Tập đọc
Hoa học trò
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc diễn cảm bài văn giọng nhẹ nhàng, suy tư.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: ( chú giải).
- Hiểu nội dung: Hoa phượng là loài hoa đẹp nhất của tuổi học trò, gần gũi và thân thiết nhất với học trò.
- Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả của Xuân Diệu.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi nội dung luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
Tuần 23 Thứ hai ngày 8 tháng 2 năm 2010 Tập đọc Hoa học trò I. Mục tiêu: - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc diễn cảm bài văn giọng nhẹ nhàng, suy tư. - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: ( chú giải). - Hiểu nội dung: Hoa phượng là loài hoa đẹp nhất của tuổi học trò, gần gũi và thân thiết nhất với học trò. - Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả của Xuân Diệu. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ ghi nội dung luyện đọc. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: - Đọc thuộc lòng bài thơ Chợ Tết. ? Nêu ý chính của bài. ? Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào. - 2, 3 Học sinh đọc và trả lời câu hỏi. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Gv nhận xét chung, ghi điểm. 2. Bài mới: *Hoạt động 1: Luyện đọc. - GV yêu cầu một HS đọc bài. - GV nhận xét, chỉnh sửa. - 1 Hs khá đọc. - Theo em bài chia làm mấy đoạn? - 3 đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn). - Yêu cầu HS đọc bài nối tiếp theo đoạn. - 3 Hs / 1 lần. + Lần 1: Đọc kết hợp sửa phát âm. - GV treo bảng phụ ghi nội luyện đọc. - GV nhận xét, hướng dẫn cách đọc. - 3 Hs đọc - HS đọc thầm, nêu cách đọc. - HS luyện đọc câu khó theo hướng dẫn của GV. + Đọc kết hợp giải nghĩa từ. - 3 Hs đọc nối tiếp. - Đọc từ chú giải sgk. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Từng cặp đọc bài. - Gọi một HS đọc toàn bài. - 1 Hs đọc. - Gv nhận xét đọc đúng và đọc mẫu bài. - Hs nghe. *Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. - Đọc thầm đoạn 1: - Cả lớp đọc. ? Tìm từ ngữ cho biết hoa phượng nở rất nhiều. - Cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực, người ta chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. ? Đỏ rực là màu đỏ như thế nào. - Đỏ thắm, màu đỏ rất tươi và sáng. ? Tác giả sử dụng biện pháp gì trong đoạn văn trên. - ... so sánh, giúp ta cảm nhận hoa phượng nở rất nhiều, rất đẹp. ? ý đoạn 1? - ý 1: Số lượng hoa phượng rất lớn. - Đọc lướt đoạn 2,3 và trả lời: ? Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là "hoa học trò". - ...vì phượng là loài cây rất gần gũi với tuổi học trò. Phượng được trồng nhiều ở sân trường, hoa phượng thường nở vào mùa hè, mùa thi của tuổi học trò, hoa phượng gắn liền với những buồn vui của tuổi học trò. ? Hoa phượng nở gợi cho mỗi học trò cảm giác gì? Vì sao. - Cảm giác vừa buồn lại vừa vui. Buồn vì xa trường, xa bạn bè thầy cô, ... Vui vì báo hiệu được nghỉ hè, hứa hẹn những ngày hè lí thú. ? Hoa phượng còn gì đặc biệt làm ta náo nức. - Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như tết đến nhà nhà dán câu đối đỏ. ? Tác giả dùng giác quan nào để cảm nhận được lá phượng. - ...thị giác, vị giác, xúc giác... ? Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian. - Bình minh hoa phượng là màu đỏ còn non, có mưa hoa càng tươi dịu. Dần dần số hoa tăng màu cũng đậm dần, rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên. ? Em cảm nhận điều gì qua đoạn 2, 3. - ý 2: Vẻ đẹp đặc sắc của hoa phượng. ? Đọc toàn bài em cảm nhận được điều gì. - Hs nối tiếp nhau nêu cảm nhận - Gv chốt ý chính ghi bảng - Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn liền với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. *Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. - Đọc nối tiếp cả bài. - 3 Hs đọc. ? Theo em phải đọc bài với giọng như thế nào cho hay? - Giọng nhẹ nhàng, suy tư, nhấn giọng: cả một loạt; cả một vùng; cả một góc trời; muôn ngàn con bướm thắm; xanh um; mát rượi; ngon lành; xếp lại; xoè ra; phơi phới; tin thắm; ngạc nhiên; bất ngờ; chói lọi; kêu vang; rực lên,... - Luyện đọc diễn cảm Đ1: + Gv đọc mẫu. - Hs nêu cách đọc hay đoạn - Luyện đọc theo cặp. - Tổ chức cho HS thi đọc. - Cá nhân, nhóm. - Gv cùng Hs nhận xét bình chọn bạn đọc hay. 3. Củng cố - dặn dò: ? Em có cảm giác như thế nào khi nhìn thấy hoa phượng. - Nhận xét tiết học. Về nhà đọc bài và học cách quan sát, miêu tả hoa, lá phượng của tác giả. CB bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: - So sánh hai phân số. - Tính chất cơ bản của phân số. - Rèn luyện tính cẩn thận khi học toán. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra: - Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào? Cho ví dụ. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: + Bài 1: > < == ? HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài vào nháp. - 2 em lên bảng làm bài. . - GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Muốn SS hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào? - Một số HS trả lời. + Bài 2: Với hai số tự nhiên 3 và 5, hãy viết: a) Phân số lớn hơn 1; b) Phân số nhỏ hơn 1. HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài. - 2 HS lên bảng làm - GV gọi HS nhận xét, chốt lời giải đúng: a. b. + Bài 3: Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn: (GV ghi nội dung bài lên bảng) HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài vào nháp. - GV và cả lớp chữa bài. - 2 em lên bảng làm. a) Vì 11 > 7 > 5 nên: ; ; b) Trước hết phải rút gọn: ; Rút gọn được các phân số: ; ; Ta thấy: < và < Vậy ; ; + Bài 4: Tính HS: Đọc lại yêu cầu, suy nghĩ làm bài vào vở. - 2 em lên bảng làm. a) b) Hoặc HS có cách giải khác. - GV chấm bài cho HS, nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố - dặn dò: - GVnhắc lại nội dung bài học. - Nhận xét giờ; Về nhà học bài và làm bài tập. Lịch sử: Văn học và khoa học thời Hậu Lê. I. Mục tiêu: Học xong bài này, Hs biết: - Các tác phẩm thơ văn, công trình khoa học của những tác giả tiêu biểu dưới thời Hậu Lê, nhất là Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông. Nội dung khái quát của tác phẩm, các công trình đó. - Đến thời Hậu Lê, văn học và khoa học phát triển hơn các giai đoạn trước. - Dưới thời Hậu Lê, văn học và khoa học được phát triển rực rỡ. II. Chuẩn bị: - Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: ? Mô tả giáo dục dưới thời Hậu Lê. ? Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập. - 2,3 Hs trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. - Gv nhận xét chung, ghi điểm. 2. Bài mới: * Hoạt động 1: Văn học thời Hậu Lê. * Mục tiêu: Hs mô tả lại nội dung và các tác giả, tác phẩm thơ văn tiêu biểu dưới thời Hậu Lê. * Cách tiến hành: - Tổ chức cho Hs thảo luận nhóm 4, theo nội dung phiếu đã chuẩn bị. - N4 hs đọc sgk và trao đổi điền vào phiếu. - Gv nhận xét chốt ý đúng trên phiếu to. - Lần lượt đại diện các nhóm nêu và lớp trao đổi, nhận xét chung. Tác giả Tác phẩm Nội dung Nguyễn Trãi Bình Ngô đại cáo Phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào chân chính của dân tộc. Vua Lê Thánh Tông; Hội Tao Đàn Các tác phẩm thơ Ca ngợi nhà Hậu Lê, đề cao và ca ngợi công đức của nhà vua. Nguyễn Trãi Lý Tử Tấn Nguyễn Húc Ưc Trai Thi tập Các bài thơ. Nói lên tâm sự của những người muốn đem tài năng, trí tuệ ra giúp ích cho đất nước, cho dân nhưng lại bị quan lại ghen ghét, vùi dập. * Kết luận: Văn học thời kì này được viết bằng cả chữ Hán và chữ Nôm, với các nội dung trên ... * Hoạt động 2: Khoa học thời Hậu Lê. * Mục tiêu: Hs nêu được các tác giả, tác phẩm khoa học tiêu biểu thời Hậu Lê. * Cách tiến hành: - Tổ chức cho Hs trao đổi theo N2. - N2 hs đọc sgk và hoàn thành phiếu. - Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - Lần lượt đại diện các nhóm trả lời. - Gv cùng Hs nhận xét chung kết quả làm việc của các phiếu. ? Kể tên các lĩnh vực khoa học đã được các tác giả quan tâm nghiên cứu trong thời kì Hậu Lê. - Thời Hậu Lê các tác giả đã nghiên cứu về lịch sử, địa lí, toán học, y học. ? Kể tên các tác giả, tác phẩm tiêu biểu và nội dung thời Hậu Lê. - Hs dựa vào phiếu để nêu. Phiếu thảo luận Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu thời Hậu Lê. Tác giả Tác phẩm Nội dung Ngô Sĩ Liên Đại Việt sử kí toàn thư Ghi lại lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương đến thời Hậu Lê. Nguyễn Trãi Lam Sơn thực lục Ghi lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Nguyễn Trãi Dư địa chí Xác định rõ ràng lãnh thổ quốc gia, nêu lên những tài nguyên, sản phẩm phong phú của đất nước và một số phong tục tập quán của ND ta. Lương Thế Vinh Đại thành toán pháp Kiến thức toán học. ? Qua nội dung tìm hiểu em thấy tác giả nào là tác giả tiêu biểu cho thời kì này. - Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông là hai tác giả tiêu biểu cho thời kì này. 3. Củng cố - dặn dò: - Đọc ghi nhớ của bài. - Nx tiết học. Vn học thuộc bài và chuẩn bị bài ôn tập. Kĩ thuật Bón phân cho rau, hoa. I. Mục tiêu: - Hs biết mục đích của việc bón phân cho rau, hoa. - Biết cách bón phân cho rau, hoa. - Có ý thức tiết kiệm phân bón, đảm bảo an tòan lao động và vệ sinh môi trường. II. Chuẩn bị: - Sưu tầm tranh ảnh về tác dụng và cách bón phân cho cây rau, hoa. - Phân bón NPK, phân hữu cơ, phân vi sinh, ... III. Các hoạt động dạy học: * Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích của việc bón phân cho rau, hoa. ? Cây trồng lấy chất dinh dưỡng ở đâu. - lấy trong đất,... ? Tại sao phải bón phân vào đất. - Cây trồng thường xuyên hút chất dinh dưỡng trong đất để nuôi thân, lá, hoa, quả nên chất dinh dưỡng trong đất ngày càng ít không đủ cung cấp cho cây. Bù lại sự thiếu hụt đó cần phải bón phân vào đất. ? Qs hình 1 so sánh sự phát triển của 2 cây su hào. - Hs so sánh và nêu tác dụng của phân bón đối với rau, hoa. ? Phân bón có tác dụng gì ...? - Bón phân cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển. Mỗi thời kì và mỗi loại cây cần lượng phân bón khác nhau. * Hoạt động 2: Kĩ thuật bón phân. ? Nêu tên các loại phân bón thường dùng. - Phân hoá học, phân vi sinh,.. ? Qs hình 2 và nêu cách bón phân. - Hình 2a. Bón phân vào hốc, hàng cây; - Hình 2b: Tưới nước phân vào gốc cây. ? Nêu cách bón phân. *Nên sử dụng phân vi sinh và phân chuồng hoại mục.... - hs nêu... - Đọc nội dung phần ghi nhớ bài. - 3,4 hs đọc. 3. Củng cố - dặn dò: - GV nhắc lại nội dung bài. Nhận xét giờ học, nhắc HS về nhà ôn bái và chuẩn bị bài giờ sau. Thứ ba ngày 9 tháng 2 năm 2010 Luyện từ và câu Dấu gạch ngang I. Mục tiêu: - Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang. - Sử dụng đúng dấu gạch ngang trong khi viết. II. chuẩn bị: - Bảng phụ ghi nội dung bài 1(Phần nhận xét) - Phiếu, bút dạ. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: - Đọc thuộc các thành ngữ bài tập 4/40? Đặt câu có dùng 1 trong các thành ngữ trên? - 2 Hs lên bảng trả lời, lớp nhận xét. - Gv nhận xét chung, ghi điểm. 2. Bài mới: *Hoạt động 1: Phần nhận xét. +Bài 1: - Treo bảng phụ ghi nội dung bài tập. - Hs đọc yêu cầu bài tập. - Lớp đọc thầm 3 đoạn văn và tự tìm các câu chứa dấu gạch ngang. - GV nhận xét, chữa bài. - Lần ... đội hình hàng dọc *Trò chơi: "Con sâu đo" 5' - GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi, luật chơi. - Gọi một số HS lên chơi thử. - GV quan sát chung, nhận xét. - GV quan sát chung, nhắc nhở HS chơi nghiêm túc. - Tổng kết cuộc chơi. Phân thắng, thua. - HS lắng nghe. - Một nhóm HS lên chơi thử. - Lớp quan sát. - HS chơi trò chơi. 3.Phần kết thúc 5' - GV tập hợp lớp. - Cùng HS hệ thống bài học. - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS ôn bài đã học. - HS tập hợp lớp. - Thả lỏng cơ bắp. Âm nhạc Học bài hát Chim sáo. I. Mục tiêu: - Biết hát đúng giai điệu, thể hiện tình cảm . - Hs biết bài Chim sáo là dân ca đồng bằng Khơ - me(Nam bộ). - Rèn cho HS có thói quen hát trước đông người. II. Chuẩn bị: - GV: Nhạc cụ quen dùng, chép bài hát ra bảng phụ. - Hs : Thanh phách. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: Bài Chúc mừng - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: - GV giới thiệu bài hát Chim sáo. - Cho HS khởi động trước khi hát * Hoạt động 1: Dạy hát bài: Chim sáo - GV hát mẫu hai lượt. - GVmở đĩa cho HS nghe. - HD học sinh đọc lời ca. - Dạy HS hát từng câu - đoạn - cả bài theo kiểu móc xích - GV uốn nắn sửa sai cho HS * Hoạt động 2: Ôn bài hát . - GV hướng dẫn HS luyện tập. - GV nghe, nhận xét và sửa câu HS hát chưa đúng. 3. Củng cố - Dặn dò : - GV bắt nhịp cả lớp hát cùng với băng nhạc. - GV gợi ý cho HS trả lời câu hỏi trong SGK. - NX giờ học . BTVN : Ôn bài hát . - Một số HS hát trước lớp. - Lớp nghe, nhận xét. - HS lắng nghe. - HS nghe bài hát Bàn tay mẹ. - Học sinh đọc lời ca. - HS thực hành hát từng câu - đoạn - cả bài - HS luyện tập hát theo tổ, nhóm, cá nhân. + HS hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu. - HS hát cả lớp. Thứ sáu ngày tháng 2 năm 2010 Tập làm văn Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối I. Mục tiêu: - Nắm được đặc điểm nội dung và hình thứccủa đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối. - Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng các đoạn văn tả cây cối. II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh cây gạo, cây trám đen (nếu có). III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: ? Đọc đoạn văn tả loài hoa hay thứ quả mà em thích. - 2,3 Hs đọc, lớp nhận xét bổ sung. - Gv nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: *Hoạt động 1: Phần nhận xét. +Bài tập 1, 2, 3: - Đọc yêu cầu 3 bài trong sgk. - Đọc thầm bài Cây gạo. - Cả lớp đọc. - Trao đổi theo cặp yêu cầu bài 2, 3. - Hs trao đổi. - Lần lượt đại diện các nhóm nêu. - Lớp nhận xét bổ sung, trao đổi. - Gv nhận xét chốt ý đúng. - GV nhận xét chung và nêu ghi nhớ (sgk) Bài Cây gạo có 3 đoạn, mỗi đoạn mở đầu ở chỗ lùi vào 1 chữ đầu dòng và kết thúc ở chỗ chấm xuống dòng. - Mỗi đoạn tả một thời kì phát triển của cây gạo: Đoạn 1: Thời kì ra hoa. Đoạn 2: Lúc hết mùa hoa. Đoạn 3: Thời kì ra quả. - HS nhắc lại. *Hoạt động 2: Phần ghi nhớ. - 4, 5 Hs đọc. *Hoạt động 3: Phần luyện tập. +Bài tập 1: - 1 Hs đọc nội dung bài tập. - Đọc thầm bài : Cây trám đen. - Cả lớp đọc thầm. - Trao đổi theo cặp xác định các đoạn và nội dung chính từng đoạn. - Cả lớp trao đổi. - Các nhóm phát biểu ý kiến. - Gv cùng Hs nhận xét chốt lời giải đúng. - Bài có 4 đoạn; mỗi đoạn mở đầu ở chỗ lùi vào 1 chữ đầu dòng và kết thúc ở chỗ chấm xuống dòng. - Đ1: Tả bao quát thân, cành, lá cây. - Đ2: Hai loại trám đen tẻ và nếp. - Đ3: ích lợi của quả trám đen. - Đ4: Tình cảm của người tả với cây trám đen. +Bài tập 2: - Hs đọc yêu cầu. - Gv gợi ý: + Xác định viết về cây gì, suy nghĩ về lợi ích mà cây đó mang lại. - Hs viết đoạn văn vào vở. - Một số Hs khá giỏi đọc, lớp trao đổi nhận xét bổ sung. - Gv nhận xét chấm một số bài viết tốt. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. Về nhà hoàn chỉnh đoạn văn vào vở. - Chuẩn bị tiết học sau: Quan sát cây chuối tiêu ở nơi em ở hoặc quan sát tranh về cây chuối tiêu. Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Giúp HS rèn kỹ năng cộng phân số. - Trình bày lời giải bài toán. - Rèn luyện tính cẩn thận, chu đáo trong học toán. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra: - Muốn cộng hai phân số ta làm thế nào? Cho ví dụ. - Hai HS trả lời. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: *Hoạt động 1: Củng cố kỹ năng cộng phân số: - GV ghi lên bảng: Tính: + ; + HS: 2 em lên nói cách làm, rồi tính kết quả. Cả lớp làm vào nháp. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn. *Hoạt động 2: Thực hành: + Bài 1: Tính HS: Đọc yêu cầu của bài, tự suy nghĩ và làm bài vào nháp. - GV gọi HS nhận xét và hướng dẫn HS chữa bài. - Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số ta làm thế nào? - 3 em lên bảng làm. a. + = = . b. + = = = 3. c. + + = = = 1. - Một số HS trả lời. + Bài 2: Tính HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào nháp. - 3 HS lên bảng làm. - GV nhận xét, giúp HS chữa bài. - Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào? a. b. c. - Một số HS trả lời. + Bài 3: GV nêu yêu cầu bài tập. HS: Đọc yêu cầu và tự làm. - 3 HS lên bảng làm. - GV gọi HS nhận xét bài của bạn và nêu cách làm. a. b. c. + Bài 4: GV nêu yêu cầu bài tập. HS: Đọc yêu cầu bài toán và tự giải. Tóm tắt: =? Phần số đội viên của chi đội số đội viên tập hát tham gia bóng đá - HS đọc bài theo TT. - Tự phân tích bài toán, nêu cách giải. - Làm bài vào vở. - Một HS chữa bài bảng lớp. Giải: Số đội viên tham gia tập hát và đá bóng là: + = (số ĐV chi đội) Đáp số: số đội viên - GV chấm bài cho HS. - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét giờ học.- Về nhà học bài và chuẩn bị bài giờ sau. Địa lí Thành phố Hồ Chí Minh. I. Mục tiêu: Học xong bài này, Hs biết: - Chỉ vị trí Thành phố HCM trên bản đồ Việt Nam. - Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của Thành phố HCM. -Dựa vào bản đồ, tranh ảnh, bảng số liệu tìm kiến thức. - GD Hs yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: - Bản đồ : Hành chính, giao thông Việt Nam. - Bản đồ TPHCM. - Tranh, ảnh về TPHCM (sưu tầm). III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: ? Vì sao ở ĐBNB có công nghiệp phát triển nhất nước ta. ? Mô tả chợ nổi trên sông ở ĐBNB. - 2, 3 Hs trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. - Gv nhận xét chung, ghi điểm. 2. Bài mới: *Hoạt động 1: Thành phố lớn nhất cả nước ta. * Mục tiêu: - Chỉ vị trí Thành phố HCM trên bản đồ Việt Nam. - So sánh diện tích và số dân TPHCM với thành phố khác. * Cách tiến hành: - Tổ chức cho Hs quan sát bản đồ TPHCM và yêu cầu Hs lên chỉ vị trí TPHCM? - 2, 3 Hs chỉ và nêu vị trí TPHCM trên bản đồ hành chính VN. - Gv nhận xét chung và chỉ trên bản đồ vị trí TPHCM. - Hs quan sát. - Tổ chức Hs trao đổi theo N4. - N4 thảo luận. + Dựa vào bản đồ, tranh ảnh nói về TPHCM : ? Thành phố nằm bên sông nào? ? Thành phố khoảng bao nhiêu tuổi? ? Thành phố được mang tên Bác từ năm nào? - ... nằm bên sông Sài Gòn. -.... Khoảng 300 tuổi. - ... năm 1976. - Các nhóm trình bày kết quả trao đổi và cùng gv thống nhất ý kiến. ? Dựa vào bảng số liệu thống kê sgk/128 So sánh diện tích và số dân TPHCM với thành phố khác. - ... Diện tích lớn nhất và số dân đông nhất .... * Kết luận: Gv chốt những ý trên. * Hoạt động 2: Trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn. * Mục tiêu: Hs nêu được TPHCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất của đất nước. * Cách tiến hành: - Tổ chức cho Hs đọc gsk, kết hợp quan sát tranh ảnh và hiểu biết thảo luận theo N4. - N4 trao đổi: - Đại diện các nhóm trình bày lần lượt từng phần, lớp nhận xét bổ sung, trao đổi. ? Tìm các dẫn chứng thể hiện TPHCM là trung tâm kinh tế lớn cả nước. ? Tìm các dẫn chứng thể hiện TPHCM là trung tâm khoa học lớn . ? Tìm các dẫn chứng thể hiện TPHCM là trung tâm văn hoá lớn . - Các ngành công nghiệp của thành phố: điện luyện kim, cơ khí, điện tử, hoá chất, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, ... - Các chợ siêu thị: Chợ Bến Thành, siêu thị Mêtrô, Makro, chợ bà Chiểu, chợ Tân Bình... - Cảng Sài Gòn, sân bay Tân Sơn Nhất là các đầu mối giao thông. - Có các trường ĐH lớn: ĐH Quốc Gia TPHCM; ĐH kĩ thuật, ĐH kinh tế, ĐH Y dược,... - Viện nghiên cứu các bệnh nhiệt đới... - Bảo tàng chứng tích chiến tranh; khu lưu niệm Bác Hồ; Bảo tàng Tôn Đức Thắng. - Có nhà hát lớn thành phố. - Có khu công viên nước Đầm Sen, khu du lịch Suối Tiên... * Kết luận: Gv chốt lại các ý trên. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. Vn học bài và chuẩn bị bài sau. Đạo đức Giữ gìn các công trình công cộng (Tiết 1). I. Mục tiêu: Học xong tiết này Hs có khả năng: - Hiểu các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội. - Mọi người đều có trách nhiệm giữ gìn. - Những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng. - Biết tôn trọng giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng. - Có thái độ bảo vệ các công trình công cộng. II. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: ? Nêu những biểu hiện của người lịch sự với mọi người? Cho ví dụ minh hoạ. - 2 Hs trả lời, lớp nhận xét, trao đổi. - Gv nhận xét chung, đánh giá. 2. Bài mới: * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm tình huống trang 34, sgk. * Mục tiêu: Biết khuyên bạn nên giữ gìn các công trình công cộng. * Cách tiến hành: - Tổ chức cho Hs thảo luận N4 - N4 thảo luận tình huống. - Đại diện các nhóm trình bày, lớp nhận xét trao đổi, bổ sung. - Gv nhận xét chung, kết luận. * Kết luận: Nhà văn hoá xã là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hoá chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức, tiền của. Vì vậy Thắng cần phải khuyên Hùng nên giữ gìn không được vẽ bậy nên đó. *Hoạt động 2: Bài tập 1, sgk/35. * Mục tiêu: Nhận biết được hành vi và việc làm đúng qua các tranh. * Cách tiến hành: - Đọc yêu cầu bài. - Tổ chức Hs trao đổi theo cặp. - Từng cặp trao đổi theo yêu cầu bài. - Từng nhóm trình bày, lớp trao đổi, tranh luận. * Kết luận: Tranh 2, 4: Đúng; Tranh 1,3 : Sai. * Hoạt động 3: Xử lý tình huống bài tập 2/36. * Mục tiêu: Hs biết cách xử lý tình huống hợp lý. * Cách tiến hành: - Tổ chức cho Hs trao đổi thảo luận theo nhóm 4. - N4 hs thảo luận . - Đại diện từng nhóm trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến trước lớp. - Gv nhận xét kết luận từng tình huống: a. Cần báo cho người lớn hoặc những người có trách nhiệm về việc này. b. Cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ. - Hs đọc ghi nhớ bài. 3. Củng cố - dặn dò: - HV nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài tập 4: Điều tra về các công trình công cộng có kẻ thêm cột về lợi ích của công trình công cộng.
Tài liệu đính kèm: