mao mạch sưởi ấm không khí khi hít vào . Gv kết luận : Thở bằng mũi là hợp vệ sinh , có lợi cho sức khỏe . Vì vậy ta nên thở bằng mũi . 2 . Hoạt động 2 : Làm việc với sgk . a . Mục tiêu : Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khói bụi đối với sức khỏe . b . Cách tiến hành : Bước 1:Thảo luận nhóm: Gv y/c 2 hs cùng quan sát hình 3 , 4 , 5 / 7 và thảo luận theo gợi ý : _ Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành , bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi ? _ Khi được thở ở nơi không khí trong lành bạn cảm thấy ntn? _ Nêu cảm giác của bạn khi phải thở không khí có nhiều khói bụi ? Bước 2 : Làm việc cả lớp. _ Gọi 1 số hs lên trình bày kq thảo luận trước lớp . _ Gv đặt câu hỏi cho cả lớp : + Thở kk trong lành có lợi gì ? + Thở kk có nhiều khói bụi có hại gì ? *) Gv kết luận : Không khí trong lành là không khí có chứa nhiều khí ô xy , ít khí các bô ních và khói bụi Khí ô xy cần cho hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy thở không khí trong lành giúp cơ thể khỏe mạnh không khí chứa nhiều khói bụi , khí các bô ních là không khí bị ô nhiễm. Thở không khí bị ô nhiễm sẽ có hại cho sức khỏe . _ Gv y/c hs đọc phần bài giảng phía dưới sgk / 7 3 . Hoạt động 3 : Làm VBT. a . Mục tiêu : Hs làm được bài1 ,3, 4. Nói miệng được bài 2 b . Cách tiến hành : _ Gv y/c HS mở VBT đọc y/c của các bài . _ Gv y/c HS đứng tại chỗ để sửa bài _ Gv nhận xét , tuyên dương . 4 . Dặn dò_ nhận xét : _ Thường xuyên thở bằng mũi và hít thở ở nơi có không khí trong lành . _ Giữ môi trường trong sạch . _ HS thảo luận nhóm 2 _ HS tự trả lời _ Nước mũi _ Bụi đen _ Hs tự trả lời _ Hs nhắc lại phần bài giảng cuối SGK . _ Nhiều hs nhắc lại . _ Hs thảo luận nhóm 2 . _ tranh 3 : không khí trong lành. _ tranh 4 , 5 : kk có nhiều khói bụi _ Dễ chịu , thoải mái . _ Ngột ngạt , khó thở _ Hs nêu kq thảo luận , nói rõ nội dung bức tranh . _ Tốt cho sức khỏe . _ Có hại cho sức khỏe . _ hs nhắc lại kết luận của gv. _ nhiều em đọc _ Hs mở VBT và tự làm. _ Hs khác đối chiếu + Bài 1 : cuối cùng + Bài 2 : Nêu miệng. + Bài 3 : Dễ chịu , thoải mái. + Bài 4 : Ngột ngạt khó thở. BÀI 3 : VỆ SINH HÔ HẤP A . MỤC TIÊU . Sau bài học , hs biết . _ Nêu ích lợi của việc tập thở buổi sáng _ Kể ra những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp . _ Giữ sạch mũi họng . B . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC . _ Các hình trong SGK ( T 8 , 9 ) _ Vở bài tập . C . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_ HỌC : I . ỔN ĐỊNH . II . KT BÀI CŨ . _Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng ? ( Trong mũi có lông và các mạch máu sưởi ấm và cản bớt bụi ) III . BÀI MỚI : 1 . Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm : a . Mục tiêu : Nêu được ích lợi của việc tập thể dục buổi sáng . b . Cách tiến hành : Bước 1: Làm việc theo nhóm . _ Gv y/c HS q/s các hình 1,2,3 (T8 ) thảo luận và trả lời các câu hỏi ở đầu trang Bước 2 : Làm việc cả lớp . _ Gv y/c đại diện mỗi nhóm chỉ trả lời 1 câu hỏi . Sau mỗi câu trả lời GV cho HS các nhóm khác bổ sung . _ Tập thở buổi sáng có ích lợi gì ? _ Hằng ngày , chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi họng? +) Gv nhắc nhở HS nên có thói quen tập thể dục buổi sáng và có ý thức giữ vệ sinh mũi họng. 2 . Hoạt động 2 : Thảo luận theo cặp. a. Mục tiêu : Kể ra được những việc làm nên và không nên để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp. b. Cách tiến hành . _Bước 1 : Làm việc theo cặp. _ Gv y/c 2 hs ngồi cạnh nhau q/s các hình ở trang 9/ SGK và làm theo y/c của phần “Quan sát và trả lời”. _ Hình này vẽ gì ? Việc làm của các bạn là có lợi hay hại đối với cơ quan hô hấp ? Tại sao ? Bước 2 : Làm việc lả lớp . _ Gv gọi 1 số HS lên trình bày . Gv bổ sung hoặc sửa chữa những ý kiến chưa đúng của HS. _ Gv y/c cả lớp : _ Liên hệ thực tế trong cuộc sống : Kể ra những việc nên làm và có thể làm để bảo vệ, giữ vệ sinh c/quan hô hấp. + Nêu những việc các em có thể làm ở nhà và xung quanh khu vực nơi ở để giữ cho bầu không ... ïc chia thành mấy tháng? + Vì sao trên Trái Đất có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông? Mùa ở Bán cầu bắc và Bán cầu nam khác nhau như thế nào? - Nhận xét và cho điểm. 1. Hoạt động 1: làm việc theo cặp * Mục tiêu: Kể được tên các đới khí hậu trên Trái Đất * Cách tiến hành: - Hướng dẫn HS quan sát hình và trả lời câu hỏi: + Chỉ và nói tên các đới khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu? + Mỗi bán cầu có mấy khí hậu? + Kể tên các đới khí hậu từ xích đạo đến Bắc cực và từ xích đến Nam cực? * Kết luận: Mỗi bán cầu đều có 3 khí hậu. Từ xích đạo đến Bắc cực hay đến Nam cực có các đới sau: nhiệt đới, ôn đới và hàn đơí. 2. Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm. * Mục tiêu: - Biết chỉ trên quả địa cầu vị trí các đới khí hậu. - Biết đặc điểm chính của các đới khí hậu. * Cách tiến hành: - Hướng dẫn HS cách chỉ vị trí các đới khí hậu: Nhiệt đới, ôn đới, hàn đới trên quả địa cầu. * GV nhận xét và kết luận: Trên Trái Đất, những nơi càng ở gần xích đạo càng nóng, càng ở xa xích đạo càng lạnh. Nhiệt đới: thường nóng quanh năm; Oân đới: Oân hoà, có đủ 4 mùa; Hàn đới: Rất lạnh. Ở 2 cực của Trái Đất quanh năm nước đóng băng. 3. Hoạt động 3: Chơi trò chơi tìm vị trí các đới khí hậu * Mục tiêu: - Giúp HS nắm vững vị trí của các đới khí hậu. - Tạo hứng thú trong học tập. * Cách tiến hành: - GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm hình như SGK - Cho HS thi đua nhóm nào xong trước nhóm đó thắng. * Củng cố dặn dò: + Mỗi bán cầu có mấy khí hậu? + Kể tên các đới khí hậu từ xích đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực? -Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng trả lời. Lớp theo dõi và nhận xét. - 1 số HS trả lời. Lớp nhận xét. - HS làm việc trong nhóm và trình bày kết quả của nhóm mình, lớp nhận xét. - HS lắng nghe. - HS trong nhóm trao đổi với nhau và dán vào dải màu vào hình vẽ. - HS trưng bày sản phẩm của nhóm trươc lớp. - HS nêu củng cố. Tiết 66: BỀ MẶT TRÁI ĐẤT A) Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng: - Phân biệt được lục địa, đại dương. - Biết trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương. - Nói tên và chỉ được vị trí 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ “Các châu lục và các đại dương”. B) Đồ dùng dạy học: - Các hìng trong SGK. - Tranh ảnh về lục địa và đại dương. - Một số lược đồ phóng to, 10 tấm bìa nhỏ ghi tên của mỗi châu lục hoặc 1 đại dương. C). Hoạt động dạy học: GV HS * Kiểm tra bài cũ: + Có mấy đới khí hậu, nêu đặc điểm chính của từng đới khí hậu đó? + Hãy cho biết các nước sau đây thuộc đới khí hậu nào: Aán độ, Phần lan, Nga, Achentina? - Nhận xét và ghi điểm 1. Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp. * Mục tiêu: Nhận biết được thế nào là lục địa và đại dương. * Cách tiến hành: - Y/C HS lên chỉ đâu là nước, đâu là đất hình trên bảng. - GV cho HS biết phần đất và phần nước trên quả địa cầu. Và hỏi: + Nước hay đất chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất? - GV giải thích và kết luận: + Lục địa: Là những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất. + Đại dương là những khoảng đất rộng mênh mông bao bọc phần Lục địa. KL: Trên bề mặt Trái Đất có chỗ là đất, có chỗ là nước. Nước chiếm phần lớn hơn tren bề mặt TráiĐất. Những khối đất liền lớn tr6n bề mặt TráiĐất gọi là lục địa. Phần lục địa được chia thành 6 châu lục. Những khoảng đất rộng mênh mông bao bọc phần lục địa gọi là đại duơng. Trên bề mặt trái đất có 4 đại dương. 2. Hoạt động 2: làm việc theo nhóm. * Mục tiêu: - Biết tên của 6 châu lục và 4 đại dương trên thế giới. - Chỉ được vị trí 6 châu lục v2 4 đại dương trên lược đồ. * Cách tiến hành: - Y/C HS làm việc theo nhóm đôi qua nội dung: + Có mấy châu lục, chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ? + Có mấy đại dương, chỉ và nói tên các đại dương trên lược đồ? + Chỉ vị trí của Việt Nam trên lược đồ. Việt Nam ở châu lục nào? - GV sửa và hoàn thiện phần trình bày của nhóm. * Kết luận: Trên thế giới có 6 châu lục: Châu Á, Châu Mĩ, Châu Aâu, Châu Phi, Châu Đại dương, Châu Nam cực và 4 đại dương: Thái Bình Dương, Aán độ Dương, Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương. 3. Hoạt động 3: Chơi trò chơi tìm vị trí các châu lục và các đại dương. * Mục tiêu: Giúp HS nhớ tên và nắm vững vị trí của các châu lục và các Đại Dương. * Cách tiến hành: - Chia nhóm Và phát cho mỗi nhóm 1 lược đồ câm, 10 tấm bìa nhỏ ghi tên châu lục hoặc đại dương. - Y/C HS lên trưng bày sản phẩm của nhóm trước lớp. - GV nhận xét và đánh giá, nhóm nào xong truớc và đẹp nhóm đó thắng. * Củng cố dặn dò: + Có mấy Châu lục? Kể tên các châu lục đó? + Có mấy Đại dương? Kể tên các đại dương đó? - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - vài HS nêu. Lớp nhận xét. - HS lên chỉ. - HS nêu. - HS lắng nghe. - HS trao đổi theo nhóm. - Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. - Trong nhóm trao đổi với nhau và dán các tấm bìa vào lược đồ câm. - Lớp nhận xét. - HS nêu củng cố bài. Tiết 67: BỀ MẶT LỤC ĐỊA A) Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Mô tả bề mặt lục địa - Nhận biết được suối, sông, hồ. B). Đồ dùng dạy học: - Các hình trong SGK. - Tranh ảnh suối, sông, hồ. C) Hoạt động dạy học: GV HS * Kiểm tra bài cũ: + Thế nào là lục địa? Thế nào là đại dương? + Có mấy châu lục? Kể tên các châu lục đó? + Có mấy đại dương? Kể tên các đại dương đó? - Nhận xét và ghi điểm. 1. Hoạt động 1: Làm việc theo cặp. * Mục tiêu : Biết mô tả bề mặt lục địa. * Cách tiến hành: - Hướng dẫn HS quan sát hình và trả lời câu hỏi: + Chỉ trên hình chỗ nào mặt đất nhô cao, chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào có nước? + Mô tả bề mặt lục địa? * Kết luận: Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao ( đồi, núi), có chỗ bằng phẳng (đồng băng, cao nguyên), có những dòng nước chảy (sông, suối) và những nơi chứa nước ( ao, hồ) 2. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. * Mục tiêu: Nhận biết được suối, sông, hồ. * Cách tiến hành: - Cho HS quan sát hình theo nhóm và trả lời câu hỏi: + Chỉ con suối , con sông trên sơ đồ? + Con suối thường bắt nguồn từ đâu? + Chỉ trên sơ đồ dòng chảy của các con suối, con sông? + Nước suối, nước sông thường chảy đi đâu? * Kết luận: Nước theo những khe chảy ra thành suối, thành sông rồi chảy ra biển rồi đọng lại các chỗ trũng tạo thành hồ. 3. Hoạt động 3: làm việc cả lớp. * Mục tiêu: Củng cố các biểu tượng suối, sông, hồ. * Cách tiến hành: - Y/C HS liên hệ thực tế để nêu tên 1 số con suối, sông, hồ. - GV giới thiệu thêm 1 vài con suối, con sông khác. * Củng cố dặn dò: + Suối thường bắt nguồn từ đâu? + Nước sông, nước suối thường chảy đi đâu? - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - Vài HS nêu, Lớp nhận xét. - HS quan sát hình và trả lời câu hỏi, Lớp nhận xét. - HS lắng nghe. - HS trả lời và lớp nhận xét. - HS lắng nghe. - 1 vài HS trả lời kết hợp trưng bày tranh ảnh. - Vài HS nêu củng cố bài. Tiết 68: BỀ MẶT LỤC ĐỊA ( tt) A) Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng: - Nhận biết được núi đồi, đồng bằng, cao nguyên. - Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng. B) Đồ dùng dạy học: - Các hình trong SGK. - Tranh ảnh núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên. C) Hoạt động dạy học: GV HS * Kiểm tra bài cũ: + Bề mặt Trái đất được chia làm mấy phần? + Hãy kể tên 6 châu lục và 4 đại dương? - Nhận xét và ghi điểm. 1. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm * Mục tiêu: - Nhận biết được núi, đồi. - Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi. * Cách tiến hành: - Y/C HS quan sát hình 1, 2 và thảo luận theo nhóm hoàn thành vào bảng sau: Núi Đồi Độ cao Đỉnh Sườn - Đáp án: Núi Đồi Độ cao Cao Thấp Đỉnh Nhọn Tương đối tròn Sườn Dốc Thoải - Kết luận: Núi thường cao hơn đồi và có đỉnh nhọn, sườn dốc; còn đồi có đỉnh tròn, sườn thoải 2. Hoạt động 2: Quan sát tranh theo cặp. * Mục tiêu: - Nhận biết được đồng bằng và cao nguyên. - Nhận ra sự giống nhau và khác nhau giữa đồng bằng và cao nguyên. * Cách tiến hành: - Hướng dẫn HS quan sát hình và trả lời câu hỏi sau: + So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên. + bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào? * Kết luận: Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng, nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc. 3. Hoạt động 3: Vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên. * Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu caxc1 biểu tượng về đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên. * Cách tiến hành: - Y/C HS vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên vào vở. - GV trưng bày hình vẽ của 1 số HS trước lớp và cùng HS nhận xét. * Củng cố dặn dò: + Nêu sự khác nhau giữa núi và đồi? - Về nhà học bài và chuẫn bị bài sau. - 2 đến 3 HS lên bảng trình bày. Cả lớp nhận xét bổ sung. - HS thảo luận 4 nhóm, quan sát hình và điền vào bảng. - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - HS quan sát theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - Mỗi HS vẽ hình vào vở. - 2 HS ngồi cạnh nhau, đổi vở và nhận xét hình vẽ với nhau. - HS nêu lại củng cố bài. -------------------------------- Tuần 35 Tiết 69 – 70: ÔN TẬP, KIỂM TRA HỌC KỲ 2 TỔNG KẾT NĂM HỌC ***********************
Tài liệu đính kèm: