TẬP ĐỌC
Tiết 67 Tiếng cười là liều thuốc bổ.
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết diễn cảm bài văn với giọng rõ ràng rành mạch phù hợp với một văn bản phổ biến khoa học.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Tiếng cười làm cho con người khác với động vật. Tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu,.Từ đó, làm cho HS có ý thức tạo ra xung quanh cuộc sống của mình niềm vui, sự hài hước, tiếng cười.
- Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
.II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Tuần 34 Thứ hai ngày 3 tháng 5 năm 2010 tập đọc Tiết 67 Tiếng cười là liều thuốc bổ.. I. Mục tiêu: - Đọc trôi chảy toàn bài. Biết diễn cảm bài văn với giọng rõ ràng rành mạch phù hợp với một văn bản phổ biến khoa học. - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. - Hiểu nội dung bài: Tiếng cười làm cho con người khác với động vật. Tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu,.Từ đó, làm cho HS có ý thức tạo ra xung quanh cuộc sống của mình niềm vui, sự hài hước, tiếng cười. - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS. .II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: - Cho học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn 2, 3 lượt. (chia 3 đoạn) - Giáo viên kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ ngữ khó trong bài. Sửa lỗi phát âm cho học sinh. - Cho học sinh luyện đọc theo cặp, gọi một vài em đọc cả bài. Rút ra cách đọc. Giáo viên đọc lại bài văn. b. Tìm hiểu bài: Gv đặt câu hỏi cho HS trả lời. Câu 1: Vì sao nối tiếng cười là liều thuốc bổ? ( Vì cười, tốc độ thở của con người tăng lên đến 100 ki –lô -métmột giờ, các cơmặt giãn ra, não tiết ra một chất làm cho con người có cảm giác sảng khoái) - ý 1: Tiếng cười là đặc điểm quan trọng, phân biệt con người với các đặc điểm khác. Câu 2: Người ta tìm cách rạo ra tiếng cười với các bệnh nhân để làm gì? (Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhân, tiết kiệm tiền của của nhà Nước) - ý 2: Tiếng cười là liều thuốc bổ. Câu 3: Em rút ra điều gì qua bài? Chọn ý đúng nhất? (ý b: Cần biết sống một cách vui vẻ) - ý 3: Người có tính hài hước sé sống lâu hơn - Học sinh rút ra đại ý của bài. - GV nhận xét và ghi bảng đại ý như phần tìm hiểu bài. c. Luyện đọc diễn cảm - Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm . - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn từ : Chọn đoạn :Tiếng cười đến làm hẹp mạch máu. - HS nêu cách đọc phù hợp cho từng đoạn. HS luyện đọc theo nhóm . - HS thi đọc diễn cảm - .GV và cả lớp nhận xét bình chọn bạn có giọng đọc hay nhất. 3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét giờ học, dặn về nhà luyện đọc nhiều. Toán Tiết 166: Ôn tập về đại lượng (tiếp). I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Ôn tập vè các đơn vị đo diện tích và mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích. - Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích - Giải các bài toán có liên quan đến đơn vị đo diện tích. - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS. `II. Đồ dùng dạy học. Bảng phụ cho học sinh học nhóm. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: Kiểm tra vở bài tập của HS B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung bài. Bài 1:Viết số thích hợp vào chỗ trống - Cho học sinh làm bài cá nhân vào nháp rồi trình bày kết quả, giáo viên nhận xét chốt lại kết qủa đúng: a. 1m2 = 100dm2 1km2 = 1000000 m2 1m2 = 10000cm2 1dm2 = 100cm2 Bài 2: - HS đọc yêu cầu và làm bài cá nhân vào vở. - HS nhắc lại cách đổi các đơn vị đo diện tích - HS trình bày bài làm, nhận xét. GV nhận xét và chốt câu trả lời đúng. a) 15 m2 = 150000cm2 b) 500cm2 = 5dm2 c) 5m29dm2 = 509dm2 103m2 = 10300dm2 1300dm2 = 13m2 8m250cm2 = 80050cm2 2110dm2 = 211000cm2 60000cm2 = 6 m2 700dm2 = 7m2 m2 = 10dm2 1cm2 = 100dm2 50 000cm2 = 5m2 dm2 = 10cm2 1dm2 = 100m2 m2 = 1000cm2 Bài 4: - Cho học sinh làm vở, giáo viên thu chấm nhận xét bài làm của học sinh: Diện tích của thửa ruộng là: 64 x 25 = 1600 (m2) Trên cả thửa ruộng đó người ta thu hoạch được số tạ thóc là: 1600 x = 800 kg = 8 tạ. 4.Củng cố - Dặn dò : - Giáo viên nhận xét giờ học.Dặn HS về làm phần bài tập còn lại. Chiều lịch sử Tiết 34: Ôn tập cuối học kì II I - Mục tiêu: Sau bài học HS nêu được - Tiếp tục hệ thống quá trình phát triển của lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX. - Nhớ được các sự kiện , hiện tượng , nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng vương đến buổi đầu thời Nguyễn - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS. II - Đồ dùng dạy học - Bảng thống kê các giai đoạn lịch sử đã học. - Tranh ảnh trong SGK III - Các hoạt động dạy – học chủ yếu A- Kiểm tra bài cũ : GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau : - Em hãy kể tên các thời kì lịch sử gắn với các triều đại lịc sử? - Ngoài nội dung của bài , em biết gì thêm về Huế? - HS trả lời GV nhận xét cho điểm B- Dạy – Học bài mới : 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung bài HĐ1:Làm việc cả lớp - GV đưa ra một danh sách các nhân vật lịch sử : + Hùng Vương + An Dương Vương + Hai Bà Trưng + Ngô quyền + Đinh Bộ Lĩnh + Lê Hoàn + Lí Thái Tổ + Lí Thường Kiệt + Trần Hưng đạo + Lê thánh Tông + Nguyễn Trãi + Nguyễn Huệ v..v.... - GV yêu cầu một số HS ghi tóm tắt công lao của các nhân vật lịch sử trên . *KL: GV kết luận như mục 1. HĐ2: Làm việc cả lớp - GV đưa ra một số địa danh , di tích lịch sử , văn hoá có đề cập trong sách giáo khoa như : + Lăng vua Hùng + Thành Cổ Loa + Sông Bạch Đằng + Thành Hoa Lư + Thành Thăng Long +Tượng phật A-di -đà v.v.... - Gv gọi một số HS điền thêm thời gian hoặc sự kiện lịch sử gắn liền với các địa danh , di tích lịch sử , văn hoá . - GV kết luận chung: Đưa ra các giai đoạn lịch sử cùng các sự kiện gắn liền. 3. Củng cố – Dặn dò : - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK - GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà học thuộc bài. Chiều Đạo đức Tiết 34: Dành cho địa phương (tiết 2) Làm vệ sinh môi trường I. Mục tiêu: - HS thực hành làm vệ sinh môI trường - Các em tham gia làm vệ sinh trong trường, đường làng, vệ sinh trong đền Vua Bà. - Rèn học sinh ngồi học ngồi viết đúng tư thế. II. Đồ dùng dạy học - Các dụng cụ lao động vệ sinh. III. Các hoạt động dạy học. HĐ1: Kiểm tra bài cũ - Kể tên một số biển báo giao thông mà em đã được học? - Giới thiệu bài. HĐ2: Tìm hiểu vì sao tham gia làm vệ sinh môi trường - GV hỏi HS lí do em tham gi làm vệ sinh môi trường là gì? - HS lần lượt trả lời câu hỏi của GV - GV nhận xét và kết luận. *Kết luận: Muốn cho môi trường của chúng ta luôn sạch đẹp thì mọi người dân không phân biệt già trẻ lớn bé đều phẩi có ỹ thức giữ vệ sinh môi trường chung và đồng thời làm vệ sinh sạch sẽ đường làng ngõ xóm... HĐ3: HS thực hành làm vệ sinh môi trường. - Gv trập hợp lớp dưới sân trường và phân công nhiệm vụ hco từng tổ. + Tổ 1 làm vệ sinh từ cổng trường ra đến đường rẽ vào trường. + Tổ 2 làm vệ sinh từ cổng trường vào đến đường rẽ vào chùa. + Tổ 3 quýet dọn vệ sinh trong chùa Các tổ nhận nhiệm vụ phân công và thực hiện dọn vệ sinh. GV quan sát lớp và cùng tham gia làm vệ sinh HĐ4: Đánh giá kết quả GV cùng lớp trưởng kiểm tra lại toàn bộ phần việc của các tổ. GV nhận xétt buổi làm vệ sinh của từng tổ GV nhận xét đánh giá chung, tuyên dương những tổ và cá nhân có ý thức tốt HS thu dọn dụng cụ lao động và làm vệ sinh cá nhân. HĐ nối tiếp - Gv nhận xét tiết học.Dặn HS về nhà tuyên truyền và thực hiện tốt việch làm vệ sinh đường làng, ngõ xóm. - Chuẩn bị tốt cho tiết học sau. Thể dục Tiết 67: Nhảy dây kiểu chân trước chân sau – Trò chơi: Lăn bóng bằng tay I. Mục tiêu - Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. - HS chơi trò chơi Lăn bóng bằng tay. Yêu cầu chơi nhiệt tình - Rèn luyện cho học sinh ý thức tập luyện thể dục thể thao. II- Địa điểm, phương tiện - Địa điểm: Sân trường đảm bảo vệ sinh. - Phương tiện: Mỗi HS 1 dây nhảy và quả cầu III. Các hoạt động dạy học: Nội dung Thời gian (phút) Phương pháp 1- Phần mở đầu a) Khởi động b) Ôn bài thể dục phát triển chung. c) Trò chơi: Bịt mắt bắt dê 2- Phần cơ bản a) Nhảy dây kiểu chân trước, chân sau b) Trò chơi: Lăn bóng bằng tay 3- Phần kết thúc 6 phút 2 2 2 10-12 6-8 4-5 - GV nhận lớp, phổ biến nội dung,yêu cầu giờ học. - HS khởi động. - Tập bài TDPTC. - HS chơi trò chơi Bịt mắt bắt dê theo đội hình vòng tròn. * GV nêu tên bài tập: Cho HS triển khai đội hình luyện tập.Chia tổ cho HS luyện tập - GV yêu cầu HS về kĩ thuật thành tích và kỉ luật luyện tập, sau đó cho các em về địa điểm để tự quản tập luyện. - GV quan sát lớp và giúp đỡ uốn nắn những động tác sai cho HS. - Các tổ thi đua với nhau, nhận xét đánh giá kết quả các tổ luyện tập. * GV nêu tên bài tập. - HS tập cá nhân theo đội hình hàng ngang. - Tổ chức cho các tổ thi chọn tổ vô địch. - Nhận xét, đánh giá kết qủa luyện tập của các tổ. * HS tập thả lỏng: Đứng tại chỗ, thả lỏng, hít sâu.(4-5 lần) - Hệ thống nội dung bài. - GV nhận xét giờ, dặn dò HS học tập. Sáng Thứ tư ngày 4 tháng 5 năm 2010 tập đọc Tiết 68: ăn mầm đá I. Mục tiêu: -Đọc lưu loát toàn bài. Đọc ngắt nghỉ đúng chỗ. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy. - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể vui, hóm hỉnh.Đọc phân biệt lời các nhân vật trong truyện. - Hiểu các từ ngữ trong bài khó trong bài - Hiểu ý nghĩa của bài thơ : Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng vừa khéo răn chúa: No thì có gì vừa miệng đâu ạ! - Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ viêt đoạn luyện đọc diễn cảm III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh đọc bài tiết Tiếng cười là liều thuốc bổ và trả lời câu hỏi trong sgk. B. Dạy học bài mới *. Giới thiệu bài 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: - Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc nối tiếp 4 đoạn theo lượt. - Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc bài. Giáo viên kết hợp hướng dẫn xem tranh, ảnh minh hoạ bài thơ; giúp học sinh hiểu nghĩa của các từ khó trong bài, hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi tự nhiên, đúng giữa các câu dài. - Cho học sinh luyện đọc theo cặp, gọi một vài em đọc cả bài. Rút ra cách đọc. Giáo viên đọc lại bài văn. b. Tìm hiểu bài: HS lần lượt trả lời câu hỏi. Câu 1: Vì sao chúa Trịnh muốn ăn mầm đá? ( Vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng, thấy mầm đá là món lạ nên muốn ăn) Câu 2: Trạng Quỳnh chuẩn bị mons ăn cho chúa như thế nào? ( Trạng cho người di lấy đã về ninh, còn mình thì chuẩn bị lọ tương đề bên ngoài hai chữ đại phong..) Câu 4: Cuối cùng chúa có ăn đực mầm đá không? Vì sao? (Chúa không ăn được mầm đá vì thực ra không có món đó) Câu 5: Vì sao chúa ăn tương vẫn thấy ngan miệng? ( Vì đói thì ăn gì cũng thấy ngon) Câu 6: EM có nhận xét gì về nhân vật Trạng ... u rất đẹp. Chú có bộ lông màu nâu đen bóng mượt,Chiếc đầu nhỏ lúc lắc chông rất đáng yêu.Với đôi cánh mềm mại, đôi chim bồ câu cùng bay lượn trên nóc nhà trông thật đẹp mắt. 3. Củng cố dặn dò: Giáo viên nhận xét giờ học.Dặn SH chuẩn bị bài sau. Sáng Thứ sáu ngày 7 tháng 5 năm 2010 Toán Tiết 170 Ôn tập về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.. I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Giúp HS : ôn tập về giải bài táon tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Rèn kĩ năng cách trình bày bài giải có lời văn . - Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS. `II. Đồ dùng dạy học GV:Bảng phụ cho học sinh học nhóm. III. Các hoạt động dạy học: HĐ 1. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra vở bài tập của HS. 1. Giới thiệu bài HĐ 2: Nội dung bài. Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài và nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Cho học sinh làm bài rồi trình bày kết quả, giáo viên nhận xét chốt lại kết qủa đúng: *Kết quả Tổng hai số 318 1945 3271 Hiệu hai số 42 87 493 Số lớn (318 + 42):2 =180 (1945 +87):2 = 1016 1882 Số bé 318 – 180 = 138 1945 – 1016 = 929 1389 Bài 2: - Cho học sinh trao đổi theo cặp làm bài trên phiếu to. - Đại diện nhóm trình bày, nhận xét. - GV nhận xét và chữa bài. *Kết quả: Bài giải: Đội thứ hai trồng được số cây là: (1375 – 285) : 2 = 545 (cây) Đội thứ nhất trồng được số cây là: 545 + 285 = 830 (cây) Đáp số: Đội 1: 830 cây; Đội 2: 545 cây Bài 3: - HS làm bài cá nhân vào vở. GV chấm và chữa bài *Kết quả: Nửa chu vi của hình chữ xnhật là: 530 : 2 = 265 (m) Chiều rộng của thửa ruộng là : ( 265 – 47) : 2 = 109 (m) Chiều dài của thửa ruộng là: 109 + 47 = 156 (m) Diện tích của thửa ruộng là: 109 x 156 = 17004 (m2) Đáp số: 17004 m2 4.Củng cố - Dặn dò - Giáo viên nhận xét giờ học.GV nhận xét và chữa bài. Tập làm văn Tiết 68: Điền vào giấy tờ in sẵn I. Mục tiêu -HS hiểu được được các yêu cầu, nội dung trong Điện chuyển tiền, giấy đặt mua báo chí trong nước. - Biết điền đúng nội dung cần thiết vào Điện chuyển tiền và giấy đặt mua báo chí trong nước. - GD HS tính khoa học và biết ứng dụng kiến thức học trong thực tế - Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS. II. Đồ dùng dạy học Vở bài tập, phiếu bài tập, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: HĐ 1:Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vở bài tập của HS. 1. Giới thiệu bài: HĐ 2. Hướng dẫn HS điền nội dung vào mẫu Điện chuyển tiền. Bài 1: - Gv gọi HS đọc yêu cầu của bài tập . - GV giải nghĩa những chữ viết tắt trong điện chuyển tiền - N3VNT: là những kí hiệu riêng của ngành bưu điện - ĐCT: Viết tắt của Điện chuyển tiền - GV hướng dẫn HS cách điền vào Điện chyển tiền: Em bắt đầu viết từ - Họ tên người gửi(họ tên của mẹ em) Phần khách hàng - Địa chỉ(cần chuyển ddi thì ghi): nơi ở của gia đình em viết (phần trên đó do - Số tiền gửi(viết bằng số trước, bằng chữ sau) nhân viên bưu điện - Họ tên người nhận (là ông và bà em) viết) - Địa chỉ: nơi ở của ông em - Tin tức kèm theo chú ý viết ngắn gọn. - Một HS nói cách viết cho các bạn cùng nghe. Lớp làm việc cá nhân vào vở BT. - Một vài học sinh đọc điện chuyển tiền của mình. GV nhận xét và chữa bài Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập . - GV hướng dẫn HS viết vào nội dung của Giấy đặt mua báo chí. - GV giúp HS giải thích các chữ viết tắt, các từ ngữ khó (nêu trong chú thích: BCVT, báo chí, độc giả, kế toán trưởng, thủ trưởng) - GV lưu ý HS về những thông tin mà đề bài cung cấp ghi cho đúng: + Tên các báo chọn đặt cho mình, hco ông bà, bố mẹ, anh chị. + Thời gian đặt mua báo (3 tháng, 6 tháng, 12 tháng) - HS tự điền vào Giấy đặt mua báo trong nước. - HS trình bày phần bài làm của mình trước lớp. - GV nhận xét và hướng dẫn thêm cho những HS yếu kếm. 3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò học tập. địa lí Tiết 34: ôn tập I- Mục tiêu: Giúp HS * Sau bài học, HS có khả năng : Biết chỉ trên bản đồ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn , đỉnh Phan -xi - păng , ĐBBB, ĐBNB, ĐB duyên hải miền Trung , các cao nguyên So sánh và hệ thống hoá các kiến thức về thiên nhiên , con người , hoạt động sản xuất của người dân ở các vùng đã học . Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố đã học . Tôn trọng các nét đặc trưng văn hoá của các người dân ở các vùng miền - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS. II- Đồ dùng dạy- học - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam Nội dung cuộc thi hái hoa dân chủ , phiếu bài kiểm tra III- Các hoạt động dạy- học HĐ1: Kiểm tra bài cũ + Nêu dẫn chứng cho thấy biển của nước ta rất phong phú vềkkhoáng sản và hải sản ? - GV nhận xét và ghi điểm HĐ2: GV tổ chức lớp thành 4 nhóm thi dưới hình thức hái hoa dân chủ : *Vòng 1: Ai chỉ đúng ? - GV sẽ chuẩn bị sẵn các băng giấy ghi tên các địa danh : dãy núi Hoàng Liên Sơn , đỉnh Phan - xi - păng, ĐBBB,yêu cầu HS lần lượt lên bốc thăm trúng địa danh nào , đội đó phải chỉ trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam , nếu chỉ đúng đội ghi được 3 điểm , nếu sai đội không ghi được điểm nào * Vòng 2 : Ai kể đúng ? - GV chuẩn bị sẵn các bông hoa có ghi : dãy núi Hoàng Liên Sơn , Tây Nguyên , ĐBBB, ĐBNB, ĐB Duyên hải miền Trung . Yêu cầu HS lần lượt lên bốc thăm , trúng địa danh nào , phải kể tên được các dân tộc và một số đặc điểm về trang phục và lễ hội của dân tộc đó . Nếu đúng ghi được 10 điểm , sai đội sẽ không ghi được điểm * Vòng 3 : Ai nói đúng ? - GV chuẩn bị các băng giấy : Hà Nội , Hải Phòng , Huế , Đà Nẵng , Đà Lạt , TP HCM, Cần Thơ .Yêu cầu HS lên bốc thăm trúng thành phố nào , phải nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về thành phố đó .Nếu đúng đội ghi được 5 điểm , nếu sai đội không ghi được điểm nào . * Vòng 4 : Ai đoán đúng ? - GV chuẩn bị sẵn 1 ô chữ với các ô hàng dọc và hàng ngang . Yêu cầu HS khi nghe lời gợi ý về các ô chữ sẽ phất cờ xin trả lời nếu nghĩ ra trước , Nếu đúng được 5 điểm . - GV tổng kết cuộc thi thông báo đội thắng cuộc HĐ3: Củng cố, dặn dò. - Hệ thống nội dung bài: GV gợi ý HS rút ra bài học cuối bài- HS đọc. - GV nhận xét giờ, dặn dò HS học tập. Chiều toán(LT) Ôn tập về đại lượng I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Ôn tập về các đơn vị đo diện tích và mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích. - Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích - Giải các bài toán có liên quan đến đơn vị đo diện tích. - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS. `II. Đồ dùng dạy học. Bảng phụ cho học sinh học nhóm. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: Kiểm tra vở bài tập của HS B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung bài. Bài 1:Viết số thích hợp vào chỗ trống - Cho học sinh làm bài cá nhân vào nháp rồi trình bày kết quả, giáo viên nhận xét chốt lại kết qủa đúng: a. 2m2 = 200dm2 5km2 = 5000000 m2 3m2 = 30000cm2 7dm2 = 700cm2 Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm. - HS đọc yêu cầu và làm bài cá nhân vào vở. - HS nhắc lại cách đổi các đơn vị đo diện tích - HS trình bày bài làm, nhận xét. GV nhận xét và chốt câu trả lời đúng. a) 19 m2 = 190000cm2 b) 600cm2 = 6dm2 c) 6m29dm2 = 609dm2 503m2 = 50300dm2 2400dm2 = 24m2 4m250cm2 = 40050cm2 4310dm2 = 431000cm2 90000cm2 = 9 m2 900dm2 = 9m2 m2 = 10dm2 5cm2 = 500dm2 70 000cm2 = 7 m2 dm2 = 10cm2 3dm2 = 300m2 m2 = 1000cm2 Bài 4: Một thửa ruộng có chiều dài là 80 mvà chiều rộng là 20 m.Trung bình cứ 1m2 ruộng đó thì thu hoach được kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng đó người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc? - Cho học sinh làm vở, giáo viên thu chấm nhận xét bài làm của học sinh: Diện tích của thửa ruộng là: 80 x 20 = 1600 (m2) Trên cả thửa ruộng đó người ta thu hoạch được số tạ thóc là: 1600 x = 800 kg = 8 tạ. 3.Củng cố dặn dò : - Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò giờ học sau. Sinh hoạt Tiết 34: Kiểm điểm hoạt động tuần 34. I. Mục tiêu. - Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. - Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới. - Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp. II. Chuẩn bị. - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt. - Học sinh: ý kiến phát biểu. III. Tiến trình sinh hoạt. 1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ. Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm. Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp. Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua. Đánh giá xếp loại các tổ. Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp . Về học tập: Về đạo đức: Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ: Về các hoạt động khác. Tuyên dương: Linh, yến, Phương, Hải,Khánh Phê bình: Long, Hiếu. Bắc 2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới. Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp. 3/ Củng cố - dặn dò. Nhắc nhở HS chuẩn bị bài cho tuần học tới.( tuần 35) Thể dục Tiết 68: Nhảy dây – Trò chơi: Dẫn bóng. I. Mục tiêu - Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. - HS tham gia chơi trò chơi: Dẫn bóng. Yêu cầu chơi nhiệt tình. - Rèn luyện cho học sinh ý thức tập luyện thể dục thể thao. II. Địa điểm, phương tiện Địa điểm: Sân trường vệ sinh nơi tập, Phương tiện: còi, bóng rổ. III. Các hoạt động dạy học: Nội dung T.g Phương pháp 1. Phần mở đầu: a) ổn định b) Khởi động:Chạy nhẹ nhàng trên sân trường c) Ôn bài thể dục phát triển chung 2. Phần cơ bản: a) Nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. b) Trò chơi: Dẫn bóng 3. phần kết thúc: a) Thả lỏng b) Củng cố nội dung bài c) Dặn dò 6 2 2 2 22 16 5-6 4-6 - Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu giờ học: - Cho học sinh chạy thành một vòng tròn trên sân. - Cho cả lớp khởi động. Kiểm tra bài cũ. Trò chơi khởi động. * GV nêu tên bài tập: Cho HS triển khai đội hình luyện tập.Chia tổ cho HS luyện tập - GV yêu cầu HS về kĩ thuật thành tích và kỉ luật luyện tập, sau đó cho các em về địa điểm để tự quản tập luyện. - GV quan sát lớp và giúp đỡ uốn nắn những động tác sai cho HS. - Các tổ thi đua với nhau, nhận xét đánh giá kết quả các tổ luyện tập. * GV nêu tên trò chơi - GV nêu luật chơi và cách chơi - HS tập chơi theo sợ hướng dẫn của tổ trưởng, lớp trưởng. - Nhận xét, đánh giá kết qủa luyện tập của các tổ. - Học học sinh vừa đi vừa hát thả lỏng. - Giáo viên và học sinh hệ thống bài. - Giáo bài tập về nhà.
Tài liệu đính kèm: