Giáo án Tuần 16 - Chuẩn KTKN - Khối 4

Giáo án Tuần 16 - Chuẩn KTKN - Khối 4

Tập đọc:

Kéo co

I. Mục đích, yêu cầu.

-Đọc rành mạch, trụi chảy ; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.

-Hiểu ND: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. Đồ dùng dạy học: Tranh trong SGK

III. Các hoạt động dạy học.

Hoạt động 1: Củng cố bài Tuổi Ngựa:

? Đọc thuộc lòng bài thơ: Tuổi ngựa?

? Trong khổ thơ cuối, ngựa con nhắn nhủ mẹ điều gì?

- Gv nx chung, ghi điểm.

Hoạt động 2:

Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.

a. Luyện đọc:

- Đọc toàn bài:

- Chia đoạn:

 

doc 32 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 593Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 16 - Chuẩn KTKN - Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
 Thứ hai ngày 07 thỏng 12 năm 2009
Tập đọc: 
Kéo co
I. Mục đích, yêu cầu.
-Đọc rành mạch, trụi chảy ; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
-Hiểu ND: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
II. Đồ dùng dạy học: Tranh trong SGK
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Củng cố bài Tuổi Ngựa:
? Đọc thuộc lòng bài thơ: Tuổi ngựa?
? Trong khổ thơ cuối, ngựa con nhắn nhủ mẹ điều gì?
- 2 Hs đọc và trả lời câu hỏi, lớp nhận xét
- Gv nx chung, ghi điểm.
Hoạt động 2:
Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc:
- Đọc toàn bài:
- 1 hs khá đọc, lớp theo dõi.
- Chia đoạn:
- 3 đoạn: + Đ1: 5 dòng đầu.
 + Đ2: 4 dòng tiếp.
 + Đ3: Phần còn lại.
- Đọc nối tiếp: 2 lần; 
 + Lần 1: Đọc kết hợp sửa phát âm.
- 3 Hs đọc.
 + Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
- 3 Hs khác.
- Đọc toàn bài, nêu cách đọc đúng?
- 1 Hs đọc, lớp nghe nx:
+ Đọc phát âm đúng, ngắt, nghỉ hơi đúng (nhanh tự nhiên ) trong câu sau: Hội làng Hữu Trấp/ ...Có năm/ bên nam thắng, có năm bên nữ thắng;
- Gv đọc mẫu toàn bài.
b. Tìm hiểu bài;
- Đọc lướt đoạn 1, trả lời:
- Cả lớp :
? Phần đầu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì?
- ...cách chơi kéo co.
? Em hiểu cách chơi kéo co ntn?
- Kéo co phải có 2 đội, thường thì số người 2 đội bằng nhau, thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau, 2 người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau, thành viên 2 đội cũng có thể nắm chung 1 sợi dây thừng dài. Kéo co phải đủ 3 keo...
? ý đoạn 1?
- ý 1: Cách thức chơi kéo co.
- Đọc thầm Đ2 
- Hs thi giới thiệu:
? Giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp?
Nêu ý đoạn 2 giới thiệu gì?
- Đọc lướt đoạn 3, trả lời:
Là cuộc thi khác biệt. Đó là cuộc thi khác biệt giữa bên nam và bên nữ. Nam là phái mạnh thì phải khoẻ hơn nữ. Thế mà có năm bên nam thắng, vậy mà có năm bên nữ lại thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì rất vui...
ý 2: Cách thức chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
? Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt? 
- Là cuộc thi giữa trai tráng 2 giáp trong làng. Số lượng không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng.
? Theo em trò chơi kéo co bao giờ cũng rất vui?
- Vì có đông người tham gia, không khí ganh đua sôi nổi,...
? Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác?
- ...Đấu vật, múa võ, đá cầu, đu bay, thổi cơm thi, đánh gồng, chọi gà...
? Nêu ý đoạn 3?
- Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn.
? Nội dung chính của bài?
-ý chính: Giới thiệu kéo co là trò chơi thú vị và thể hiện tinh thần thượng võ của người VN ta.
c. Đọc diễn cảm:
- Đọc nối tiếp từng đoạn?
- 3 Hs đọc.
? Tìm giọng đọc thích hợp?
- Toàn bài đọc giọng sôi nổi, hào hứng. Nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm: thượng võ, nam, nữ, rất là vui, ganh đua, hò reo, khuyến khích, nổi trống, không ngớt lời.
- Luyện đọc đoạn2:
- Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc:
Gv nx chung.
- Cá nhân đọc, nhóm đọc.
- Lớp nhận xét, chọn bạn đọc tốt.
Hoạt động nối tiếp:
	- Nêu nội dung bài.
	- Nx tiết học. Về nhà đọc lại bài,
 kể cho người thân nghe.
- HS nêu.
Toán:
Luyện tập
I. Mục tiêu:
	- Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.
	- Giải bài toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Củng cố về chia cho số có 2 chữ số:
? Tính : 75 480 : 75 ; 12 678 : 36
- 2 Hs lên bảng làm, lớp làm nháp.
- Gv cùng hs nhận xét, chữa bài.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1.Đặt tính rồi tính:
- Hs đọc yêu cầu, tự làm bài vào vở.
- 3 Hs lên bảng chữa bài.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
Bài 2. Bài toán:
- Hs đọc, tự tóm tắt bài toán:
Bài toán hỏi gì?
Tóm tắt:
25 viên gạch : 1 m2
1050 viên gạch :... m2?
- Số mét vuông nền nhà cần lát.
Muốn tính số mét vuông nền nhà lát được ta làm phép tính gì?
- Phép tính chia.
- Yc hs làm bài vào vở.
- Gv chấm, cùng hs nx, chữa bài.
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề
GV cùng HS phân tích đề.
1HS lên bảng tóm tắt, bài giải.
GV nhận xét.
Bài 4: HS tự làm bài, chữa bài.
- Cả lớp làm bài, 1 hs chữa bài. 
Bài giải
Số mét vuông nền nhà lát được là:
1050 : 25 = 42 (m2 )
 Đáp số: 42 m2
-HS đọc đề bài.
-HS cùng GV phân tích đề.
 Tóm tắt:
 Có : 25 người
 Tháng 1 : 855 sản phẩm
 Tháng 2 : 920 sản phẩm
 Tháng 3 : 1350 sản phẩm
Trung bình 3 tháng :  sản phẩm?
 Bài giải:
Cả 3 tháng làm được số sản phẩm là:
 855 + 920 + 1350 = 3125 ( sản phẩm)
Trung bình mỗi người làm được số sản phẩm là:
 3125 : 25 = 125 ( sản phẩm )
 Đáp số : 125 sản phẩm
-HS làm bài.
Củng cố ,dặn dò:
- Nx tiết học
- HS nghe.	
- Y/c HS về nhà làm lại bài 3, bài 4.
Chính tả:
 nghe viết:	 Kéo co.
 Phân biệt: r/d/ gi
I. Mục đích, yêu cầu:
-Nghe - viết đỳng bài CT ; trỡnh bày đỳng đoạn văn ; khụng mắc quỏ năm lỗi trong bài.
-Làm đỳng BT (2) a.
II. Đồ dùng dạy học: VBT
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Củng cố phân biệt ch/tr:
Viết: Trốn tìm, cắm trại, chọi dế, trung thu, ...
- 2 Hs lên bảng viết, lớp viết nháp.
- Gv cùng hs nx, chốt từ viết đúng.
Hoạt đông2: Hướng dẫn học sinh nghe, viết
- Đọc đoạn văn viết trong bài Kéo co:
Hội làng Hữu Trấp...chuyển bại thành thắng.
Hỏi:
+ Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp có gì đặc biệt?
- 1 hs đọc, lớp theo dõi.
+ Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp diễn ra giữa nam và nữ. Cũng có năm nam thắng, cũng có năm nữ thắng.
- Đọc thầm tìm từ khi viết còn dễ viết sai.
- Cả lớp đọc thầm. Tìm từ viết sai, lớp luyện viết nháp, 1 số em lên bảng viết: Hữu Trấp, Quế Võ, Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, ganh đua, khuyến khích, trai tráng. 
- Gv nhắc hs lưu ý cách trình bày bài, chú ý danh từ riêng.
- Gv đọc:
- Hs gấp vở viết bài.
- Gv đọc toàn bài.
- Hs soát lỗi.
- Gv chấm bài
- Hs đổi chéo vở soát lỗi.
- Gv cùng hs nx chung.
Hoạt động 3: Phân biệt r/d/gi:
Bài tập 2a.
- Hs đọc thầm yc của bài, làm vở BT, một số hs làm phiếu.
- Trình bày : nhảy dây, mua rối, giao bóng.
- Hs tiếp nối nhau nêu kết quả, dán phiếu.
- Gv cùng hs nx, chốt lời giải đúng.
- HS đọc lời giải đúng: nhảy dây; múa rối; giao bóng 
Củng cố, dặn dò:
- Gv nx tiết học.
Về nhà đố em nhỏ tìm đúng lời giải BT2a.
- Hs nghe.
Khoa học:
 Không khí có những tính chất gì?
I. Mục tiêu:
	- Quan sỏt và làm thớ nghiệm để phỏt hiện ra một số tớnh chất của khụng khớ: trong suốt, khụng màu, khụng mựi, khụng vị, khụng cú hỡnh dạng nhất định, khụng khớ cú thể nộn lại hoặc gión ra. 
	- Nờu được vài vớ dụ về ứng dụng của khụng khớ trong đời sống: bơm xe, 
II. Đồ dùng dạy học.
III. Hoạt động dạy học.
Hoạt động 1:Củng cố bài Làm thế nào để biết có không khí:
Không khí có ở đâu ? 
( Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật)
- 2, 3 Hs trình bày.
- Gv cùng lớp nx, ghi điểm.
Hoạt động 2: Phát hiện màu, mùi, vị của không khí: 
? Em có nhìn thấy không khí không ? Tại sao?
- Không - vì không khí trong suốt và không màu.
? Dùng lưỡi nếm, mũi ngưỉ, em nhận thấy không khí có vị gì, mùi gì?
- Không khí không mùi, không vị.
? Có khi ta ngửi thấy mùi hương thơm, mùi khó chịu có phải là mùi của không khí không? VD?
* Kết luận: Không khí trong suốt, không màu, không vị. 	
- Không, đó là mùi của những chất khác có trong không khí.VD mùi nước hoa, hay mùi của rác thải... 
Hoạt động 3: Chơi thổi bóng phát hiện hình dạng của không khí.
+ Chơi thổi bóng: - Chơi theo nhóm 6;
- Nhóm trưởng điều khiển. Đếm số bóng báo cáo.
- Luật chơi: - Cùng có số bóng, cùng thổi. Nhóm nào thổi xong trước, bóng đủ căng không bị vỡ - thắng.
- Các nhóm thổi bóng, kết luận nhóm thắng cuộc.
- Thảo luận: Mô tả các hình dạng của quả bóng vừa thổi.
- Các nhóm trả lời:
? Cái gì chứa trong quả bóng và làm chúng có hình dạng như vậy?
- Không khí.
? Qua đó rút ra không khí có hình dạng nhất định không?
- Không
? Nêu một số ví dụ chứng tỏ không khí không có hình dạng nhất định?
	* Kết luận: Không khí không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chưá nó.	
Hoạt động 4: Tìm hiểu tính chất bị nén và giãn ra của không khí.
- Hình dạng không khí trong săm xe đạp khác hình dạng không khí trong săm xe máy, ôtô.
- Tổ chức thảo luận nhóm 4:
- Các nhóm đọc sgk mục quan sát trang 65.
? Mô tả hiện tượng xảy ra ở hình 2b, 2c. Sử dụng từ nén lại và giãn ra?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả:
- Không khí có thể bị nén lại (hình 2b) hoặc giãn ra( hình 2c).
? Tác động lên chiếc bơm ntn để chứng minh không khí có thể bị nén lại và giãn ra?
- Hs làm thử, vừa làm vừa nói: bơm kim tiêm hoặc bơm xe đạp.
? Nêu ví dụ ứng dụng tính chất của không khí trong đời sống? 
Củng cố, dặn dò:
	- Đọc mục bạn cần biết.
	- Học thuộc bài, Chuẩn bị theo nhóm: lọ thuỷ tinh, nến, chậu thuỷ tinh, 
 gỗ để kê lọ, nước vôi trong.
- Làm bơm kim tiêm, bơm xe,...
-Hs đọc.
- HS nghe.
đạo đức:
Yêu lao động (tiết 1)
I. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh có khả năng:
	- Nờu được ớch lợi của lao động. 
	- Tớch cực tham gia cỏc hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phự hợp với khả năng bản thõn. 
	- Khụng đồng tỡnh với những biểu hiện lười lao động. 
II. Đồ dùng dạy học:
	- Đồ dùng đóng vai BT 2 ( chuẩn bị theo nhóm)
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Củng cố bài Biết ơn thầy giáo, cô giáo:
? Đọc thuộc lòng ghi nhớ của bài?
- 1, 2 Hs đọc.
? Đọc, hát những bài thơ, hát em sáng tác hay sưu tầm nói về công lao của thầy, cô giáo?
- 2, 3 Hs đọc, hát..
- Gv cùng hs nx chung, đánh giá.
Hoạt động 2: Đọc truyện: Một ngày của Pê-chi-a.
- Đọc truyện:
- 1, 2 Hs đọc, lớp theo dõi.
- Tổ chức thảo luận nhóm 3 câu hỏi SGK/25.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Trình bày:
- Đại diện các nhóm trình bày lần lượt từng câu, lớp nx, trao đổi.
- Gv nx chung, chốt ý: Cơm ăn, áo mặc, sách vở, ...đều là sản phẩm của lao động. Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp cho con người sống tốt hơn.
- Đọc phần ghi nhớ:
- 2,3 Hs đọc.
Hoạt động3: Thảo luận nhóm bài tập 1
- Tổ chức hs thảo luận nhóm 4.
- Cả lớp làm nháp, 2 nhóm làm phiếu khổ to.
- Trình bày:
- Lần lượt các đại diện nhóm nêu miệng, 2 nhóm dán phiếu.
- Gv cùng hs nhận xét, chốt ý đúng:
 Yêu lao động
Lười lao động
- Làm bài và học thuộc bài rồi mới đi chơi
- Không học bài, không làm bài.
- Luôn luôn hoàn thành mọi việc khi bố, mẹ, thầy cô giáo giao cho.
....
- ỷ lại chờ người khác làm cho.
.... 
Hoạt động 4: Đóng vai bài tập 2- Đọc tình huống sgk.
- 2 Hs đọc.
- Thảo luận nhóm 5:
 ... ớp chơi thử, cho chơi chính thức.
3. Phần kết thúc
Đứng tại chỗ và vỗ tay hát
Nhận xét tiết học, giao bài tập về nhà ôn lại các bài tập RLTTCB đã học ở lớp 3.
Lớp tập hợp 3 hàng ngang
- Chạy chậm theo hàng dọc, trên địa hình tự nhiên, xoay các khớp
 Học sinh thực hiện.
Tổ trưởng điều khiển
Biểu diễn giữa các tổ
Cả lớp khởi động
Học sinh bật nhảy
Tham gia trò chơi
Học sinh vỗ tay hát
Lắng nghe
Kĩ thuật
Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn: Khăn tay
 I. Mục tiêu: 
 Đánh giá kiến thức, kĩ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của mình.
II. Đồ dùng dạy- học: 
 - Mẫu khâu, thêu đã học.
III. Hoạt động- dạy- học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- GV nhận xét chung.
2) Bài mới: Giới thiệu bài 
HĐ1: GV tổ chức ôn tập cho HS các bài đã học trong chương 1
- GV yêu cầu HS nhắc lại các loại mũi khâu, thêu đã học.
-GV đặt câu hỏi và gọi một số HS nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu; khâu thường; khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường; khâu đột thưa; khâu đột mau, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
-GV nhận xét và sử dụng tranh quy trình để củng cố những kiến thức cơ bản cho HS.
- GV kết luận đặc điểm đường thêu móc xích .
 HĐ 2 HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn
GV giúp HS định hướng sản phẩm sẽ làm.
HS thực hành làm sản phẩm.
GV quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn trong khi làm sản phẩm.
-GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học, tinh thần học tập .
- Dặn chuẩn bị vật liệu , dụng cụ cho tiết sau.
- HS trình bày sự chuẩn bị.
- Khâu thường; khâu đột thưa; khâu đột mau; thêu lưới vặn ; thêu móc xích.
- HS nhắc lại.
-HS trả lời câu hỏi.
-HS chú ý lắng nghe.
-HS thực hành theo yêu cầu.
-HS nhận xét, đánh giá.
 Buổi chiều
Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2009
Luyện tiếng việt: luyện đọc – Mở rộng vốn từ: đồ chơI – trò chơi
Mục tiêu:Giúp HS: 
HS đọc trôi chảy toàn bài.Trả lời được những câu hỏi của bài tập đọc.
Làm đúng bài tập phân biệt âm r/d/gi và phân biệt vần âc/ât
đồ dùng dạy học:
VBT tiếng việt 4 ( tập 1)
Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Thực hành làm bài tập Tập đọc
Bài 1, bài 2, bài 3: HS đọc yêu cầu của bài.
1 HS đọc lại bài Tập đọc “ Kéo co” HS lớp đọc thầm theo.
GV nêu câu hỏi, HS trả lời. HS & GV nhận xét.
GV kết luận: Bài 1: C; Bài 2:a2, b1
Bài 3: Một số trò chơi tập thể trong ngày hội ma em biết: đua thuyền, nấu cơm, 
Hoạt động 2: HS làm bài tập Chính tả
Bài 4, bài 5, bài 6, bài 7: HS đọc yêu cầu
GV hướng dẫn cho HS làm bài. HS làm bài , chữa bài.
GV kết luận: 
+ Bài 4: 1. giờ , 2. rạng, 3. rộ, 4. giòn, 5. dừng 
+ Bài 6: a) cười nấc, b) giấc ngủ, c) gió bấc, d) bất tận.
+ Bài 7: a) Luyện mãi tất tài; miệt mài tất giỏi.
 b)Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
Hoạt động 3: Thực hành làm bài tập Luyện từ và câu
Bài 8, bài 9, bài 10: GV đọc đề, hướng dẫn HS làm bài.
HS làm bài, chữa bài.
GV kết luận: 
+ Bài 8: a) Trò chơI truyền thống ( có từ xa xưa ) : nhảy dây, chọi dế, chọi gà, đá càu, ô ăn quan, kéo co, đánh trận giả.
 b)Trò chơI hiện đại ( mới có gần đây ) : đu quay, xếp hình, ô chữ.
 + Bài 9 : chọi gà, nhảy dây, koé co, đánh khẳng, chọi dế, thả diều, xếp hình, 
 + Bài 10: 
Có phúc đẻ con biết trèo, có tội đẻ con biết lội.
Cờ ngoài, bài trong.
 Hoài tiền mua thuốc nhuộm răng
 Để tiền mua mía đánh khăng vào mồm.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học.
 Toán: ôn tính chất phép chia
Mục tiêu: Giúp HS: 
HS biết chia thương có chữ số 0.
đồ dùng dạy học:
VBT toán 4.
Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Thực hành
Bài 1, bài 2, bài 3; bài 4:HS đọc đề bài
HS nêu lại cách làm bài. 2HS lên bảng làm bài.HS lớp làm bài vào vở
HS &GV nhận xét. GV kết luận: Bài 1: A; Bài 2: A; bài 3: a) S – b) Đ
Bài 5, 6, 7: 2 HS đọc đề
1 HS lên bảng làm bài, HS lớp làm bài vào VBT.
HS & GV nhận xét. GV kết luận:
Bài 5: a)S- b)Đ - c) S – d) Đ, Bài 6: B, Bài 7: C
Bài 8: HS tự làm bài, chữa bài ( a) S – b) Đ)
Bài 9: HS đọc yêu cầu của bài
2HS lên bảng làm bài, HS lớp làm bài vào vở.
HS & GV nhận xét, kết luận:D
- Bài 10: HS làm bài, chữa bài ( A)
 ( 963 + 327 ) : ( 420 - 334 ) = 1290 : 86 = 15
 Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét tiết học.
 Thứ năm ngày 10 tháng 12 năm 2009
 Toán: 	 ôn luyện chia cho số có hai chữ số
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
-Rèn kĩ năng chia cho số có hai chữ số
Giải bài toán có liên quan đến phép chia cho số có hai chữ số.
đồ dùng dạy học: VBTTN Toán 4.
Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Thực hành làm bài tập
Bài 11, bài 12, bài 13; bài 14; bài 15: HS đọc đề. 
2HS lên bảng làm bài, HS lớp làm bài vào vở.
GV nhận xét: bài 11:D; bài 13 : B ; bài 15: C; 
Bài 16, bài 17: HS tự làm bài, chữa bài.
Bài18 ; 19; 20: 1 HS đọc đề, GV hướng dẫn HS làm bài
1 HS lên bảng tóm tắt bài toán, 1 HS làm bài giải.
HS lớp làm bài vào VBTTN Toán 4.HS & GV nhận xét. 
GV kết luận: 
+Bài 18: Bài giải:
 Để bay được quãng đường dài 2340km máy bay phảI bay trong thời gian là:
	2340 : 780 = 3 ( giờ )
 Đáp số : 3giờ
 + bài 19: Bài giải:
 Đổi 29kg500g = 29500g
	Mỗi gói có số ki-lô-gam mì chính là:
	29500 : 236 = 125 ( g ) 
 Đáp số: 125g
 + Bài 20: bài giải:
 480 gói kẹo có số gam kẹo là:
 75 x 480 = 36000 ( g )
 Nếu số kẹo đó chia đều vào 288 gói thì mỗi gói có số gam kẹo là:
 36000 : 288 = 125 ( g )
 Đáp số: 125g
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò.
 GV nhận xét tiết học.
 Luyện Tiếng việt: 	 Ôn luyện văn miêu tả
Mục đích, yêu cầu:
- Trả lời đúng các câu hỏi về nội dung bài Trong quán ăn “ Ba cá bống”.
- HS biết dùng câu hỏi vào mục đích khác.
II.đồ dùng dạy học: Vở BTTN Tiếng việt
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Thực hành làm bài tập
Bài 11, bài 12, bài 13, bài 14, bài 15, bài 16: 2 HS đọc yêu cầu của bài
HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
HS & GV nhận xét. GV kễt luận:
+ Bài 11: A, B, D.
+ Bài 12: Khi bi phát hiện đang trốn trong bình bằng đất trên bàn ăn và lão Ba-ra-ba đập vỡ cáI bình xuống sàn, Bu-ra-ti-nô bò lổm ngổm giữa những mảnh bình. Thừa dịp mọi người đang há hốc mồn, chú lao ra ngoài, nhanh như mũi tên.
+ Bài 13: bác rùa Toóc-ti-la; Bu-ra-ti-nô; Ba-ba-ra; Đu-rê-ma; cáo A-li-xa;
 mèo A-di-li-ô
+ Bài 14: A; bài 15: B.
+ bài 16: HS tự đọc bài, làm bài, chữa bài.
HS & GV nhận xét. GV kết luận.
Bài 17: GV nêu yêu cầu của bài
 HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
 HS & GV nhận xét. GV kết luận:B
 Bài 18; bài 19: 2 HS đọc yêu cầu của bài
 GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu của bài.
	HS & GV nhận xét. GV kết luận: a) ; b) – 1 và c) -2
	HS làm bài vào VBT trắc nghiệm
Bài 19: C
Bài 20; bài 21: GV nêu yêu cầu của bài
 HS làm bài, chữa bài.
 GV kết luận.
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học.
 Buổi chiều
 Luyện viết: 	 thu sang – sầu riêng
Mục đích, yêu cầu:
HS viết đúng, đều , đẹp theo mẫu bài Thu sang và Sầu riêng 
đồ dùng dạy học:
Vở thực hành luyện viết 4.
Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết bài vào vở
3 HS lần lượt đọc bài Thu sang và bài Sầu riêng, HS lớp chú ý lắng nghe.
GV đọc lại 1 lần.
HS nêu những từ ngữ dễ viết sai lỗi chính tả.
+ Bài “ Thu sang”: trận gió, thênh thang, dệt vàng
+ Bài “ Sầu riêng”: ung dung, trăm nhà.
HS luyện viết những từ kkhó này vào giấy nháp sau đấy đổi chéo vở nháp cho bạn kiểm tra phần viết của mình.
HS viết bài, GV quan sát, nhắc nhở những HS viết bài chưa đúng mẫu.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vào vở TV
GV nêu yêu cầu. HS viết bài vào vở. GV quan sát, nhắc nhở.
Hoạt động 3: GV chấm, chữa bài
GV nhận xét về bài viết của HS.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét tiết học.
Âm nhạc:
 Tiết 16 : Ôn tập một vài bài hát đã học
	 Em yêu hoà bình. Bạn ơi lắng nghe. Cò lả
 I. Mục tiêu: 
 - Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
 - Hát kết hợp vận động phụ hoạ. Gõ đệm.
 - Giáo dục HS tích cực, mạnh dạn trong các hoạt động.
 II. Đồ dùng: Các bài hát đã học
 III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
 Giáo viên
1. HĐ1. Kiểm tra bài cũ.
- Đàn cho HS lên biểu diễn trớc lớp 1- 2 bài hát đã học. 
 ( Nhận xét, đánh giá )
2. HĐ2. Giới thiệu tên bài, ghi bảng.
3. HĐ3. Ôn tập một vài bài hát đã học. 
 - Cho HS nêu tên bài hát, tác giả của các bài hát trên.
- Cho HS hát ôn lại đúng giai điệu, thuộc lời ca từng bài hát.
 Chú ý. Hát đúng tốc độ. Thể hiện tính chất của từng bài hát
 Phát âm rõ lời, tròn tiếng.
 ( Sửa cho còn HS yếu, kém ). Nhận xét.
- Cho HS vừa hát vừa gõ đệm lại theo 3 kiểu đã học: phách, nhịp, tiết tấu.
 ( Sửa cho còn HS yếu, kém ). Nhận xét.
- Kiểm tra HS hát và gõ đệm lại chính xác hơn.
 ( Sửa cho còn HS yếu, kém ). Nhận xét.
- Tổ chức cho HS hát theo các hình thức: Lĩnh xướng, hát nối tiếptrong các bài hát.
+ Cho HS lên biểu diễn lại bài hát trớc lớp. 
 * HS khá, giỏi hát diễn cảm và phụ hoạ. 
 * HS yếu, kém hát đúng và thuộc lời ca. 
 ( Nhận xét, đánh giá )
4. HĐ4. Củng cố, dặn dò.
- Đàn cho HS hát ôn và vận động phụ hoạ lại các bài hát đã học.
- Nhận xét: khen HS ( khá, giỏi ) nhắc nhở HS còn cha đúng yêu cầu.
 Học sinh
- Từng nhóm trình bày.
 ( HS khá nhận xét )
- Mở đồ dùng.
 - Đọc cao độ.
- Thảo luận.
- Cá nhân nêu.
- Hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân thực hiện.
 ( HS khá nhận xét )
- Thực hiện.
- Từng nhóm, cá nhân trình bày.
 ( HS khá nhận xét )
- Thực hiện.
- Ghi nhớ.
Sinh hoạt tập thể:
Phát động thi đua tháng 12
Nhận xét ưu, khuyết điểm trong tuần:
Các tổ lần lượt lên nhận xét các mặt hoạt động của tổ trong tuần qua:
+ Tổ trưởng tổ 1
+ Tổ trưởng tổ 2
+ Tổ trưởng tổ 3
GV nhận xét chung:
+ Gv khen ngợi HS hoàn thành tốt nhiệm vụ của HS trong tuần qua và có nhiều thành tích trong học tập ( được nhiều điểm tốt, hoàn thành bài tập được giao, chấp hành mọi nội quy của trường, lớp đề ra).
+ GV đưa ra những hình phạt đối với những HS phạm lỗi trong tuần.
Phổ biến kế hoạch tuần tới:
-GV phổ biến kế hoạch tuần 17:
+ Về học tập: 
Hoàn thành bài chương trình tuần 17.
Ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi định kỳ lần II.
+ Về nề lớp:
Xếp hàng ra vào lớp nhanh.
Giữ trật tự trong các giờ học, tự quản tốt.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
Vệ sinh lớp tốt.
+ Phát động thi đua tháng 12:
HS học bài hát: Màu áo chú bộ đội.
Học bài mới , ôn bài cũ để chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ( khuyến khích HS đạt kết quả cao trong kỳ thi bằng các phần thưởng).

Tài liệu đính kèm:

  • docGAlop4tuan16CKTKN.doc