Hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học Môn Toán – Lớp 2

Hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học Môn Toán – Lớp 2

I_Đặt vấn đề:

Như chúng ta đã biết: toán 2 là 1 bộ phận của chương trình toán Tiểu học, là sự kế tiếp của chương trình toán lớp 1.Vì vậy chương trình này kế thừa và phát triển những thành tựu để dạy học toán 2.Song song với việc đổi mới về cấu trúc nội dung để tăng cường thực hành và ứng dụng kiến thức mới thì việc đổi mới phương pháp dạy học cũng được quan tâm đúng mức nhằm giúp học sinh có hứng thú , hoạt động học tập tích cực, linh hoạt ,sáng tạo theo năng lực của từng đối tượng học sinh,từng lớp,từng trường.

Do đó đổi mới phương pháp dạy học toán 2 cũng được sắp xếp áp dụng theo định hướng ĐMPPDH.

 

doc 6 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1794Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học Môn Toán – Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD-ĐT HUYỆN: CAM LỘ
 Trường Tiểu học Lê Văn Tám.
 Hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học
 Môn toán – Lớp 2
 Nhóm thảo luận: Hồ Thị Liên – Trương Thị Hạnh
 Người trình bày: Hồ Thị Liên 
 * * *
I_Đặt vấn đề:
Như chúng ta đã biết: toán 2 là 1 bộ phận của chương trình toán Tiểu học, là sự kế tiếp của chương trình toán lớp 1.Vì vậy chương trình này kế thừa và phát triển những thành tựu để dạy học toán 2.Song song với việc đổi mới về cấu trúc nội dung để tăng cường thực hành và ứng dụng kiến thức mới thì việc đổi mới phương pháp dạy học cũng được quan tâm đúng mức nhằm giúp học sinh có hứng thú , hoạt động học tập tích cực, linh hoạt ,sáng tạo theo năng lực của từng đối tượng học sinh,từng lớp,từng trường.
Do đó đổi mới phương pháp dạy học toán 2 cũng được sắp xếp áp dụng theo định hướng ĐMPPDH.
II-Các phương pháp mới dạy môn toán lớp 2:
1-Tự phát hiện và tự giải quyết nhiệm vụ của bài học:
Trên cơ sở GV đưa ra vấn đề yêu cầu HS phải suy nghĩ động não bằng các hìh thức học tập:cá nhân, nhóm đôi hoặc nhóm ba để cùng nhau giải quyết vấn đề đó.
Ví dụ:Khi dạy bài 13 trừ đi 1 số .GV yêu cầu HS sử dụng các bó que tính và các que tính rời để tự nêu được: có 1 bó chục que tính và 3 quen tính rời ,tức là có 13 que tính lấy bớt đi 5 que tính ,còn lại mấy que tính? ( tức là : 13- 5 = ?).Sau đó GV hướng dẫn thao tác tiếp theo bớt : bớt đi 3 que tính rời( 13- 3 = 10) ,tháo bó que rời ra bớt tiếp 2 que (10-2=8).Vậy 13-5=8
-Thực hiện tương tự với các phép tính còn lại để tự tìm ra kết quả của bảng trừ 13 trừ đi một số.
2-Tự chiếm lĩnh kiến thức mới :
Chiếm lĩnh kiến thức mới không phải các em học thuộc lòng như vẹt khác với các môn học khác , môn toán đòi hỏi các em phải nắm được qui tắc, qui luật, dạng toán,thì mới làm được bài tập thực hành.Vì vậy muốn đánh giá các em chiếm lĩnh kiến thức mới ở mức độ nào phải thông qua các bài tập thực hành vận dụng.
Ví dụ: Sau khi hs đã tự tìm ra kết quả các phép trừ 13 trừ đi 1 số
GV có thể tổ chức cho hs ghi nhớ công thức trong bảng trừ:13 trừ đi một số một cách dễ dàng .
Như vậy trong quá trình giảng dạy giúp các em biết cách học, phương pháp học phát hiện,chiếm lĩnh kiến thức mới và cách giải quyết vấn đề gần gũi với cuộc sống.Ngoài ra cần giúp các em nắm chắc các kiến thức ,kĩ năng cơ bản nhất , thông dụng nhất, vừa hình thành được phương pháp học tập 1 cách có khao học.
3-Thiết lập mối quan hệ gắn kết giữa kiến thức mới và kiến thức đã học:
Trong quá trình dạy học , chúng tôi thấy : Bất kì 1 bài học nào cũng chứa đựng kiến thức đã học , tức là cái các em đã biết, đã hiểu để sau đó việc các em phải làm là:Kiến thức mới của bài học hôm nay là vấn đề gì? Để từ đó đặt kiến thức mới vào trong mối quan hệ với kiến thức đã học.
Ví dụ: Khi các em đã học phép cộng (không nhớ)các số trong phạm vi 100.Đến khi chuyển sang học phép cộng(không nhớ) các số trong phạm vi 1000:rất thuận tiện.Bởi vì cách cộng số có 3 chữ số cũng giống với cách cộng số có 2 chữ số,chỉ có khác là: một bên là 2 chữ số , một bên là 3 chữ số.
4-Giúp mọi HS đều tham gia vào hoạt động thực hành, luyện tập theo khả năng của mình.
Phương pháp này vận dụng vào giảng dạy phù hợp đối với dạng bài luyện tập thực hành bằng nhiều hình thức:
a)Tổ chức cho hướng dẫn cho HS làm các bài tập theothứ tự.
Sau mỗi bài tập cho hs tự kiểm tra bài hoặc đổi chéo bài của nhau để kiểm tra kết quả, kịp thời phát hiện sữa sai cho bạn.Nếu hs nào làm xong bài1 thì cho các em tiếp tục làm các bài tiếp theo không nên bắt các em phải chờ.Nếu như thế dễ làm cho các em dễ chán hoặc làm ồn ào đến các bạn khác.
b)Vì thế khi dạy dạng bài toán này chúng ta phải chấp nhận:có thể có em làm được nhiều bài tập nhưng cũng có em làm được nhiều bài tập đây là 1đổi mới trong phương pháp dạy học mới hiện nay 
mà tôi thấy là phù hợp với các đối tượng học sinh.Chính vì thế đòi hỏi người giáo viên cần có sự theo dõi để giúp đỡ cho học sinh.Đặc biệt những em còn lúng túng hoặc làm chậm.
c)Đối với học sinh khá và giỏi chúng ta không nên bỏ qua hoặc lướt qua mà cần được quan tâm khai thác tư duy sáng tạo,tố chất thông minh của các em thông qua các bài tập có chứa nội dung tiềm ẩn ở trong các bài tập .
Ví dụ:Khi dạy bài(luyện tập tiết 122).Sau khi hs làm xong bài 1,đối với học sinh khá giỏi phải tổng hợp được toàn bài dưới dạng một đoạn văn tường thuật lại hoạt động ngoại khóa của tập thể lớp.Như vậy đã vừa rèn luyện cho các em kĩ năng diễn đạt vừa rèn luyện cho các em kĩ năng nhớ được các sự việc diễn ra theo thứ tự thời gian của hoạt động đó.
-Hoặc ở bài 3:Học sinh khá và giỏi trả lời thêm được:
Hàv đến trường sớm hơn Toàn là 15 phút.
Quyên ngủ dậy muộn hơn Ngọc:30 phút.
5- Tạo ra sự hỗ trợ ,giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh.
Đối với phương pháp này vận dụng tùy theo bài, theo phần để vận dụng cho phù hợp.Thường những vấn đề dễ thì chúng ta yêu cầu các em thảo luận nhóm đôi hoặc hoạt động cá nhân.Còn những vấn đề khó cấn có sự trao đổi bàn bạc của nhiều người thì chúng ta cho hoạt động nhóm 4,6,Trong quá trình hoạt động đó cá em có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau: em khá giúp cho em yếu, em giỏi giúp cho em khá hoặc nói cho nhau nghe.Đồng thời trong khi hoạt động nhóm sẽ tạo lập mối quan hệ tình cảm bạn bè thân thiết hơn, gắn bó hơn.
Ví dụ: Đối với dạng toán có lời văn có thể cho các em thảo luận nhóm đôi để làm bài.Sau khi giải xong mới yêu cầu các em đại diện nêu kết quả hoặc bài làm.Cuối cùng yêu cầu cả lớp trao đổi về câu lời giải: ngoài câu lời giải của bạn em nào có câu lời giải khác không?Vài hs nêu.Sau đó gv chọn câu lời giải phù hợp nhất.
Như vậy chúng ta đã tạo cơ hội để các em có điều kiện hòa nhập cộng đồng.Biết lắng nghe ý kiến của bạn.Đồng thời để hs có điều kiện nâng cao năng lực hợp tác biết đánh giá ý kiến của bạn đúng sai.Từ đó xác định được trách nhiệm của mình đối với tập thể lớp.
6-Giúp hs nhận ra kiến thức cơ bản của bài học trong sự đa dạng và phong phú của các bài tập thực hành luyện tập.
Thường các bài tập thực hành, luyện tập thường có nhiều dạng và có mức độ khó khác nhau.Nếu như hs nhận ra được kiến thức cơ bản đã học trong các mối quan hệ mới của bài tập thực hành luyện tập thì học sinh làm bài tập một cách dễ dàng.
Ví dụ:Khi dạy bài:Luyện tập,tiết115 gồm có 4 nội dung sau:
a)Củng cố bảng chia 4.
b) củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia 4
c)Củng cố giải toán có lời văn,liên quan đến bảng chia 4
d)Củng cố một phần tư.
*Như thế khi dạy ở nội dung a:là kiến thức vận dụng bảng chia 4 đã học để làm bài dễ dàng.
*Nội dung b:có cao hơn so với a đó là vận dụng bảng nhân 4 và bảng chia 4 để làm bài . Sau đó yêu cầu hs nêu được:Lấy tích chia cho thừa số này được thừa số kia hoặc lấy thương nhân với số chia ta được số bị chia.Từ đó gv kết luận: như vậy giữa phép nhân và phép chia có mối quan hệ với nhau.
*Nội dung c :cao hơn b, các em biết nhận ra được:muốn giải được bài toán này em phải biét các dự kiện của bài toán cái đã biét và cái chưa biết .Sau đó vận dụng bảng chia 4 đó là 40: 4 = ?
*Nội dung d:các em muốn nhận ra hình nào đã khoanh tròn ¼ đòi hỏi các em phải có kĩ năng quan sát, sau đó các em phải làm phép tính chia nhẩm để nhận ra hình a đã khoanh tròn 1/4 vì có 8 con nai người ta khoanh vào 2 con.
-Điều đó chứng tỏ rằng: trong 1 bài học có chứa sự đa dạng và phong phú.
7-Tập cho hs có thói quen không thỏa mãn với bài làm của mình với các cách giải quyết có sẵn:
Sau mỗi tiết học,tiết luyện tập,gv nên tạo cho hs niềm vui và niềm tin vì đã hoàn thành công việc được giao,đồng thời đã đạt được những tiến bộ nhất định trong quá trình học tập bằng các hình thức nêu gương,khen ngợi trước lớp,
Rèn luyện cho hs có thói quen cái gì chưa hiểu chưa biết cần phải hỏi ,hỏi thầy hỏi bạn,không bao giờ thỏa mãn hoặc dừng lại 1 cách giải duy nhất(đối với dạng toán có lời văn) hoặc 1 số dạng toán khác,xem thử bài toán này có cách nào giải hay hơn không,hay câu lời giải nào hay hơn không?.Từ đó có phương pháp tìm được cách giải quyết tốt nhất,cách giải nào hay nhất cho bài làm của mình.
8-PPDH ứng dụng công nghệ thông tin:
Hiện nay vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin được đưa vào giảng dạy tất cả các môn học.Đặc biệt là môn toán các em rất có hứng thú ,tích cực học tập.Thế nhưng vấn đề đặt ra gv phải sử dụng thành thạo máy móc,dành thời gian chuẩn bị bài thật chu đáo, biết lựa chọn phương pháp nào để giảng dạy đối với từng bài ,từng nội dung sao cho phù hợp,và hiệu quả cao.
III-Một số vấn đề bất cập:
-Trong chương trình toán 2 có bài (Tiền việt Nam)nội dung bài dạy không phù hợp với thực tại,đó là:Hiện nay các mệnh giá tiền đã thay đổi so với bài dạy như: tờ 100 đồng,tờ 200 đồng không còn lưu hành trên thị trường nữa và nó không vận dụng vào thực tế cuộc sống.Vì vậy khi dạy bài này gv gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các tờ giấyn bạc như đã nói ở trên và việc cxhọn lựa phương pháp giảng dạy có phần lúng túng.
-Vấn đề dạy ứng dụng công nghệ thông tin là điều hiện đại nhưng cũng bất cập ở chỗ:Quá trình chuẩn bị bài quá công phu ,mất nhiều thời gian, máy móc có trở ngại trong giờ dạy,biến cố mất điện có thể xảy ra gv không lường trước được.
-Ý kiến đề xuất: hằng năm tái bản sách cần có sự điều chỉnh nội dung bài cho phù hợp hơn.
*Trên đây là một số kinh nghiệm trong thời gian giảng dạy mà hai chúng tôi đã rút ra được ,rất mong sự trao đổi góp ý thêm của các đồng nghiệp,chuyên môn,ban lãnh đạo trường để chúng tôi có được những kinh nghiệm ,những phương pháp giảng dạy quý báu, phù hợp nhất ,mang lại hiệu quả cao.Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Cam An ngày 21tháng 4 năm 2009
 Người viết
 Hồ Thị Liên
 Tiểu sử anh hùng Lê Văn Tám
Lê Văn Tám sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ mất sớm.
Hằng ngày Tám đi bán lạc rang và đã chứng kiến cảnh cán bộ bị bọn giặc tra tấn, nhân dân ta sống trong cảnh tù đày.Tám được Cách mạng giác ngộ, anh đã đưa nhiều thông tin liên lạc quý giá cho cách mạng.Một hôm Tám thấy ở kho xăng Thị Nghè có nhiều xăng và vũ khí chất đầy,anh chợt nghĩ;nếu kho xăng này mà cháy thì bọn giặc tổn thất rất lớn.Một hôm anh bảo mẹ rang thật nhiều lạc rang mang đi bán.Anh lân la đến chào mời bọn lính ăn và uống rượi.Còn trên mình anh tẩm đầy xăng lẽn vào kho xăng của giặc.
 Bất thần ngọn lửa từ người Tám bùng lên như một ngọn đuốc sống bốc cháytrong kho xăng .Bọn lính không thể nào dập tắt được. 
 Kho xăng Thị Nghè chìm trong biển lửa,Lê Văn Tám đã biến mình thành một ngọn đuốc sống thiêu cháy kho xăng Thị Nghè.
 Tám là một người thiếu niên anh dũng dám hy sinh thân mình vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.Tám xứng đáng là người thiếu niên anh hùng làm vẻ vang trang sử vàng của đội ta 

Tài liệu đính kèm:

  • dochoi thao doi moi pp day hoc.doc