Kế hoạch bài dạy Khối 4 - Tuần 26 - Năm học 2021-2022

Kế hoạch bài dạy Khối 4 - Tuần 26 - Năm học 2021-2022

TẬP ĐỌC

ĐƯỜNG ĐI SA PA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

* Mục tiêu chung:

- Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước (trả lời được các câu hỏi)

- Đọc trôi trảy bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả. Học thuộc lòng đoạn văn cuối bài;

- Giáo dục HS yêu thích các cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước góp phần phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

* Mục tiêu riêng cho HS Long:

- HS nhận biết về câu kể dưới sự hướng dẫn của GV.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: + Phần mềm Zoom, Slide minh họa bài học

- HS: SGK, máy tính, Ipad, điện thoại thông minh có cài phần mềm Zoom.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

docx 62 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 175Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Khối 4 - Tuần 26 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Ngày soạn: 11/3/2022 
Ngày giảng: Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2022
TẬP ĐỌC
ĐƯỜNG ĐI SA PA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Mục tiêu chung:
- Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước (trả lời được các câu hỏi)
- Đọc trôi trảy bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả. Học thuộc lòng đoạn văn cuối bài; 
- Giáo dục HS yêu thích các cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước góp phần phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* Mục tiêu riêng cho HS Long:
- HS nhận biết về câu kể dưới sự hướng dẫn của GV.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Phần mềm Zoom, Slide minh họa bài học 
- HS: SGK, máy tính, Ipad, điện thoại thông minh có cài phần mềm Zoom.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HS Long
1. Hoạt động mở đầu: 5p
*Khởi động: 
+ Bạn hãy đọc bài tập đọc Con sẻ
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?
*Kết nối:
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài học
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ 1 HS đọc
+ Câu chuyện ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng của sẻ mẹ và sẻ con
- HS lắng nghe, thực hiện.
HS nghe
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
*Luyện đọc: (8-10p) 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng ở các từ ngữ thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui, sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa: chênh vênh, sà xuống, bồng bềnh, huyền ảo, trắng xoá, vàng hoe, long lanh, hây hẩy,...
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài được chia làm 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến liễu rũ.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến tím nhạt.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (chênh vênh, xuyên, sà xuống, liễu rủ, Hm ông, Tu Dí, Phà Lá móng hổ, thoắt cái, khoảnh khắc, nồng nàn,...)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
HS lắng nghe
3. Tìm hiểu bài: (8-10p)
- GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài 
+ Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh và người. Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh?
+ Những bức tranh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát rất tinh tế của tác giả. Hãy tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy?
+ Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kỳ” của thiên nhiên?
+ Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?
*Hãy nêu nội dung của bài
* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.Hs M3+M4 trả lời các câu hỏi nêu nội dung đoạn, bài.
- 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài
- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT
+ Đoạn 1: Du khách đi lên Sa Pa có cảm giác như đi trong những đám mây trắng bồng bềnh, đi giữa những tháp trắng xoá  liễu rũ.
Đoạn 2: Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu: nắng vàng hoe, những em bé HMông, Tu Dí 
Đoạn 3: Ngày liên tục đổi mùa, tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ: Thoắt cái là vàng rơi  hiếm quý.
-VD: Những đám mây nhỏ sà xuống của kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo khiến du khách như đang đi bên những thác trắng xoá tựa mây trời.
+ Sự thay đổi của Sa Pa: Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết nồng nàn
* Vì Phong cảnh Sa Pa rất đẹp/ Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.
+ Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa. Tác giả ca ngợi Sa Pa là một món quà diệu kì của thiên nhiên dành cho đất nước ta.
Nội dung: Bài văn ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.
4. Hoạt động luyện tập, thực hành (Gv hướng dẫn HS thực hành ở nhà)
*Luyện đọc diễn cảm – Học thuộc lòng(8-10p)
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, giọng đọc của các nhân vật
- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 3 của bài
- Tổ chức thi học thuộc lòng ngay tại nhà.
- GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động vận dụng (1 phút)
- Liên hệ, giáo dục HS biết yêu quý và trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên mọi miền của Tổ quốc
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- HS đọc mẫu toàn bài
 + Luyện đọc diễn cảm.
- Ghi nhớ nội dung, ý nghĩa của bài
- Nói những điều em biết về Sa Pa
TOÁN
Tiết 147: TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Mục tiêu chung:
- Bước đầu nhận biết được ý nghĩa và hiểu được thế nào là tỉ lệ bản đồ.
- Xác định được tỉ lệ bản đồ; Tìm được độ dài thật khi biết tỉ lệ bản đồ và độ dài thu nhỏ.
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm; góp phần phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic, năng lực quan sát,...
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2. Khuyến khích HSNK hoàn thành tất cả BT
* Mục tiêu riêng cho HS Long:
- Thực hiện phép cộng 32+12 dưới sự HD của GV
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Phần mềm Zoom, Slide minh họa bài học 
- HS: SGK, máy tính, Ipad, điện thoại thông minh có cài phần mềm Zoom.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. Hoạt động mở đầu: (2p)
*Khởi động: (2p)
- GV cho HS khởi động theo nhạc.
*Kết nối:
- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài 
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
- HS lắng nghe, thực hiện
HS hát
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15p)
* Giới thiệu tỉ lệ bản đồ 
- GV treo bản đồ Việt Nam, bản đồ thế giới, bản đồ một số tỉnh, thành phố và yêu cầu HS đọc tên bản đồ, đọc tỉ lệ bản đồ
- Kết luận: Các số 1:10000000; 1 : 500;  ghi trên các bản đồ đó gọi là tỉ lệ bản đồ.
- GV giới thiệu: Tỉ lệ bản đồ 1: 10000000 cho biết hình nước Việt Nam được vẽ thu nhỏ mười triệu lần. Độ dài 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài 10000000 cm hay 100 km trên thực tế.
+ Hãy nêu ý nghĩa của tỉ số 1: 20 000; 1: 200; 1 : 5000,...
- Tỉ lệ bản đồ 1 : 10000000 có thể viết dưới dạng phân số , tử số cho biết độ dài thu nhỏ trên bản đồ là 1 đơn vị đo độ dài (cm, dm, m, ) và mẫu số cho biết độ dài thật tương ứng là 10000000 đơn vị đo độ dài đó (10000000cm,10000000dm, 10000000m )
- HS thực hành theo yêu cầu của GV
- HS nghe và nhắc lại
- HS lắng nghe 
- HS thực hành cá nhân
- HS lắng nghe, thực hành lấy VD về tỉ lệ bản đồ và ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ
- Thực hiện phép cộng 32+12 dưới sự HD của GV
3. Hoạt động luyện tập, thực hành (18p)
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc và xác định yêu cầu đề bài.
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1 mm ứng với độ dài thật là bao nhiêu?
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1 cm ứng với độ dài thật trên là bao nhiêu?
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1 m ứng với độ dài thật là bao nhiêu?
- GV hỏi thêm:
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 500, độ dài 1 mm ứng với độ dài thật là bao nhiêu?
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 5000, độ dài 1 cm ứng với độ dài thật trên là bao nhiêu?
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 10000, độ dài 1 m ứng với độ dài thật là bao nhiêu?
 Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài, chốt cách xác định độ dài thật từ tỉ lệ bản đồ và độ dài thu nhỏ
Bài 3 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
4. Hoạt động vận dụng (2p)
Nội dung dạy học trực tuyến: VBT HS thực hiện ở nhà. CMHS giám sát con thực hiện.
- Thực hiện cá nhân – Chia sẻ lớp
+ Là 1000 mm.
+ Là 1000 cm.
+ Là 1000 m.
+ Là 500 mm.
+ Là 5000 cm.
+ Là 10000 m.
- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp
HS lên bảng, HS cả lớp làm bài vào vở
Tỉ lệ bản đồ
1: 1000
1 : 300
1 : 10000
1 : 500
Độ dài thu nhỏ
1 cm
1 dm
1mm
1m
Độ dài thật
1000 cm
300 dm
10 000mm
500m
Đáp án: Câu đúng: b) 10 000dm
 d) 1 km
(vì 1 x 10 000 = 10 000 dm = 1 km)
- Chữa lại các phần bài tập làm sai
- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải
ĐẠO ĐỨC
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:	
* Mục tiêu chung:
- Nhận biết được các việc làm nhân đạo
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
- Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng góp phần phát triển các năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
* KNS: Đảm nhận trách nhiệm khi tham gia các hoạt động nhân đạo
* TTHCM: Lòng nhân ái, vị tha
* Mục tiêu riêng cho HS Long: - Biết tham gia các HĐ nhân đạo
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Phần mềm Zoom, Slide minh họa bài học 
- HS: SGK, máy tính, Ipad, điện thoại thông minh có cài phần mềm Zoom.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HS Long
1. Hoạt động mở đầu: 2p
*Khởi động: 
+ Hãy kể tên một số hoạt động nhân đạo
+ Các hoạt động nhân đạo có ý nghĩa như thế nào?
*Kết nối:
- GV dẫn vào bài mới
-TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét 
+ Quyên góp tiền, quần áo ấm cho những người nghèo, chia sẻ tinh thần với các bạn,...
+ Trong cuộc sống, ai cũng có lúc gặp khó khăn, cần sự sẻ chia, giúp đỡ
+ Tham gia hoạt động nhân đạo là thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN
Tham gia trò chơi
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (30p)
HĐ1: Nhận biết hành vi (BT4- T.39):
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV kết luận:
+ b, c, e là việc làm nhân đạo.
+ a, d không phải là hoạt động nhân đạo.
+ Em đã tham gia hoạt động nhân đạo nào trong các hoạt động mà bài nêu
+ Hãy kể thêm một số hoạt động nhân đạo mà em đã tham gia?
HĐ2: Xử lí tình huống (BT2- T/38- 39):
- GV chia 2 nhóm lớn, giao cho mỗi nhóm HS thảo luận 1 tình huống.
òNhóm 1:
a/. Nếu trong lớp em có bạn bị liệt chân.
òNhóm 2:
b/. Nếu gần nơi em ở có bà cụ sống cô đơn, không nơi nương tựa.
- GV kết luận các hành động, việc làm và cách ứn xử của từng nhóm.
HĐ3: Thực hành (BT5 - SGK/39):
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- GV kết luận: Cần phải cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, cách tham gia hoạn nạn bằng những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng.
ïKết luận chung:
- GV mời 1- 2 HS đọc to mục “Ghi nhớ” –SGK/38.
3. Hoạt động vận dụng (2p)
- Thực hiên giúp đỡ những người có h ...  tỉ lệ khác cho phù hợp với chiều dài thật của bảng lớp mình
Bài 2 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- Củng cố cách vẽ
3. Hoạt động vận dụng (2p)
Nội dung dạy học trực tuyến: VBT HS thực hiện ở nhà. CMHS giám sát con thực hiện.
 Cá nhân - Chia sẻ lớp
- 1 HS đọc VD
+ Chúng ta cần xác định được độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ.
+ Dựa vào độ dài thật của đoạn thẳng AB và tỉ lệ của bản đồ.
- Tính và báo cáo kết quả trước lớp: 
20 m = 2000 cm
Độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ là: 
2000: 400 = 5 (cm)
+ Dài 5 cm.
+ Chọn điểm A trên giấy.
+ Đặt một đầu thước tại điểm A sao cho điểm A trùng với vạch số 0 của thước.
+ Tìm vạch chỉ số 5 cm trên thước, chấm điểm B trùng với vạch chỉ 5 cm của thước.
+ Nối A với B ta được đoạn thẳng AB có độ dài 5 cm.
+ HS thực hành.
Cá nhân – Lớp
- Đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- HS nêu.
- Tính độ dài đoạn thẳng thu nhỏ biểu thị chiều dài bảng lớp và vẽ.
Ví dụ: 
+ Chiều dài bảng là 3 m.
+ Tỉ lệ bản đồ 1: 50
 3 m = 300 cm
Chiều dài bảng lớp thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ 1: 50 là: 
300: 50 = 6 (cm)
- HS vẽ đoạn thẳng dài 6cm
Đáp án
+ Đổi 8m = 800cm; 6m = 600cm
+ Chiều dài phòng học trên bản đồ là:
800 : 200 = 4 (cm)
+ Chiều rộng phòng học trên bản đồ là:
600 : 200 = 3 (cm)
+ HS vẽ HCN có chiều dài 4cm, chiều rộng 3cm.
- Thực hành biểu thị độ dài trên bản đồ 
- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải
Lắng nghe
TOÁN
Tiết 152: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Mục tiêu chung:
- Ôn tập về dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó
- Đọc, viết được số tự nhiên trong hệ thập phân; Nắm được hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể.
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm; góp phần phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic, năng lực quan sát,...
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 3 (a), bài 4. Khuyến khích HSNK hoàn thành tất cả BT
* Mục tiêu riêng cho HS Long: - Được biết về phép chia cho số có 2 CS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Phần mềm Zoom, Slide minh họa bài học 
- HS: SGK, máy tính, Ipad, điện thoại thông minh có cài phần mềm Zoom.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. Hoạt động mở đầu: 2p
*Khởi động: 
- GV và HS khởi động theo nhạc.
*Kết nối:
- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài 
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
HS hát
2. Hoạt động luyện tập, thực hành (35p)
Bài 1. Viết theo mẫu: 
- Treo bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1 và gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV chữa, chốt đáp án
- Củng cố cách đọc, viết và cấu tạo STN
 G
Bài 3a (HSNK làm cả bài)
 - Gọi HS đọc và xác định YC bài tập.
+ Các em đã học các lớp nào? Trong mỗi lớp có những hàng nào?
- Chốt đáp án.
+ Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc điều gì?
Bài 4:
a) Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp hơn (hoặc kém) nhau mấy đơn vị? Cho ví dụ minh hoạ.
b) Số tự nhiên bé nhất là số nào? Vì sao?
c)Có số tự nhiên lớn nhất không? Vì sao?
Bài 2 + Bài 5 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
3. Hoạt động vận dụng (2p)
Nội dung dạy học trực tuyến: VBT HS thực hiện ở nhà. CMHS giám sát con thực hiện.
Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp
Đáp án:
Đọc số
Viết số
Số gồm
Hai mươi tư nghìn ba trăm linh tám
24308
2 chục nghìn, 4 nghìn, 3 trăm, 8 đơn vị.
Một trăm sáu mươi nghìn hai trăm bảy mươi tư.
160274
1 trăm nghìn, 6 chục nghìn, 2 trăm, 7 chục, 4 đơn vị.
Một triệu hai trăm ba mươi bảy nghìn không trăm linh năm
1237005
1 triệu, 2 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 7 nghìn, 5 đơn vị.
Tám triệu không trăm linh bốn nghìn không trăm chín mươi.
8004090
8 triệu, 4 nghìn, 9 chục.
+ Lớp triệu gồm: hàng trăm triệu, chục triệu, triệu
+ Lớp nghìn gồm: hàng trăm nghìn, chục nghìn, nghìn
+ Lớp đơn vị gồm: hàng trăm, chục, đơn vị
Đáp án: 
a) 67 358: Sáu mươi bảy nghìn ba trăm năm mưới tám. Chữ số 5 thuộc hàng chục, lớp đơn vị,....
b) 103 => Giá trị của chữ số 3 là 3
 1379 => Giá trị của chữ số 3 là: 300
+ Phụ thuộc vào vị trí của chữ số trong số đó
Cá nhân – Lớp
a) 1 đơn vị. Ví dụ: số 231 kém 232 là 1 đơn vị và 232 hơn 231 là 1 đơn vị.
b). Là số 0 vì không có số tự nhiên nào bé hơn số 0.
c). Không có số tự nhiên nào lớn nhất vì thêm 1 vào bất kì số tự nhiên nào cũng được số đứng liền sau nó. Dãy số tự nhiên có thể kéo dài mãi.
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
Đáp án:
Bài 2:
5794 = 5 000 + 700 + 90 + 4
20 292 = 20 000 + 200 + 90 + 2
190 909 = 100 000 + 90 000 + 900 + 9
Bài 5: 
a) 67 ; 68 ; 69 798 ; 799 ; 800
 999 ; 1000 ; 1001
b) 8 ; 10 ; 12 98 ; 100 ; 102
 998 ; 1000 ; 1002
c) 51 ; 53 ; 55 199 ; 201 ; 203
 997 ; 999 ; 1001
- Chữa lại các phần bài tập làm sai
- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CON VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Mục tiêu chung
- Nhận biết được những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn (BT1, BT2); quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước đầu tìm được những từ ngữ miêu tả thích hợp (BT3).
- Có kĩ năng dùng từ, đặt câu để miêu tả các bộ phận của con vật bằng lời văn miêu tả của mình.
- Có ý thức học tập tích cực, nghiêm túc góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.
* Mục tiêu cho HS Long: Hs nhận biết miêu tả con vật
II. CHUẨN BỊ:
- GV: + Phần mềm Zoom, Slide minh họa bài học 
- HS: SGK, máy tính, Ipad, điện thoại thông minh có cài phần mềm Zoom.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. Hoạt động mở đầu: 3p
*Khởi động:
* Kết nối:
- GV dẫn vào bài học
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
HS hát
2. Hoạt động luyện tập, thực hành (30p)
Bài tập 1, 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT
 - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
- GV: Để miêu tả được con ngựa một cách chân thực như vậy đòi hỏi tác giả phải quan sát rất kĩ những đặc điểm ngoại hình của nó. Vì vậy, quan sát trong miêu tả là vô cùng quan trọng
Bài tập 3
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu của BT.
- GV treo ảnh một số con vật và YC HS làm việc cá nhân: ghi chép lại kết quả quan sát.
* Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 hoàn thành bài tập.
 - Hs M3+M4 ghi chép lại kết quả quan sát tỉ mỉ, chi tiết.
- Y/c dựa vào những gì quan sát được để nói một đoạn văn tả hình dáng con vật
3. Hoạt động vận dụng (1p)
GV hướng dẫn HS hoành chỉnh bài văn tả hình dáng con vật.
Nhóm 2 – Lớp
- 1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc kĩ đoạn Con ngựa 
**Bộ phận được miêu tả: 
- Hai tai: To, dựng đứng trên cái đầu rất đẹp
- Hai lỗ mũi: Ươn ướt, động đậy hoài
- Hai hàm răng: Trắng muốt
- Bờm: Được cái rất phẳng
- Ngực: Nở
- Bốn chân: Khi đứng cũng cứ dậm lộp cộp trên đất
- Cái đuôi: Dài, ve vẩy hết sang phải lại sang trái
- Lắng nghe
Cá nhân – Lớp
VD: Quan sát một con gà chọi.
+ Hai cẳng chân: cứng và lẳn như hai thanh sắt, phủ đầy những vẩy sáp vàng óng.
+ Đôi bắp đùi: chắc nịch, từng thớ thịt căng lên.
+ Lông: lơ thơ mấy chiếc quăn queo dưới bụng.
+ Đầu: to với đôi mắt dữ dằn
+ Cổ: bạnh.
+ Da: đỏ gay đỏ gắt, đỏ tía, đỏ bóng lên như có quết một nước sơn.
- HS nói miệng
- Hoàn thành bài quan sát
- Từ kết quả quan sát, viết thành đoạn văn hoàn chỉnh tả hình dáng con vật
TIẾNG VIỆT (DẠY TẬP LÀM VĂN)
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
* Mục tiêu chung:
- Nhận biết được đoạn văn và ý chính của từng đoạn trong bài văn tả con chuồn chuồn nước (BT1)
- Sắp xếp được các câu thành một đoạn văn có bố cục hợp lí (BT2); Bước đầu viết được một đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn (BT3).
- Có ý thức tham gia tích cực các hoạt động học tập góp phần phát triển các năng lực tự học, sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL hợp tác
* Mục tiêu riêng cho HS Long: 
- Biết quan sát con vật
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
- GV: + Phần mềm Zoom, Slide minh họa bài học 
- HS: SGK, máy tính, Ipad, điện thoại thông minh có cài phần mềm Zoom.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. Hoạt động mở đầu: 3p
*Khởi động 
- GV cho HS khởi động theo nhạc.
*Kết nối:
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
Hát 
2. Hoạt động luyện tập, thực hành:(35p)	
Bài tập 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT1.
- YC HS làm bài theo nhóm 2: Tìm xem bài văn có mấy đoạn? Ý chính của mỗi đoạn
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
+ Em có nhận xét gì về hình thức và nội dung của mỗi đoạn văn?
- GV nhận xét, chốt ý
 Bài tập 2: 
- HS làm bài theo cặp: Sắp xếp lại các câu văn thành đoạn văn phù hợp.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng, lưu ý HS muốn sắp xếp đúng thì phải xác định câu mở đoạn và các ý tiếp liền câu mở đoạn
- Cho HS quan sát tranh ảnh và giới thiệu về chim gáy
Bài tập 3: 
- GV dán lên bảng tranh, ảnh gà trống cho HS quan sát.
- Gọi vài HS đọc đoạn văn mình viết.
- GV nhận xét và khen những HS viết đúng yêu cầu, viết hay.
* Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 hoàn thành bài tập.
 - Hs M3+M4 viết được đoạn văn miêu tả ngoại hình của con vật có sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
3. Hoạt động vận dụng (2p)
- GV hướng dẫn HS tự chữa lỗi bài 3.
Nhóm 2 – Chia sẻ lớp
* Bài Con chuồn chuồn nước có 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu  phân vân.
+ Đoạn 2: Phần còn lại.
 * Ý chính của mỗi đoạn.
+ Đoạn 1: Tả ngoại hình của chú chuồn chuồn nước là đậu một chỗ.
+ Đoạn 2: Tả chú chuồn chuồn nước lúc tung cánh bay, kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên theo cánh bay của chuồn chuồn.
* Hình thức: Đầu đoạn lùi 1 ô, hết đoạn văn chấm xuống dòng
* Nội dung: Mỗi đoạn văn có một nội dung nhất định, có câu mở đoạn và câu kết đoạn
Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp
Đáp án: Thứ tự sắp xếp đúng: b, a, c
- HS đọc đoạn văn sau khi đã sắp xếp đúng.
- HS quan sát
Cá nhân – Lớp
VD: Chú gà trống nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp. Còn nhớ ngày mới rời ổ, chú chẳng khác nào một cục bông di đông bằng nắm tay em. Thế mà hôm nay chú đã phổng phao lắm rồi. Thân chú to bằng cái ấm siêu tốc. Bộ lông mượt màu xanh than pha lẫn đỏ tía. Chiếc đuôi cong cong như cầu vồng. Cái mào rực rỡ rung rinh trên đầu. Đôi mắt lúng liếng trêu ghẹo các cô gà mái. Đôi chân đã bắt đầu nhú lên chiếc cựa cứng và sắc dự là sau này sẽ trở thành vũ khí lợi hại đây. 
- Chữa lỗi dùng từ đặt câu trong BT 3
- Hoàn chỉnh bài văn tả con gà trống
Lắng nghe
Viết tên mình

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_khoi_4_tuan_26_nam_hoc_2021_2022.docx