Kê hoạch baì dạy năm học 2011 - 2012 - Đỗ Mạnh Hùng - Trường Tiêủ học An Phú - Tuần 23

Kê hoạch baì dạy năm học 2011 - 2012 - Đỗ Mạnh Hùng - Trường Tiêủ học An Phú - Tuần 23

I Mục tiêu:

1.-Đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ: xanh um, mát rượi, ngon lành, đoá hoa, lá lớn xoè ra, nỗi niềm bông phượng, còn e, bướm thắm.

- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

2.-Hiểu:

- Hiểu ND: Tả vẻ đẹp đọc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Hiểu nghĩa các từ ngữ: phượng, phần tử, vô tâm, tin thắm.

II. Phương tiện dạy học:

- Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc.

- Vật thật cành, lá và hoa phượng (nếu có)

- Ảnh chụp về cây, hoa, trái cây phượng.

III. Hoạt động trên lớp:

 

doc 36 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1060Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kê hoạch baì dạy năm học 2011 - 2012 - Đỗ Mạnh Hùng - Trường Tiêủ học An Phú - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 13 tháng 02 năm 2012
TẬP ĐỌC: HOA HỌC TRÒ 
I Mục tiêu:
1.-Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ: xanh um, mát rượi, ngon lành, đoá hoa, lá lớn xoè ra, nỗi niềm bông phượng, còn e, bướm thắm....
- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
2.-Hiểu:
- Hiểu ND: Tả vẻ đẹp đọc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: phượng, phần tử, vô tâm, tin thắm...
II. Phương tiện dạy học: 
- Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc.
- Vật thật cành, lá và hoa phượng (nếu có)
- Ảnh chụp về cây, hoa, trái cây phượng.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. KTBC:
 2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- HS đọc từng đoạn của bài.
- HS đọc phần chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp. Đọc lại cả bài.
- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc:
+ Toàn bài đọc diễn cảm bài văn, giọng tả rõ ràng chậm rãi, suy tư nhấn giọng những từ ngữ được dùng một cách ấn tượng để tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng, sự thanh đổi nhanh chóng và bất ngơ của màu hoa theo thời gian
* Tìm hiểu bài:
- HS đọc đoạn 1 và 2 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò ?
 - Em hiểu “phần tử” là gì?
+ Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
+ Đoạn 1 và 2 cho em biết điều gì?
- Ghi ý chính đoạn 1, 2.
- HS đọc đoạn 3, trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian?
- Em hiểu vô tâm là gì?
- Tin thắm là gì?
+ Nội dung đoạn 3 cho biết điều gì?
- Ghi bảng ý chính đoạn 2.
- HS đọc cả bài trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Em cảm nhận như thế nào khi học qua bài này?
- GV tóm tắt nội dung bài: miêu tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng loài hoa gắn bó với đời học trò.
- Ghi nội dung chính của bài.
 * Đọc diễn cảm:
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. 
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc. HS luyện đọc.
- Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
 3. Củng cố – dặn dò:
- Bài văn giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài.
- HS lên bảng đọc và trả lời nội dung.
- Lớp lắng nghe. 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
+ Đoạn 1: Từ đầu .đậu khít nhau. 
+ Đoạn 2: Nhưng hoa ... dữ vậy?
+ Đoạn 3: Đoạn còn lại. 
- 1 HS đọc. Luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm bài.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm. 
- Tiếp nối phát biểu: 
- Có nghĩa là một phần rất nhỏ trong vô số các phần như thế.
+ Tiếp nối nhau phát biểu.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm bài trả lời.
- "vô tâm" có nghĩa là không để ý đến nhưng điều lẽ ra phải chú ý.
- " tin thắm " là ý nói tin vui (thắm: đỏ)
+ Miêu tả sự thay đổi theo thời gian của hoa phượng.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- HS đọc, lớp đọc thầm bài.
+ Tiếp nối phát biểu.
- Hoa phượng có vẻ đẹp rất độc đáo dưới ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả Xuân Diệu.
- Hoa phượng là loài hoa rất gắn bó thân thiết với đời học sinh.
- Bài văn cho thấy vẻ đẹp lộng lẫy của hoa phượng.
- Hoa phượng là loài hoa đẹp đẽ và thân thiết với học trò.
- 3 HS tiếp nối đọc 3 đoạn.
- Rèn đọc từ, cụm từ, câu khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
- 3 HS thi đọc toàn bài.
- HS cả lớp.
TOÁN :
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu : 
- Biết so sánh hai, phân số.
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 trong một số trường hợp đơn giản.
- GD HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán. 
II. Phương tiện dạy học: 
- Giáo viên : + Hình vẽ minh hoạ.
 + Phiếu bài tập.
* Học sinh : - Các đồ dùng liên quan tiết học 
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện tập:
Bài 1 : (ở đầu T/123)
+ HS nêu đề bài, tự lam bài vào vở và chữa bài. HS lên bảng làm bài.
+ HS nêu giải thích cách so sánh, nhận xét bài bạn.
Bài 2 : (ở đầu T/123)
- HS đọc đề bài, thảo luận để tìm ra các phân số như yêu cầu.
- Gọi HS đọc kết quả và giải thích.
- Nhận xét bài bạn
Bài 3 : (Dành cho HS khá, giỏi)
+ HS đọc đề bài.
+ Muốn sắp xếp đúng các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì? 
- HS tự suy nghĩ làm vào vở. 
+ Giải thích rõ ràng trước khi xếp.
- HS lên bảng xếp các phân số theo thứ tự đề bài yêu cầu.
- HS khác nhận xét bài bạn.
 Bài 1: (ở cuối T/123)
+ Gọi HS đọc đề bài, lớp suy nghĩ làm vào vở. 
+ Hướng dẫn HS cần trình bày và giải thích cách tính. HS lên bảng tính, HS khác nhận xét bài bạn.
 3. Củng cố - Dặn dò:
- Muốn so sánh 2 phân số có tử số bằng nhau ta làm như thế nào ?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
Dặn về nhà học bài và làm bài.
+ 1 HS lên bảng sắp xếp:
+ HS nhận xét bài bạn.
+ 2 HS đứng tại chỗ nêu miệng.
+ HS nhận xét bài bạn.
- HS đọc đề bài.
+ Tự làm vào vở và chữa bài.
+ HS nêu giải thích cách so sánh, nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Thảo luận theo cặp để tìm các phân số như yêu cầu.
- Nhận xét bài bạn.
- Một em đọc, thảo luận rồi tự làm vào vở. 
- Tiếp nối nhau phát biểu:
- HS đọc đề, lớp đọc thầm.
+ Rút gọn các phân số đưa về cùng mẫu rồi so sánh tìm ra phân số bé nhất và lớn nhất rồi xếp theo thứ tự. 
- Vậy kết quả là : 
+ Nhận xét bài bạn.
- HS đọc.
 + HS thảo luận rồi tự làm vào vở. 
- 2 HS lên bảng tính :
- 2HS nhắc lại. 
- Về nhà làm lại các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị tốt cho bài học sau.
ĐẠO ĐỨC:
GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
GDKNS
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 Học xong bài này, HS có khả năng:
 - Biết được vì sao phải bảo vệ,giữ gìn các công trinh công cộng .
 -Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng .
 -Có ý thức bảo vệ ,giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương .
GDKNS:
Kĩ năng xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi công cộng .
Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 - Phiếu điều tra (theo bài tập 4)
 - Mỗi HS có 3 phiếu màu: xanh, đỏ, trắng.
 III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Tiết 1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Ổn định :
 2. KTBC:
 3. Bài mới:
a. Khám phá :
-GV nêu vấn đề: UBND phường, Trường học, trạm xá,.do ai quản lí..
-Vậy tại sao phải giữ gìn các công trình công cộng..
b. kết nối :
*Hoạt động1: Thảo luận nhóm (tình huống ở SGK/34)
 - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm HS.
 - GV kết luận.
*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/35)
 - GV giao cho từng nhóm HS thảo luận bài tập 1.
 Trong những bức tranh(SGK/35), tranh nào vẽ hành vi, việc làm đúng? Vì sao?
 - GV kết luận ngắn gọn về từng tranh:
 Tranh 1: Sai
 Tranh 2: Đúng
 Tranh 3: Sai
 Tranh 4: Đúng
c.-Thực hành :
*Hoạt động3:
 Xử lí tình huống (Bài tập 2- SGK/36)
 - GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận, xử lí tình huống:
Nhóm 1 :a)
Nhóm 2 :b)
 - GV kết luận từng tình huống:
a) Cần báo cho người lớn hoặc những người có trách nhiệm về việc này (công an, nhân viên đường sắt )
b) Cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ )
 4. Vận dụng công việc về nhà :
 - Các nhóm HS điều tra về các công trình công cộng ở địa phương (theo mẫu bài tập 4- SGK/36) và có bổ sung thêm cột về lợi ích của công trình công cộng.
 - Chuẩn bị bài tiết sau.
- Một số HS thực hiện yêu cầu.
- HS nhận xét, bổ sung.
-HS trả lời theo ý hiểu của các em:
-Thống nhất ý kiến đó là các công trình công cộng.
- Các nhóm HS thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, tranh luận.
- Các nhóm HS thảo luận. Theo từng nội dung, đại diện các nhóm trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến trước lớp.
- HS lắng nghe.
- Cả lớp thực hiện.
Tiết 2
A/ KTBC: Gọi hs đọc phần ghi nhớ SGK/35
- Để giữ gìn các công trình công cộng em phải làm gì? 
- Nhận xét 
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ báo cáo kết quả điều tra mà các em thực hiện. 
2) Bài mới:
* Hoạt động 1: Trình bày bài tập
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả điều tra về những công trình công cộng ở địa phương.
- Tổng hợp các ý kiến của hs, nhận xét bài tập về nhà
Kết luận: Công trình công cộng còn được xem là nét văn hóa của dân tộc, mọi người dân đều phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn. Một số công trình công cộng hiện nay vẫn chưa sạch, đẹp. Bản thân các em cũng như vận động mọi người cần phải giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương. 
KNS*: - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
* Hoạt động 2:Bày tỏ ý kiến (BT3) 
- GV sẽ nêu lần lượt các ý kiến, nếu tán thành thì giơ thẻ xanh, không tán thành giơ thẻ đỏ,.
a) Giữ gìn các công trình công cộng cũng chính là bảo vệ lợi ích của mình.
b) Chỉ cần giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương mình.
c) Bảo vệ công trình công cộng là trách nhiệm riêng của các chú công an. 
Kết luận: Chúng ta giữ gìn các công trình công cộng cũng chính là bảo vệ lợi ích của mình. Không những chúng ta chỉ bảo vệ công trình công cộng ở nơi mình sống mà tất cả các công trình ở mọi nơi chúng ta đều phải có trách nhiệm giữ gìn. 
C/ Vận dụng:
- Gọi hs đọc lại mục ghi nhớ SGK/35
- Thực hiện việc giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng.
- Bài sau: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo. 
- HS1 đọc to trước lớp
- HS2: Em không leo trèo lên các tượng đá, các công trình công cộng.
 . Tham gia dọn dẹp, giữ vệ sinh đường phố
 . Không vẽ bẩn lên tường lớp học 
 . Không khắc tên vào các gốc cây, không làm hỏng bàn ghế nhà trường,...
- Lắng nghe 
1)Khu di tích lịch sử chiến khu Thuận -
An-Hòa
+ Tình trạng hiện tại: Tốt
2) Chùa:
+ Tình trạng hiện tại: Nhiều rác, có nhiều chỗ bị hỏng.
+ Biện pháp giữ gìn: Có biển cấm xả rác, bổ sung thêm thùng đựng rác tu sửa. 
3) Nghĩa trang Liệt sĩ.
+ Tình trạng hiện tại: Quá cũ, còn nhiều cỏ xung quanh
+ Biện pháp giữ gìn: Cần sửa chữa để đẹp hơn, làm cỏ xung quanh, quét dọn hàng ngày...
- Lắng nghe 
- Lắng nghe, thực hiện 
a) đúng 
b) sai 
c) sai 
- lắng nghe 
- 1 hs đọc to trước lớp 
- Lắng nghe, thực hiện 
Thứ ba, ...  gọi là vật cản sáng.
 +Ở phía sau vật cản sáng.
 +Khi vật cản sáng được chiếu sáng.
-HS nghe.
-HS trả lời;
 +Theo em hình dạng và kích thước của vật có thay đổi. Nó thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật cản sáng thay đổi.
 +HS giải thích theo sự hiểu biết của mình.
-HS nghe.
-HS làm thí nghiệm theo nhóm với 3 vị trí của đèn pin: phía trên, bên phải, bên trái chiếc bút bi.
-Khi đèn pin chiếu sáng ở phía trên chiếc bút bi thì bóng bút ngắn lại, ở ngay dưới chân bút bi. Khi đén chiếu sáng từ bên trái thì bóng bút bi dài ra, ngả về phía bên phải. Khi đèn chiếu sáng từ phía bên phải thì bóng dài ra, ngả về phía bên trái.
-HS trả lời :
 +Bóng của vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
 +Muốn bóng của vật to hơn, ta nên đặt vật gần với vật chiếu sáng.
-HS nghe.
-3 HS đọc.
Thứ sáu, ngày 16 tháng 02 năm 2012
TẬP LÀM VĂN:
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂM MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu: 
- Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng một đoạn văn nói về lợi ích của loài cây em biết (BT1, 2, mục III).
- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
II. Phương tiện dạy học:
- Tranh minh hoạ một số loại cây như cây gạo, cây trám đen.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ : 
 2. Bài mới : 
a) Giới thiệu bài: 
b) Hướng dẫn nhận xét:
Bài 1 và 2 : 
- HS đọc đề bài:
- HS đọc 2 bài đọc " Cây gạo" 
- Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.
- HS đọc thầm bài văn suy nghĩ và trao đổi để tìm ra mỗi đoạn văn trong bài.
+ HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, sửa lỗi. 
Bài 3 : 
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS đọc lại bài " Cây gạo "
- Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.
+ HS lần lượt đọc kết quả bài làm.
+ Hướng dẫn HS nhận xét và bổ sung.
c. Phần ghi nhớ:
+ GV ghi ghi nhớ lên bảng.
- Gọi HS đọc lại.
d. Phần luyện tập:
Bài 1: 
- HS đọc đề bài.
- HS đọc bài "Cây trám đen" 
- Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.
+ HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, sửa lỗi. 
Bài 2 : 
- HS đọc đề bài:
- Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.
- GV gợi ý cho HS: 
- Phải xác định sẽ viết về cây gì? Sau đó sẽ nhớ lại về những lợi mà cây đó mang đến cho người trồng.
+ HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, sửa lỗi.
 3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại đoạn văn miêu tả về 1 loại cây cho hoàn chỉnh 
- Quan sát cây chuối tiêu hoặc sưu tầm tranh ảnh về cây chuối tiêu.
- 2 HS trả lời câu hỏi. 
 + Nhận xét về cách cảm thụ của bạn qua mỗi đoạn văn.
- Cả lớp lắng nghe.
- 4 HS đọc, lớp đọc thầm bài.
+ Lắng nghe để nắm được cách làm bài.
+ 2 HS trao đổi. Phát biểu ý kiến.
+ Bài "Cây gạo" có 3 đoạn, mỗi đoạn mở đầu ở những chỗ lùi vào một chữ đầu dòng và kết thức ở chỗ chấm xuống dòng.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm bài.
+ Lắng nghe để nắm được cách làm bài.
+ 2 HS cùng trao đổi và sửa cho nhau 
- Tiếp nối nhau phát biểu.
a/ Đoạn 1: - Tả thời kì ra hoa.
b/ Đoạn 2 : - Tả cây gạo hết mùa hoa 
c/ Đoạn 3: - Tả cây gạo thời kì ra quả.
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc.
- Lớp thực hiện theo yêu cầu.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
+ Nội dung mỗi đoạn:
a/ Đoạn 1: - Tả bao quát thân cây, cành cây, lá cây trám đen.
b/ Đoạn 2: - Nói về hai loại trám đen: trám đen tẻ và trám đen nếp. 
c/ Đoạn 3: - Nói về ích lợi của trám đen.
d/ Đoạn 4: - Tình cảm của người tả đối với cây trám đen.
- 1 HS đọc.
- Lắng nghe gợi ý, thực hiện theo yêu cầu.
- Tiếp nối nhau phát biểu 
- HS ở lớp lắng nghe nhận xét và bổ sung nếu có.
- Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên. 
TOÁN :
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : 
- Rút gọn được phân số.
- Thực hiện được phép cộng hai phân số 
II. Phương tiện dạy học:
- Giáo viên: – Phiếu bài tập.
* Học sinh: - Các đồ dùng liên quan tiết học.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài:
 b) Tìm hiểu mẫu:
- HS đọc ví dụ trong SGK.
+ Ghi bảng hai phép tính: ; 
- HS nêu cách tính về cộng hai phân số cùng mẫu số và cộng hai phân số khác mẫu số.
+ HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- HS nhắc lại các bước cộng hai phân số cùng mẫu số và khác mẫu số.
c) Luyện tập :
Bài 1 :	 
+ HS nêu đề bài, tự làm bài vào vở. 
- Gọi hai em lên bảng nêu cách làm.
- HS khác nhận xét bài bạn.
Bài 2 :
- HS yêu cầu đề bài.
+ GV hướng dẫn HS thực hiện.
- HS thực hiện các phép tính còn lại, đọc kết quả và giải thích cách làm.
- Gọi em khác nhận xét bài bạn
Bài 3 :
+ HS đọc đề bài.
+ Yêu cầu ta làm gì ?
- HS làm vào vở. 
+ Ngoài việc qui đồng mẫu số hai phân số rồi cộng hai tử số ta còn cách tính nào khác ?
- Cho HS rút gọn phân số rồi cộng với .
+ Lớp làm các phép tính còn lại.
- HS lên bảng làm bài.
Bài 4 : (Dành cho HS khá, giỏi)
+ HS đọc đề bài.
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ làm bài.
- Gọi HS lên bảng giải bài.
 3. Củng cố - Dặn dò:
- Muốn so sánh 2 phân số khác mẫu số ta làm như thế nào?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
Dặn về nhà học bài và làm bài.
- HS lên bảng giải, HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc, lớp đọc thầm bài.
+ Quan sát nêu cách thực hiện cộng 2 phân số.
- Lớp làm vào vở. 2HS làm bảng
- HS nhắc lại.
- Nêu đề bài. Lớp làm vào vở.
 - Hai học sinh làm bài trên bảng
- Học sinh khác nhận xét bài bạn.
- HS đọc.
- HS quan sát và làm theo mẫu.
 + HS tự làm, HS lên bảng làm bài.
 - Nhận xét bài bạn.
+ HS đọc, lớp đọc thầm.
+ Rút gọn rồi tính.
+ Lớp thực hiện vào vở.
+ Có thể rút gọn phân số để đưa về cùng mẫu số với phân số rồi cộng hai phân số cùng mẫu số.
+ HS thực hiện.
+ Nhận xét bài bạn.
- HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS lên bảng giải. 
- HS khác nhận xét.
- 2HS nhắc lại. 
- Về nhà học thuộc bài và làm lại các bài tập còn lại.
Địa lí
HOẠT ĐỘNG SX CỦA NGƯỜI
DÂN Ở ĐBNB (TIẾP THEO)
I.Mục tiêu :
*Nêu được một số HĐSX chủ yếu của người dân ở ĐBNB:
+SX công nghiệp phát triển mạnh trong cả nước.
+Những ngành công nghiệp nổi tiếng là khiên thác dầu khí, chế biến lương tực, thực phẩm, dệt may.
* HSKG: Giải thích vì sao ĐBNB là nơi có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất đất nước: do có nguồn nguyên liệu và nguồn lao động dồi dào, được đầu tư phát triển.
II.Chuẩn bị :
 -BĐ công ngiệp VN.
 -Tranh, ảnh về sản xuất công nghiệp, chợ nổi trên sông ở ĐB Nam Bộ (sưu tầm)
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:Cho HS hát.
2.KTBC : 
 -Hãy nêu những thuận lợi để ĐB Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất nước ta .
 -Cho VD chứng minh .
 GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài : 
 3/.Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta:
 *Hoạt động nhóm:
 -GV yêu cầu HS dựa vào SGK, BĐ công nghiệp VN, tranh, ảnh và vốn kiến thức của mình thảo luận theo gợi ý sau:
 +Nguyên nhân nào làm cho ĐBNB có công nghiệp phát triển mạnh?
 +Nêu dẫn chứng thể hiện ĐBNB có công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta.
 +Kể tên các ngành công nghiệp nổi tiếng của ĐBNB
 -GV giúp HS hòan thiện câu trả lời .
 4/.Chợ nổi trên sông:
 *Hoạt động nhóm: 
 GV cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh và chuẩn bị cho cuộc thi kể chuyện về chợ nổi trên sông ở ĐB Nam Bộ theo gợi ý 
 +Mô tả về chợ nổi trên sông (chợ họp ở đâu? Người dân đến chợ bằng phương tiện gì? Hàng hóa bán ở chợ gồm những gì? Loại hàng nào có nhiều hơn ?)
 +Kể tên các chợ nổi tiếng ở ĐBNB. 
 GV tổ chức cho HS thi kể chuyện (mô tả)về chợ nổi ở ĐB Nam Bộ.
 GV nhận xét phần thi kể chuyện của HS các nhóm .
 4.Củng cố : 
 -GV cho HS đọc bài trong khung .
 -Nêu dẫn chứng cho thấy ĐB NB có công nghiệp phát triển nhất nước ta .
 -Mô tả chợ nổi trên sông ở ĐBNB .
5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Nhận xét tiết học.
 -Chuẩn bị bài tiết sau: “Thành phố HCM”.
-Cả lớp hát .
-HS trả lời .
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS thảo luận theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình .
-HS nhóm khác nhận xét, bổ sung .
-HS chuẩn bị thi kể chuyện.
-Đại diện nhóm mô tả .
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-3 HS đọc bài .
-HS trả lời câu hỏi .
-HS cả lớp.
KĨ THUẬT:
TRỒNG CÂY RAU, HOA (tiết2)
I/ Mục tiêu: 
 - HS biết cách chọn cây con rau hoặc hoa đem trồng.
 - Trồng được cây rau, hoa trên luống và cách trồng rau hoa hoa trong chậu..
 - Ham thích trồng cây, quí trọng thành quả lao động và làm việc chăm chỉ, đúng kỹ thuật.
II/ Phương tiện dạy- học:
 - Cây con rau, hoa để trồng.
 - Túi bầu có chứa đầy đất.
 - Dầm xới, cuốc, bình tưới nước có vòi hoa sen (loại nhỏ).
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ của HS.
 3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: Trồng cây rau, hoa. 
 b) HS thực hành:
 * Hoạt động 3: HS thực hành trồng cây con.
 - GV cho HS nhắc lại các bước và cách thực hiện qui trình trồng cây con.
 + Xác định vị trí trồng.
 + Đào hốc trồng cây theo vị trí đã xác định.
 + Đặt cây vào hốc và vun đất, ấn chặt đất quanh gốc cây.
 + Tưới nhẹ quanh gốc cây.
 - GV hướng dẫn HS thực hiện đúng thao tác kỹ thuật trồng cây, rau hoa.
 - Phân chia các nhóm và giao nhiệm vụ, nơi làm việc.
 - GV lưu ý HS một số điểm sau :
 + Đảm bảo đúng khoảng cách giữa các cây trồng cho đúng.
 + Kích thước của hốc trồng phải phù hợp với bộ rễ của cây.
 + Khi trồng, phải để cây thẳng đứng, rễ không được cong ngược lên phía trên, không làm vỡ bầu.
 + Tránh đổ nước nhiều hoặc đổ mạnh khi tưới làm cho cây bị nghiêng ngả.
 - Nhắc nhở HS vệ sinh công cụ và chân tay.
 * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
 - GV gợi ý cho HS đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn sau:
 + Chuẩn bị đầy đủ vật liệu, dụng cụ trồng cây con.
 + Trồng cây đúng khoảng cách quy định. Các cây trên luống cách đều nhau và thẳng hàng.
 + Cây con sau khi trồng đứng thẳng, vững, không bị trồi rễ lên trên.
 + Hoàn thành đùng thời gian qui định.
 - GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. 
 4. Nhận xét- dặn dò:
 - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
 - Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài” Trồng cây rau, hoa trong chậu”.
- Chuẩn bị dụng cụ học tập.
- HS trồng cây con theo nhóm.
- HS lắng nghe.
- HS phân nhóm và chọn địa điểm.
- HS lắng nghe.
- HS tự đánh giá theo các tiêu chuẩn trên.
- HS cả lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 23 chuan.doc