Giáo án Tuần 22 - Dạy lớp 4

Giáo án Tuần 22 - Dạy lớp 4

TẬP ĐỌC

 Tiết 43: Sâù riêng

I. Mục tiêu:

- Biết đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ câu, đoạn bài. Đọc diễn cảm cả bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài:

 - Hiểu nội dung bài: Hiểu giá trị và đặc sắc của cây sầu riêng

.II. Đồ dùng dạy học

 - Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS đọc bài: Bè xuôi sông La và trả lời câu hỏi SGK

B. Dạy học bài mới

1. Giới thiệu bài

2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:

 

doc 19 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 910Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 22 - Dạy lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Thứ hai ngày 25 tháng 1 năm 2010
tập đọc 
 Tiết 43: Sâù riêng
I. Mục tiêu:
- Biết đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ câu, đoạn bài. Đọc diễn cảm cả bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài:
 - Hiểu nội dung bài: Hiểu giá trị và đặc sắc của cây sầu riêng
.II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS đọc bài: Bè xuôi sông La và trả lời câu hỏi SGK
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- Cho học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn 2, 3 lượt. (chia 3 đoạn)
- Giáo viên kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ ngữ khó trong bài. Sửa lối phát âm cho học sinh.
- Cho học sinh luyện đọc theo cặp, gọi một vài em đọc cả bài. Rút ra cách đọc. Giáo viên đọc lại bài văn. 
b. Tìm hiểu bài:
- Gv đặt câu hỏi cho HS trả lời.
- HS lần lượt trả lời, nhận xét.Học sinh đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? (Sầu riêng là đặc sản của miền Nam.)
Câu 2: Cho học sinh đọc thầm toàn bài, miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng, quả sầu riêng, dáng cây sầu riêng? 
(Hoa trổ vào cuối năm, thơm ngát như hương cau, hương bưởi, đậu thành từng chùm, màu trắng ngà, cánh hoa nhỏ như vẩy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa. 
- Quả lủng lẳng, dưới cành, trông như những tổ kiến, mùi thơm đậm, bay xa, lâu tan trong không khí.....béo cái béo của trứng gà, ngọt vị mật ong già hạn, vị ngọt đến đam mê.
- Dáng cây: thân khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại tưởng là héo.)
Câu 3: Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng?
(Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị quyến rũ đến kì lạ......Đứng ngắm cây sầu riêng.... vị ngọt đến đam mê.)
- Học sinh rút ra đại ý của bài.
- GV nhận xét và ghi bảng.
c. Luyện đọc diễn cảm 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc diến cảm đoạn “(sầu riêng là ...quyến rũ đến kì lạ.) .Giáo viên đọc diễn cảm đoạn văn.
- HS nêu cách đọc phù hợp cho từng đoạn.
- HS luyện đọc theo nhómHS thi đọc diễn cảm.
- GV và cả lớp nhận xét bình chọn bạn có giọng đọc hay nhất.
3. Củng cố dặn dò: Giáo viên nhận xét giờ học, dặn về nhà luyện đọc nhiều. 
 Toán 
Tiết 106: Luyện tập chung 
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
Giúp học sinh củng cố ban đầu về phân số, rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số.
- Học sinh làm các bài tập dạng này.
- Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
`II. Đồ dùng dạy học.
 Bảng phụ cho học sinh học nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: Gọi một em lên làm bài số 3.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung bài.
Bài 1: Cho học sinh làm bài cá nhân trình bày bài, giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng:
a) = = ; = = .
b) = = ; = = .
Bài 2: Cho học sinh làm bài gọi học sinh lên bảng chữa giáo viên nhận xét chốt lại.
 không rút gọn được; = = .
 = = ; = = .
- Các phân số và bằng .
Bài 3 - Cho học tự làm rồi chữa bài. Với các phần c) và d), khi chữa bài nên cho học sinh trao đổi ý kiến để chọn MSC bé nhất. Chẳng hạn, phần c) nên chọn MSC là 36; phần d) nên chọn mẫu số chung là 12.
Bài 4: Cho học sinh làm vở giáo viên thu chấm nhận xét bài làm của học sinh.
- Nhóm ngôi sao ở Phần b) có số ngôi sao đã tô màu.
4.Củng cố - Dặn dò : 
- Giáo viên nhận xét giờ học. Dặn học sinh về làm phần bài tập còn lại.
Chiều lịch sử
 Tiết 22: Trường học thời hậu Lê
I - Mục tiêu
- Nhà hậu lê rất quan tâm tới việc giáo dục : tổ chức dạy học , thi cử , nội dung dạy học dưới thời hậu Lê.Tổ chức giáo dục thời hậu Lê quy củ hơn .Coi trọng sự tự học .
- Trình bày được sự phát triển giáo dục thời Lê.
- Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
II - Đồ dùng dạy học
 - Hình minh hoạ SGK 
- Bảng phụ , phiếu học tập
 III - Các hoạt động dạy – học chủ yếu
A- Kiểm tra bài cũ : GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau :
 - HS trả lời GV nhận xét cho điểm 
B- Dạy – Học bài mới : 
1. Giới thiệu bài 
2. Nội dung bài 
2. Hoạt động 1: Thảo theo nhóm 
GV yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và các nhóm thảo luận các câu hỏi sau :
 ? việc học dưới thời Hậu Lê được tổ chức như thế nào ? 
 ? Trường học thời Hậu Lê dạy những điều gì ? 
 ? Chế độ thi cử thời Hậu Lê như thế nào ?
HS trình bày kết quả làm việc .HS khác bổ sung .
GV khẳng định : GD thời Hậu Lê có tổ chức quy củ , nội dung học tập là nho giáo .
Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp 
Gv đặt câu hỏi : 
 + Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập ? 
HS nêu ý kiến của mình 
Kết luận : 
3. Củng cố – Dặn dò :
 - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
 - GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà học thuộc bài 
Chiều Đạo đức 
Tiết 22: Lịch sự với mọi người (tiết 2) 
I. Mục tiêu: 
- Học sinh hiểu vì sao phải lịch sự.
- Biết cư sử lịch sự với mọi người.
- Có thái độ cọi trọng và tôn trọng mọi người xung qunah.
- Rèn học sinh ngồi học ngồi viết đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học 
Sách đạo đức 4.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Hoạt động khởi động
a. Kiểm tra bài cũ: 
- Hai em nêu nội dung bài tiết 1. 
- GV nhận xét và ghi điểm.
b. Giới thiệu bài. 
2. Hoạt động1: Bày tỏ ý kiến (bài tập 2)
Mục tiêu: 
 Biết bày tỏ ý kiến của mình qua tình huống sách giáo khoa.
- Cách tiến hành: 
 + Giáo viên đưa ra tình huống.
 + Học sinh bày tỏ ý kiến qua thẻ học tập.
 - Giáo viên kết luận: ý kiến c), d) là đúng còn lại là sai.
3. Hoạt động 2: Đóng vai bài tập 4: SGK.
 Mục tiêu:
 Học sinh được tham gia vào các tình huống có liên quan và tập xử lý tình huống.
- Cách tiến hành:
 + Học sinh thoả luận nhóm và đóng vai trước lớp, nhận xét. 
 + Giáo viên và học sinh binh chọn.
 - Giáo viên kết luận chung cả bài: Lời nói  vừa lòng nhau.
4. Củng cố dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài.
 Thể dục
Tiết 43: Nhảy dây kiểu chụm hai chân – Trò chơi”Đi qua cầu”
I. Mục tiêu
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.Yêu cầu tập ở mức tương đối chính xác
- Trò chơi “ Đi qua cầu”.Yêu cầu tham gia chơi nhiệt tình.
- Rèn luyện cho học sinh ý thức tập luyện thể dục thể thao.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sân trường vệ sinh nơi tập, còi, bóng. 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
T.g 
Phơng pháp
1. Phần mở đầu:
a) ổn định
b) Khởi động
c) Trò chơi: Bỏ khăn
2. Phần cơ bản:
a) ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân
c.Trò chơi: Đi qua cầu
3. phần kết thúc: 
a) Thả lỏng
b) Củng cố nội dung bài
c) Dặn dò
6
2
2
2
 22
16
5-6
4-6
- Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu giờ học:
- Cho học sinh chạy thành một vòng tròn trên sân.
- Cho cả lớp khởi động. Kiểm tra bài cũ. Trò chơi khởi động.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện các động tác so dây, chao dây, quay dây kết.
-HS tiến hành tập cả lớp ôn lại các động tác nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân
- GV chia tổ cho HS tập luyện
- HS luyện tập theo tổ dới sự chỉ đạo của tổ trởng.
- GV quan sát và giúp đỡ thêm cho HS
- HS thi trình diễn các động tác vừa học theo tổ
- GV nhận xét và đánh giá chung
- Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh chơi.
- HS chơi thử một lần
- HS tham gia chơi dưới sự hướng dẫn của GV.
- GV quan sát lớp
- Học học sinh vừa đi vừa hát thả lỏng. 
- Giáo viên và học sinh hệ thống bài. 
- Giáo bài tập về nhà.
Sáng Thứ tư ngày 27 tháng 1 năm 2010
tập đọc 
 Tiết 44: Chợ tết
I. Mục tiêu:
-Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, phù hợp với việc diễn tả bức tranh giàu màu sắc, vui vẻ, hạnh phúc của một phiên chợ Tết miền trung du.
- Hiểu các từ ngữ trong bài. Cảm và hiểu được vẻ đẹp bài thơ: Bức tranh chợ Tết miền trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động đã nói về cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc của những người con dân quê. Học thuộc lòng bài thơ.
- Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh đọc bài giờ trước và trả lời câu hỏi trong sgk. 
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn cảu bài thơ - 3 lượt. 
- Giáo viên hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ khó: dải mây trắng, sương hồng lam, nóc nhà gianh, cô yếm thắm, núi uốn mình.Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài. 
- Cho học sinh luyện đọc theo cặp, gọi một vài em đọc cả bài. Rút ra cách đọc. Giáo viên đọc lại bài văn. 
b. Tìm hiểu bài: HS lần lượt trả lời câu hỏi.
Câu 1: (Mặt trời lên làm đỏ dần những giải mây trăng và những làn sương sớm. Núi đồi cũng như làm duyên – núi uốn mình trong chiếc áo the xanh, đồi thoa son. Những tia nắng nghịch ngợm nháy hoài trong ruộng lúa.)
Câu 2: (Những thằng cu mặc áo màu đỏ chạy lon xon; Các cụ già chống gậy bước lom khom; Cô gái mặc yếm màu đỏ thắm che môi cười lặng lẽ; Em bé nép đầu bên yếm mẹ; Hai người gánh lợn con, con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo họ.)
Câu 3: (Điểm chung giữa họ: ai ai cũng vui vẻ; tưng bừng ra chợ tết, vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc.)
Câu 4: (trắng, đỏ, hồng, lam, xanh, biếc, thắm, vàng, .....)
- HS nêu nội dung chính của bài.GV nhận xét và ghi bảng.
c. Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi 3 em đọc nối tiếp lại bài . 
- Hướng dẫn học sinh tìm đúng giọng đọc của bài .
- Hướng dẫn học sinh đọc diễn đoạn“từ câu 5 đến câu 12. ”.
- Học sinh nhẩm HTL bài thơ. HS luyện đọc theo nhóm.
- HS thi đọc diễn cảm. GV và cả lớp nhận xét bình chọn bạn có giọng đọc hay nhất
3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét giờ học, dặn về nhà luyện đọc nhiều. 
 Toán 
Tiết 108 : Luyện tập
I.Mục tiêu: 
 Giúp học sinh:
+ Củng cố về so sánh hai phân số có cùng mẫu số; so sánh phân số với 1. 
+ Thực hành sắp xếp ba phân số có cùng mẫu số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
`II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ cho học sinh học nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: Gọi 1 em lên làm bài 3.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung bài
Bài 1: Cho học sinh làm bài rồi chữa bài. 
 Giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng:
a) > ; b) .
Bài 2: 
- Cho học sinh làm bái cá nhân giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng:
 1 ; > 1 ; 1.
Bài 3: 
- Cho học sinh làm bài vở giáo viên thu chấm nhận xét bài làm của hcọ sinh:
Kết quả: 
Vì 1 < 3 và 3 < 4 nên ta có: ; ; .
Vì 5 < 6 và 6 < 8 nên ta có: ; ; .
4.Củng cố - Dặn dò : 
 -  ... ho bản thân và những người xung quanh .
*Mục tiêu:
 Có ý thức và thực hiện một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những ngưòi xung quanh.
* Cách tiến hành:
 	 HS thảo luận cặp đôi về những việc em nên hoặc không nên làm để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn ở lớp , ở nhà và ở nơi công cộng 
 - HS báo cáo kết quả .HS khác nhận xét , bổ sung .
5. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học .Chuẩn bị bài sau 
Tiếng việt(LT)
 Ôn mở rộng vốn từ: Sức khoẻ
I. Mục tiêu:
- Học sinh luyện tập củng cố về mở rộng vốn từ sức khoẻ.
- Học sinh làm đúng bài tập yêu cầu.
- Giáo dục các em yêu thích bộ môn.
 - Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ cho học nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
 Bài 1 : 
Nghĩa của từ khoẻ trong các tập hợp từ dưới đây khác nhau thế nào?
Một người rất khoẻ.
Uống cốc nước dừa thấy khoẻ cả người.
Chúc chị chóng khoẻ.
- Cho học sinh làm bài cá nhân dại diện học sinh trình bày bài giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng:
(Nghĩa của từ khoẻ: a) Cơ thể có trên sức bình thường, trái với yếu; b) ở trạng thái thấy khoan khoái, dễ chịu; c) Trạng thái khỏi bệnh, không còn ốm đau.)
Bài 2:
 Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ khoẻ (trong tâqpj hợp từ a ở bài tập 1.)
- Cho học sinh làm bài ra phiếu, còn lại cả lớp làm vào vở giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng:
(Từ cùng nghĩa, gần nghĩa với từ khoẻ: khoẻ mạnh, mạnh khoẻ, mạnh, khoẻ khoắn, Trái nghĩa: với khoẻ: yếu.)
Bài 3:
Tìm thành ngữ trái nghĩa với từng thành ngữ dưới đây.
a) Yếu như sên.
b) Chân yếu tay mềm.
c) Chậm như rùa.
d) Mềm như bún.
- Cho học sinh làm vở giáo viên thu chấm nhận xét bài làm của học sinh:
a) khoẻ như voi. 
b) Mạnh chân khoẻ tay.
c) Nhanh như sóc.
d) Cứng như sắt.
3. Củng cố dặn dò: 
Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò học sinh giờ học sau.
Sáng Thứ sáu ngày 29 tháng 1 năm 2010
Toán
 Tiết 110 Luyện tập.
I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 
+ Củng cố về so sánh hai phân số.
+ Biết cách so sánh hai phân số.
- Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS.
`II. Đồ dùng dạy học 
 GV:Bảng phụ cho học sinh học nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: HS trình bày bài tập 3 trong vở BT.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung bài..
Bài 1: So sánh hai phân số:
- HS đọc yêu cầu và làm bài nhóm đôi trên phiếu.
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét.
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
a) và ; < .
 b) và ; Rút gọn phân số = = ; < vậy < .
c) và ; = = ; = = ; > vậy > .
d) Quy đồng mẫu số hai phân số và băng cách 
= = và giữ nguyên ; < ; vậy < .
Bài 2: 
- Cho học sinh so sánh băng hai cách khác nhau, gọi học sinh lên bảng chữa giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng:
a) và . Ta có > 1; .
b) và . Ta có > 1; .
Bài 3: 
- Hướng dẫn học sinh rút ra nhận xét phần a, cho học sinh tự làm vở, giáo viên thu chấm và nhận xét bài làm của học sinh phần b.
b) So sánh phân số: 
 < ; < ; 
Bài 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà.
4.Củng cố - Dặn dò - Giáo viên nhận xét giờ học. 
 - GV nhận xét và chữa bài.
Tập làm văn
Tiết 44: Luyện tập miêu tả cây cối
I. Mục tiêu
- Thấy được những đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối ở một số đoạn văn mẫu.
- Viết được một đoạn văn miêu tả lá của cây.
- Giáo dục các em ý thức học tốt bộ môn.
- Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
Một số tờ phiếu, bảng phụ ghi bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Bài 1: Hai học sinh tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 1. Cho học sinh đọc thầm trao đổi cùng bạn rồi phát biểu ý kiến, giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng:
a) Đoạn tả lá bàng của Đoàn Giỏi: Tả rất xinh động sự thay đổi màu sắc cảu lá bàng theo thời gian bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
b) Đoạn tả cây sồi: Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân.
Hình ảnh so sánh: Nó như một con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.
 Hình ảnh nhân hoá làm cho cây sồi già như có tâm hồn của người; Mùa đông, cây sồi già cau có, khinh khỉnh, vẻ ngờ vực, buồn rầu. Xuân đến, nó say sưa, ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều.
Bài 2:
- Cho học học sinh đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, chọn tả một bộ phận của cái cây em yêu thích. Gọi một vài em phát biểu; các em chọn cây nào, tả bộ phận nào của cây. 
(Ví dụ: Em chọn tả thân cây chuỗi. Em chọn tả gốc cây si già ở sân trường. Em chọn tả những cành lá của cây hoa lan.)
- Cho học sinh viết đoạn văn.
- Giáo viên chọn đọc trước; lớp 5, 6 bài; chấm điểm những đoạn viết hay.
3. Củng cố dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò học tập.
địa lí
Tiết 22: Hoạt động sản xuất của người dân ở Đồng bằng Nam Bộ
I- Mục tiêu
- - Đồng bằng nam Bộ là nơi có công nghiệp phát triển mạnh nhất của đất nước .
- Nêu được một số dẫn chứng cho đặc điểm trên và nguyên nhân của nó 
- Chợ nổi trên soiong là một nét độc đáo của miền Tây Nam Bộ .
- Khai thác kiến thức từ tranh ảnh .
- Nêu và giới thiệu được những đặc điểm tiêu biểu về công nghiệp , những nét độc đáo vè đồng bằng Nam Bộ .
- Ham hiểu biết , thích tìm hiểu mọi miền đất trên tổ quốc Việt Nam .
II- Đồ dùng dạy – học
- Bản đồ công ngiệp VN
- Tranh ảnh về sản xuất công nghiệp .
III- Các hoạt động dạy- học
A. KTBC: ? Nêu đặc diểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ ?
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : trực tiếp
2. Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta .
* Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu HS thảo luận theo gợi ý sau :
? Nguyên nhân nào làm cho đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh ?
? Nêu dẫn chứng thể hiện đồng bằng nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta ?
? Kể tên các ngành công nghiệp nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ ?
- Bước 2: HS trình bày kết quả trước lớp 
- GV nhận xét 
3. Chợ nổi trên sông 
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 
Bước 1:
- HS chuẩn bị theo gợi ý sau để thi kể chuyện chợ nổi trên sông ở đồng bằng Nam Bộ 
? Mô tả chợ nổi trên sông ( Chợ họp ở đâu ? Người dân đến chợ bằng phượng tiện gì ? hàng hoá bán trên chợ gồm những gì ? Loại hàng nào có nhiều hơn ?
? Kể tên các chợ nổi trên sông của đồng bằng Nam Bộ ?
- Bước 2 : Tổ chức cho HS thi kể về chợ nổi trên sông ở đồng bằng nam Bộ . 
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
4. Củng cố dặn dò 
- GV hoặc HS trình bày tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về chợ nổi trên sông của đồng bằng Nam Bộ .
 - GV nhận xét tiết học. Dặn SH chuẩn bị bài sau.
 Chiều Toán(LT)
 Luyện tập tiết 109 
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh luyện tập củng cố về quy đồng mẫu số hai phân số khác mẫu số.
- Giúp học sinh làm tốt các bài tập dạng này.
 - Rèn học sinh kĩ năng tính toán tốt.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: 
Bài 1: 
 So sánh hai phân số.
Cho học sinh làm bài cá nhân, rồi trình bày bài.
 - Giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng:
a) và . Quy đồng được và mà > . Vậy > .
b) và . Quy đồng được và mà < Vậy < .
Bài 2:
 Rút gọn rồi so sánh hai phân số.
Cho học sinh làm bài nhóm đôi, đại diên nhóm lên bảng làm.
Giáo viên nhận xét chốt lại:
a) àv . Ta có = = . Mà > .
b) và . Ta có = = . Vậy = = 1.
Bài 3: 
 Vân ăn cái bánh, Lan ăn cái bánh đó. Ai ăn nhiều bánh hơn.
- Cho học sinh làm vở giáo viên thu chấm nhận xét bài làm của học sinh.
+ Vân ăn cái bánh tức là Vân ăn cái bánh. 
+ Lan ăn cái bánh tức là Lan ăn . Mà < .
+ Vậy Lan ăn nhiều bánh hơn Vân.
3.Củng cố dặn dò : - Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò giờ học sau.
Sinh hoạt
 Tiết 22: Kiểm điểm hoạt động tuần 22.
I. Mục tiêu.
- Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
- Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. Chuẩn bị.
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III. Tiến trình sinh hoạt.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại các tổ. 
Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
Về học tập:
Về đạo đức:
Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:
Về các hoạt động khác.
Tuyên dương: yến Hùng
Phê bình: Long, Hiếu
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được
Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
3/ Củng cố - dặn dò.
Nhắc nhở HS chuẩn bị bài cho tuần học tới.( tuần 23)
 Thể dục
Tiết 44: Nhảy dây kiểu chụm hai chân – Trò chơi”Đi qua cầu”
I. Mục tiêu
- Kiểm tra nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.Yêu cầu tập ở mức tương đối chính xác
- Trò chơi “ Đi qua cầu”.Yêu cầu tham gia chơi nhiệt tình.
- Rèn luyện cho học sinh ý thức tập luyện thể dục thể thao.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sân trường vệ sinh nơi tập, còi, bóng. 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
T.g 
Phơng pháp
1. Phần mở đầu:
a) ổn định
b) Khởi động
c) Trò chơi: Kết bạn
2. Phần cơ bản:
a) Kiểm tra nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân
c.Trò chơi: Đi qua cầu
3. phần kết thúc: 
a) Thả lỏng
b) Củng cố nội dung bài
c) Dặn dò
6
2
2
2
 22
16
5-6
4-6
- Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu giờ học:
- Cho học sinh chạy thành một vòng tròn trên sân.
- Cho cả lớp khởi động. Kiểm tra bài cũ. Trò chơi khởi động.
- GV cho HS đứng theo đội hình kiểm tra 3 hàng dọc thành hình chữ U
-HS tiến hành tập cả lớp ôn lại các động tác nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân
- GV Kiểm tra mỗi lần khoảng 3 học sinh
- HS thi trình diễn các động tác vừa học theo tổ
- GV nhận xét và đánh giá chung theo 3 mức là không hoàn thành, hoàn thành và hoàn thành tốt
- Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh chơi.
- HS chơi thử một lần
- HS tham gia chơi dưới sự hướng dẫn của GV.
- GV quan sát lớp
- Học học sinh vừa đi vừa hát thả lỏng. 
- Giáo viên và học sinh hệ thống bài. 
- Giáo bài tập về nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan22.doc