Giáo án Tuần 29 Lớp 4 - GV: Lê Thị Thanh

Giáo án Tuần 29 Lớp 4 - GV: Lê Thị Thanh

Đạo đức Đ29

Tôn trọng luật giao thông (Tiết 2)

I. Mục tiêu: - HS hiểu cần phải tôn trọng luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người.

- HS có thái độ tông trọng luật giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng luật giao thông

- HS tham gia giao thông an toàn

- Giáo dục HS có ý thức tôn trọng luật giao thông và thực hiện đúng luật ATGT khi tham gia giao thông đường bộ

II. Hoạt động dạy và học

1. Kiểm tra bài cũ (5'): HS nêu nội dung ghi nhớ của bài.

2. Bài mới (28')

a) Giới thiệu bài

b) Hoạt động 1: Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông.

- GV chia HS thành các nhóm phổ biến cách chơi. HS có nhiệm vụ quan sát biển báo giao thông (khi GV giơ lên) và nói ý nghĩa của biển báo, mỗi nhận xét đúng được 1 điểm. Nhóm nào được nhiều điểm nhất là nhóm đó thắng cuộc.

 

doc 21 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 988Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 29 Lớp 4 - GV: Lê Thị Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Thứ hai ngày tháng năm 20
Đạo đức Đ29
Tôn trọng luật giao thông (Tiết 2)
I. Mục tiêu: - HS hiểu cần phải tôn trọng luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người.
- HS có thái độ tông trọng luật giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng luật giao thông
- HS tham gia giao thông an toàn
- Giáo dục HS có ý thức tôn trọng luật giao thông và thực hiện đúng luật ATGT khi tham gia giao thông đường bộ
II. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ (5'): HS nêu nội dung ghi nhớ của bài.
2. Bài mới (28') 
a) Giới thiệu bài 
b) Hoạt động 1: Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông.
- GV chia HS thành các nhóm phổ biến cách chơi. HS có nhiệm vụ quan sát biển báo giao thông (khi GV giơ lên) và nói ý nghĩa của biển báo, mỗi nhận xét đúng được 1 điểm. Nhóm nào được nhiều điểm nhất là nhóm đó thắng cuộc.
- GV điều khiển cuộc chơi. GV cùng HS đánh giá kết quả.
c) Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài tập 3- SGK)
- GV chia lớp thành các nhóm.
- Mỗi nhóm nhận 1 tình huống, thảo luận tìm cách giải quyết.
- Từng nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm, kết luận.
d) Hoạt động 3: Trình bày kết quả điều tra. 
- Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả điều tra. Các nhóm khác bổ sung, chất vấn.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS.
d) Kết luận chung: Để đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân mình và mọi người cần chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông.
g) Hoạt động nối tiếp: chấp hành tốt luật giao thông và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
____________________________________
Toán Đ141
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS.
- Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
- Giải được bài toán tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của hai số.
II. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ (5'): HS làm lại bài tập 2.
2. Bài mới (28') 
 Bài 1a,b ( HS khá giỏi có thể làm hết)
+ 1HS đọc yêu cầu của bài 1.
+ HS làm việc cá nhân
+ 3 HS nối nhau lên bảng chữa trên bảng phụ.
+ Lưu ý: Viết tỉ số thì không có đơn vị; tỉ số cũng có thể rút gọn như phân số .
+ HS và GV nhận xét, kết luận.
Bài 2: Dành cho HS khá giỏi
+ 1 HS đọc đầu bài
+ GV treo bảng phụ đã vẽ sẵn bảng.
+ 1 HS giải thích cấu tạo của bảng.
+ 1 HS nêu các bước tìm từng số.
Tổng
72
120
45
Tỉ số
1 : 5
1 : 7
2 : 3
Số bé
Số lớn
Bài 3: 
+ HS đọc đầu bài.
+ Cả lớp tự làm. Sau đó chữa miệng : Củng cố bài toán tổng tỉ.
- GV chốt nội dung từng bài và yêu cầu HS nêu cách làm
 Nửa chu vi 250 : 2 = 125 ( m) 
Tổng số phần : 2 + 3 = 5 ( phần )
Chiều rộng: (125 : 5) ´ 2 = 50 ( m ) 
Chiều dài: 125 – 50 = 75 ( m ) 
 Đáp số: 50 m ; 75 m 
Bài 4. 
+ HS đọc đầu bài.
+ Cả lớp tự làm. Sau đó chữa miệng : Củng cố bài toán tổng tỉ.
- GV chốt nội dung từng bài và yêu cầu HS nêu cách làm.
Nửa chu vi: 64 : 2 = 32 ( m ) 
Chiều rộng: ( 32 – 8 ): 2 = 12 ( m )
Chiều dài: 32 – 12 = 20 ( m )
Tỉ số số đo chiều rộng và chiều dài: 
 12 : 20 = 
 Đáp số: 
C .Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
_____________________________________
Tập đọc Đ57
Đường đi Sa Pa
 Nguyễn Phan Hách
I. Mục đích, yêu cầu
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; Bước đầu biết nhấn
giọng các từ ngữ gợi tả.
- Hiểu nội dung: ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu thương tha thiết của tác giả đối với ảnh đẹp đất nước( trả lời được các câu hỏi; thuộc hai đoạn cuối bài).
3. Học thuộc lòng 2 đoạn cuối bài.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh, ảnh về cảnh Sa Pa.
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ (5'): HS đọc bài Con sẻ và trả lời câu hỏi.
2. Bài mới (28') 
a) Giới thiệu bài: Thế giới tự nhiên xung quanh chúng ta rất phong phú. Khám phá và tìm hiểu nó, các em sẽ được biết rất nhiều điều kỳ thú. Bài đọc Đường đi Sa Pa các em học hôm nay sẽ giới thiệu cho các em biết về một cảnh đẹp nổi tiếng ở tỉnh Lào Cai. 
b) Luyện đọc và tìm hiểu bài.
* Luyện đọc: - 1, 2 học sinh đọc toàn bài văn.
Chia 3 đoạn để luyện đọc
Học sinh tiếp nối nhau đọc bài văn - đọc từng đoạn. Sau đó, 1 em đọc cả bài. Có thể gọi 3 học sinh nối tiếp nhau đọc. Học sinh trong lớp đọc thầm theo các bạn.
- HS nêu từ ngữ khó đọc.
áp phiên, sà xuống, huyền ảo, lướt thướt, vàng hoe.
Học sinh đọc những từ chú giải sau bài. Sau đó, giáo viên yêu cầu một số em giải nghĩa các từ đó. Giáo viên cùng cả lớp giải nghĩa thêm những từ ngữ khác trong bài mà học sinh chưa hiểu ( nếu có ). 
- Giáo viên đọc bài văn.
* Tìm hiểu bài
sinh đọc thầm đoạn 1 và nói điều các em hình dung được về Sa Pa khi đọc đoạn 1 
Câu 1: Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh và người. Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mõi bức tranh ấy.
VD: Học sinh nói như sau:
Đoạn 1: Cảm giác của du khách trên đường đi Sa Pa:
 Du khách đi lên Sa Pa có cảm giác như đi trong những đám mây tắng bồng bềnh, huyền ảo, đi giữa những thác trắng xóa tựa mây trời, đi giữa những rừng cây âm âm, giữa những cảnh vật rực rỡ sắc màu.
Đoạn 2: Cảnh đẹp của phố huyện
 Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu: nắng hoe vàng, những em bé các dân tộc chơi đùa, quần áo sặc sỡ, người ngựa dập dìu..
Đoạn 3:Vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa
Ngày liên tục đổi mùa: “Thoắt cái .. những bông lay ơn màu đen nhung quý hiếm” 
Học sinh đọc thầm toàn bài, tìm các chi tiết trong bài để trả lời
- Giáo viên gọi một số học sinh trả lời, học sinh khác nêu nhận xét và bổ sung.
Câu 2: Những bức tranh phong cảnh bằng lời thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả.Nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy
+ Những đám mây nhỏ sà xuốngcửa kính ôtô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo khiến du khách tưởng như đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời.
+ Nhữngbông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
+ Nắng phố huyện vàng hoe.
+Sương núi tím nhạt
+ Thoắt cái lá vàng rơi, 
1 học sinh đọc câu cuối bài
- 1-2 học sinh trả lời.
Câu 3: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là món quà kì diệu của thiên nhiên?
Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹpvà sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng hiếm có
Câu 4: Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?( Đại ý)
- 1 học sinh đọc to toàn bài
- Học sinh phát biểu tự do.
- Giáo viên chốt lại: Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa. Sa Pa quả là món quà kì diệu của thiên nhiên dành cho đất nước ta
HS xác định đoạn văn và nội dung mỗi đoạn (3 đoạn).
- HS đọc nối tiếp nhau đọc 3 đoạn văn của bài (2 lượt) kết hợp quan sát tranh minh hoạ và giải nghĩa từ khó, sửa lỗi.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 HS đọc cả bài.
- GV đọc toàn bài.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm: 
 - HS nêu cách đọc diễn cảm.
- Giọng đọc chậm rãi, ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ, hấp dẫn và đặc biệt của Sa Pa.
- Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước
Nhiều học sinh luyện đọc diễn cảm:
+ Đọc cá nhân từng đoạn hoặc cả bài.
+ Từng nhóm học sinh thi đọc diễn cảm . Các nhóm lần lượt cử người đọc đoạn tương ứng đọc thi.
3. Củng cố, dặn dò (3'): GV tóm tắt nội dung bài học, HS về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau. 
__________________________________
Khoa học Đ57
Thực vật cần gì để sống?
I. Mục tiêu: - Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật: nước, không kkhí, ánh sáng, nhiệt độ và chất khoáng.
II. Đồ dùng dạy học: Hình trang 114, 115 SGK, phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ (5'): Nêu nội dung ghi nhớ bài trước.
HOạT ĐộNG 1 : Trình bày cách tiến hành thí nghiệm thực vật cần gì để sống.
* Mục tiêu: Biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng đối với đời sống thực vật.
 Cách tiến hành :
Bước 1:Tổ chức và hướng dẫn.
- Gv nêu vấn đề: Thực vật cần gì để sống?. Để trả lời câu hỏi đó chúng ta làm thí nghiệm như bài học hôm nay.
- Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị đồ dùng thí nhghiệm của nhóm.
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
Yêu cầu HS đọc mục Quan sát Trang 114 để biết cách làm.
- Nhóm trưởng phân công các bạn làm việc.
- Gv kiểm tra, giúp đỡ các nhóm làm.
+ Đặt các cây đậu và 5 lon sữa bò lên bàn
+ Quan sát hình 1, đọc hướng dẫn và làm.
+ Cây 2 dùng keo trong bôi vào 2 mặt lá của cây.
+ Viết nhãn và ghi tóm tắt ĐK sống của cây đó.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Gv yêu cầu 1 vài nhóm nhắc lại công việc đã làm: Điều kiện sống của từng cây là gì?
- Gv yêu cầu Hs làm phiếu để theo dõi sự phát triển của cây đậu .
- Gv khuyến khích HS tiếp tục chăm sóc các cây hàng ngày theo đúng hướng dẫn và ghi lại những gì quan 
át được.
- Gv yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Muốn biết thực vật cần gì để sống ta có thể làm thí nghiệm như thế nào?
KL:Muốn biết cây cần gì để sống, ta có thể làm thí nghiệm bằng cách trồng cây trong điều kiện sống thiếu từng yếu tố . Riêng cây đối chứng phải đảm bảo đựơc cung cấp tất cả mọi yếu tố cần thiết cho cây sống.
Hoạt động 2 : Dự đoán kết quả của thí nghiệm.
* Mục tiêu : Nêu những điều kiện cần để cây sống và phát triển bình thường. 
* Cách tiến hành: 
Bước 1 : Làm việc cá nhân.
Gv phát phiếu học tập cho HS.
- HS làm việc theo phiếu.
Các yếu tố 
ánh sáng
không khí
Nứơc
chất khoáng
Dự đoán KQ
cây1
cây2
cây3
cây4
cây5
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Hs lần lượt trả lời các câu hỏi GV đưa ra.
HS theo dõi và bổ sung.
Trong 5 cây đậu trên , cây nào sống và phát triển bình thường? Tại sao?
Những cây khác sẽ như thế nào? Vì lí do gì mà các cây đó không phát triển bình thường và có thể chết rất nhanh?
Hãy nêu những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường.
Kết luận: SGK trang 115
3. Củng cố, dặn dò (3'): HS đọc lại nội dung bài. 
- GV tóm tắt nội dung bài học, HS về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau. 
__________________________________
Thứ ba ngày tháng năm 20
Toán Đ142
Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
I. Mục tiêu: 
- Biết cách giải bài toán dạng tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
II. Hoạt động dạy và học
A- Bài cũ - GV gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 3
Các bước giải:
Nửa chu vi 250 : 2 = 125 ( m) 
Tổng số phần : 2 + 3 = 5 ( phần )
Chiều rộng: (125 : 5) ´ 2 = 50 ( m ) 
Chiều dài: 125 – 50 = 75 ( m ) 
 Đáp số: 50 m ; 75 m 
HS nhận xét. GVđánh giá, cho điểm.
B.Bài mới:
 1)Bài toán 1: ?
GV nêu bài toán như trong SGK.
 Số bé:
 24 
 Số lớn: 
GV hướng dẫn HS phân tích đề toán. HS suy nghĩ, trao đổi nhóm đôi.
+ Vẽ sơ đồ: số bé biểu thị 3 phần bằng nhau, số lớn 5 phần như thế.
-Hỏi: 2 ... gữ quan trọng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh học thuộc nội dung Ghi nhớ.
3. Phần ghi nhớ.
 Muốn cho lời yêu cầu, đề nghị được lịch sự, cần có cách xưng hô cho phù hợp và thêm vào trước hoặc sau động từ các từ làm ơn, giúp...
4. Phần luyện tập.
Bài 1: 
1học sinh đọc yêu cầu bài 1; 2. 
- Cả lớp đọc lại. Học sinh suy nghĩ, làm bài của mình. Chữa miệng.
- Nhấn mạnh cách dùng hợp lí khi chữa bài.
Khi muốn mượn bạn cái bút, ta chọn cách nói: 
 Lan ơi, cho tớ mượn cái bút!/ Lan ơi, cậu có thể cho tớ mượn cái bút được không?
Bài 2:
 Khi muốn hỏi giờ một người lớn tuổi ta dùng các nói : 
- Bác ơi, Mấy giờ rồi ạ? ( cũng được ) 
- Bác ơi, bác làm ơn cho cháu biết Mấy giờ rồi!/ Bác ơi, bác xem giùm cháu Mấy giờ rồi ạ! ( hai cách này có tính lịch sự cao )...
Bài 3: -1học sinh đọc yêu cầu bài 3. Lớp đọc thầm. Học sinh làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến ( 5- 8 học sinh ).
- Giáo viên và cả lớp nhận xét.
- Lan ơi, cho tớ về với! Là câu nói lịch sự và có các từ xưng hô phù hợp. Câu Cho đi nhờ một cái! không lịch sự vì nói trống không, thiếu từ xưng hô, thái độ xấc xược.
- Chiều nay đón em nhé! Là câu nói lịch sự và tình cảm hơn vì từ phải thường mang nghĩa mệnh lệnh, bắt buộc, khô khan, thiếu tình cảm. 
- Theo tớ, cậu không nên nói như thế! Là câu nói lịch sự và có sức thuyết phục hơn vì cặp từ xưng hô phù hợp hơn, cặp từ không nên nghe nhẹ nhàng và không khô khan.
- Bác mở giúp cháu cái cửa này với! Là câu nói lịch sự vì cặp từ xưng hô phù hợp hơn, và có thêm từ giúp sau động từ mở nghe nhẹ nhàng và lễ phép.
Bài 4: !
- 1học sinh đọc yêu cầu bài 4. Lớp đọc thầm.
- Học sinh làm việc theo nhóm thi xem nhóm nào đặt được nhiều câu theo yêu cầu nhất.
b) Phần nhận xét.
- HS nối tiếp nhau đọc các bài tập 1, 2, 3, 4 SGK.
- HS đọc thầm lại đoạn văn ở bài tập 1, trả lời lần lượt các câu hỏi 2, 3, 4.
- HS phát biểu ý kiến. GV chốt lại lời giải đúng (SGV/ 197)
c) Phần ghi nhớ
HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
d) Phần luyện tập.
- GV yêu cầu HS làm các bài tập trong SGK.
- HS nêu yêu cầu từng bài, HS làm bài, chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt lời giải đúng (SGV/ 197, 198)
3, Củng cố, dặn dò (3'): GV tóm tắt nội dung bài học, HS về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau. 
_____________________________________
Kể chuyện Đ29
Đôi cánh của Ngựa Trắng
I. Mục đích, yêu cầu
- Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của GV kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện đôi cánh của ngựa trắng rõ ràng, đủ ý( BT1).
- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện( BT2)
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Hoạt động dạy và học 
1. Kiểm tra bài cũ (5'): Trả bài Kiểm tra đọc giữa kì II.
2. Bài mới (28') 
a) Giới thiệu bài 
b) GV kể chuyện
- GV kể lần 1, HS nghe.
- GV kể lần 2, kết hợp tranh minh hoạ trong SGK. HS lắng nghe và quan sát tranh.
 3.Hướng dẫn HS kể chuyện:
HS nhìn tranh kể lại từng đoạn truyện.
a.Kể từng đoạn tiếp nối nhau trong nhóm.
Tranh 1: Hai mẹ con ngựa trắng trên bãi cỏ xanh. Ngựa mẹ gọi con, ngựa con hí trả lời.
- Tranh2: Ngựa Trắng ở dưới bãi cỏ. Phía trên có Đại Bàng đang sải cánh lượn.
- Tranh 3: Ngựa Trắng xin mẹ được đi xa cùng đại bàng.
- Tranh 4: Ngựa Trắng gặp Sói. 
Tranh 5: Sói lao vào Ngựa. Từ trên cao, Đại Bàng lao vào Sói, Sói quay ngược lại.
- Tranh 6: Đại Bàng bay phía trên, Ngựa Trắng phi nước đại phía dưới.
b) Kể lại toàn bộ chuyện trong nhóm.
HS kể chuyện trong nhóm.
HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
HS nêu ý kiến của mình.
Vì sao Ngựa Trắng xin mẹ đi cùng Đại Bàng?
( Vì nó mơ có đôi cánh như Đại Bàng)
- Chuyến đi đã mang lại cho Ngựa Trắng những gì?
(giúp Ngựa Trắng thêm nhiều hiểu biết, bạo dạn)
C)Kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp
Từng nhóm cử đại diện thi kể chuyện trước lớp.
- GV nhận xét.
C. Củng cố- Dặn dò.
Nhắc HS VN kể lại chuyện.
GV nhận xét tiết học.
_____________________________________
Â.N
Đồng chí GV bộ môn soạn giảng.
___________________________________
Địa lý Đ28
Thành phố Huế
I. Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế:
+ Thành phố Huế từng là kinh đô của nước ta thời Nguyễn 
+ Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ khiến Huế thu hút được nhiều khách du lịch 
- Chỉ được thành phố Huế trên bản đồ (lược đồ).
II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ hành chính Việt Nam- ảnh một số cảnh quan đẹp ở Huế.
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ (5'): Trình bày về hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung?
2. Bài mới (28') 
a) Giới thiệu bài 
b) Thiên nhiên đẹp với các công trình kiến trúc cổ.
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp và theo cặp.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Con sông chảy qua thành phố Huế là sông nào? (sông Hương).
- HS tìm hiểu và nêu tên các công trình kiến trúc cổ kính: kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức, điện Hòn Chén
- GV cho HS quan sát ảnh và bổ sung (SGV)
- Kết luận: Các công trình kiến trúc và cảnh quan đẹp đã thu hút khách đến thăm quan, tìm hiểu Huế.
c) Huế – thành phố du lịch.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp.
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: 
+ Nêu được tên các địa điểm du lịch dọc theo sông Hương: lăng Tự Đức, 
+ Kết hợp với ảnh mô tả cho nhau nghe về địa điểm có thể đến tham quan: Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, cầu Tràng Tiền, 
- Đại diện các nhóm lên báo cáo. Mỗi nhóm chọn và kể một địa điểm đến tham quan.
- Cả lớp cùng GV nhận xét. GV mô tả thêm phong cảnh hấp dẫn khách du lịch của Huế: sông Hương chảy qua thành phố Huế, các khu vườn xum xuê, ..
3. Củng cố, dặn dò (3'): HS đọc lại nội dung bài học trong SGK. 
- GV tóm tắt nội dung bài học, HS về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau. 
___________________________________
Thứ sáu ngày tháng năm 20
T.D
Đồng chí GV bộ môn soạn giảng.
___________________________________
Toán Đ145
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: - giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng(hiệu) và tỉ số của hai số đó.
II. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ (5'): Nêu các bước giải bài toán khi biết tổng số và tỉ số của hai số. Nêu các bước giải bài toán khi biết hiệu số và tỉ số của hai số
- GV nhận xét, cho điểm
+ HS làm bài tập 2.
2. Bài mới (28') 
a) Giới thiệu bài 
b) Hướng dẫn HS làm bài tập 
a. Bài1: GV yêu cầu HS đọc đề bài và làm bài
- GV treo bảng phụ.
- Gọi HS làm bài.
- GV đánh giá
b. Bài 2: Dành cho HS khá giỏi
GV yêu cầu HS đọc đề toán
- Nêu tỉ số của hai số đó?
- HS tự giải và làm vào vở
- Gọi 1HS lên tóm tắt và chữa 
- GV chốt kết quả
Số thứ hai là: 738 : (10-1)= 82
Số thứ nhất là: 82+738 = 820
c. Bài 3 Dành cho HS khá giỏi
 Gọi HS đọc đề toán
- GV hướng dẫn: Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- Yêu cầu HS tự làm
- Gọi HS lên chữa và nhận xét
- GV đánh giá: Tổng số túi gạo là: 10+12=22(túi)
Số kg gạo trong mỗi túi là: 220 : 22= 10 (kg)
Số kg gạo nếplà: 10 x 10 = 100(kg)
Số kg gạo tẻ là: 220-100= 120 (kg)
d. Bài 4: GV yêu cầu HS đọc đề bài
+ Bài toán thuộc dạng gì?
+ Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số hai số đó?
- HS tự giải vào vở
- Gọi 1HS tóm tắt và giải
- GV chốt kết quả đúng
3. Củng cố, dặn dò (3'): GV tóm tắt nội dung bài học, HS về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau. 
_______________________________________
N.N
Đồng chí GV bộ môn soạn giảng.
___________________________________
Tập làm văn Đ58
Cấu tạo bài văn miêu tả con vật
I. Mục đích, yêu cầu
- Nhận biết được 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài của bài văn miêu tả con vật
- Biết vận dụng hiểu biết về cấu tạo về bài văn tả con vật để lập dàn ý tả một con vật nuôi trong nhà
II. Đồ dùng dạy học: tranh minh hoạ trong SGK; một số tờ giấy khổ to.
III. Hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên gọi 2,3 học sinh đọc lại bài văn tả một cây có bóng mát 
( hoặc cây ăn quả, cây hoa ) các em đã viết trong tiết tập làm văn cuối tuần 27. Giáo viên nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài.
 Các em đã học cấu tạo của bài văn tả cây cối, luyện tập xây dựng đoạn văn trong bài văn tả cây cối hoàn chỉnh. Từ tiết học hôm nay, các em sẽ được học viết một bài văn tả con vật. Tả một con vật sinh động, biết đi lại, chạy nhảy, nô đùa..... sẽ khó hơn là tả cây cối. Bài học hôm nay Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật giúp các em nắm được 
bố cục chung của kiểu bài mới này.
2. Phần nhận xét.
Học sinh đọc kỹ bài văn mẫu: Con mèo hung.
- 1học sinh đọc các câu hỏi sau bài-Cả lớp đọc thầm lại.
- Học sinh làm việc theo cặp hoặc trao đổi theo nhóm, trả lời các câu hỏi sau bài về phần đoạn văn – ý chính của mỗi đoạn – bố cục của bài văn tả con vật.
- Đại diện của các nhóm phát biểu ý kiến.
Lời giải:
Bài văn có 4 đoạn.
Đoạn 1: Giới thiệu về con vật ( con mèo ) sẽ được tả trong bài.
Đoạn 2: Tả hình dáng của con mèo.
Đoạn 3: Tả hoạt động tiêu biểu của con mèo.
Đoạn 4: Nêu cảm nghĩ về con mèo.
Đoạn 1 là phần mở bài. 
Đoạn 2 và 3 là phần thân bài. 
Đoạn 4 là phần kết luận.
Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại nội dung cần nhớ. Học sinh học thuộc phần ghi nhớ .
. Phần ghi nhớ. ( SGK)
4- Luyện tập:
- 1học sinh đọc yêu cầu bài
- Giáo viên treo ảnh một số vật nuôi trong nhà lên trên bảng; yêu cầu 1 học sinh chọn một con vật nuôi em yêu thích, dựa vào bố cục 3 phần của bài văn tả con vật để lập dàn ý chi tiết cho bài văn.
- GVgợi cho hs biết tìm ý:
Khi tả ngoại hình con mèo tác giả tả những bộ phận nào?
 ( lông, đầu, chân, đuôi ).
- Khi tả hoạt động của con mèo, tác giả chọn những hoạt động, động tác nào?
 ( bắt chuột, ngồi rình, chơi với chủ....)
Từ đó giáo viên đưa ra một dàn bài mẫu cho các em về tả con mèo. 
VD:
Dàn ý của bài văn tả con mèo.
Mở bài: Giới thiệu về con mèo ( hoàn cảnh, thời gian,.....)
Thân bài: 1. Ngoại hình của con mèo.
a) Bộ lông.
b) cái đầu.
c) Chân.
d) Đuôi.
2. Hoạt động chính của con mèo.
a) Hoạt động bắt chuột.
- Động tác rình
- Động tác vồ chuột.
b) Hoạt động đùa giỡn của con mèo.
Kết luận: Cảm nghĩ chung về con mèo.
Giáo viên nhắc học sinh cần trình bày dàn ý sao cho thật rõ để nhìn vào đó có thể nhận biết được ý nào là ý chính, ý nào là ý phụ.
- Học sinh tự lập dàn ý của bài văn tả con vật theo yêu cầu của đề bài.
- Giáo viên chấm mẫu 3,4 dàn ý để rút kinh nghiệm. Yêu cầu học sinh chữa dàn ý bài viết của mình.
3. Củng cố, dặn dò (3'): GV tóm tắt nội dung bài học, HS về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau. 
_____________________________________
Phần ký duyệt của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 29 cktkn.doc