Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2021-2022

Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2021-2022

 Tiết 80: CHIA CHO SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ

(tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Giúp HS biết thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có 3 chữ số.

- Điều chỉnh chương trình : Không làm bài 2; bài 3

2. Kĩ năng

- Biết vận dụng vào tính toán

3. Phẩm chất

- HS say mê học toán, tìm tòi học hỏi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Máy chiếu

vở bài tập toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Hoạt động mở đầu: khởi động:

- 2 HS lên bảng thực hành phép chia: 41035 : 26, 7540 : 345

* Bài mới: Giới thiệu bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

2.1 Trường hợp chia hết

- GV nêu và viết phép chia 41535: 195.

- 1 HS lên bảng làm.

- Lớp làm nháp

+ Ðặt tính:

 

docx 65 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 205Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 : 
Thời gian thực hiện: Ngày 15/ 11 / 2021 đến ngày 21/11 / 2021
Thứ 2 ngày 15/11/2021
TOÁN:
 Tiết 80: CHIA CHO SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ
(tiếp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Giúp HS biết thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có 3 chữ số.
- Điều chỉnh chương trình : Không làm bài 2; bài 3
2. Kĩ năng
- Biết vận dụng vào tính toán
3. Phẩm chất 
- HS say mê học toán, tìm tòi học hỏi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy chiếu
vở bài tập toán 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu: khởi động:
- 2 HS lên bảng thực hành phép chia: 41035 : 26, 7540 : 345
* Bài mới: Giới thiệu bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
2.1 Trường hợp chia hết
- GV nêu và viết phép chia 41535: 195.
- 1 HS lên bảng làm.
- Lớp làm nháp
+ Ðặt tính: 
+ Thực hiện từ trái sang phải.
Lần 1: 415 : 195= 2 dư 25
Lần 2: Hạ 3 được 253 : 195=1 dư 58
Lần 3: Hạ 5 được 585 : 195=3.
- GV hướng dẫn HS cách ước lượng (đối với HS yếu, GV nên hướng dẫn các em ước lượng thương bằng cách che số).
2.2 Trường hợp không chia hết
- Tiến hành tương tự.
3. Hoạt động luyện tập thực hành:
Bài 1: Đặt tính rồi tính: a) 62321 : 307	b) 81350 : 187
- Lớp đặt tính rồi tính vào bảng con, 2 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 2: Tìm x: a) x x 405 = 86265 b) 89658 : x = 293
- HS xác định thành phần x trong từng ý.
- HS làm bài vào vở - GV theo dõi, chấm và nhận xét chung bài làm của HS.
Bài 3: Giải toán có lời văn
- 1 HS đọc đề bài.
- HS xác định yêu cầu đề.
- GV cho HS giải quyết bài tập:
+ HS tự làm bài cá nhân vào nháp.
+ Sau đó, thảo luận nhóm 6 thống nhất kết quả và làm vào bảng phụ.
- Nhận xét bài làm của các nhóm.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- GV đưa ra một số bài tập tương tự trong vở bài tập.
- HS giải quyết các bài tập.
- Các nhóm thảo luận tự ra đề toán lời văn tương tự bài toán trong SGK.
- Hoàn thành bài tập nhóm đưa ra.
- Nhận xét.
- GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
Không làm bài tập 2, 3.
TIẾNG VIỆT
TẬP ĐỌC
 Tiết 32: TRONG QUÁN ĂN “BA CÁ BỐNG”
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu các từ ngữ trong truyện.
- Hiểu ý nghĩa truyện: Chú bé người gỗ Bu-ra-ti-nô thông minh đã biết dùng mưu moi được bí mật về chiếc khoá vàng ở những kẻ độc ác đang tìm mọi cách bắt chú. 
2. Kĩ năng 
- Đọc trôi chảy, lưu loát các tên riêng nước ngoài.
- Biết đọc diễn cảm truyện.
3. Phẩm chất 
- HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu .
- SGK, sưu tầm các tranh , ảnh vẽ cây tre.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu: khởi động:
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài “Kéo co”, trả lời câu hỏi về nội dung truyện.
- Nhận xét.
* Bài mới
Giới thiệu bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1 : luyện đọc:
- 1 HS đọc bài – lớp đọc thầm
- HS chia đoạn: 
Đoạn 1: Biết là BA-ra-ba....cái lò sưởi này.
Đoạn 2: Bu-ra-ti-nô hét lên....Các-lô ạ.
Đoạn 3: Vừa lúc ấy....nhanh như mũi tên
- 3 HS nối tiếp câu đọc bài, GV kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng
- HS luyện đọc đoạn theo nhóm 2 kết hợp giải nghĩa từ khó.
- GV tổ chức thi đọc giữa các nhóm – tuyên dương.
- GV đọc cả bài, chú ý giọng đọc: 
+ Giọng đọc nhanh, bất ngờ, hấp dẫn. Người dẫn truyện phần đầu đọc chậm rãi, phần sau đọc nhanh hơn, bất ngờ, li kì. Lời Bu-ra-ti-nô: thét, dọa nạt. Lời lão BA-ra-ba: lúc đầu hùng hổ, sau ấp úng.
+ Nhấn giọng ở các từ: im thin thít, tống, sợ tái xanh, cầm cập, ấp úng.....
- GV đọc mẫu.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài (3 lượt)
- 1 HS đọc phần chú giải
- 1 HS đọc toàn bài. 
Hoạt động 2: tìm hiểu bài: 
- Chia lớp thành các nhóm tự điều khiển nhau đọc và trả lời các câu hỏi.
- HS đọc phần giới thiệu truyện, trả lời câu hỏi:
+ Bu-ra-ti-nô cần moi bí mật gì ở lão Ba-ra-ba? (Cần biết kho báu ở đâu).
- HS đọc đoạn từ đầu đến ... nhà bác Các-lô ạ.
+ Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba-ra-ba phải nói ra điều bí mật? (Chú chui vào một cái bình bằng đất trên bàn ăn, đợi Ba-ra-ba uống rượu say, từ trong bình thét lênlời ma quỷ nên đã nói ra bí mật).
- HS đọc đoạn còn lại , trả lời câu hỏi:
+ Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào? (Cáo A-li-xa và mèo A-di-li-ô biết chú bé gỗ đang trong bình đất.chú lao ra ngoài).
- HS đọc lướt toàn bài, tìm những hình ảnh, chi tiết trong truyện em cho là ngộ nghĩnh và lí thú.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
Hoạt động 1: Luyện đọc diễn cảm:
- 4 HS đọc truyện theo cách phân vai , giúp HS thể hiện đúng lời nhân vật.
- Lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm theo cách phân vai đoạn : “Cáo lễ phép ... như mũi tên”.
- HS thảo luận nhóm đôi đặt tên khác cho bài tập đọc.
- 5,6 HS đại diện nhóm trình bày ý kiến nhóm mình.
- HS nhận xét
- Gv nhận xét, tuyên dương	
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: "Rất nhiều mặt trăng" – đọc và tìm hiểu trước nội dung của bài.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
TIẾNG VIỆT
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 29: MỞ RỘNG VỐN TỪ: ÐỒ CHƠI - TRÒ CHƠI 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- HS biết tên một số đồ chơi, trò chơi ; những đồ chơi có lợi, những đồ chơi có hại.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất
- Giáo dục KNS: Biết yêu quý và giữ gìn đồ chơi – Biết chọn lựa các trò chơi có ích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu: khởi động:
Cá nhân:
- 2 HS trả lời câu hỏi sau.
+ Câu hỏi có tác dụng gì? 
+ Câu hỏi còn có thể dùng trong trường hợp nào? 
Cả lớp:
- Câu hỏi nào sau đây thể hiện thái độ khen, chê?
a. Sao bé ngoan thế nhỉ?
b. Em ra ngoài cho chị học bài được không?
c. Sao cậu không chú ý nghe cô giảng bài?
d. Học Tiếng Anh cũng hay đấy chứ?
- HS chọn đáp án ghi vào bảng con (a, c)
- HS nhận xét, tuyên dương.
- GV nhận xét – Tuyên dương.
2. Hoạt động luyện tập thực hành:
- HS trả lời câu hỏi:
- Kể tên một số trò chơi, đồ chơi mà em biết?
Bài 1 + 2
- 1 HS đọc yêu cầu.
- GV giới thiệu tranh.
- HS thảo luận nhóm 4 : quan sát, nói tên và nêu tên trò chơi ứng với tranh.
Nhóm 1: Tranh 1 (Đồ chơi: diều; trò chơi: thả diều)
Nhóm 2: Tranh 2 (Đồ chơi:đèn ông sao,lân,rồng ; trò chơi: rước đèn ông sao, múa sư tử)
Nhóm 3: Tranh 3 (Đồ chơi: dây nhảy, búp bê, đồ chơi nấu ăn, xếp hình; trò chơi: nhảy dây, cho búp bê ăn, xếp hình nhà cửa, nấu cơm)
Nhóm 4: Tranh 4 (Đồ chơi: ti vi, vật liệu xây dựng; trò chơi: điện tử, lắp ghép hình)
Nhóm 5: Tranh 5 (Đồ chơi: dây thừng; trò chơi: kéo co)
Nhóm 6: Tranh 6 (Đồ chơi: khăn bịt mắt; trò chơi: bịt mắt bắt dê)
Nhóm 7: Tìm thêm từ ngữ chỉ đồ chơi. (Bóng, kiếm, cầu trượt, đồ hàng, các viên sỏi, lỗ tròn, đồ dựng diều, mô tô con, ô tô, xe máy nhựa...)
Nhóm 8: Tìm thêm từ ngữ chỉ trò chơi.(nhảy lò cò, bày cỗ, đánh pháo, đá banh, ném vòng vào cổ chai, cưỡi ngựa....)
- Chia nhóm mới theo số thứ tự trên phiếu bài tập.
- Tiến hành thảo luận vòng 2: câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ hoàn tất.
- HS trình bày lại nội dung đã trao đổi trong nhóm.
- GV nhận xét – Tuyên dương
- HS nêu lại đáp án.
Bài 3
Trò chơi Em tập làm phóng viên
- 1 HS đọc đề, HS thảo luận nhóm đôi.
- 1 HS làm phóng viên nữ, 1 HS làm phóng viên nam. Hai phóng viên sẽ phỏng vấn các bạn trong lớp về trò chơi, đồ chơi mà mình thích.
+ Những trò chơi nào các bạn gái thường thích chơi?
+ Những trò chơi nào các bạn trai thường thích chơi?
+ Những trò chơi, đồ chơi nào có ích. Có ích thế nào?
+ Chơi các trò chơi này như thế nào thì sẽ có hại?
+ Những đồ chơi, trò chơi nào có hại. Có hại thế nào?
- HS kiểm tra nhau bằng trò chơi Đố bạn.
- HS nhận xét - Bổ sung.
- GV chốt ý – Tuyên dương.
Bài 4
- HS đọc yêu cầu, suy nghĩ trả lời.
- HS đặt câu và biểu hiện khuôn mặt với các từ thể hiện tình cảm, thái độ của mình khi tham gia trò chơi mình thích.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- HS tạo tình huống có bạn mình về trò chơi có ích, trò chơi có hại để bạn xử lí tình huống.
- HS nhắc lại thế nào là trò chơi, đồ chơi?
Đồ chơi, trò chơi nào có lợi, có hại?
- GV nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị tiết sau: "Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi", ôn lại câu hỏi và đặt câu hỏi với tình huống cho trước.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
KHOA HỌC:
 Tiết 33, 34: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức 
- HS củng cố và hệ thống các kiến thức :
+“ Tháp dinh dưỡng cân đối”.
+ Một số tính chất của nước và không khí; thành phần của nước và không khí.
+ Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên 
+ Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt , lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
2. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
3. Phẩm chất
- Ham tìm hiểu, vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu
- SGK, VBT. Giấy KT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu: khởi động:
-Trong không khí gồm những thành phần nào ?
- Ngoài 2 thành phần chính, trong không khí gồm những chất gì ?
- GV nhận xét 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Trò chơi Ai nhanh, ai đúng – Kĩ thuật khăn trải bàn:
- GV phát hình vẽ “Tháp dinh dưỡng cân đối” chưa hoàn thiện. HS làm cá nhân trong phần ô trống của mình. 
- Sau khi các cá nhân đều làm xong, các nhóm sẽ thảo luận nhóm và hoàn thành vào phần chung của nhóm.
- GV Yêu cầu mỗi nhóm cử 1 HS đại diện trình bày tháp dinh dưỡng.
- GV nhận xét. Chọn những nhóm trình bày đúng, đầy đủ để vào trò chơi tiếp theo.
- GV chuẩn bị một phiếu ghi sẵn câu hỏi theo từng chủ đề.
+ Vai trò của nước.
+ Vai trò của không khí.
- GV cho đại diện nhóm thắng cuộc lên bốc thăm trả lời những câu hỏi. Các nhóm còn lại làm vào giấy, sau đó nhận xét phần trả lời của các nhóm trình bày
- GV nhận xét, chốt ý.
3. Hoạt động luyện tập thực hành:
- GV yêu cầu HS trình bày tranh ảnh đã sưu tầm về môi trường không khí và nước.
- Lưu ý: Trình bày đẹp và khoa học 
- GV nhận xét – Tuyên dương.
- Yêu cầu HS tham quan triển lãm.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Yêu cầu các  ...  3, số không chia hết cho 3
3. Hoạt động luyện tập thực hành:
Bài 1: Trong các số sau, số nào chia hết cho 3 ? : 231, 109, 1872, 8225, 92313
- 1 HS nêu yêu cầu bài, nêu cách làm chẳng hạn: 
Số 231 có tổng là: 2 + 3 + 1 = 6, mà 6 chia hết cho 3. Vậy 231 chia hết cho 3. Ta chọn số 231. 
Số 109 có tổng là: 1 + 0 + 9 = 10, mà 10 chia 3 được 3 dư 1. Vậy 109 không chia hết cho 3. Ta không chọn số 109.
- HS làm vào vở, nêu kết quả, sau đó sửa bài.
Bài 2: Trong các số sau, số nào không chia hết cho 3: 96, 502, 6823, 55553, 641311
- HS tự làm, nêu kết quả.
Bài 3: Viết 3 số có 3 chữ số và chia hết cho 3.
- HS tự làm, sau đó đổi vở kiểm tra kết quả.
Bài 4: Tìm chữ số thích hợp viết vào ô trống để được các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9: 56 , 79 , 2 35.
- HS thảo luận nhóm 6 theo kĩ thuật Khăn trải bàn để hoàn thành yêu cầu: 
+ Mỗi HS tự tìm các chữ số theo yêu cầu trong vòng vài phút, trình bày bài làm vào ô số của mình.
+ Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thống nhất và ghi vào ô ý kiến chung các số cần tìm của cả nhóm.
- HS trình bày bài làm.
- GV nhận xét, chốt.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 3 ? Ví dụ?
- Yêu cầu HS về ôn lại các dấu hiệu chia hết đã học.
- HS chuẩn bị bài tiết sau, ôn lại các dấu hiệu chia hết đã học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
KĨ THUẬT
 Tiết 17: CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức
- Học sinh biết cách cắt, khâu, thêu các mũi đã học và tạo thành 1 sản phẩm
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất
- Học sinh hứng thú khi học thêu và biết cẩn thận khi thêu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu
- Vải, khung thêu, phấn, thước, kim , chỉ, kéo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu: khởi động:
- Kiểm tra một số sản phẩm khâu lần trước HS đã thực hiện
- GV nhận xét 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
- GV nhắc lại các mũi khâu thường, đột thưa, đột mau, thêu lướt vặn, thêu móc xích.
- GV hỏi và cho HS nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu, khâu thường, khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường, khâu đột thưa, đột mau, khâu viền đường gấp mép vải bằng thêu lướt vặn, thêu móc xích.
- GV nhận xét dùng tranh quy trình để củng cố kiến thức về cắt, khâu, thêu đã học
3. Hoạt động luyện tập thực hành:
- Tổ chức cho HS cắt, khâu, thêu các sản phẩm tự chọn.
- Nêu thời gian hoàn thành sản phẩm.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm.
- Đánh giá kết qủa kiểm tra theo hai 
- HS thực hành sản phẩm.
- HS trưng bày sản phẩm. 
- HS tự đánh giá các sản phẩm.
- GV hướng dẫn Hs thực hiện xếp gọn vào trong hộp. 
- HS về nhà tập khâu mũi khâu móc xích
- Dặn chuẩn bị dụng cụ học tập, kim, chỉ, vải, kéo. 
 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
Giảm xuống còn 1 tiết. GV hướng dẫn HS ôn tập các nội dung trong chương và làm sản phâm tự chọn. Sau đó HS tự thực hiện ở nhà
Thứ 7 ngày 20/11/2021
TOÁN:
 Tiết 88: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Giúp HS củng cố các dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất
- Giúp HS có thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- VBT, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu: khởi động:
- GV nêu câu hỏi, gọi 2 HS trả lời:
+ Nêu dấu hiệu chia hết cho 3, cho VD
+ Trong các số sau số nào chia hết cho 3: 315, 6104, 786, 3519
- Nhận xét.
2. Hoạt động luyện tập thực hành:
Bài 1: Trong các số 3451, 4563, 2050, 2229, 3576, 66816:
a) Số nào chia hết cho 3? 	
b) số nào chia hết cho 9?
c) Số nào chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9?	
- HS đọc đề bài
- Dựa vào dấu hiệu chia hết cho 3, 9 trả lời
Bài 2: Tìm chữ số thích hợp để viết vào ô trống sao cho:
a) 94 chia hết cho 9	 b) 25 chia hết cho 3	
c) 76	 chia hết cho 3 và chia hết cho 2.	
Bài 3: Chọn câu đúng, sai
- HS nêu đề bài
- HS trả lời Đ, S và giải thích
- HS suy nghĩ độc lập tìm đáp án đúng.
- GV tổ chức cho HS giải quyết bài tập theo kĩ thuật : 
+ GV chia HS thành 2 nhóm ngồi thành 2 vòng tròn đồng tâm đối diện nhau để nêu ý kiến của mình cho bạn nghe.
+ Sau 1 phút thì HS vòng ngoài ngồi yên, HS vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đối tác mới. 
+ Hết thời gian thảo luận, GV mời HS trình bày kết quả. 
- GV nhận xét, chốt.
Ví dụ: a) Số 13465 không chia hết cho 3 (Đ) vì 1 + 3 + 4 + 6 + 5 = 19, 19 chia 3 dư 1.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
Bài 4: Với 4 chữ số 0, 6, 1, 2 
a) Hãy viết ít nhất 3 số có 3 chữ số và chia hết cho 9.
b) Hãy viết 1 số có 3 chữ số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.
- HS đọc đề.
- GV nói: Để số đó chia hết cho 9 thì em chọn những chữ số nào trong các chữ số 0, 6, 2, 1 để viết số? Vì sao? 
- HS làm bài và nêu kết quả.
- Yêu cầu HS nêu lại các dấu hiệu chia hết 2, 3, 5, 9.
- HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- GV nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
ĐẠO ĐỨC
 Tiết 19: KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG 
(Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động. 
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất
- Có thái độ đứng đắn trong ứng xử, giao tiếp hằng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy chiếu.
SGK, vở bài tập đạo đức
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu: khởi động:
- Lao động là gì?
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
2.1. Thảo luận lớp (truyện Buổi học đầu tiên, SGK)
- 1 HS đọc truyện. 
- HS thảo luận theo 2 câu hỏi trong SGK.
- GV kết luận: Cần phải kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất. 
3. Hoạt động luyện tập thực hành:
Bài 1:
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả. Cả lớp trao đổi, tranh luận.
- GV kết luận
Bài 2:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tranh.
- Các nhóm làm việc.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả. GV ghi lại trên bảng lớp theo 3 cột. Cả lớp trao đổi, nhận xét.
- GV kết luận: Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội.
Bài 3:
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài tập. 
- HS trình bày kết quả. Cả lớp trao đổi, bổ sung. 
- GV kết luận: 
- 2-3HS đọc ghi nhớ. 
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- HS kể về các việc làm của người lao động mà bản thân cảm thấy việc làm đó có ích cho xã hội.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS tìm một số câu chuyện ca ngợi về người lao động.
- 1 HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị tiết sau, đọc và tìm hiểu trước nội dung của bài.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
TIẾNG VIỆT
TẬP LÀM VĂN
Tiết 18: ÔN TẬP TIẾT 3
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức 
- Yêu cầu về kĩ năng kể: hs kể rành mạch, trôi chảy 
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất
- Yêu thích tìm tòi kiến thức
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu .
- SGK, VBT Tiếng Việt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu: khởi động:
- HS hát và nhảy theo nhạc.
Bài mới: Ôn tập ( t.t ).
- GV giới thiệu, ghi tựa bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
- Yêu cầu HS lên bốc thăm đọc bài và trả lời câu hỏi.(1/6 số HS trong lớp) 
- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc.
GV cho điểm. HS nào đọc không đạt yêu cầu , GV cho các em về nhà luyện đọc lại trong tiết học sau.
3. Hoạt động luyện tập thực hành:
- Yêu cầu HS đọc bài 2 / 175.
- HS thảo luận nhóm đôi, cùng nhau viết mở bài cho câu chuyện
- Sau đó, các thành viên di chuyển. Lập nhóm mới và tiếp tục hoàn thiện phần bài làm của mình với sự giúp đỡ của bạn cùng nhóm
+ Viết 1 mở bài theo kiểu gián tiếp, 1 kết bài theo kiểu mở rộng cho đề TLV “Kể chuyện ông Nguyễn Hiền”. 
- Yêu cầu HS đọc lại nội dung ghi nhớ về 2 cách mở bài kết bài văn kể chuyện 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở nháp.
- GV nhận xét – Tuyên dương.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- HS chọn thêm 1 câu chuyện đã học, đã kể và viết mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng ở một số câu chuyện khác.
- GV nhận xét. 
- Yêu cầu HS về ôn tập lại các câu thành ngữ tục ngữ đã học.
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học.
- Nhắc HS đọc trước, chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập sau: tiếp tục luyện tập đọc và HTL ; ghi nhớ những nội dung vừa học ; về nhà hoàn chỉnh phần mở bài kết bài , viết lại vào vở
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
	Hoạt động tập thể:
TUẦN 11
I. MỤC TIÊU:
- Đánh giá hoạt động trong tuần.
- Nắm được những mặt mạnh, mặt yếu trong tuần.
- HS biết tự sửa khuyết điểm và khuyến khích HS phát huy thế mạnh.
II. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5’): Khởi động
Cả lớp hát một bài.
*Hoạt động 2: (22-24’): Nhận xét tuần 11
- Thực hiện theo tổ: Các tổ tự đánh giá, nhận xét tổ mình.
- Tổ trưởng nêu kết quả xếp loại của từng thành viên trong tổ mình.
- Nêu lí do xếp loại từng thành viên.
- GV nhận xét, nhắc nhở những HS vi phạm nội quy của lớp cần sửa chữa khuyết điểm.
- Những HS vi phạm nội quy của lớp cam kết không tái phạm trong tuần tới.
* Dạy hát lời một bài hát về thầy cô 20/11
*Hoạt động 3: (3-5’): Kế hoạch tuần 12
- Dạy và học theo chương trình tuần 12.
- Tiếp tục ổn định các nền nếp: xếp hàng ra, vào lớp; sinh hoạt 15 phút đầu giờ; kỉ luật trật tự trong giờ học; cách xưng hô với thầy cô và bạn bè; ...
- Thi đua học tốt lập thành tích chào mừng ngày Quốc phòng Toàn dân.
- Sưu tầm tranh, ảnh, bài hát, bài thơ về chủ đề “Hát về mái trường, thầy cô”.
- Hoàn thành các khoản thu nộp.
- Phát huy các ưu điểm, khắc phục các nhược điểm trong tuần 10.
- Thực hiện tốt phòng chống covid.
*Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
GV nhận xét và nhắc nhở HS thực hiện nhiệm vụ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_lop_4_tuan_11_nam_hoc_2021_2022.docx