Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 1, 2 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học A Đa Phước

Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 1, 2 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học A Đa Phước

. Yêu cầu cần đạt của bài học:

 Kiến thức:

- Đọc, viết được các số đến 100 000.

- Biết phân tích cấu tạo số .

 Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc và viết số, phân tích cấu tạo số;

- Củng cố kĩ năng tính toán, so sánh và sắp thứ tự các số tự nhiên.

 Thái độ:

- Học tập tích cực, cẩn thận.

 Phát triển năng lực, Phẩm chất:

- Năng lực tự học; NL giải quyết vấn đề và sáng tạo; NL tư duy . . .

-

 Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 3: a) Viết được 2 số; b) dòng 1

2. Đồ dùng dạy học:

- GV: Băng giấy

- HS: sách, vở. Dụng cụ học tập

 Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật trình bày 1 phút, động não, chia sẻ nhóm 2.

 

docx 98 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 155Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 1, 2 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học A Đa Phước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC A ĐA PHƯỚC KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỚP 4C – NĂM HỌC 2022-2023
 KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
Môn học/hoạt động giáo dục.............................................; lớp..................... 
Tên bài học: ..........; số tiết:.... 
Thời gian thực hiện: ngàythángnăm(hoặc từ // đến //)
1. Yêu cầu cần đạt: Nêu cụ thể học sinh thực hiện được việc gì; vận dụng được những gì vào giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống; có cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực gì.
2. Đồ dùng dạy học: Nêu các thiết bị, học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm đạt yêu cầu cần đạt của bài dạy.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
- Hoạt động Mở đầu: khởi động, kết nối.
- Hoạt động Hình thành kiến thức mới: trải nghiệm, khám phá, phân tích, hình thành kiến thức mới (đối với bài hình thành kiến thức mới).
- Hoạt động Luyện tập, thực hành.
- Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (nếu có).
4. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có).
 TUẦN 1
Môn học/hoạt động giáo dục: Toán; lớp 4C
Tên bài học: Ôn tập các số đến 100000; số tiết: 01
Thời gian thực hiện: Ngày 05 tháng 9 năm 2022
1. Yêu cầu cần đạt của bài học:
Ø Kiến thức:
- Đọc, viết được các số đến 100 000.
- Biết phân tích cấu tạo số .
Ø Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc và viết số, phân tích cấu tạo số;
- Củng cố kĩ năng tính toán, so sánh và sắp thứ tự các số tự nhiên.
Ø Thái độ:
- Học tập tích cực, cẩn thận.
ð Phát triển năng lực, Phẩm chất: 
- Năng lực tự học; NL giải quyết vấn đề và sáng tạo; NL tư duy . . .
- 
ð Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 3: a) Viết được 2 số; b) dòng 1
2. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Băng giấy 
- HS: sách, vở. Dụng cụ học tập
ð Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
- Kĩ thuật trình bày 1 phút, động não, chia sẻ nhóm 2.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động Mở đầu
- Khởi động
- Kết nối
- Hát
- Báo cáo dụng cụ học tập
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
C. Hoạt động Luyện tập, thực hành
* Mục tiêu: 
- Đọc, viết được các số đến 100 000.
- Biết phân tích cấu tạo số .
Bài 1: Gọi Hs nêu yêu cầu.
 a, Hướng dẫn HS tìm quy luật. 
b, Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: GV treo băng giấy kẻ sẵn
- Chốt cách viết số, đọc số và phân tích cấu tạo số 
Bài 3:
a) Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu)
M : 8723 = 8000 + 700 + 20 + 3
- Chữa bài. 
b) Viết theo mẫu
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: HS HTT nêu miệng
D. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò
- HS nêu yêu cầu của bài
+ Ứng với mỗi vạch là các số tròn nghìn.
- HS tự làm bài vào vở 
- HS tự tìm quy luật và viết tiếp. 
36 000; 37 000; 38 000; 39 000; 40 000; 
41 000
- 2 HS phân tích mẫu.
- HS làm bài cá nhân – Chia sẻ lớp 
- HS phân tích mẫu.
- HS làm bảng con (9171 = ....)
- Lần lượt 2 HS làm bảng lớp: 3082; 7006
- Nhận xét.
- Quan sát trong SGK.
- Làm dòng 1vào vở.
- HS HTT: Làm các dòng còn lại.
- HS làm bài cá nhân vào SGK 
- Ghi nhớ nội dung bài học; Thực hành làm thêm BT ở nhà.
4.Điều chỉnh sau tiết dạy:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn học/hoạt động giáo dục: Tập đọc; lớp 4C
Tên bài học: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu; số tiết: 01
Thời gian thực hiện: Ngày 05 tháng 9 năm 2022
1. Yêu cầu cần đạt của bài học:
Ø Kiến thức:
- Hiểu được nghĩa một số từ ngữ khó trong bài: cỏ xước, nhà trò, bự, thâm,...
- Hiểu ND bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu.
Ø Kĩ năng:
Đọc rành mạch, trôi chảy biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
Ø Thái độ:
- Giáo dục HS biết bảo vệ lẽ phải.
ð Phát triển năng lực, Phẩm chất: 
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,...
- 
* GDKNS: Thể hiện sự cảm thông; xác định giá trị; tự nhận thức về bản thân.
2. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Tranh minh họa SGK.
- HS: SGK, vở,..
ð Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, đóng vai
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não . . .
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động Mở đầu
- Khởi động
- Kết nối : Giới thiệu chủ điểm Thương người như thể thương thân 
- HS cùng hát
- Quan sát tranh và lắng nghe
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
ðLuyện đọc
Ø Mục tiêu: HS biết nhận diện đoạn văn, đọc đúng, đọc rành mạch, trôi chảy và giải nghĩa được một số từ ngữ. 
Ø Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HSHTT đọc bài 
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Giọng đọc chậm rãi khi thể hiện sự đáng thương của chị Nhà Trò, giọng dứt khoát, mạnh mẽ khi thể hiện lời nói và hành động của Dế Mèn
- GV chốt vị trí các đoạn:
 - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS CHT 
- Cả lớp đọc thầm
- HS lắng nghe
- Bài có 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Hai dòng đầu
+ Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo.
+ Đoạn 3: Năm dòng tiếp theo.
+ Đoạn 4: Phần còn lại. 
- Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (cỏ xước, tỉ tê, nhà trò, tảng đá cuội, lột, ngắn chùn chùn, nức nở),...
- Luyện đọc từ khó theo yêu cầu
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 
- 1 HS HTT đọc cả bài
ð Tìm hiểu bài:
Ø Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài học, nêu được nội dung đoạn, bài.
Ø Cách tiến hành: 
- Yêu cầu đọc các câu hỏi.
- GV gợi ý trả lời
+ Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?
=>Nội dung đoạn 1?
+ Những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
+ Dế Mèn đã thể hiên tình cảm gì khi gặp chị Nhà Trò?
=> Đoạn 2 nói lên điều gì?
+Tại sao Nhà Trò bị Nhện ức hiếp?
+ Qua lời kể của Nhà Trò chúng ta thấy được điều gì?
+ Trước tình cảnh đáng thương của Nhà Trò, Dế Mèn đã làm gì?
+ Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? 
=> Lời nói và cử chỉ đó cho thấy Dế Mèn là người như thế nào?
* Nêu nội dung bài
- GV tổng kết, nêu nội dung bài.
+ Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy chị Nhà Trò gục đầu khóc bên tảng đảng đá cuội.
Ø Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò
+ Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu . 
+ Cánh chị mỏng ngắn chùn chùn, quá yếu lại chưa quen mở.
+ Dế Mèn thể hiện sự ái ngại, thông cảm đối với chị Nhà Trò.
Ø Hình dáng yếu ớt, tội nghiệp của chị Nhà Trò
+ Trước đây mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn Nhện chưa trả được thì đã chết. Nhà Trò ốm yếu kiếm ăn không đủ. Bọn Nhện đã đánh Nhà Trò, hôm nay chăng tơ ngang đường dọa vặt chân, vặt cánh ăn thịt.
+ Thấy tình cảnh đáng thương của Nhà Trò khi bị Nhện ức hiếp.
+ Trước tình cảnh ấy, Dế Mèn đã xòe càng và nói với Nhà Trò: Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.
+ Cử chỉ: Phản ứng mạnh mẽ xoà cả hai càng ra, dắt Nhà Trò đi.
Ø Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp.
ØNội dung: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ,sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ những bất công
- HS ghi vào vở 
C. Hoạt động Luyện tập, thực hành
ð Luyện đọc diễn cảm
Ø Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm đoạn 2 của bài
Ø Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2
- GV nhận xét chung
D. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
- Qua bài đọc giúp các em học được điều gì từ nhân vật Dế Mèn?
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò
- 1 HS HTT đọc lại toàn bài
- Đọc diễn cảm đoạn 2
+ Luyện đọc trong nhóm
+ Thi đọc trước lớp.
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS nêu bài học của mình (phải dũng cảm bảo vệ lẽ phải, phải bênh vực người yếu,...)
- Đọc và tìm hiểu nội dung trích đoạn tiếp theo "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu" 
4. Điều chỉnh sau tiết dạy:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn học/hoạt động giáo dục: Kể chuyện; lớp 4C
Tên bài học: Sự tích hồ Ba Bể; số tiết: 01
Thời gian thực hiện: Ngày 05 tháng 9 năm 2022
1. Yêu cầu cần đạt của bài học:
Ø Kiến thức:
- Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể (do GV kể)
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái.
Ø Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nói, kĩ năng kể chuyện trước đám đông
Ø Thái độ:
- Biết thể hiện lòng nhân ái, tình cảm yêu thương con người
ð Phát triển năng lực, Phẩm chất: 
- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,...
* GD BVMT: Ý thức BVMT, khắc phục hậu quả do thiên nhiên gây ra (lũ lụt 
2. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Tranh minh họa truyện trang 8 phóng to; Giấy khổ to viết sẵn các câu hỏi, để chỗ trống cho HS trả lời+ bút dạ.
- HS: SGK.
ð Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, đóng vai
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não . . .
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động Mở đầu
- Khởi động
- Kết nối 
- Hát 
- Lắng nghe
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
ð Hoạt động nghe-kể:(8p)
Ø Mục tiêu: HS nghe kể nhớ được nội dung câu chuyện
Ø Cách tiến hành: Cá nhân - Lớp
- Hướng dẫn kể chuyện.
- GV kể 2 lần:
+ Lần 1: Kể nội dung chuyện.
Sau khi kể lần 1, GV yêu cầu HS giải thích một số từ ngữ khó hiểu trong truyện.
+ Lần 2: Kể kèm tranh minh hoạ
- HS theo dõi
- HS lắng nghe GV kể chuyện.
- HS lắng nghe và quan sát tranh
C. Hoạt động Luyện tập, th ...  được các thức ăn hằng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật và động vật.
- Nói tên và vai trò của những thức ăn chứa bột đường. Nhận ra nguồn gốc của những thức ăn chứa chất bột đường.
Ø Kĩ năng:
- Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có nhiều trong thức ăn đó.
Ø Thái độ:
- Có ý thức ăn uống đủ chất dinh dưỡng để cơ thể phát triển cân đối
ð Phát triển năng lực, Phẩm chất: 
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác, NL khoa học
* GDBVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
2. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Các hình minh hoạ SGK trang 10, 11 (phóng to nếu có điều kiện).
- HS: Một số thức ăn, đồ uống 
ð Phương pháp, kĩ thuật:
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, trò chơi, thí nghiệm
- KT: động não, tia chớp, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
A. Hoạt động Mở đầu
- Khởi động
+ Hãy nêu vai trò của các cơ quan trong quá trình trao đổi chất 
- Kết nối 
GV nhận xét, khen/ động viên.
- HS trả lời và nhận xét
- 4 HS nêu
-Lắng nghe
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
C. Hoạt động Luyện tập, thực hành
* Mục tiêu: 
- Sắp xếp được các thức ăn hằng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật và động vật.
- Nói tên và vai trò của những thức ăn chứa bột đường. Nhận ra nguồn gốc của những thức ăn chứa chất bột đường.
- Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có nhiều trong thức ăn đó.
* Cách tiến hành: 
HĐ1: Tập phân loại thức ăn:
+ Kể tên các thức ăn, đồ uống bạn thường dùng vào các bữa sáng, trưa, tối
+ Nói tên các đồ ăn, thức uống có nguồn gốc động vật, thực vật
+ Người ta có thể phân loại thức ăn theo cách nào khác?
- GV: Phân loại thức ăn dựa vào tính chất dinh dưỡng có trong thức ăn đó.
+ Nhóm t.ă chứa nhiều chất bột đường
+ Nhóm t.ă chứa nhiều chất đạm
+ Nhóm t.ă chứa nhiều chất béo
+ Nhóm t.ă chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng
* Liên hệ: Bữa ăn của em đã đủ chât dinh dưỡng chưa?
HĐ2:Tìm hiểu vai trò của chất bột đường:
- Nói tên của những những thức ăn có chứa nhiều chất bột đường.
+ Vai trò của chất bột đường là gì?
- GV nhận xét, kết luận, tổng kết bài
* GDBVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường. Con người cần bảo vệ môi trường sống, bảo vệ nguồn thức ăn
D. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò
 Cá nhân - Nhóm 4 - Lớp 
- HS nối tiếp kể
- HS thảo luận nhóm, phân loại:
+ Nguồn gốc động vật: thịt, cá, tôm, cua,...
+ Nguồn gốc thực vật: rau, đỗ, lạc, quả,...
- HS đề xuất cách phân loại
- HS lắng nghe
- HS lấy VD ở mỗi nhóm thức ăn
- HS liên hệ
- HS nêu: cơm, ngô, khoai, sắn, mì,...
+ Chất bột đường cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể.
- HS liên hệ
- HS nêu nội dung bài học
- HS nêu các giải pháp BVMT, nguồn thức ăn: Không phun thuốc trừ sâu quá độ, không bón quá nhiều phân hoá học,...
- Thực hành ăn uống đủ chất dinh dưỡng
- Lên thực đơn cho 1 ngày với các thức ăn đủ các nhóm dinh dưỡng
4. Điều chỉnh sau tiết dạy:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn học/hoạt động giáo dục: Đao đức; lớp 4C
Tên bài học: Trung thực trong học tập (tiết 2); số tiết: 01
Thời gian thực hiện: Ngày 16 tháng 9 năm 2022
1. Yêu cầu cần đạt của bài học:
Ø Kiến thức:
- HS hiểu được tác dụng của trung thực trong học tập cũng như trong cuộc sống
Ø Kĩ năng:
- Đưa ra được các cách xử lí tình huống liên quan đến trung thực trong học tập
- Kể được các câu chuyện về trung thực trong học tập
Ø Thái độ:
- Giáo dục HS trung thực trong học tập và cuộc sống
ð Phát triển năng lực, Phẩm chất:
- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
* KỸ NĂNG SỐNG:
- Tự nhận thức về sự trung thực trong học tập.
- Bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập.
- Làm chủ trong học tập.
* TT HCM: Khiêm tốn học hỏi
* Không yêu cầu HS lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có tán thành hoặc không tán thành.
2. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Phiếu học tập
- HS: SGK, 
ð Phương pháp, kĩ thuật:
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hoạt động Mở đầu
- Khởi động
+ Nêu các biểu hiên của trung thực trong học tập
+ Vì sao cần trung thực trong học tập?
- Kết nối 
GV nhận xét, dẫn vào bài mới
- Trả lời, nhận xét
-Lắng nghe
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
C. Hoạt động Luyện tập, thực hành
*Mục tiêu: 
- Đưa ra được các cách xử lí tình huống liên quan đến trung thực trong học tập
- Kể được các câu chuyện về trung thực trong học tập
* Cách tiến hành:
HĐ 1: Xử lí tình huống (Bài tập 3):
̣
TH 1: Em sẽ làm gì nếu không làm được bài kiểm tra?
̣TH2: Em sẽ làm gì nếu bị điểm kém mà cô giáo ghi nhầm là điểm tốt?
̣TH 3: Em làm gì nếu trong giờ kiểm tra bạn bên cạnh không làm được bài và cầu cứu em? 
- GV kết luận về cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống:
HĐ 2: Kể chuyện (Bài tập 4)
- GV yêu cầu một vài HS sưu tầm được mẫu chuyện, tấm gương và trung thực trong học tập lên trình bày.
- GV kết luận, giáo dục tư tưởng HCM: Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập. Chúng ta cần học tập các bạn đó.. 
HĐ 3: Trình bày tiểu phẩm (Bài tập 5)
- GV mời các nhóm lên trình bày tiểu phẩm đã được chuẩn bị
 - GV cho cả lớp thảo luận chung:
 + Em có suy nghĩ về tiểu phẩm vừa xem?
 + Nếu em ở vào tình huống đó, em có hành động như vậy không? Vì sao?
 - GV nhận xét, kết luận: Mọi việc làm không trung thực đều là tính xấu, có khi còn có hại cho bản thân mình, và không được mọi người yêu mến, các em cần tránh. Không chỉ trung thực trong học tập mà còn cần trung thực cả trong cuộc sống
D. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò
- HS thảo luận nhóm 2, đưa ra các ứng xử trong từng tình huống và chia sẻ trước lớp:
TH1: Chịu nhận điểm kém và cố gắng học để gỡ điểm lại.
TH 2: Báo cho cô biết để sữa điểm lại cho đúng
TH3: Nói cho bạn biết là làm vậy là không trung thực trong học tập.
- HS có thể phân vai dựng lại một trong các tình huống
- HS kể chuyện và nêu bài học rút ra qua câu chuyện của mình
- Lớp nhận xét, bình chọn câu chuyện hay, người kể chuyện hấp dẫn, câu chuyện có ý nghĩa
- HS lắng nghe
- HS trình bày tiểu phẩm đã chuẩn bị
- Các nhóm khác tương tác, đặt câu hỏi cho các bạn
- HS trả lời câu hỏi với từng tình huống
- Bình chọn kịch bản hay, bạn diễn xuất sắc,...
- HS lắng nghe
- Thực hiện trung thực trong học tập và cuộc sống
- VN tìm hiểu về các hành vi thiếu trung thực mà em biết và hậu quả của các hành vi đó
4. Điều chỉnh sau tiết dạy:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn học/hoạt động giáo dục: Sinh hoạt lớp; lớp 4C
Tên bài học: Đánh giá hoạt động giáo dục tuần 2; số tiết: 01
Thời gian thực hiện: Ngày 16 tháng 9 năm 2022
1. Yêu cầu cần đạt của bài học:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. 
- Biết được phương hướng tuần tới.
- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. 
- Thực hiện an toàn giao thông khi đi ra đường.
- Phòng tránh các dịch bệnh.
2. Chuẩn bị: 
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Lớp trưởng và các Tổ trưởng chuẩn bị ND báo cáo.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
	HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
3. GV giới thiệu tiết SHL tuần 1
4. Các hoạt động:
 a. HĐ1: Sơ kết các mặt thi đua trong tuần 1
- GV đính trước bảng tổng hợp báo cáo SHL tuần 1 + mời lớp trưởng điều khiển.
- GV kết luận, nhận xét đánh giá kết quả đạt được tuần 1. Tuyên dương tổ, cá nhân xuất sắc.
- GV mời HS chưa thực hiện tốt các mặt thi đua đứng lên xác nhận lỗi, đưa ra biện pháp khắc phục, nhắc các em thực hiện tốt.
 b. HĐ2: Kế hoạch hoạt động tuần 2
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 khoảng 3 phút để đưa ra phương hướng hoạt động tuần 2 (Phát phiếu thảo luận + bảng phụ cho các nhóm).
- Mời đại diện nhóm ghi trên bảng phụ trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại các phương hướng của HS thành kế hoạch. 
- GV đính kế hoạch, mời vài HS đọc.
- GV hỏi HS biện pháp để thực hiện tốt kế hoạch.
 c. HĐ3: Sinh hoạt chủ điểm “Mái trường mến yêu”
- GV mời đại diện các nhóm tiếp nối nhau đọc các câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, hát bài hát, về Mái trường mến yêu
5. Nhận xét – đánh giá:
- GV nhận xét tiết sinh hoạt lớp.
- Dặn dò HS: cần thực hiện tốt kế hoạch HĐ của tuần 2.
- Lớp phó LĐ - VTM điều khiển.
- Giơ tay
- Lắng nghe + nhắc lại.
- Lớp trưởng điều khiển.
+ Mời 2 lớp phó lên bàn làm việc.
+ Mời thư ký ghi bảng tổng hợp.
+ Mời các tổ trưởng báo cáo.
+ Mời ý kiến của các bạn tổ viên để điều chỉnh cho chính xác.
+ Các lớp phó nhận xét các mặt mình phụ trách.
- Lớp trưởng có ý kiến + tổng kết.
- Các tổ viên nêu ý kiến đánh giá các tổ, bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc nhất.
- Lắng nghe + vỗ tay.
- HS đứng lên xác nhận + đại diện các cá nhân vi phạm đưa ra biện pháp khắc phục. 
- Thực hiện
- Thực hiện
- Lắng nghe
- HS đọc.
- HS trả lời tiếp nối.
- Các nhóm nêu tiếp nối.
- Thực hiện.
- Lắng nghe + ghi nhớ.
- Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_lop_4_tuan_1_2_nam_hoc_2022_2023_truong_tie.docx