2.TẬP ĐỌC
TIẾT 39: BỐN ANH TÀI ( tt )
I Mục tiêu:
+Đọc ràng mạch ,trôi chảy, biết đọc với giọng kể chuyện,bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dung câu chuyện.
- Hiểu các từ ngữ mới trong truyện : quả núc nác, túng thế.
- Hiểu nội dung câu truyện : Ca ngợi sức khoẻ , tài năng, tinh thần đoàn kết, chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.(trả lời được cc cu hỏi trong SGK).
II Đồ dùng dạy - học
Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.
III Các hoạt động dạy – học
1. Bài cũ : Chuyện cổ tích về loài người
Kiểm tra 2,3 HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi.
TUẦN: 20 Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2010 2.TẬP ĐỌC TIẾT 39: BỐN ANH TÀI ( tt ) I Mục tiêu: +Đọc ràng mạch ,trơi chảy, biết đọc với giọng kể chuyện,bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dung câu chuyện. - Hiểu các từ ngữ mới trong truyện : quả núc nác, túng thế. - Hiểu nội dung câu truyện : Ca ngợi sức khoẻ , tài năng, tinh thần đoàn kết, chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.(trả lời được các câu hỏi trong SGK). II Đồ dùng dạy - học Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm. III Các hoạt động dạy – học 1. Bài cũ : Chuyện cổ tích về loài người Kiểm tra 2,3 HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi. 2. Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a – Hoạt động 1 : Giới thiệu bài b – Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc - GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. - Đọc diễn cảm cả bài. c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài - Tới nơi yêu tinh ở , anh em Cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ như thế nào ? - Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt ? Thuật lại cuộc chiến đấu của 4 anh em chống yêu tinh? - Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh ? d – Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm - GV đọc diễn cảm toàn bài. Giọng hồi họp ở đoạn đầu; giọng dồn dập, gấp gáp, giọng vui vẻ,khoan thai. Chú ý hướng dẫn HS ngắt giọng , nhấn giọng đúng. - Xem tranh minh hoạ - HS khá giỏi đọc toàn bài . - 5 HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn. - 1,2 HS đọc cả bài . - HS đọc thầm phần chú giải từ mới. - HS đọc thầm 2 đoạn đầu – thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 1. - Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khay chỉ gặp một bà cụ còn sống sót> Bà cụ đã nấu cơm cho bốn anh em ăn và cho họ ngủ nhờ. - HS đọc thầm trả lời câu hỏi 2, 3. - phun nước ra như mưa làm nước dâng ngập cả cánh đồng , làng mạc. HS thuật lại. - Anh em Cẩu Khây có sức khoẻ và tài năng chinh phục nước lụt : tát nước, đóng cọc, đục máng dẫn nước. Họ dũng cảm đồng tâm, hợp lực nên đã chiến thắng được yêu tinh, buộc yêu tinh phải quy hàng. + Câu chuyện ca ngợi sức khoẻ , tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây. - HS luyện đọc diễn cảm. 3. Củng cố – Dặn dò Ý nghĩa của truyện này là gì? - GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. - Về nhà kể lại câu chuyện. - Chuẩn bị : Trống đồng Đông Sơn. . 3.TOÁN TIẾT 96 : PHÂN SỐ I - MỤC TIÊU : - Bước đầu nhận biết về phân số , biết phân số cĩ tử số, mẫu số ;biết đọc, viết phân số. *HS giỏi, khá làm BT 3, 4. II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: HS sửa bài tập ở nhà. 2.Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Giới thiệu phân số HS quan sát hình tròn được chia làm 6 phần bằng nhau GV nói: Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói đã tô màu 5/6 hình tròn 5/6 được viết thành 5/6 và cho HS đọc 5/6 được gọi là phân số. HS nhắc lại Phân số 5/6 có tử số là 5, mẫu là 6. Cho HS nhắc lại. Mẫu số viết dưới dấu gạch ngang. Mẫu số cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau. 6 là số tự nhiên khác 0 Tử số viết trên dấu gạch ngang. Tử số cho biết đã tô màu 5 phần bằng nhau đó. 5 là số tự nhiên. Làm tương tự với các phân số ½; ¾; 4/7; rồi cho HS nhận xét: Mỗi phân số đều có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: HS nêu yêu cầu từng phần a), b). Sau đó cho HS làm bài và chữa bài. Bài 2:HS dựa vào bảng trong SGK để nêu hoặc viết trên bảng (khi chữa bài). Bài 3: HS viết các phân số vào vở nháp. Nhận xét: Mọi số tự nhiên có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó là mẫu số bằng 1. Bài 4: HS đọc các phân số Học sinh đọc : Năm phần sáu HS nhắc lại HS nhắc lại HS làm bài HS chữa bài. HS làm bài HS chữa bài HS làm bài HS chữa bài HS làm bài HS chữa bài 3.Củng cố – dặn dò Nhận xét tiết học .. Thứ ba ngày 12 tháng 1 năm 2010 T1.ĐẠO ĐỨC TIẾT 20: KÍNH TRỌNG , BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG ( TIẾT 2 ) I - Mục tiêu : -Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động. -Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ. -Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động. II – Các hoạt động dạy học 1– Kiểm tra bài cũ : Kính trọng, biết ơn người lao động. - Vì sao cần kính trọng và biết ơn người lao động. - Cần thể hiện lòng kính trọng và biết ơn người lao động như thế nào ? 2- Dạy bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài - GV giới thiệu , ghi bảng. b - Hoạt động 2 : Đóng vai ( Bài tập 4 ) - Chia lớp thành 4 nhóm, giao mỗi nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai một tình huống trong bài tập ở SGK. - GV phỏng vấn các HS đóng vai . + Thảo luận lớp : - Cách cư xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa ? Vì sao ? - Em thấy như thế nào khi ứng xử như vậy ? => Kết luận về cách ứng xử phù hợp cho mỗi tình huống . c - Hoạt động 3 : Trình bày sản phẩm ( Bài tập 5 , 6 SGK ) - GV nhận xét chung . => Kết luận chung - HS thảo luận nhóm và chuẩn bị đóng vai. - Đại diện từng nhóm lên đóng vai . Cả lớp trao đổi , nhận xét . - HS trình bày sản phẩm của mình. - Cả lớp nhận xét. 3. Củng cố – dặn dò - HS đọc ghi nhớ - Thực hiện các việc làm kính trọng và biết ơn người lao động. - Thực hiện nội dung trong mục thực hành của SGK - Chuẩn bị : Lịch sự với mọi người . T2.TẬP ĐỌC TIẾT 40: TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN I Mục tiêu: -Đọc rành mạch, trơi chảy, bước đầu biết đọc diễn cảm mơyj đoạn phù hợp với nội dung tự hào ,ca ngợi. - Hiểu các từ ngữ mới trong bài : văn hoá Đông Sơn, sưu tập, hoa văn, chủ đạo, tính nhân bản, chim Lạc, chim Hồng. - Hiểu nội dung : Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú,độc đáo, là niềm tự hào của người Việt Nam.(trả lời được các CH trong SGK). II Các hoạt động dạy – học 1.Bài cũ : Bốn anh tài ( tt ) Kiểm tra 2,3 HS đọc truyện và trả lời câu hỏi. 2.Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a – Hoạt động 1 : Giới thiệu bài b – Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc - GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. - Đọc diễn cảm cả bài. c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài - Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào? - Hoa văn trên mặt trống được miêu tả như thế nào? Những hoạt động của con người được miêu tả trên trống đồng ? Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng? - Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam? d – Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm - GV đọc diễn cảm toàn bài. Chú ý hướng dẫn HS ngắt giọng , nhấn giọng đúng. - Xem tranh minh hoạ - HS khá giỏi đọc toàn bài . - 5 HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn. - 1,2 HS đọc cả bài . - HS đọc thầm phần chú giải từ mới. - HS đọc thầm đoạn đầu – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 1. - đa dạng cả về hình dáng, kích cỡ lẫn phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. - HS đọc thầm trả lời câu hỏi 2, 3. Giữa mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh, hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay - lao động , đánh cá, săn bắn, đánh trống, thổi kèn, cầm vũ khí bảo vệ quê hương, tưng bừng nhảy múa mừng chiến công, cảm tạ thần linh. . . Bên cạnh con người là những cánh cò, chim Lạc, chim Hồng , đàn cá bơi lội... Vì hình ảnh con người là hình ảnh nổi rõ nhất trên hoa văn. - Trống đồng Đông Sơn đa dạng, với những nét hoa văn trang trí đẹp, là sự ngợi ca con người. Trống đồng là một cổ vật phản ánh trình độ văn minh của người Việt từ thời xa xưa, là một bằng chứng nói lên rằng : dân tộc Việt Nam là một dân tộc có một nền văn hoá lâu đời, bền vững - HS luyện đọc diễn cảm. - Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm. 3.Củng cố – Dặn dò - GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. - Chuẩn bị :Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa. T3.CHÍNH TẢ TIẾT 20 : CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuơi. -Làm đúng BT CT phương ngữ (2) b. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: HS viết lại vào bảng con những từ đã viết sai tiết trước. 2. Bài mới: Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe viết. a. Hướng dẫn chính tả: Giáo viên đọc đoạn viết chính tả. Học sinh đọc thầm đoạn chính tả Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con: nẹp sắt, rất xóc, cao su, suýt ngã, lốp, săm b. Hướng dẫn HS nghe viết chính tả: Nhắc cách trình bày bài Giáo viên đọc cho HS viết Giáo viên đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi. Hoạt động 3: Chấm và chữa bài. Chấm tại lớp 5 đến 7 bài. Giáo viên nhận xét chung Hoạt động 4: HS làm bài tập chính tả HS đọc yêu cầu bài tập 2b và 3b. Giáo viên giao việc: Làm VBT sau đó sửa bài Cả lớp làm bài tập HS trình bày kết quả bài tập Bài 2b: Cày sâu cuốc bẫm Mua dây buộc mình Thuốc hay tay đảm Chuột gặm chân mè ... Bản đồ dân tộc Việt Nam. III Các hoạt động dạy - học 1.Bài cũ: Đồng bằng Nam Bộ. Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước? Do sông nào bồi đắp nên? Nêu đặc điểm của đồng bằng Nam Bộ? Vì sao đồng bằng Nam Bộ không có đê? 2.Bài mới: Hoạt động của Giáo viên Họat động của Học sinh Hoạt động1: Hoạt động cả lớp GV treo bản đồ các dân tộc Việt Nam Người dân sống ở đồng bằng Nam Bộ thuộc những dân tộc nào? Người dân thường làm nhà ở đâu? GV giải thích thêm về “giống đất”: Dải đất hoặc dải cát cao từ 4-5 m song song với bờ biển, dài hàng chục km. Giồng còn dùng để chỉ các dải cát ven sông (giống như dải đê tự nhiên), hình thành do các lớp phù sa được bồi đắp cao dần sau mỗi kì nước lũ tràn rồi rút đi. Các giồng đất hai bên các sông lớn thường là nơi có làng xóm, dân cư đông đúc. Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi GV yêu cầu HS quan sát hình 1 Nhà ở của người dân làm bằng vật liệu gì? Nhà có gì khác với nhà ở của người dân đồng bằng Bắc Bộ? Vì sao người dân thường làm nhà ven sông? GV nói thêm về nhà ở của người dân ở đồng bằng Nam Bộ: GV cho HS xem tranh ảnh về những ngôi nhà mới xây: Giải thích vì sao có sự thay đổi này? Hoạt động 3: Thi thuyết trình theo nhóm GV yêu cầu HS thi thuyết trình dựa theo sự gợi ý sau: Hãy nói về trang phục của các dân tộc? Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì? Trong lễ hội, người dân thường tổ chức những hoạt động gì? Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Nam Bộ? GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày. GV kể thêm một số lễ hội của người dân đồng bằng Nam Bộ. HS xem bản đồ & trả lời Các nhóm thảo luận theo gợi ý Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp. HS xem tranh ảnh HS trong nhóm lựa chọn tranh ảnh sưu tầm được, kênh chữ trong SGK để thuyết trình về trang phục & lễ hội của người dân đồng bằng Nam Bộ. 3.Củng cố- Dặn dò: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người Thứ sáu ngày 15 tháng 1 năm 2010 1.TẬP LÀM VĂN TIẾT 40 : LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG . I - MỤC TIÊU: -Nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn mẫu(BT1). - Bước đầu biết quan sát và trình bày được một vài nét đổi mới nơi HS đang sống.(BT2) II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Bài cũ: 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 1: Câu a: Bài văn giới thiệu những đổi mới của địa phương nào? Câu b: Kể lại những nét đổi mới nói trên. Bài tập 2: Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em. GV phân tích đề, giúp HS nắm vững yêu cầu: Cần phải nhận ra những đổi mới của xóm làng, phố phường nơi mình đang ở, có thể giới thiệu những nét đổi mới đó. Có thể chọn trong những đổi mới đó một hoạt động em thích nhất hoặc có ấn tượng nhất để giới thiệu. HS đọc yêu cầu bài tập 1 Cả lớp theo dõi trong SGK. HS làm việc cá nhân, suy nghĩ trả lời các câu hỏi HS đọc yêu cầu bài tập. HS nối tiếp nhau đọc nội dung mình muốn giới thiệu. Thực hành giới thiệu về những đổi mới ở địa phương. Thực hành giới thiệu trong nhóm, thi trước lớp. 3.Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học. . 2.TOÁN TIẾT 100 : PHÂN SỐ BẰNG NHAU I - MỤC TIÊU : -Bước đầu nhận biết tính chất cơ bản của phân số ,phân số bằng nhau. *HS giỏi khá làm BT2, BT3. II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: HS sửa bài tập ở nhà. Nhận xét phần sửa bài. 2.Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhận biết 3/4 = 6/8 và tự nêu được tính chất cơ bản của phân số. GV hướng dẫn như SGK Kết luận : 3/4 = 6/8 Làm thế nào để từ phân số 3/4 có phân số 6/8 ? Giáo viên rút ra tính chất cơ bản của phân số : Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho. Nếu cả tử và mẫu số của một phân số cùng chia hết cho một số tự nhiên khác 0 thì sau khi chia ta được một phân số bằng phân số đã cho. Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1: HS tự làm và đọc kết quả. Bài 2: HS tự làm rồi nêu nhận xét của từng phần a), b) hoặc nêu nhận xét gộp cả hai phần a), và b) như SGK Bài 3: HS tự làm bài rồi chữa bài. HS quan sát. HS tự nêu. Vài HS nhắc lại. HS làm bài HS sửa bài. HS làm bài HS sửa bài. 3.Củng cố – dặn dò Nhận xét tiết học Chuẩn bị: 3.KHOA HỌC TIẾT 40: BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH I-MỤC TIÊU: -Nêu được một số biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch:Thu gom, xử lý phân, rác hợp lý; giảm khí thải, báo vệ rừng và trồng cây, II-CÁC HOẠT ĐỘNG : 1.Bài cũ: Những nguyên nhân nào gây ô nhiễm bầu không khí? 2.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1:Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch -Hs làm việc theo cặp, quan sát hình trang 80, 81 SGk và trả lời câu hỏi. -Gọi một số hs trình bày. Kết luận:Chống ô nhiễm không khí bằng cách -Thu gom và xử lý rác, phân hợp lí. -Giãm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ chạy bằng xăng, dầu và giảm khói đun bếp.. -Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh để giữ cho bầu không khí trong lành. Hoạt động 2:Vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong lanh -Chia nhóm giao các nhóm nhiệm vụ: xây dựng bản cam kết bảo vệ bầu không khí trong sạch. Các nhóm thảo luận tìm ý tưởng cho nội dung tranh cổ động. -Đánh giá nhận xét -Làm việc theo cặp. -Trình bày trước lớp *Những việc nên làm +Hình 1: Các bạn làm vệ sinh lớp học để tránh bụi. +Hình 2:Vứt rác vào thùng có nắp đậy, để tránh bốc ra mùi hôi thối và khí độc. +Hình 3:Nấu ăn bằng bếp cải tiến tiết kiệm củi; khói và khí thải theo ống bay lên cao, tránh cho người đun bếp hít phải. +Hình 5:Trường học có nhà vệ sinh hợp quy cách giúp hs đại tiện và tiểu tiện đúng nơi quy định và xử lý phân tốt không gây ô nhiễm môi trường. +Hình 6:Cảnh thu gom rác ở thành phố làm đường phố sạch đẹp, tránh bị ô nhiễm môi trường. +Hình 7:Trồng cây gây rừng là biện pháp tốt nhất để giữ cho bầu không khí trong sạch. *Những việc không nên làm +Hình 4:Nhóm bếp than tổ ong gây ra nhiều khói và khí thải độc hại. -Nhóm trưởng phân công các bạn làm việc. -Trình bày sản phẩm làm được. -Đại diện các nhóm phát biểu cam kết. Các nhóm khác góp ý bổ sung 3.Củng cố- Dặn dò: Em đã bảo vệ bầu không khí trong sạch như thế nào? Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học. . 4.KỂ CHUYỆN Tiết 20: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I-MỤC TIÊU: +Dựa vào gợi ý trong SGK,chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có tài. + Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể. II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Truyện về người có tài III – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1.Bài cũ 2.Bài mới a.Giới thiệu bài b.Hướng dẫn hs kể chuyện: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH *Hoạt động 1:Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu đề bài -Yêu cầu hs đọc đề bài, gợi ý 1, 2. -Lưu ý hs: +Tài năng có thể trong các lĩnh vực khác nhau (trí tuệ, sức khoẻ). +Chuyện hs có thể có hoặc không có trong SGK. -Yêu cầu hs tự giới thiệu câu chuyện mình sắp kể. *Hoạt động 2: Hs thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện -Dán bảng dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện nhắc hs : +Cần giới thiệu câu chuyện trước khi kể. +Kể tự nhiên bằng giọng kể (không đọc). +Với chuyện dài hs chỉ cần kể 1-2 đoạn. -Cho hs kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. -Cho hs thi kể trước lớp. -Cho hs bình chọn bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện. -Đọc đề và gợi ý 1, 2: +Nhớ lại những bài em đã học về tài năng của con người. +Tìm thêm những chuyện tương tự trong sách báo. -Yêu cầu hs đọc lại dàn ý kể chuyện. -Kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện. -Hs thi kể và cả lớp nghe, đặt câu hỏi cho bạn trả lời. -Nhận xét tính điểm theo tiêu chuẩn đã nêu, bình chọn người kể hay nhất. 3.Củng cố, dặn dò: -Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác. -Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau. .. Sinh hoạt lớp * NỘI DUNG: 1, Nhận xét trong tuần: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 2, Kế hoạch tuần tới : - Duy trì sĩ số và nề nếp. - Đồng phục đúng quy định. - Đi học đúng giờ, học bài và làm bài trước khi đến lớp . - Vệ sinh thân thể trước khi đến trường . - Luyện đọc nhiều lần bài tập đọc , tập viết chính tả ở nhà. Ký duyệt của tổ trưởng Ký duyệt của BGH ...........................
Tài liệu đính kèm: