Giáo án Tuần 31 - Dạy lớp 4

Giáo án Tuần 31 - Dạy lớp 4

TẬP ĐỌC

 Tiết 61: Ăng – co Vát

I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy toàn bài.Đọc đúng các từ ngữ khó , tên riêng người nước ngoài.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài.Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng chậm rãi, tình cảm kính phục, ngưỡng mộ Ăng- co Vát.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam- pu- chia.

.II. Đồ dùng dạy học

 - Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ:

 GV gọi HS đọc thuộc lòng bài Dòng sông mặc áo

 

doc 24 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 849Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 31 - Dạy lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2010
tập đọc 
 Tiết 61: Ăng – co Vát
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy toàn bài.Đọc đúng các từ ngữ khó , tên riêng người nước ngoài. 
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài.Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng chậm rãi, tình cảm kính phục, ngưỡng mộ Ăng- co Vát.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam- pu- chia.
.II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
 GV gọi HS đọc thuộc lòng bài Dòng sông mặc áo
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- Cho học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn 2, 3 lượt. (chia 3 đoạn)
- Giáo viên kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ ngữ khó trong bài. Sửa lỗi phát âm cho học sinh.
- Cho học sinh luyện đọc theo cặp, gọi một vài em đọc cả bài. Rút ra cách đọc. 
- Giáo viên đọc lại bài văn. 
b. Tìm hiểu bài: Gv đặt câu hỏi cho HS trả lời
*Đoạn 1: HS đọc thầm
? Ăng-co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ.
 (ăng –co Vát được xây dựng từ đầu thế kỉ thứ 12)
- HS trả lời, GV chốt lại ý đúng.
*Đoạn 2: 1 HS đọc, lớp đọc thầm
? Khu đền chính đồ sộ như thế nào? 
 ( Khu đền chính gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn)
? Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào?
 ( Những cây tháp được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn.Đây là những bức tường buòng nhẵn bóng như mặt ghế đá, hoàn toàn được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức)
- HS trả lời, GV chốt lại ý đúng
*Đoạn 3: HS đọc thầm
?Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp.
- Học sinh rút ra đại ý của bài. GV nhận xét và ghi bảng.
c. Luyện đọc diễn cảm 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm .
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn từ : Chọn đoạn 3
- HS nêu cách đọc phù hợp cho từng đoạn. 
- HS luyện đọc theo nhóm . HS thi đọc diễn cảm
- .GV và cả lớp nhận xét bình chọn bạn có giọng đọc hay nhất.
3. Củng cố dặn dò: Giáo viên nhận xét giờ học, dặn về nhà luyện đọc nhiều. 
 Toán 
Tiết 151: Thực hành (tiếp)
 I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết cách vẽ trên bản đồ ( có tỉ lệ cho trước ), một đoạn thẳng AB ( thu nhỏ ) biểu thị đoạn thẳng AB có độ dài thật cho trước
- Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
`II. Đồ dùng dạy học.
 Bảng phụ cho học sinh học nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: Kiểm tra vở bài tập của HS
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung bài.
a) Giới thiệu vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ ( VD trong SGK )
- GV gọi HS nêu BT ( SGK-159 )
- Gợi ý cách thực hiện:
+Trước hết tính độ dài thu nhỏ của đoạn thẳng AB ( theo xăng- ti – mét )
Đổi 20m = 2000cm
Độ dài thu nhỏ: 2000 : 400 = 5 ( cm ).
- Hãy vẽ một đoạn thẳng AB có độ dài 5cm.
- HS vẽ vào vở nháp.
Bài giải:
Độ dài thu nhỏ của đoạn thẳng AB là:
2000 : 400 = 5 (cm)
 Tỉ lệ: 1: 400
b)Thực hành
Bài 1(159)
- GV giới thiệu chiều dài bảng lớp học là 3cm.
- HS tính độ dài thu nhỏ rồi vẽ
- GV kiểm tra và hướng dẫn HS cách làm: 
+ Đổi 3m = 300cm
+ Tính độ dài thu nhỏ: 300 : 50 = 6(cm)
+ Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 6cm
Bài 2(159)
- GV hướng dẫn tương tự như bài 1
- GV hướng dẫn các em cần tính riêng chiều rộng, chiều dài hình cữ nhật trên bản đồ.
Tỉ lệ 1 : 200
3.Củng cố – dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Chiều lịch sử
 Tiết 31: Nhà Nguyễn thành lập 
I - Mục tiêu: Sau bài học HS nêu được 
 - Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào, kinh đô đóng ở đâu và một số ông vua đầu thời Nguyễn.
 - Nhà Nguyễn thiết lập một chế độ quân chủ rất hà khắc và chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình.
 - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
II - Đồ dùng dạy học
Một số điều luật của Bộ luật Gia Long ( nói về sự tập trung quyền hành và những hình phạt đối với mọi hành động phản kháng Nhà Nguyễn).
III - Các hoạt động dạy – học chủ yếu
A- Kiểm tra bài cũ : GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau : 
 Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế?
 - Nội dung và tác dụng của các chính sách đó.
 - HS trả lời GV nhận xét cho điểm 
B- Dạy – Học bài mới : 
1. Giới thiệu bài 
2. Nội dung bài 
HĐ1: Làm việc cả lớp 
 - GV tổ chức cho HS thảo luận theo câu hỏi :
 +Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào ? và đi đến kết luận :
 + Sau khi vua Quang Trung mất ,lợi dụng bối cảnh triều đình đang suy yếu, Nguyễn ánh đã đem quân tấn công , lật đổ nhà Tây Sơn . 
 - GV nói thêm về sự tàn sát cùa Nguyễn ánh đối với những người tham gia khởi nghĩa Tây Sơn .
 - GV thông báo :Nguyễn ánh lên ngôi Hoàng đế , lấy niên hiệu là Gia Long ,chọn Huế làm kinh đô. Từ năm 1802 đến năm 1858, nhà Nguyễn trải qua các đời vua :Gia Long ,Minh Mạng , Thiệu Trị , Tự Đức .
HĐ2:Thảo luận nhóm 
- GV yêu cầu các nhóm đọc SGK và cung cấp cho các em một số điểm trong bộ luật Gia Long để HS chọn dẫn chứng minh họa cho lời nhận xét :nhà Nguyễn đã dùng nhiều chính sách hà khắc để bảo vệ ngai vàng nhà vua .
- Các nhóm cử người báo cáo kết quả làm việc của nhóm trước lớp
- GV kết luận :
Các vua nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành trong tay và bảo vệ ngai vàng của mình .
3. Củng cố – Dặn dò :
 - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
 - GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà học thuộc bài 
Chiều Đạo đức 
Tiết 31: Bảo vệ môi trường (tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- HS hiểu : Con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau . Con người có trách nhiệm giữ gìn môi trường trong sạch .
- Biết bảo vệ giữ gìn môi trường trong sạch . Đồng tình , ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường. Không đồng tình ủng hộ những hành vi , thái độ phá hoại môi trường . 
 - Rèn học sinh ngồi học ngồi viết đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học 
- SGK lớp 4.
III. Các hoạt động dạy học.
HĐ1: Kiểm tra bài cũ:- Vì sao cần tham gia thực bảo vệ môi trường?
- Giới thiệu bài.
HĐ2:Tập làm “Nhà tiên tri’’ ( BT2 –SGK )
*Mục tiêu: HS biết cách giải quyết các tình huống để bảo vệ môi trường
*Cách tiến hành:
B1: GV chia HS thành các nhóm.
B2: Mỗi nhóm nhận một tình huống để thảo luận và bàn cách giải quyết.
B3: Từng nhóm trình bày kết quả làm việc. Các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến
B4: GV đánh giá kết quả làm việc của các nhóm và đưa ra đáp án đúng.
 HĐ3:Bày tỏ ý kiến của em ( BT3 )
*Mục tiêu: HS biết bày tỏ ý kiến với những việc làm đúng
*Cách tiến hành:
B1: HS làm việc theo cặp.
B2: GV mời một số HS lên trình bày ý kiến của mình.
B3: GV kết luận đưa ra đáp án đúng.
HĐ4: Xử lí tình huống ( BT4 )
*Mục tiêu: HS biết nhắc nhở mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường.
*Cách tiến hành:
B1: GV chia HS thành các nhóm.
B2: Từng nhóm nhận 1 nhiệm vụ, thảo luận và tìm cách xử lí.
B3: Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận ( có thể đóng vai ).
B4: GV nhận xét cách xử lí của từng nhóm và đưa ra cách xử lí sau:
a/ Thuyết phục hàng xóm chuyển bếp than sang chỗ khác. b/ Đề nghị giảm âm thanh.
c/ Tham gia thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng.
HĐ5: Dự án “ Tình nguyện xanh”
Mục tiêu: HS tìm hiểu về môi trường ở địa phương mình.
*Cách tiến hành:
B1: GV chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ:
 Nhóm 1: Tìm hiểu về tình hình môi trường ở xóm/ phố, những hoạt động bảo vệ môi trường, những vấn đề còn tồn tại và cách giải quyết.
 Nhóm 2 : Tương tự đối với môi trường trường học. 
 Nhóm 3 : Tương tự đối với môi trường lớp học 
B2: Từng nhóm thảo luận .B 3: Từng nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung. B4: Kết luận chung: GV nhắc lại tác hại của việc làm ô nhiễm môi trường.
HĐ nối tiếp: Chấp hành tốt Luật Giao thông và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện tốt.
 Thể dục
 Tiết 61: môn thể thao tự chọn – nhảy dây tập thể
I. Mục tiêu
- Ôn và học mới một số nội dung môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
- Nhảy dây tập thể. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
 - Rèn luyện cho học sinh ý thức tập luyện thể dục thể thao.
II- Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: Sân trường đảm bảo vệ sinh.
 - Phương tiện: Mỗi HS 1 dây nhảy và quả cầu
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Thời gian (phút)
Phương pháp
1- Phần mở đầu
Ôn định
Khởi động
Chạy nhẹ trên địa hình tự nhiên
2- Phần cơ bản
a) Môn tự chọn: Đá cầu
- Ôn chuyền cầu theo nhóm hai người
- Thi tâng cầu bằng đùi
b) Nhảy dây
3- Phần kết thúc
Thả lỏng
Củng cố
Dặn dò
6
20
14
6 
4-5
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung,yêu cầu giờ học.
- HS khởi động.
- Tập chạy theo đội hình vòng tròn.
* GV nêu tên bài tập: Cho HS triển khai đội hình luyện tập.Chia tổ cho HS luyện tập
- GV kiểm tra thành nhiều đợt, mỗi đợt 3 – 5 học sinh. 
- Mỗi HS được tâng cầu một lần
- GV cử 3 học sinh làm công tác đếm số lần tâng cầu được.
- Những HS đến lượt kiểm ta đứng thành hàng ngang chuẩn bị.Khi có lệnh của GV, các em bắt đầu cầm cầu và tâng bằng đùi.
- GV quan sát cách thực hiện động tác của từng học sinh để đánh giá xếp loại.
- GV nhận xét đánh giá theo 3 mức:
+Hoàn thành tốt A+
+Hoàn thành A
+ Chưa hoàn thành B
- HS tiến hành nhảy dây tập thể theo tổ.
- GV quan sát và giúp đỡ HS
* HS tập thả lỏng: Đứng tại chỗ, thả lỏng, hít sâu.(4-5 lần)
- Hệ thống nội dung bài.
- GV nhận xét giờ, dặn dò HS học tập.
Sáng Thứ tư ngày 14 tháng 4 năm 2010
tập đọc 
 Tiết 62: Con chuồn chuồn nước.
 I. Mục tiêu:
-Đọc lưu loát toàn bài. Đọc ngắt nghỉ đúng chỗ. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngạc nhiên; đổi giọng linh hoạt.
 - Hiểu các từ ngữ trong bài . Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước, cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước theo cánh bay của chú chuồn chuồn, bộc lộ tình cảm của tác giả với đất nước, quê hương. 
- Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ viêt đoạn luyện đọc diễn cảm
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh đọc bài ăng – co Vát và trả lời câu hỏi trong sgk. 
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc nối 3 đoạn của bài. Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc bài. 
- Giáo viên kết hợp hướng dẫn xem tranh, ảnh minh hoạ bài tập đọc; giúp học sinh hiểu nghĩa của các từ khó trong bài, hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi tự nhiên, đúng giữa các câu dài.
- Cho học sinh luyện đọc theo cặp, gọi một vài em đọc cả bài. Rút ra cách đọc. 
- Giáo viên đọc lại bài .
b. Tìm hiểu bài: HS lần ... 1: HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở bài tập.
 GV nhận xét và chữa bài:
 Kết quả: Trước rạp,ngừơi ta dọn dẹp sạch sẽ, sắp một hàng ghế dài.
 Trên bờ, tiếng trống càng thúc dữ dội/
 Dưới những mái nhà ẩm ướt, mọi người vẫn thu mình trong giấc ngủ.
*Bài 2: - HS làm bài nhóm đôi vào phiếu to. Đại diện nhóm trình bày, nhận xét. GV nhận xét chung.
 a) ở nhà, em giúp mẹ làm những công việc gia đình.
b) ở lớp, em rất chăm chú nghe giảng bài.
c) Ngoài vườn, hoa đã nở.
*Bài 3: - HS thảo luận hóm 4 làm bài trình bày miệng.
 - GV nhận xét và chữa bài.
a) Ngoài đường mọi người đi lại tấp nập.
b) Trong nhà em bé đang ngủ say.
c) Trên dường đến trường, em gặp rất nhiều người.
d) ở bên kia sườn núi, hoa nở trắng cả một vùng.
3. Củng cố dặn dò: Giáo viên nhận xét giờ học.Dặn SH chuẩn bị bài sau.
Sáng Thứ sáu ngày 16 tháng 4 năm 2010
Toán
 Tiết 155 Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Giúp HS ôn tập về phép cộng, phép trừ các số tự nhiên: Cách làm tính, tính chất, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ,, giải các bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ.
- Rèn kĩ năng đặt tính và thực hiện phép tính.
 - Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS.
`II. Đồ dùng dạy học 
 GV:Bảng phụ cho học sinh học nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra vở bài tập của HS.
1. Giới thiệu bài
2.Luyện tập
*Bài 1:
 - HS đọcyêu cầu và làm bài cá nhân trên bảng con
 - GV nhận xét và chữa bài.
 6195 + 2785 = 8980 b) 5342 – 4185 = 1157
 47863 + 5409 = 53272 29041 – 5987 = 23054
*Bài 2
- HS đọc yêu cầu làm bài vào nháp.
 - HS trình bày bài làm, nhận xét.
- GV nhận xét và chữa bài
 a) x + 126 = 480 b) x – 209 = 435
 x = 480 – 126 x = 435 + 209
 x = 354 x = 644
*Bài 4
 - HS đọc yêu cầu của bài
 - HS làm bài nhóm đôi vào bảng nhóm
 - Đại diện nhóm trrình bày, nhận xét. GV nhận xét và chữa bài.
 a) 1286 + 99 + 501 = 1286 + (501 + 99) b) 168 + 2080 + 32 = (168 + 32) + 2080
 = 1286 + 600 = 200 + 2080
 = 1346 = 2280
*Bài 5:
 - HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở.
 - GV nhận xét và chữa bài.
bài giải:
Trường Tiểu học Thắng Lợi quyên góp được ssố quyển vở là:
1475 - 184 = 1291 (quyển)
Cả hai trường quyên góp được số quyển vở là:
1475 + 1291 = 2766 (quyển)
Đáp số: 2766 quyển
 4.Củng cố - Dặn dò - Giáo viên nhận xét giờ học.GV nhận xét và chữa bài.
Tập làm văn
 Tiết 60: Điền vào giấy tờ in sẵn
I. Mục tiêu
- Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn - Phiếu khai báo tạm trú , tạm vắng .
- Biết tác dụng của việc khai báo tạm vắng , tạm trú . l
- GD HS có ý thức tôn trọng pháp luật và thực hiện theo pháp luật .
 - Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
Vở BT tiếng việt của HS
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vở bài tập của HS.
1. Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1 :
- HS đọc yêu cầu của bài và nội dung phiếu 
- GV treo tờ phiếu phô tô phóng to lên bảng , giải thích những từ ngữ viết tắt 
- GV phát phiếu cho từng học sinh 
- HS làm việc cá nhân , điền nội dung vào phiếu 
- HS nối tiếp nhau đọc tờ khai 
- GV nhận xét 
Ví dụ :
 Địa chỉ Họ và tên chủ hộ 
 Số nhà 11, phố Thái Hà , phường Nguyễn Văn Xuân 
 Trung Liệt , quận Đống Đa , Hà Nội 
 Điểm khai báo tạm trú , tạm vắng số 1 phường , xã Trung Liệt , quận , huyện Đống Đa , Thành phố Hà Nội 
 Phiếu khi báo tạm trú , tạm vắng 
 1. Họ Và tên : Nguyễn Khánh Hà 
 2. Sinh ngày : 05 tháng 10 năm 1965
 3. NGhề nghiệp và nơi làm việc : Cán bộ Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái .
 4. CMTND: 098765432
 5. Tạm trú , tạm vắng từ ngày 10 /4/2001 đến 19/5/2001
 6. ở đâu đến hoặc đi đâu: 15 phố Hoàng Văn Thụ , thị xã Yên Bái 
 7. Lí do : thăm người thân 
 8. Quan hệ với chủ hộ : Chị gái 
 9. Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo :
 Trần Thị Mĩ Hạnh ( 9 tuổi )
 10. Ngày 10 /4/2001
 Cán bộ đăng kí Chủ hộ 
 ( Kí , ghi rõ họ tên ) ( Hoặc người trình báo )
 Xuân 
 Nguyễn Văn Xuân 
 Hướng dẫn HS điền đúng vào ô trống ở mỗi mục .
3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò học tập.
địa lí
Tiết 30: Thành phố huế
I- Mục tiêu: Giúp HS
- Chỉ được vị trí thành phố Huế và các địa danh nổi tiếng ở thành phố Huế trên lược đồ.
- Trình bày được đặc điểm thành phố Huế(là cố đo, di sản văn hoá thế giới, thành phố du lịch).Dựa vào tranh ảnh, lược đồ để tìm thông tin. 
- Tự hào về thành phố Huế.
- Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II- Đồ dùng dạy- học
- Lược đồ TP Huế, ĐBDHMT, Bản đồ Việt Nam.Tranh ảnh về TP Huế
III- Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- Nêu một số điều kiện giúp ĐBDHMT trở thành nơI du lịch, phát triển ngành công nghiệp?
- Nêu một số lễ hội nổi tiếng ở ĐBDHMT?
1- Thành phố bên dòng sông Hương thơ mộng
HĐ2: Làm việc theo cặp
- HS quan sát lược đồ, trao đổi cặp các nội dung sau:
+ Thành phố Huế nằm ở tỉnh nào? (Tỉnh Thừa Thiên Huế)
+ TP nằm ở phía nào của dãy Trường Sơn? (phía Đông)
+ Từ nơi em đi đến TP Huế theo hướng nào? (HS chỉ hướng đi)
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung hoàn thiện nội dung.
HĐ3: Trao đổi cả lớp
- HS quan sát lược đồ: nêu tên và chỉ dòng sông chảy qua thành phố Huế (Dòng sông Hương)
2- Thành phố đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ
HĐ4: HS trao đổi nhóm 
- GV giao việc, HS trao đổi theo nhóm câu hỏi SGK chứng tỏ thành phố Huế là thành phố đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ.
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung ý kiến hoàn thiện nội dung.
*KL: Một số công trình kiến trúc cổ: kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức, Điện Hòn Chén. Có từ hơn 300 năm về trước, vào thời vua nhà Nguyễn.
3- Thành phố Huế- Thành phố du lịch
HĐ5: HS trao đổi nhóm
- HS quan sát H1, lược đồ kinh thành Huế và cho biết: Nếu đi thuyền từ xuôi theo dòng sông Hương chúng ta có thể thăm quan những địa điểm du lịch nào của Huế?
+ HS trao đổi nhóm.
+ Đại diện nhóm trình bày, mô tả giới thiệu về 1 trong các khu du lịch (kết hợp với tranh đã có và tranh sưu tầm được), nhóm khác nhận xét bổ sung.
HĐ6: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài: GV gợi ý HS rút ra bài học cuối bài- HS đọc.
- GV nhận xét giờ, dặn dò HS học tập.
Chiều toán(LT)
 Luyện tập tiết 143
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh củng cố về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ.
- Giúp học sinh làm tốt các bài tập dạng này.
- Rèn học sinh kĩ năng tính toán tốt.
- Rèn học sinh kĩ năng tính toán tốt.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học:
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: 
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống.
Cho học sinh làm bài cá nhân, giáo viên nhận xét chốt lại kết qảu đúng:
Hiệu
23
18 
56 
123
Tỉ số 
2: 3
3 : 5 
3 : 7
5 : 2 
Số bé
46
27
42
82
Số lớn
69
45
98
205
Bài 2: Tỉ số của hai số là . Hiệu của hai số đó là 15. Tìm hai số đó.
Cho học sinh làm cá nhân giáo viên nhận xét chốt lại kết qủa đúng:
Bài giải:
Hiệu số phần bằng nhau là: 
 7 – 4 = 3 (phần)
 Số bé là: 
 15 : 3 x 4 = 20
 Số lớn là: 
 20 + 15 = 35
 Đáp số: số bé: 20; số lớn: 35.
Bài 3: Diện tích của hình chữ nhật lớn hơn diện tích của hình vuông là 36 m2 . Tính diện tích của mỗi hình biết diện tích hình vuông bằng bằng diện tích hình chữ 
- Cho học sinh làm vở giáo viên thu chấm nhận xét bài làm của học sinh.
Bài giải:
Hiệu số phần bằng nhau là: 5 – 3 – 2 (phần)
Diện tích hình chữ nhật là: 36 : 2 x 5 = 9 0( cm2)
Diện tích hình vuông là: 90 – 36 = 54 ( cm2)
Đáp số: 90cm; 54 cm
3.Củng cố dặn dò : 
 - Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò giờ học sau.
Sinh hoạt
 Tiết 30: Kiểm điểm hoạt động tuần 30.
I. Mục tiêu.
- Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
- Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. Chuẩn bị.
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III. Tiến trình sinh hoạt.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại các tổ. 
Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
Về học tập:
Về đạo đức:
Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:
Về các hoạt động khác.
Tuyên dương: Hùng B, Quân,, Hiệu
Phê bình: Long, Hiếu. Định
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được
Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
3/ Củng cố - dặn dò.
Nhắc nhở HS chuẩn bị bài cho tuần học tới.( tuần 31)
 Thể dục
Tiết 60: Môn thể thao tự chọn - Trò chơi”Kiệu người”
I. Mục tiêu
- - Ôn và học mới một số nội dung môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Trò chơi Kiệu người.HS tham gia chơi nhiệt tình
 - Rèn luyện cho học sinh ý thức tập luyện thể dục thể thao.
II. Địa điểm, phương tiện
 - Sân trường vệ sinh nơi tập, còi, bóng rổ. 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
T.g 
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
a) ổn định
b) Khởi động:Chạy nhẹ nhàng trên sân trường
c) Ôn bài thể dục phát triển chung
2. Phần cơ bản:
a) Môn tự chọn: Đá cầu
+ Ôn tâng cầu bằng đùi
+ Ôn chuyền cầu (bằng má trong hoặc mu bàn chân) theo nhóm 2 người.
b) Trò chơ: Kiệu người
3. phần kết thúc: 
a) Thả lỏng
b) Củng cố nội dung bài
c) Dặn dò
6
2
2
2
22
16
5-6
4-6
- Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu giờ học:
- Cho học sinh chạy thành một vòng tròn trên sân.
- Cho cả lớp khởi động. Kiểm tra bài cũ. Trò chơi khởi động.
* GV nêu tên bài tập: Cho HS triển khai đội hình luyện tập.Chia tổ cho HS luyện tập
- GV tổ chức cho HS ôn đồng loạt theo đội hình hàng ngang em nọ cách em kia tối thiểu 1,5m.
- Các tổ thi đua với nhau, nhận xét đánh giá kết quả các tổ luyện tập.
* Tập theo đội hình 4 hàng ngang quay mặt vào nhau đôi một cách nhau 2- 3m. Mỗi hàng người nọ cách người kia 1,5m.
* GV nêu tên bài tập.
- Gv nêu tên trò chơI, luật chơi.
- Tổ chức cho các tổ thi chọn tổ vô địch.
- Nhận xét, đánh giá kết qảu luyện tập của các tổ.
- Học học sinh vừa đi vừa hát thả lỏng. 
- Giáo viên và học sinh hệ thống bài. 
- Giáo bài tập về nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 31.doc