*Danh từ, Động từ, Tính từ :
Bài 23 : Cho các từ sau:
Bác sĩ, nhân dân, hi vọng, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, mơ ước, xe máy, sóng thần, , chiếc, bàn ghế, gió mùa, xã, huyện, phấn khởi, tự hào, mong muốn, truyền thống, hoà bình.
a)xếp các từ trên vào 2 loại : DT và không phải DT
b)Xếp các DT tìm được vào các nhóm : DT chỉ người, DT chỉ vật, DT chỉ hiện tượng, DT chỉ khái niệm, DT chỉ đơn vị.
Bài 24 : Tìm chỗ sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng :
a) Bạn Vân đang nấu cơm nước.
b) Bác nông dân đang cày ruộng.
c) Mẹ cháu vừa đi chợ búa.
d) Em có một người bạn bè rất thân.
Bài 25 : Cho các từ : cánh đồng, tình thương, lịch sử. Hãy đặt thành 2 câu ( với mỗi từ ) sao cho trong 2 câu đó mỗi từ nằm ở 2 bộ phận chính khác nhau.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4 PHẦN I-CẤU TẠO TỪ: *Cấu tạo từ: Từ phức Từ láy (Từ tượng thanh, tượng hình) Từ đơn Từ ghép T.G.P.L Láy âm đầu T.G.T.H Láy vần Láy âm và vần Láy tiếng Bài 1: Tìm từ trong các câu sau : Nụ hoa xanh màu ngọc bích. Đồng lúa rộng mênh mông. Tổ quốc ta vô cùng tươi đẹp. Bài 2 : Tìm các từ phức trong các kết hợp được in đậm dưới đây: Vườn nhà em có rất nhiều loài hoa : hoa hồng , hoa cúc, hoa nhài,...Màu sắc của hoa cũng thật phong phú : hoa hồng, hoa vàng , hoa trắng ,... Bài 3 : Chép lại đoạn thơ sau rồi gạch 1 gạch dưới các từ phức: Em mơ làm mây trắng Bay khắp nẻo trời cao Nhìn non sông gấm vóc Quê mình đẹp biết bao. Bài 4 : Chỉ ra từng từ đơn, từ phức trong đoạn thơ sau : Ơi quyển vở mới tinh Em viết cho thật đẹp Chữ đẹp là tính nết Của những người trò ngoan. Bài 5 : Dùng gạch ( / ) tách từng từ trong các câu sau : Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng , cái đầu tròn và 2 con mắt long lanh như thuỷ tinh ...Bốn cánh chú khẽ rung rung như còn đang phân vân. Bài 6 : Gạch 1 gạch dọc giữa 2 từ đứng cạnh nhau trong đoạn văn sau: Trời nắng chang chang. Hoa ngô xơ xác như cỏ may. Lá ngô quắt lại, rủ xuống. Những bắp ngô đã mập và chắc chỉ chờ tay người đến bẻ mang về. Bài 7 : Gạch 1 gạch dưới những từ 2 tiếng trong đoạn văn sau : Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi và gần gũi. Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội, đâm chồi , phô sắc và toả ngát hương thơm. Bài 8 : Dùng ( / ) tách các từ trong đoạn văn sau : Giữa vườn lá xum xuê , xanh mướt, còn ướt đẫm sương đêm, có một bông hoa rập rờn trước gió. Màu hoa đỏ thắm, cánh hoa mịn màng, khum khum úp sát voà nhau như còn chưa muốn nở hết. Đoá hoa toả hương thơm ngát. Bài 9 : Dùng ( / ) tách từng từ trong đoạn văn sau: Mùa xuân đã đến. Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xè quanh những mái nhà cao thấp. Những ngày mưa phùn, người ta thấy trên những bãi soi dài nổi lên ở giữa sông, những con giang , con sếu coa gần bằng người, theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng xoá... Bài 10: Tìm các từ đơn và từ phức trong các câu văn sau: a)Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý. Nhưng thân thuộc nhất vẵn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ. b) Mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức bốc lên. c) Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới,...Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. PHẦN II-CẤU TẠO TỪ PHỨC: Bài 11 : Điền các tiếng thích hợp vào chỗ trống để có : a) Các từ ghép : b) Các từ láy : - mềm ..... - mềm..... - xinh..... - xinh..... - khoẻ..... - khoẻ....... - mong.... - mong..... - nhớ..... - nhớ..... - buồn..... - buồn..... Bài 12 : Điền các tiếng thích hợp vào chỗ trống để có : a) T.G.T.H b) T.G.P.L c) Từ láy - nhỏ..... - nhỏ..... - nhỏ..... - lạnh..... - lạnh..... - lạnh..... - vui..... - vui..... - vui..... - xanh... - xanh..... - xanh..... Bài 13 : Hãy xếp các từ sau vào 3 nhóm : T.G.P.L ; T.G.T.H ; Từ láy : Thật thà, bạn bè, bạn đường, chăm chỉ, gắn bó, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn học, khó khăn, học hỏi, thành thật, bao bọc, quanh co, nhỏ nhẹ. Bài 14 : Phân các từ phức dưới đây thành 2 loại : T.G.T.H và T.G.P.L : Bạn học, bạn hữu, bạn đường, bạn đời, anh em, anh cả, em út , chị dâu, anh rể, anh chị, ruột thịt,hoà thuận , thương yêu. Bài 15 : Cho những kết hợp sau : Vui mừng, nụ hoa, đi đứng, cong queo, vui lòng, san sẻ, giúp việc, chợ búa, ồn ào, uống nước, xe đạp, thằn lằn, tia lửa, nước uống, học hành, ăn ở, tươi cười. Hãy xếp các kết hợp trên vào từng nhóm : Từ ghép có nghĩa tổng hợp, từ ghép có nghĩa phân loại, từ láy, kết hợp 2 từ đơn. Bài 16: “ Tổ quốc” là 1 từ ghép gốc Hán ( từ Hán Việt ). Em hãy : Tìm 4 từ ghép trong đó có tiếng “ tổ ”. Tìm 4 từ ghép trong đó có tiếng “ quốc ’’. Bài 17 : Tìm 5 từ láy để miêu tả bước đi, dáng đứng của người. Đặt câu với mỗi từ tìm được. Bài 18 : Em hãy tìm : - 3 thành ngữ nói về việc học tập. - 3 thành ngữ ( tục ngữ ) nói về tình cảm gia đình. Bài 19 : Tìm các từ tượng hình, tượng thanh thích hợp điền vào chỗ trống : hang sâu .... - cười... -rộng.... vực sâu.... - nói... - dài.... cánh đồng rộng.... - gáy... - cao.... con đường rộng... - thổi.... - thấp... Bài 20: Tìm 4 từ ghép có tiếng “ thơm’’ đứng trước, chỉ mức độ thơm khác nhau của hoa, Phân biệt nghĩa của các từ này. Bài 21 : Giải nghĩa các thành ngữ , tục ngữ sau : Ở hiền gặp lành. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Ăn vóc học hay. Học thày không tày học bạn. Học một biết mười. Máu chảy ruột mềm. Bài 22: Điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để tạo thành các thành ngữ : Chậm như...... - Ăn như .... Nhanh như..... - Nói như .... Nặng như..... - Khoẻ như ... Cao như...... - Yếu như ... Dài như..... - Ngọt như ... Rộng như.... - Vững như ... PHẦN III- TỪ LOẠI: * Các từ loại cơ bản của T.V. ..... Danh từ Động từ Tính từ Đại từ Quan hệ từ Đại từ chỉ ngôi D.T chung D.T riêng Nội động Chỉ t/c chung không kèm mức độ D.Tcụ thể DTtrừutượng Ngoại động Chỉ t/c ở mức độ cao nhất *Danh từ, Động từ, Tính từ : Bài 23 : Cho các từ sau: Bác sĩ, nhân dân, hi vọng, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, mơ ước, xe máy, sóng thần, , chiếc, bàn ghế, gió mùa, xã, huyện, phấn khởi, tự hào, mong muốn, truyền thống, hoà bình. a)xếp các từ trên vào 2 loại : DT và không phải DT b)Xếp các DT tìm được vào các nhóm : DT chỉ người, DT chỉ vật, DT chỉ hiện tượng, DT chỉ khái niệm, DT chỉ đơn vị. Bài 24 : Tìm chỗ sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng : Bạn Vân đang nấu cơm nước. Bác nông dân đang cày ruộng. Mẹ cháu vừa đi chợ búa. Em có một người bạn bè rất thân. Bài 25 : Cho các từ : cánh đồng, tình thương, lịch sử. Hãy đặt thành 2 câu ( với mỗi từ ) sao cho trong 2 câu đó mỗi từ nằm ở 2 bộ phận chính khác nhau. Bài 26 : Xác định từ loại của những từ được gạch chân dưới đây : Anh ấy đang suy nghĩ. Những suy nghĩ của anh ấy rất sâu sắc. Anh ấy sẽ kết luận sau. Những kết luận của anh ấy rất chắc chắn. Anh ấy ước mơ nhiều điều. Những ước mơ của anh ấy thật lớn lao. Bài 27 : Các từ gạch chân trong từng câu dưới đây bổ sung ý nghĩa gì cho ĐT đứng trước nó : Tuy rét vẫn kéo dài nhưng mùa xuân đã đến. Những cành cây đang trổ lá, lại sắp buông toả những tán hoa. Bài 28 : Xác định từ loại của các từ trong các thành ngữ : Đi ngược về xuôi. Nhìn xa trông rộng. nước chảy bèo trôi. Bài 29 : Xác định DT, ĐT, TT của các câu sau : Bốn mùa một sắc trời riêng đất này. Non cao gió dựng sông đầy nắng chang. Họ đang ngược Thái Nguyên, còn tôi xuôi Thái Bình. Nước chảy đá mòn. Bài 30: Xác định từ loại của những từ sau : Niềm vui, vui tươi, vui chơi, tình thương, yêu thương, đáng yêu. Bài 31 : Xác định từ loại của những từ sau : Sách vở, kiên nhẫn, kỉ niệm, yêu mến, tâm sự,lo lắng, xúc động, nhớ, thương, lễ phép, buồn , vui, thân thương, sự nghi ngờ, suy nghĩ, cái đẹp, cuộc vui, cơn giận dữ, trìu mến, nỗi buồn. PHẦN IV- KHÁI NIỆM CÂU: Câu : Phân loại theo cấu tạo: Câu đơn Phân loại theo mục đích nói: Câu kể Câu ghép Câu hỏi Câu cảm Câu khiến Bài 32 : Trong những dòng sau đây, dòng nào viết chưa thành câu, hãy sửa lại cho thành câu hoàn chỉnh : Ngày khai trường Bác rất vui lòng Cái trống trường em Trên mặt nước loang loáng như gương Những cô bé ngày nào nay đã trở thành Bài 33: Xếp các từ sau thành câu theo các cách khác nhau : chim, trên, hót, ríu rít, cây. Đồ Sơn, ở, rất, em, thích, nghỉ ,hè. Bài 34 : Đặt câu với mỗi từ sau : Xum xuê, rập rờn, ngập ngừng, long lanh, sóng sánh. Bài 35 : Viết tiếp 3 câu để thành đoạn : Hôm nay là ngày khai trường... Thế là mùa xuân đã về... Bài 36 : Ngắt đoạn văn sau thành từng câu (đặt dấu chấm vào cuối mỗi câu và viết hoa chữ cái đầu câu ): Những ngày nghỉ học, chúng tôi thường rủ nhau ra cánh đồng tìm bắt dế chọi trong túi áo đứa nào cũng có sẵn bốn ,năm chiếc vỏ bao diêm Toàn có đôi tai thính như tai meo và bước chân êm, nhẹ như thỏnhảy cậu ta nổi tiếng là tay bắt dế chọi lành nghề. Bài 37 : Sắp xếp lại trật tự để các câu sau tạo thành đoạn văn thích hợp : a)Không lúc nào nó thèm bay bổng, thèm ca hát bằng lúc này (1). Bọ ve rạo rực cả người (2) . Từ tít trên cao kia, mùi hoa lí toả xuống thơm ngát và tiếng những bạn ve inh ỏi (3). b) Mặt nước sáng loá (1). Trăng lên cao (2). Biển và trời những hôm có trăng đẹp quá (3). Bầu trời càng sáng hơn (4). Cả một vùng nước sóng sánh , vàng chói lọi (5). Bài 38: Hãy chỉ ra chỗ sai của những câu văn sau rồi sửa lại bằng 2 cách : Bông hoa đẹp này. Con đê in một vệt ngang trời đó. Những con chim chào mào liến thoắng gọi nhau loách choách ấy. Bài 39 : Các câu văn sau thiếu bộ phận chính nào ? Hãy sửa lại bằng 2 cách : a) Khi em nhìn thấy ánh mắt trìu mến ,thương yêu của Bác. b) Những đợt sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát ấy. c) Một hôm, chích bông đang đậu trên một cành cây nhỏ. d) Truyện Hươu và Rùa người xưa đã cho chúng ta thấy tình bạn giữa Hươu và Rùa rất đẹp. e) Qua câu truyện Hươu và Rùa đã cho chúng ta thấy tình bạn tuyệt vời giữa Hươu và Rùa. PHẦN V- CÁC THÀNH PHẦN CỦA CÂU: *Các thành phần của câu: Chủ ngữ Vị ngữ Trạng ngữ Định ngữ* Bổ ngữ* Hô ngữ* Bài 40 : Tìm CN, VN và TN của những câu văn sau : a)Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng 2 giờ sáng, trên đường đi công tác,/ Bác Hồ / đến nghỉ chân ở một nhà ven đường . b)Ngoài suối , trên mấy cành cây cao,/ tiếng chim, tiếng ve / cất lên inh ỏi, râm ran. Bài 41 : Tìm CN, VN của các câu sau : Suối chảy róch rách. Tiếng suối chảy róc rách. Sóng vỗ loong boong trên mạn thuyền. Tiếng sóng vỗ loong boong trên mạn thuyền. Tiếng mưa rơi lộp độp , tiếng mọi người gọi nhau í ới . Mưa rơi lộp độp, mọi người gọi nhau í ới . Con gà to, ngon. Con gà to ngon. Những con voi về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả. Những con voi về đích trước tiên, huơ vòi chào khán giả . Những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh lăn tròn trên những con sóng. Những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh, lăn tròn trên những con sóng. Mấy chú dế bị sặc nước ,loạng choạng bò ra khỏi tổ . Mấy chú dế bị sặc nước loạng choạng bò ra khỏi tổ. Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Sách vở của con là vũ khí. Lớp học của con là chiến trường. Bài 42 : Tìm CN, VN, TN của những câu sau : a)Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói , tiếng cười rộn ràng ,vui vẻ. b)Hoa lá, quả chín ,những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả hương. c)Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm. Bài 43 : Hãy xác định BPSS trong câu b) của BT3 và nói rõ chúng giữ chức vụ gì trong câu. Bài 44: Chuyển các cặp câu sau thành 1 câu (có BPSS) để cách diễn đạt ngắn gọn hơn. - Buổi sáng, đường phố đông vui, nhộn nhịp. Buổi chiều, đường phố đông vui, nhộn nhịp. - Sáng nay, lớp 5A lao động. Sáng nay, lớp 5B lao động. - Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh đẹp của đất nước. - Sa Pa là một thắng cảnh đẹp của đất nước. Bài 45 : Gọi tên các bộ phận được gạch chân trong các câu sau : Ở Vinh, tôi được nghỉ hè. Tôi được nghỉ hè ở Vinh. Bài 46 : Tìm ĐN, BN trong các câu văn sau : a) Tất cả HS lớp 5A lao động ngoài vườn trường. b) Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế đứng trang nghiêm. Bài 47 : Đặt câu theo cấu trúc sau : TN, TN, CN - VN. TN, CN, CN – VN. TN, CN- VN, VN. TN, TN, TN, CN – VN. TN, TN, CN, CN, - VN, VN. Bài 48 : Chỉ ra chỗ sai của các câu sau rồi sửa lại cho đúng : Bạn Lan học và ngoan. Bây giờ ta đi chơi hay là chăm chỉ học? Cô gái đó vừa xinh vừa học kém. Bài 49 : Mở rộng các câu sau bằng cách thêm ĐN, BN cho nòng cốt câu : Mây trôi. Hoa nở. Bài 50: Với mỗi loại trạng ngữ sau đây, hãy đặt 1 câu : TN chỉ nơi chốn, TN chỉ nguyên nhân, TN chỉ thời gian, TN chỉ mục đích, TN chỉ phương tiện. PHẦN VI- CÁC KIỂU CÂU ( Chia theo mục đích nói): 1.Câu hỏi: Bài 51: Đặt câu hỏi cho từng bộ phận được gạch chân sau: Dưới ánh nắng chói chang, Bác nông dân đang cày ruộng. Bà cụ ngồi bán những con búp bê khâu bằng vải vụn. Bài 52: Dựa vào các tình huống sau, hãy đặt câu hỏi để tự hỏi mình: Tự hỏi mình về một người trông rất quen nhưng không nhớ tên. Một dụng cụ học tập cần tìm mà chưa thấy. Một công việc mẹ dặn nhưng quên chưa làm. Bài 53 : Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong từng câu dưới đây : Giữa vườn lá um tùm, bông hoa đang dập dờn trước gió. Bác sĩ Ly là một người đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Chủ nhật tuần tới, mẹ sẽ cho con đi chơi. Bé rất ân hận vì không nghe lời mẹ dặn. Bài 54 : Trong từng câu sau, mục đích dùng câu hỏi để làm gì? Anh chị nói nhỏ một chút có được không? Sao bạn chịu khó thế ? Sao con hư thế nhỉ ? Cậu làm như thế này là đúng à ? Tớ làm thế này mà sai à ? 2.Câu kể: Bài 55: Tìm câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau rồi gạch dưới các bộ phận VN của từng câu tìm được: Bàn tay mền mại của Tấm rắc đều những hạt cơm quanh bống. Tấm ngắm nhìn bống. Tấm nhúng bàn tay xuống nước vuốt nhẹ hai bên lườn của cá. Cá đứng im trong tay chị Tấm. Bài 56: Dùng gạch ( / ) tách CN và VN trong từng câu sau và cho biết VN trong từng câu là ĐT hay cụm ĐT. Em bé cười. Cô giáo đang giảng bài . Đàn cá chuối con ùa lại tranh nhau đớp tới tấp . Bài 57: Đặt 2 câu kể Ai làm gì? Trong đó một câu có VN là ĐT, một câu có VN là cụm ĐT. Bài 58: Tìm CN, VN, trạng ngữ của các câu văn sau: Cá Chuối mẹ lại bơi về phía bờ, rạch lên rìa nước, nằm chờ đợi. Bỗng nhiên, nghe như có tiếng bước chân rất nhẹ, Cá Chuối mẹ nhìn ra, thấy hai con mắt xanh lè của mụ mèo đang lại gần. Cá Chuối mẹ lấy hết sức định nhảy xuống nước. Mụ mèo đã nhanh hơn, lao phấp tới cắn vào cổ Cá Chuối mẹ. Ở dưới nước, đàn cá chuối con chờ đợi mãi không thấy mẹ. Bài 59: Tìm các câu kể Ai thế nào? rồi gạch dưỡi các bộ phận VN. Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng. Một mảnh lá gãy cũng dậy mùi thơm. Gió càng thơm ngát. Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi giòn , dễ gãy hơn cả cành khế. Quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành. Bài 60: VN trong các câu kể Ai thế nào ? tìm được ở BT5 biểu thị nội dung gì? Chúng do những từ ngữ thế nào tạo thành? Bài 61: Tìm câu kể Ai là gì? và nêu tác dụng của từng câu . Tớ là chiếc xe lu Người tớ to lù lù. Bông cúc là nắng làm hoa Bướm vàng là nắng bay xa lượn vòng Lúa chín /là nắng của đồng Trái thị, trái hồng ,... là nắng của cây. Tôi là chim chích Sống ở cành chanh. Bài 62: VN trong các câu Ai là gì ? ở BT7 là DT hay cụm DT? 3.Câu khiến : Bài 63 : Hãy đặt 3 câu khiến tương ứng với 3 tình huống sau : Mượn bạn một cuốn truyện tranh. Nhờ chị lấy hộ cốc nước. Xin bố mẹ cho cvề quê thăm ông bà. Bài 64: Đặt câu khiến theo các yêu cậu dưới đây: Câu khiến có từ đừng (hoặc chớ, nên , phải ) ở trước ĐT làm VN. Câu khiến có từ lên (hoặc đi, thôi ) ở cuối câu. Câu khiến có từ đề nghị ở đầu câu. Bài 65 : Em hãy nêu các tình huống có thể dùng câu khiến đã đặt ở bài tập 2. Bài 66: Đặt câu khiến có từ Làm ơn đứng trước ĐT. Đặt câu khiến có từ giúp ( giùm ) đứng sau ĐT. 4.Câu cảm: Bài 67: Đặt câu cảm , trong đó có : Một trong các từ : Ôi, ồ, chà đứng trước. Một trong các từ lắm , quá, thật đứng cuối. Bài 68: Chuyển các câu sau thành các loại câu hỏi, câu khiến, câu cảm: Cánh diều bay cao. Gió thổi mạnh. Mùa xuân về. Bài 69: Hãy diễn đạt cảm xúc của mình trong những tình huống sau đây bằng những câu cảm : Được đọc một quyển truyện hay. Được tặng một món quà hấp dẫn. Bất ngờ gặp lại một người bạn thân xa nhau đã lâu. Làm hỏng một việc gì đó. Gặp phải một sự rủi ro nào đó. PHẦN VII- DẤU CÂU Bài 70: Trong những câu sau đây, dấu hai chấm có tác dụng gì? Sự vật xung quanh tôi có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học. Bố dặn bé Lan: “Con phải học bài xong rồi mới đi chơi đấy!”. Bài 71: Đặt 2 câu có dùng dấu ngoặc đơn: Phần chú thích trong ngoặc đơn làm rõ ý một từ ngữ. Phần chú thích cho biết xuất xứ của đoạn văn. Bài 72: Điền dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm cảm vào chỗ trống sao cho thích hợp: Sân ga ồn ào....nhộn nhịp.....đoàn tàu đã đến..... .....Bố ơi....bố đã nhìn thấy mẹ chưa....... .....Đi lại gần nữa đi....con.... ....A....mẹ đã xuống kia rồi..... Bài 73: Hãy chữa lại các dấu câu viết sai cho các câu sau: Con tìm xem quyển sách để ở đâu? Mẹ hỏi tôi có thích xem phim không? Tôi cũng không biết là tôi có thích hay không? Bài 74: Tách đoạn văn sau ra thành nhiều câu đơn. Chép lại đoạn văn và điền dấu câu thích hợp. Nhớ viết hoa và xuống dòng cho đúng : Một con Dê Trắng vào rừng tìm lá non bỗng gặp Sói Sói quát dê kia mi đi đâu Dê Trắng run rẩy tôi đi tìm lá non trên đầu mi có cái gì thế đầu tôi có sừng tim mi thế nào tim tôi đang run sợ...
Tài liệu đính kèm: