Kế hoạch bài dạy Khối 4 - Tuần 19 - Năm học 2021-2022

Kế hoạch bài dạy Khối 4 - Tuần 19 - Năm học 2021-2022

TIẾT 41: BÈ SUÔI SÔNG LA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

* Mục tiêu chung:

- Đọc trôi trảy, rành mạch bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Học thuộc lòng bài thơ.

- Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Yêu quý cảnh vật và con người Việt Nam. Góp phần phát triển các năng lực: NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

 * BVMT: Qua câu hỏi 1 HS cảm nhận được vẽ đẹp của thiên nhiên đất nước, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên, có ý thức BVMT.

* Mục tiêu riêng cho HS Long:

- HS đọc được một câu trong bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: + Phần mềm Zoom, Slide minh họa bài học

- HS: SGK, máy tính, Ipad, điện thoại thông minh có cài phần mềm Zoom.

 

docx 57 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 152Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Khối 4 - Tuần 19 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 19
Ngày soạn: 7/1/2022
Thời gian thực hiện: Thứ 2 ngày 10 tháng 1 năm 2022
TẬP ĐỌC
TIẾT 41: BÈ SUÔI SÔNG LA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Mục tiêu chung:
- Đọc trôi trảy, rành mạch bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Học thuộc lòng bài thơ.
- Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Yêu quý cảnh vật và con người Việt Nam. Góp phần phát triển các năng lực: NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
 * BVMT: Qua câu hỏi 1 HS cảm nhận được vẽ đẹp của thiên nhiên đất nước, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên, có ý thức BVMT.
* Mục tiêu riêng cho HS Long:
- HS đọc được một câu trong bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Phần mềm Zoom, Slide minh họa bài học 
- HS: SGK, máy tính, Ipad, điện thoại thông minh có cài phần mềm Zoom.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. HĐ mở đầu: (3p)
* Khởi động: 
+ Đọc bài: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
+ Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có những đóng góp gì cho kháng chiến?
* Kết nối: GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài
+ 1 HS đọc
+ Ông đã nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cho kháng chiến...
Lắng nghe
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 25’
* Luyện đọc: (5p) 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng tha thiết, tình cảm
- GV chốt vị trí các đoạn
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- Giới thiệu thêm một số loại gỗ quý khác: lim, gụ, trầm hương
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Nhóm trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài chia làm 3 đoạn.
(Mỗi khổ thơ là 1 đoạn)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (dẻ cau, táu mật, muồng đen, chai đất, lát chun, lát hoa, mươn mướt, lán cưa, ...)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa các từ: đọc chú giải
- HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
HS đọc một câu trong bài do GV chọn
*Tìm hiểu bài: (10p)
- Gọi HS đọc các câu hỏi cuối bài.
+ Sông La đẹp như thế nào?
* GDBVMT: Sông La và nhiều con sông khác trên đất nước ta đều rất đẹp và trong lành, chúng ta cần làm gì để bảo vệ và giữ gìn những dòng sông ấy?
+ Chiếc bè gỗ được quý với cái gì? Cách nói ấy có gì hay?
+ Vì sao đi trên bè, tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng?
+ Hình ảnh “Trong bom đạn đổ nát, bừng tươi nụ ngói hồng” nói lên điều gì?
+ Ý nghĩa của bài thơ?
* HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và các câu nêu nội dung đoạn, bài. 
- 1 HS đọc
- HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi - TBHT điều hành các nhóm trả lời, nhận xét
+ Nước sông La trong veo như ánh mắt, hai bên bờ hàng tre xanh mướt như đôi hàng mi, những gợn óng được nắng chiếu long lanh như vẩy cá. Người đi bè nghe thấy được cả tiếng chim hót trên bờ đê.
- HS nêu: Không xả rác, đổ nước thải chưa qua xử lý xuống sông...
+ Chiếc bè gỗ được ví với đàn trâu đắm mình thong thả trôi theo dòng sông. Bè đi chiều thầm thì gỗ lượn đàn thong thả. Như bầy trâu lim dim đắm mình trong êm ả. Cách so sánh như thế làm cho cảnh bè gỗ trôi trên sông hiện lên rất cụ thể, sống động.
+ Vì tác giả mơ tưởng đến ngày mai: những chiếc bè gỗ được chở về suối sẽ góp phần vào công cuộc xây dựng lại quê hương đang bị chiến tranh tàn phá. 
+ Nói lên tài trí, sức mạnh của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng đất nước bất chấp bom đạn kẻ thù. 
Ý nghĩa: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương
- HS ghi nội dung bài vào vở
Lắng nghe
3. Hoạt động luyện tập, thực hành. 10’
* Luyện đọc diễn cảm
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, nêu giọng đọc toàn bài
- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2 của bài
- Lưu ý nhấn giọng các từ ngữ: trong veo, im mát, mươn mướt, thầm thì, lim dim, êm ả, long lanh
Nội dung dạy học trực tuyến phần luyện đọc diễn cảm hướng dẫn HS luyện đọc ở nhà. CMHS giám sát con thực hiện.
4. Hoạt động vận dụng (1 phút)
- Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ
- Giáo dục tình yêu với con người, cảnh đẹp VN.
- Hãy chọn hình ảnh mình thích nhất về dòng sông La và bình về hình ảnh đó.
- 1 HS nêu lại
- 1 HS đọc toàn bài
- HS học thuộc lòng và thi học thuộc lòng tại nhà.
- HS đọc CMHS quay và gửi video cho GV.
 - HS thực hiện theo yêu cầu.
Lắng nghe
TOÁN
Tiết 104: QUY ĐỒNG MẪU SỐ CÁC PHÂN SỐ (TT)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Mục tiêu chung:
- Tiếp tục mở rộng kiến thức về quy đồng mẫu số các phân số
- Thực hiện quy đồng mẫu số các phân số (trường hợp một MS chia hết cho MS kia)
- Chăm chỉ, tích cực trong giờ học. Góp phần phát triển các NL: tự học, làm việc nhóm, NL tính toán
* Không làm bài tập 1: ý c, bài tập 2: ý c, d,e, g. BT 3.
* Mục tiêu riêng cho HS Long:
- Được nghe và biết nhân 1 số với 1 tổng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Phần mềm Zoom, Slide minh họa bài học 
- HS: SGK, máy tính, Ipad, điện thoại thông minh có cài phần mềm Zoom.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. HĐ mở đầu: 3’
* Khởi động:
* Kết nối: GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài
- Lớp hát và vận động theo nhạc
HS hát
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới (12p)
VD: Quy đồng mẫu số hai phân số và
- GV yêu cầu: Hãy tìm MSC để quy đồng hai phân số trên. (Nếu HS nêu được là 12 thì GV cho HS giải thích vì sao tìm được MSC là 12.)
+ Dựa vào cách quy đồng mẫu số hai phân số và , em hãy nêu cách quy đồng mẫu số hai phân số khi có mẫu số của một trong hai phân số là MSC.
- GV nêu thêm một số chú ý: Trước khi thực hiện quy đồng mẫu số các phân số, nên rút gọn phân số thành phân số tối giản (nếu có thể)....
- HS nêu cách quy đồng và chia sẻ trước lớp
+ Ta thấy 6 x 2 = 12 và 12 : 6 = 2.
- HS thực hiện quy đồng 
 = = và giữ nguyên PS 
+ Khi quy đồng mẫu số hai phân số, trong đó mẫu số của một trong hai phân số là MSC ta làm như sau: 
Ø Xác định MSC.
Ø Tìm thương của MSC và mẫu số của phân số kia.
Ø Lấy thương tìm được nhân với mẫu số của phân số kia. Giữ nguyên phân số có mẫu số là MSC.
- HS lắng nghe
- lắng nghe
3. Hoạt động thực hành (12p)
Bài 1a, b: HS năng khiếu làm cả bài.
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- GV chốt đáp án.
- Củng cố cách QĐMS các phân số.
Bài 2a,b: 
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài, sau đó yêu cầu HS hoàn thành phần còn lại vào vở.
Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
4. HĐ vận dụng (1p)
- HS làm cá nhân 
Đáp án:
a. và; (MSC là 9 vì 9 : 3 = 3) , giữ nguyên PS 
b. và; (MSC là 20 vì 20:10=2); 
c. và; (MSC là 75 vì 75:25=3); 
- Làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 - Lớp.
Đáp án
a.và; 
b. và (MSC là 24 vì 24: 8 = 3) giữ nguyên PS 
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
- Nắm được các cách quy đồng MS các PS
- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách và giải bài
ĐẠO ĐỨC
LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:	
* Mục tiêu chung:
- Biết thế nào là lịch sự với mọi người. Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.
- Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người. Chọn lựa được những việc làm thể hiện ứng xử lịch sự với mọi người.
- Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh.. Góp phần phát triển các năng lực: NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
* KNS: - Thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác
 - Ứng xử lịch sự với mọi người
 - Ra quyết định lựa chọn hành vi và lời nói phù hợp trong tình huống
 - Kiểm soát khi cần thiết
* Mục tiêu riêng cho HS Long: - Biết kính trọng thầy cô
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Phần mềm Zoom, Slide minh họa bài học. 
- HS: SGK, máy tính, Ipad, điện thoại thông minh có cài phần mềm Zoom.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HS Long
. Hoạt động mở đầu (5p)
* Khởi động: 
+ Vì sao phải kính trọng, biết ơn người lao động?
* Kết nối:
- GV nhận xét, khen/ động viên.
- Hs trả lời
Lắng nghe
2.Hình thành Luyện tập, thực hành (25p)
HĐ1: Tìm hiểu câu chuyện 
 “Chuyện ở tiệm may” – SGK – T: 31
- GV cho HS xem tiểu phẩm dựng từ câu chuyện do HS đóng.
- Yêu cầu trả lời các câu hỏi
+ Bạn Trang có hành động thế nào với cô thợ may?
+ Bạn Hà có hành động thế nào với cô thợ may?
+ Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Trang, bạn Hà trong câu chuyện?
+ Nếu em là bạn của Hà, em sẽ khuyên bạn điều gì? Vì sao?
- GV kết luận: 
+ Trang là người lịch sự vì đã biết chào hỏi mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may 
+ Hà nên biết tôn trọng người khác và cư xử cho lịch sự.
+ Biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người tôn trọng, quý mến.
HĐ2: Chọn lựa hành vi 
(Bài tập 1- SGK/32):
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm. 
Nhóm 1: Một ông lão ăn xin vào nhà Nhàn. Nhàn cho ông một ít gạo rồi quát: "Thôi, đi đi!"
Nhóm 2: Trung nhường ghế trên ôtô buýt cho một phụ nữ mang bầu.
Nhóm 3: Trong rạp chiếu bóng, mấy bạn nhỏ vừa xem phim, vừa bình phẩm và cười đùa.
Nhóm 4: Do sơ ý, Lâm làm một em bé ngã. Lâm liền xin lỗi và đỡ bé dậy.
Nhóm 5: Nam đã bỏ một con sâu vào cặp sách của bạn Nga.
- GV kết luận: 
+ Các hành vi, việc làm b, d là đúng.
+ Các hành vi, việc làm a, c, đ là sai.
Bài tập 2 (trang 33)
- GV kết luận: Cần giữ phép lịch với mọi người ở mọi lúc, mọi nơi để thể hiện mình là người lịch sự
3. HĐ ứng dụng (2p)
- Vì sao cần lịch sự với nọi người?
Nhóm 2 – Lớp
- Cả lớp quan sát
+ Chào hỏi lễ phép, thông cảm khi cô bị ốm chưa may xong áo.
+ To tiếng với cô thợ may: "Cô làm ăn thế à?....đúng ngày ấy chứ!"
+ Cách cư của bạn Trang thể hiện tôn trọng, lịch sự còn bạn Hà thì chưa.
+ Khuyên bạn thông cảm/ Khuyên bạn xin lỗi cô,...
- Lắng nghe – HS đọc nội dung phần bài học
- Lấy VD về biểu hiện tôn trọng và không tôn trọng người lao động.
- HS thảo luận nhóm 6 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
+ HS dựng lại tình huống
+ Chọn lựa hành vi, việc làm đúng và giải thích tại sao
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS nêu những việc làm đúng, sai mà mình hay các bạn cũng đã làm
- HS nêu quan điểm cá nhân – Chia sẻ trước lớp
Đáp án: Các ý kiến nên đồng tình: ý c, d
- Lắng nghe
- Nêu một số biểu hiện của phép lịch sự khi giao tiếp
Lắng nghe
Lắng nghe
Lắng nghe
Ngày  ... ình thành kiến thức mới :(10p)
- GV đưa ra hai phân số và và hỏi: + Em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số này?
+ Hãy tìm cách so sánh hai phân số này với nhau.
- GV tổ chức cho các nhóm HS nêu cách giải quyết của nhóm mình.
- GV nhận xét các ý kiến của HS, chọn cách quy đồng MS các phân số để so sánh
- GV yêu cầu HS quy đồng mẫu số rồi so sánh hai phân số và .
+ Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào? 
+ Mẫu số của hai phân số khác nhau.
HS để tìm cách giải quyết.
- Một số nhóm nêu ý kiến.
- HS thực hiện: 
+ Quy đồng MS hai phân số và 
 = = ; = = 
+ So sánh hai phân số cùng mẫu số: 
< Vì 8 < 9. Vậy < 
+ Ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số đó rồi so sánh các tử số của hai phân số mới.
- HS lấy VD về 2 PS khác MS và tiến hành so sánh
Quan sát
Lắng nghe
3. HĐ thực hành (15p)
Bài 1: So sánh hai phân số: 
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- GV chốt đáp án.
- Củng cố cách so sánh các phân số khác mẫu số.
Bài 2a: HSNK làm cả bài.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV chữa bài, lưu ý HS rút gọn sao cho phù hợp để so sánh tiện nhất. Không cần rút gọn tới PS tối giản
Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
+ Làm cách nào để so sánh được số bánh mà 2 bạn đã ăn?
4. HĐ vận dụng (1p)
- HS làm cá nhân 
Đáp án:
VD:
a) và : 
 = = ; = = 
 Vì < nên < 
b) và : 
 = = ; = = 
 Vì < nên < 
c) và : 
 = = . Giữ nguyên 
 Vì > nên > 
+ Rút gọn rồi so sánh hai phân số.
- Chia sẻ lớp
Đáp án: 
a) Rút gọn = = 
 Vì < nên < 
b) Rút gọn = = 
 Vì > nên > 
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
Đáp án: Mai ăn cái bánh tức là ăn cái bánh. Hoa ăn cái bánh tức là ăn cái bánh. Vì <nên Hoa ăn nhiều bánh hơn.
+ Chúng ta so sánh 2 PS khác MS bằng cách QĐMS để đưa về cùng MS
- Nắm được cách so sánh 2 PS khác MS
- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 41: CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Mục tiêu chung
- Nắm được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn miêu tả cây cối (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn tả cây cối (BT1, mục III); biết lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học (BT2).
- Tích cực, tự giác học bài. Góp phần phát triển các năng lực: NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL hợp tác
*GD BVMT: Nhận xét trình tự miêu tả. Qua đó, cảm nhận được vẻ đẹp của cây cối trong môi trường thiên nhiên.
* Mục tiêu cho HS Long: Hs nghe các bạn trao đổi nội dung, ý kiến
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Phần mềm Zoom, Slide minh họa bài học. 
- HS: SGK, máy tính, Ipad, điện thoại thông minh có cài phần mềm Zoom.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. 1. Hoạt động mở đầu: 3’
*Khởi động: Cả lớp hát
* Kết nối:
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
HS hát
2. HĐ hình thành Kt mới:(10p) 
a. Phần nhận xét 
Bài tập 1: Đọc bài văn và xác định các đoạn văn
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
- Cho HS trình bày.
- Chốt đáp án
Bài tập 2: Đọc lại bài “Cây mai tứ quý”. Trình bày
- GV giao việc: Các em có nhiệm vụ đọc lại bài Cây mai tứ quý, sau đó so sánh với bài Bãi ngô ở BT 1 và chỉ ra trình tự miêu tả trong bài Cây mai tứ quý có gì khác với bài Bãi ngô.
+ Bài Cây mai tứ quý có mấy đoạn? Nội dung từng đoạn?
+ So sánh trình tự miêu tả giữa 2 bài: 
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: 
Bài tập 3: Từ cấu tạo của hai bài văn trên em hãy rút ra cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối?
b. Ghi nhớ: 
- Cho HS đọc phần ghi nhớ.
Nhóm 2 - cả lớp
-1 HS đọc to, lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại bài Bãi ngô, xác định các đoạn và nội dung từng đoạn.
Đáp án:
Đoạn 1: 3 dòng đầu: Giới thiệu bao quát về bãi ngô.
Đoạn 2: 4 dòng tiếp. Tả hoa và búp ngô non giai đoạn đơm hoa, kết trái.
Đoạn 3: Còn lại. Tả hoa và lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc, có thể thu hoạch.
Đáp án:
* Cây mai tứ quý có 3 đoạn: 
+ Đoạn 1: 4 dòng đầu: Giới thiệu bao quát về cây mai 
+ Đoạn 2: 4 dòng tiếp: Đi sâu tả cánh hoa, trái cây.
+ Đoạn 3: 4 dòng còn lại: Nêu cảm nghĩ của người miêu tả.
+ Bài Cây mai tứ quý tả từng bộ phận của cây.
+ Bài Bãi ngô tả từng thời kì phát triển của cây.
 Cá nhân 
* Bài văn miêu tả cây cối thường có 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài).
+ Phần mở bài: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây.
+ Phần thân bài: Có thể tả từng bộ phận hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.
+ Phần kết bài: có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả cây cối.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
Lắng nghe
3. HĐ thực hành (18p)
Bài tập 1: Đọc bài văn và cho biết cây gạo
- GV giao việc: Các em phải chỉ rõ bài Cây gạo được miêu tả theo trình tự như thế nào?
- GV nhận xét và chốt lại 
- Lưu ý HS học tập cách miêu tả cây gạo vào bài văn của mình sau này
* GDBVMT: Mỗi loài cây đều có một vẻ đẹp riêng. Khi quan sát và miêu tả cây cối, chúng ta sẽ nhận ra được vẻ đẹp ấy. Theo các em, chúng ta cần làm gì đề luôn giữ được vẻ đẹp thuần khiết của các loài cây?
Bài tập 2: Lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc.
- GV giao việc: Các em có thể chọn một trong số loại cây ăn quả quen thuộc 
(cam, bưởi, chanh, xoài, mít,) lập dàn ý để miêu tả cây mình đã chọn.
- GV nhận xét và khen thưởng những HS làm bài tốt.
* Lưu ý: GVgiúp đỡ những HS M1+M2
4. HĐ vận dụng (1p)
- HS tìm các đoạn của bài văn và nêu nội dung từng đoạn:
+ Đ 1: Miêu tả thời kì ra hoa của cây gạo
+ Đ 2: Miêu tả thời kì hoa tàn
+ Đ 3: Miêu tả thời kì ra quả
=> Bài văn tả cây gạo theo từng thời kì phát triển của bông gạo...
 - HS liên hệ, nêu các biện pháp bảo vệ cây và môi trường sống của cây.
Cá nhân 
VD: Lập dàn ý tả từng bộ phận của cây
Tả cây khế
MB: Giới thiệu cây khế được trồng ở góc vườn
TB: *Tả bao quát: Cây khế cao khoảng 2m, tán lá xùm xoà,...
 *Tả chi tiết:
+ Cành khế: dày, đan vào nhau, giòn, dễ gãy
+ Lá khế: Nhỏ, mọc thành chùm sát nhau
+ Hoa khế: Tím hồng như những ngôi sao li ti
+ Quả khế lúc xanh, lúc chín,...
 *Tả công dụng của cây khế: Quả khế chua dùng nấu canh. Khế ngọt để ăn rất ngon
KB: Nêu tình cảm và cách chăm sóc cây.
- Hoàn thiện dàn ý cho bài văn tả cây cối
- Lập thêm dàn ý theo cách thứ hai.
TIẾNG VIỆT ( DẠY TẬP LÀM VĂN)
LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Mục tiêu chung
- Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lí, kết hợp các giác quan khi quan sát; bước đầu nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây (BT1).
- Ghi lại được các ý quan sát về một cây em thích theo một trình tự nhất định (BT2).
- Biết bảo vệ, chăm sóc cây cối. Góp phần phát triển NL: NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.
* Mục tiêu cho HS Long: Hs nghe các bạn trao đổi nội dung, ý kiến
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Phần mềm Zoom, Slide minh họa bài học. 
- HS: SGK, máy tính, Ipad, điện thoại thông minh có cài phần mềm Zoom.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. 1. Hoạt động mở đầu: 3’
*Khởi động: Cả lớp hát
* Kết nối:
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
HS hát
2. HĐ thực hành:(25p) 
Bài tập 1: Đọc lại 3 bài văn
a. Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự nào?
b. Các tác giả quan sát cây bằng các giác quan nào?
c.Trong 3 bài đã đọc, em thích hình ảnh so sánh và nhân hoá nào? Tác dụng của hình ảnh so sánh, nhân hoá đó?
- GV nhận xét và đưa bảng liệt kê các hình ảnh so sánh nhân hoá có trong 3 bài.
d. Trong ba bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể?
e. Miêu tả một loài cây có điểm gì giống và có gì khác với miêu tả một cây cụ thể?
- GV nhận xét và chốt lại: 
- GV chốt lại trình tự quan sát và các giác quan vận dụng để quan sát, việc sử dụng các biện pháp NT trong khi miêu tả, cách miêu tả một loài cây, một cây cụ thể
Bài tập 2: Quan sát một cây mà em thích trong khu vực trường em 
- GV giao việc: Dựa vào quan sát một cây cụ thể ở nhà, các em hãy ghi lại những gì đã quan sát được.
 (GV có thể đưa tranh, ảnh về một số cây cụ thể để HS quan sát).
- GV nhận xét theo 3 ý a, b, c trong SGK và khen ngợi một số bài ghi tốt.
* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 ghi được những gì quan sát dược
- HS M3+M4 cần lập được dàn ý chi tiết.
3. HĐ vận dụng (2p)
- HS đọc 3 bài Bãi ngô (trang 30), Cây gạo (trang 32), Sầu riêng (trang 34).
a. Trình tự quan sát cây.
- Bài Sầu riêng: quan sát từng bộ phận của cây.
- Bài Bãi ngô: quan sát từng thời kì phát triển của cây.
- Bài Cây gạo: quan sát từng thời kì phát triển của cây (từng thời kì phát triển của bông gạo).
b. Tác giả quan sát cây bằng các giác quan: 
- Quan sát bằng thị giác (mắt): các chi tiết được quan sát: cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng (bài Bãi ngô). Cây, cành, hoa, quả, gạo, chim chóc (bài Cây gạo). Hoa trái, dáng, thân, cành lá (bài Sầu riêng).
- Quan sát bằng khứu giác (mũi): Hương thơm của trái sầu riêng.
- Quan sát bằng vị giác (lưỡi): Vị ngọt của trái sầu riêng.
- Quan sát bằng thính giác (tai): tiếng chim hót (bài Cây gạo), tiếng tu hú (bài Bãi ngô).
c. So sánh: Bài Sầu riêng: 
- Hoa sầu riêng ngan ngát hương cau, hương bưởi.
- Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con.
- Trái lủng lẳng dưới cành trông như tổ kiến.
 Bài Bãi ngô: 
- Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như cây mạ non.
- Búp như kết bằng nhung và phấn.
- Hoa ngô xơ xác như cỏ may.
 Bài Cây gạo: 
- Cánh hoa gạo đỏ rực quay tít như chong chóng.
- Quả hai đầu thon vút như con thoi.
- Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
* Nhân hoá: Bài Bãi ngô: 
d. Hai bài Sầu riêng và bái Bãi ngô miêu tả một loài cây; bài Cây gạo miêu tả một loài cây cụ thể.
+ Điểm giống nhau: Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan; tả các bộ phận của cây; tả xung quanh cây; dùng các biện pháp so sánh, nhân hoá khi tả; bộc lộ tình cảm của người miêu tả.
+ Điểm khác nhau: Tả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với loài cây khác. Còn tả một cái cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó. Đặc điểm đó làm nó khác biệt với các cây cùng loài.
- HS lắng nghe
 HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp
- HS quan sát tranh ảnh kết hợp và làm bài.
- Một số HS trình bày.
- Lớp nhận xét
- Hoàn chỉnh bài quan sát.
- Xây dựng dàn ý chi tiết từ kết quả quan sát.
Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_khoi_4_tuan_19_nam_hoc_2021_2022.docx