Giáo án Khối 4 - Tuần 14 - Năm học 2010-2011 (Bản hay 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 14 - Năm học 2010-2011 (Bản hay 2 cột)

I. Mục tiêu:

Biết đọc bài văn với giọng đọc chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật ( chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất )

- Hiểu ND: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. ( trả lời được CH trong SGK )

II. Đồ dùng dạy học:

 Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 135, SGK phóng to.

 Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

III. Hoạt động trên lớp:

 

doc 30 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 22/01/2022 Lượt xem 232Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 14 - Năm học 2010-2011 (Bản hay 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2010
Tiết 1:Tập đọc
Bài: Chú Đất Nung
I. Mục tiêu: 
Biết đọc bài văn với giọng đọc chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật ( chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất )
- Hiểu ND: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. ( trả lời được CH trong SGK ) 
II. Đồ dùng dạy học: 
Ø Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 135, SGK phóng to. 
Ø Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định :
2. KTBC:
 -Gọi 2 HS đọc bài Văn hay chữ tốt và trả lời câu hỏi về nội dung.
 -Nhận xét cho điểm HS.
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Hoạt động 1: Hướng dẫn Luyện đọc:
Mời HS đọc bài 
-Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài ( 3 lượt HS đọc ). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc.
-Gv tóm tắt nội dung: 
Hoạt động 2 :Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Cu Chắt có những đồ chơi nào?
+ Những đồ chơi của cu Chắt có gì khác nhau?
- Tóm ý chính đoạn 1.
Yêu cầu HS đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Cu Chắt để đồ chơi của mình vào đâu?
+ Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau như thế nào ?
- Tóm ý chính đoạn 2.
- Chuyện gì sẽ xảy ra với cu Đất khi chú chơi một mình ? Các em cùng tìm hiểu đoạn còn lại.
+ Vì sao chú bé Đất lại ra đi?
- Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
+ Ông Hòn Rấm nói thế nào khi thấy chú lùi lại?
+ Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung?
+ Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì?
- Ông cha ta thường nói: “ Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, con người được tôi luyện trong gian nan, thử thách sẽ càng can đảm, mạnh mẽ và cứng rắn hơn. Cu Đất cũng vậy, biết đâu sau này chú ta sẽ làm được những việc có ích cho cuộc sống 
- Ghi ý chính của bài.
c . Đọc diễn cảm
- Gọi 4 HS đọc lại truyện theo vai ( người dẫn chuyện. Chú bé Đất, chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm ).
-Treo bảng phụ có đoạn văn cần luyện đọc.
 Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò .
- Hỏi: + Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
- Dặn HS về nhà học bài và đọc trước bài Chú Đất Nung ( tiếp theo ). 
- Nhận xét tiết học.
-HS hát .
-2 HS thực hiện yêu cầu.
-Lắng nghe.
- 1 em đọc toàn bài.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi .
+ Cu Chắt có các đồ chơi : một chàng kị sĩ cưỡi ngựa, một nàng công chúa ngồi trong lầu son, một chú bé bằng đất .
+ Chàng kị sĩ cưỡi ngựa tía rất bảnh, nàng công chúa xinh đẹp là những món quà em được tặng trong dịp tết Trung thu. Chúng được làm bằng màu rất sặc sỡ và đẹp còn chú bé Đất là đồ chơi em tự nặn bằng đất sét khi đi chăn trâu .
 1 HS đọc thành tiếng.Cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.
 + Cu Chắt cất đồ chơi vào nắp cái tráp hỏng 
 + Họ làm quen với nhau như cu Đất đã làm bẩn quần áo đẹp của chàng kị sĩ và nàng công chúa nên cậu ta bị cu Chắt không cho họ chơi với nhau nữa 
 - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm trao đổi và trả lời câu hỏi .
 + Vì chơi một mình chú cảm thấy buồn và nhớ quê .
 + Chú bé Đất đi ra cánh đồng. Mới đến trái bếp, gặp trời mưa , chú ngấm nước và bị rét , chú bèn chui vào bếp sưởi ấm. Lúc đầu thấy khoan khoái, lúc sau thấy nóng rát cả chân tay khiến chú ta lùi lại. Rồi chú gặp ông Hòn Rấm.
 + Ông chê chú nhát .
 + Vì chú sợ ông Hòn Rấm chê chú là nhát. 
 + Vì chú muốn được xông pha, làm nhiều việc có ích .
 + Chú bé đất hết sợ hãi, muốn được xông pha, làm được nhiều việc có ích. Chú rất vui vẻ xin được nung trong lửa .
+ Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho:
 Gian khổ và thử thách mà con người vượt qua để trở nên cứng rắn và hữu ích .
 - Lắng nghe .
 2 HS nhắc lại ý chính của bài.
- 4 HS đọc truyện theo vai. Cả lớp theo dõi để tìm giọng đọc phù hợp với từng vai.
- Luyện đọc theo nhóm đôi.
- 3 cặp HS đọc thi.
HS trả lời 
tiết 2:Toán
Bài: Chia một tổng cho một số
I.Mục tiêu :
 Biết chia một tổng cho một số.
- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính 
II.Đồ dùng dạy học : 
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
	Hoạt động cuả trò	
1.Ổn định :
2.KTBC :
-GV gọi HS lên bảng sửa BT 
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới :
 a) Giới thiệu bài ghi bảng 
 -Hoạt động 1:	
 b) So sánh giá trị của biểu thức 
 -Ghi lên bảng hai biểu thức: 
 ( 35 + 21 ) :7 và 35 :7 + 21 :7 
 -Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên 
 -Giá trị của hai biểu thức ( 35 + 21 ) :7 và 
35 : 7 + 21 : 7 như thế nào so với nhau ?
 -Vậy ta có thể viết : 
 ( 35 + 21 ) : 7 = 35 :7 + 21 : 7 
 c) Rút ra kết luận về một tổng chia cho một số 
 +Biểu thức ( 35 + 21 ) : 7 có dạng như thế nào ? 
 + Hãy nhận xét về dạng của biểu thức.
 35 : 7 + 21 :7 ? 
 +Nêu từng thương trong biểu thức này. 
 + 35 và 21 là gì trong biểu thức (35 + 21 ) : 7
 + Còn 7 là gì trong biểu thức ( 35 + 21 ) : 7 ? 
- Vì ( 35 + 21) :7 và 35 : 7 + 21 :7 nên ta nói: khi thực hiện chia một tổng cho một sôù , nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia, ta có thể chia từng số hạng cho số chia rồi cộng các kết quả tìm được với nhau 
 Hoạt động 2: Luyện tập , thực hành 
 Bài 1
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
 HDHS làm 
Cho HS làm vào vở 
 -GV nhận xét và cho điểm HS 
 Bài 2 
 Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
 HD mẫu 
Cho HS làm vào vở 
 -GV nhận xét và cho điểm HS 
 Bài 3
 -Gọi HS đọc yêu cầu đề bài 
 -Yêu cầu HS đọc tóm tắt bài toán và trình bày lời giải. 
 -Nhận xét cho điểm HS. 
Hoạt động 3:Củng cố, dặn dò :
 -Dặn dò HS làm bài tậpVBT và chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học.
+ Công thức tính diện tích hình vuông là : S = a x a 
+ Nếu a = 25 thì S = 25 x 25 = 625 (m2 )
-HS nghe giới thiệu. 
-HS đọc biểu thức 
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào giấy nháp. 
-Bằng nhau. 
-HS đọc hai biểu thức bằng nhau.
-Có dạng là một tổng chia cho một số .
-Biểu thức là tổng của hai thương 
-Thương thứ nhất là 35 : 7 , thương thứ hai là 21 : 7 
-Là các số hạng của tổng ( 35 + 21 ). 
-7 là số chia. 
-HS nghe GV nêu tính chất và sau đó nêu lại .
-Tính giá trị của biểu thức theo 2 cách 
* (15 + 35) : 5 = 50 : 5 = 10
 * (15 + 35) : 5 = 15 : 5 + 35 : 5 
 = 3 + 7 = 10
 * (80 + 4) : 4 = 84 : 4 = 21
 * (80 + 4) : 4 = 80 : 4 + 4 : 4 
 = 20 + 1 = 21
-HS đọc yêu cầu bài 
 (27 – 18) : 3 = 9 : 3 = 3 
 (27 – 18) : 3 = 27 : 3 – 18 : 3 
 = 9 - 6 = 3
(64 – 32) :8 = 32 : 8 = 4
(64 – 32) :8 = 64 : 8 – 32 : 8 
 8 – 4 = 4
-HS đọc đề bài. 
 Bài giải
Số học sinh của cả hai lớp 4A và 4B là
32 + 28 = 60 ( học sinh )
Số nhóm HS của cả hai lớp là
60 : 4 = 15 ( nhóm )
Đáp số : 15 nhóm
Tiết 3:Đạo đức 
Bài ; BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
I. Mục tiêu:	
Biết được công lao của các thầy giáo, cô giáo 
Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo 
Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo 
Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình 
II. Tài liệu và phương tiện:
 -SGK Đạo đức 4
 Các băng chữ sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1.
 - HS :kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán để sử dụng cho hoạt động 2, tiết 2
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động 
I.Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi HS đọc ghi nhớ.
 - Kiểm tra việc sưu tầm của HS.
II. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
 2. Các hoạt động:
Hoạt động 1:Kể về một kỉ niệm đáng nhớ nhất của em về thầy, cô giáo cũ.
GV cho làm việc cả lớp: gọi HS lên bảng trình bày.
 Tại sao những kỉ niệm như vậy khiến em nhớ mãi?
GV kết luận:
Hoạt động 2: Trình bày tài liệu đã sưu tầm 
 - GV nêu yêu cầu bài tập - SGK 
Trình bày tài liệu đã sưu tầm được dưới nhiều hình thức: kể chuyện hay diễn tiểu phẩm.
Em nhận xét hành động của bạn trong mẩu chuyện đó? Em có đồng ý không? 
Tại sao?
GV kết luận.
Hoạt động 3: Làm bưu thiếp chúc mừng các thầy ,cô giáo cũ.
GV nêu yêu cầu và kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
Cho HS làm việc theo nhóm đôi.
Giới thiệu sản phẩm.
GV nhắc HS nhớ gửi tặng thầy giáo, cô giáo cũ những tấm bưu thiếp mà mình đã làm.
Kết luận chung:
- Cần phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- Chăm ngoan, học giỏi là biểu hiện của lòng biết ơn.
3.Hoạt động tiếp nối:
 -Học ghi nhớ.
- Thực hiện các nội dung ở mục thực hành. 
III. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
Hát 
2HS đọc ghi nhớ.
HS theo dõi GVgiới thiệu và ghi bảng tên bài.
 khoảng 4 HS kể và giải thích.
Hai nhóm lên trình bày tiểu phẩm đã chuẩn bị hay giới thiệu.
HS phát biểu ý kiến.
HS làm việc với đồ dùng đã chuẩn bị.
HS có thể giới thiệu cho cả lớp sản phẩm của mình.
Tiết 4: Â m nhạc
Bài : Ô n ba bài hát : Trên ngựa ta phi nhanh, Khăn quàng thắm mãi vai em và Cò lả 
Nghe nhạc 
 I . Mục tiêu 
Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết hát kết hợp vận động phụ họa 
Biết há ... g học sinh tập thể dục./ trống “ xả hơi” một hồi dài là lúc học sinh nghỉ .
- Tự làm vào vở.
- 4 HS đọc đoạn mở bài, kết bài của mình
+ Kết bài mở rộng: Rồi đây, chúng tôi sẽ xa mái trường tiểu học nhưng âm thanh thôi thúc, rộn ràng của tiếng trống trường thuở ấu thơ vẫn vang vọng mãi trong tâm trí tôi.
+ Kết bài không mở rộng: Tạm biệt anh trống. Ngày mai anh nhớ “tùng, tùng, tùngtùng” gọi chúng tôi đến trường nhé.
+ Khi viết cần chú ý tạo sự liền mạch giữa đoạn mở bài với thân bài, giữa đoạn thân bài với đoạn kết bài .
-Cả lớp.
Tiêt 2:Khoa học
Bài: BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
I/ Mục tiêu:
 Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước 
+ Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước. Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước.
+ Xử lí nước thải bảo vệ hệ thống thoát nước thải  Thực hiện bảo vệ nguồn nước.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Các hình minh hoạ trong SGK trang 58, 59 
 -Sơ đồ dây chuyền sản xuất và cung cấp nước sạch của nhà máy nước
 -HS chuẩn bị giấy, bút màu.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 3 HS lên bảng đọc ghi nhớ ,trả lời câu hỏi:
 + -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 * Hoạt động 1: Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước. 
 -Chia lớp thành các nhóm nhỏ, đảm bảo một hình vẽ có 2 nhóm thảo luận.
 -Thảo luận và trả lời các câu hỏi:
 1) Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ ?
 2) Theo em, việc làm đó nên hay không nên 
làm ? Vì sao ?
+Hình 1: Vẽ biển cấm đục phá ống nước. Việc làm đó nên làm, vì để tránh lãng phí nước và tránh đất, cát, bụi hay các tạp chất khác lẫn vào nước sạch gây ô nhiễm nguồn nước.
+Hình 2: Vẽ 2 người đổ rác thải, chất bẩn xuống ao. Việc làm đó không nên vì làm như vậy sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, động vật sống ở đó.
+Hình 3: Vẽ một sọt đựng rác thải. Việc làm đó nên làm, vì nếu rác thải vứt bỏ không đúng nơi quy định sẽ gây ô nhiễm môi trường, chất không sử dụng hết sẽ ngấm xuống đất gây ô nhiễm nước ngầm và nguồn nước.
-GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
 -Gọi các nhóm trình bày, các nhóm có cùng nội dung bổ sung.
 -GV nhận xét và tuyên dương các nhóm.
 -Yêu cầu 2 HS đọc mục Bạn cần biết.
 * Hoạt động 2: Liên hệ.
 -Giới thiệu: Xây dựng nhà tiêu 2 ngăn, nhà tiêu đào cải tiến, cải tạo và bảo vệ hệ thống nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nước mưa,  là công việc làm lâu dài để bảo vệ nguồn nước. Vậy các em đã và sẽ làm gì để bảo vệ nguồn nước.
 -GV gọi HS phát biểu.
 -GV nhận xét và khen ngợi HS có ý kiến tốt.
 Hoạt động 4:Củng cố- dặn dò:
 -GV nhận xét giờ học.
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
 -Dặn HS luôn có ý thức bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện.
Hát 
-3 HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày.
-HS quan sát.
-HS trả lời.
+Hình 4: Vẽ sơ đồ nhà tiêu tự hoại. Việc làm đó nên làm, vì như vậy sẽ ngăn không cho chất thải ngấm xuống đất gây ô nhiễm mạch nước ngầm.
+Hình 5: Vẽ một gia đình đang làm vệ sinh xung quanh giếng nước. Việc làm đó nên làm, vì làm như vậy không để rác thải hay chất bẩn ngấm xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước.
+Hình 6: Vẽ các cô chú công nhân đang xây dựng hệ thống thoát nước thải. Việc làm đó nên làm, vì trong nước thải có rất nhiều chất độc và vi khuẩn, gây hại nếu chúng chảy ra ngoài sẽ ngấm xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước.
-2 HS đọc.
-HS lắng nghe.
-HS phát biểu.
Tiết 3:Toán
Bài: CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ
I.Mục tiêu :
Thực hiện được phép chia một tích cho một số 
II.Đồ dùng dạy học :
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
	Hoạt động của trò	
1.Ổn định:
2.KTBC:
-GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 1c; 2b,c và kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác.
-GV chữa bài ,nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới :
 a) Giới thiệu bài 
 Hoạt động 1; Giới thiệu tính chất một tích chia cho một số 
Ví dụ 1 : 
 -GV viết lên bảng ba biểu thức sau: 
( 9 x 15 ) : 3 ; 9 x ( 15 : 3 ) ; ( 9 : 3 ) x 15
 -Vậy các em hãy tính giá trị của các biểu thức trên. 
 -GV yêu cầu HS so sánh giá trị của ba biểu thức.
 -Vậy ta có 
( 9 x 15 ) : 3 = 9 x ( 15 : 3 ) = ( 9 : 3 ) x 15 
 * Ví dụ 2 : 
 -GV viết lên bảng hai biểu thức sau: 
( 7 x 15 ) : 3 và 7 x ( 15 : 3 )
 -Các em hãy tính giá trị của các biểu thức trên. 
 -Các em hãy so sánh giá trị của các biểu thức trên. 
-Vậy ta có ( 7 x 15 ) : 3 = 7 x ( 15 : 3 ) 
 -Biểu thức ( 9 x 15 ) : 3 có dạng như thế nào ? 
 -Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này em làm như thế nào ? 
 -Em có cách tính nào khác mà vẫn tìm được giá trị của ( 9 x 15 ) : 3 ? ( Gợi ý dựa vào cách tính giá trị của biểu thức 9 x ( 15 : 3 ) và biểu thức ( 9 : 3 ) x 15 
 -GV hỏi : 9 và 5 là gì trong biểu thức 
(9 x 15 ) : 3 ?
 -Vậy khi thực hiện tính một tích chia cho một số ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó ( nếu chia hết ), rồi lấy kết quả tìm được nhân với thừa số kia. 
 -Với biểu thức ( 7 x 15 ) : 3 tại sao chúng ta không tính ( 7 : 3 ) x 15 ? 
 - Hoạt động 2: Luyện tập , thực hành 
 Bài 1a
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài 
 -Cho HS tự làm bài. 
-GV cho HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng và hỏi 2 HS vừa làm bài trên bảng : Em đã áp dụng tính chất gì để thực hiện tính giá trị của biểu thức bằng hai cách . Hãy phát biểu tính chất đó 
Bài 2 
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
 -GV ghi biểu thức lên bảng ( 25 x 36 ) : 9 
YC HS làm 
 -GV hỏi : Vì sao cách 2 làm thuận tiện hơn cách làm thứ nhất. 
Giảng 
 - Bài 3
 -GV gọi HS đọc yêu cầu của bài. 
 -Yêu cầu HS tóm tắt bài toán. 
 HDHS làm
Cách 1
Số mét vải cửa hàng có là
30 x 5 = 150 ( m )
Số mét vải cửa hàng đã bán là
150 : 5 = 30 ( m )
Đáp số : 30 m
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
Hoạt động 3:Củng cố, dặn dò :
 -Dặn dò HS làm bài tập 1b và chuẩn bị bài sau .-Nhận xét tiết học.
1c) 28 : (7 x 2) = 28 : 7 : 2 = 4 : 2 = 2
 = 28 : 2 : 7 = 14 : 7 = 2
 2b) 150 : 50 = 150 : (5 x 10)
 = 150 : 5 : 10 = 30 : 10 = 3
 2c) 80 : 16 = 80 : (4 x 4)
 = 80 : 4 : 4 = 20 : 4 = 5 
HS nghe GV giới thiệu bài. 
-HS đọc các biểu thức.
-3 HS lên bảng làm bài ,cả lớp làm bài giấy nháp. 
 ( 9 x15 ) : 3 = 135 : 3 = 45
 9 x ( 15 : 3 ) = 9 x 5 = 45 
 ( 9 : 3 ) x 15 = 3 x 15 = 45 
-Giá trị của ba biểu thức trên cùng bằng nhau là 45. 
-HS đọc các biểu thức-
-2 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào giấy nháp.
( 7 x 15 ) : 3 = 105 : 3 = 35 
 7 x ( 15 : 3 ) = 7 x 5 = 35 
-Giá trị của ba biểu thức trên bằng nhau là 45.
-Có dạng là một tích chia cho một số.
-Tính tích 9 x 15 = 135 rồi lấy 135 : 3 = 45. 
-Lấy 15 chia cho 3 rồi lấy kết quả tìm được nhân với 9 ( Lấy 9 chia cho 3 rồi lấy kết quả vừa tìm được nhân với 15). 
-Là các thừa số của tích ( 9 x 15 ). 
-HS nghe và nhắc lại kết luận: 
Vì 7 không chia hết cho 3. 
-1 HS đọc đề bài. 
* (8 x 23) : 4 = 184 : 4 = 46
* (8 : 4) x 23 = 2 x 23 = 46
 ( 15 x 24 ) : 6 = 360 : 6 = 60
 ( 15 x 24 ) : 6 = 4 x 15 = 60
-HS nêu yêu cầu bài toán. 
Tính bằng cách thuận tiện nhất 
 HS1: ( 25 x 36 ) : 9 = 900 : 9 = 100
 HS2: ( 25 x 36 ) : 9 = 25 x ( 36 :9 ) 
 = 25 x 4 = 100
HS đọc đề toán. 
-1 HS tóm tắt. 
Cách 2
Số tấm vải cửa hàng bán được là
5 : 5 = 1 ( tấm )
Số mét vải cửa hàng bán được là
30 x 1 = 30 ( m )
Đáp số : 30 m
-HS cả lớp.
Tiết 4:Kỹ thuật
Bai: THÊU MÓC XÍCH (tiết 2)
 I. Mục tiêu:
 -HS biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích.
 -Thêu được các mũi thêu móc xích.
 -HS hứng thú học thêu.
II. Đồ dùng dạy- học:
 -Tranh quy trình thêu móc xích. 
Bộ Đ D cắt may, thêu
 III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: Hát.
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ của HS.
3.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Thêu móc xích.
 b)HS thực hành thêu móc xích:
 * Hoạt động 3: HS thực hành thêu móc xích
 -HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các bước thêu móc xích.
 -GV nhận xét và củng cố kỹ thuật thêu các bước:
 +Bước 1: Vạch dấu đường thêu 
 +Bước 2: Thêu móc xích theo đường vạch dấu .
 -GV nhắc lại một số điểm cần lưu ý ở tiết 1.
 -GV nêu yêu cầu thời gian hoàn thành sản phẩm và cho HS thực hành.
 -GV quan sát, uốn nắn, chỉ dẫn cho những HS còn lúng túng hoặc thao tác chưa đúng kỹ thuật.
 * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS.
 -GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
 -GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
 +Thêu đúng kỹ thuật .
 +Các vòng chỉ của mũi thêu móc nối vào nhau như chuỗi mắt xích và tương đối bằng nhau.
 +Đường thêu phẳng, không bị dúm.
+Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
 -GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. 
 Hoạt động 5:Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
 -Hướng dẫn HS về nhà đọc trước và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn”.
-Chuẩn bị dụng cụ học tập.
-HS nêu ghi nhớ.
-HS lắng nghe.
-HS thực hành thêu cá nhân.
-HS trưng bày sản phẩm. 
-HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên.
-Cả lớp.
Phần ký duyệt của khối trưởng 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_14_nam_hoc_2010_2011_ban_hay_2_cot.doc