Kế hoạch bài dạy tuần 25 năm 2006

Kế hoạch bài dạy tuần 25 năm 2006

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 25

Thứ hai ngày 6 tháng 3 năm 2006.

TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG

 I. Mục tiêu: Giúp học sinh:

 -Củng cố về phép cộng, trừ phân số.

-Bước đầu biết thực hiện phép cộng ba phân số.

 II. Đồ dùng dạy học:

 III. Hoạt động dạy- học:

 A- Kiểm tra bài cũ:

-GV gọi 2HS lên bảng chữa bài tập 3,4 tiết trước.

-GV cùng cả lớp nhận xét chữa bài.

 B- Dạy bài mới:

 

doc 87 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 848Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy tuần 25 năm 2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 25
Thứ hai ngày 6 tháng 3 năm 2006.
Toán
Luyện tập chung
 I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 -Củng cố về phép cộng, trừ phân số.
-Bước đầu biết thực hiện phép cộng ba phân số.
 II. Đồ dùng dạy học:
 III. Hoạt động dạy- học:
 A- Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 2HS lên bảng chữa bài tập 3,4 tiết trước.
-GV cùng cả lớp nhận xét chữa bài.
 B- Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài – ghi bảng
 2. Hướng dẫn HS luyện tập :
Bài1: 
- GV gọi 1HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV HS nêu quy tắc thực hiện phép cộng hay trừ hai phân số khác mẫu số.
-Yêu cầu HS làm bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét chữa bài.
- Chốt kiến thức về cộng, trừ hai phân số khác mẫu số .
Bài 2: 
- GV tiến hành tương tự như bài 1.
Bài 3: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS nêu cách tìm x.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài,yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét chốt kiến thức.
 Bài 4 
 -Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
 - Yêu cầu HS nêu cách tính thuân tiện nhất
 - Yêu cầu HS tự làm bài.
 - Nhận xét chốt kiến thức.
Bài5 - Gọi HS đọc đề bài.
 - GV yêu cầu HS tóm tắt và giải bài toán vào vở. 
 - Chấm một số bài – nhận xét chữa bài.
 - Chốt kiến thức.
- HS nghe GV giới thiệu bài.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập.
- HS nêu yêu cầu .
- Một số HS nêu – HS khác nhận xét.
- Hai HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở.
- Cả lớp nhận xét chữa bài, thống nhất kết quả.
- HS tự làm bài.
- HS nêu – HS khác nhận xét.
- HS nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét - chữa bài. 
- HS nêu - HS khác nhận xét.
- Ta áp dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng phân số để thực hiện tính.
- 2 HS lên bảng làm bài cả lớp làm bài vào vở .
-Nhận xét chữa bài.
- 1 HS đọc đề bài – cả lớp đọc thầm.
- Tóm tắt và giải bài toán vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét chữa bài
 3. Củng cố dặn dò:-
 - Nhận xét giờ học,nhắc nhở HS chuẩn bị bài sau.
Tập đọc
 Khuất phục tên cướp biển.
 I- Mục đích yêu cầu:
 - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn, phân biệt lời 
các nhân vật.
-Hiểu nghĩa các từ khó trong bài, hiểu nội dung,ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cứơp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác, bạo ngược. 
- Giáo dục học sinh lòng dũng cảm biết bảo vệ chính nghĩa.
 II- Đồ dùng dạy- học :
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - Bảng phụ ghi câu văn cần luyện đọc
 III- Hoạt động dạy- học :
 A- Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra 2 HS đọc thuôc lòng bài Đoàn thuyền đánh cá và trả lời câu hỏi cuối bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
 B- Dạy bài mới :
 1. Giới thiệu bài- ghi bảng.
 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a- Luyện đọc :
 - Yêu cầu HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.
 - GV theo dõi kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng các từ khó, các câu hỏi trong bài văn.
 - Giúp HS hiểu nghĩa các từ khó trong bài.
 - GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. GV theo dõi giúp đỡ.
 - Gọi 2- 3 em đọc cả bài.
 - GV đọc diễn cảm toàn bài.
 b- Tìm hiểu bài:
 - GV yêu cầu HS đọc thầm, đọc thành tiếng trước lớp sau đó trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.
 - GV nhận xét, chốt nội dung bài.
 c- Hướng dẫn đọc diễn cảm.
 - GV cho HS đọc lại truyện theo cách phân vai.
 - GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn đối thoại giữa bác sĩ Ly và tên cướp theo cách phân vai.
 - GV theo dõi nhận xét,tuyên dương và cho điểm các nhóm.
- HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài (đọc 3 lượt).
- Luyện đọc đúng các từ khó, câu khó.
- HS đọc mục chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
- 2 HS ngồi cạnh nhau luyện đọc 3 đoạn của bài.
- HS đoc, HS khác theo dõi, NX.
- Lắng nghe GV đọc bài.
- HS đọc bài, trao đổi thảo luận và phát biểu ý kiến.
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- Nhắc lại nội dung bài.
- 2 nhóm HS đọc trước lớp, cả lớp nhận xét cách đoc.
- HS luyện đọc theo nhóm (3 em ).
- Các nhóm thi đọc trước lớp.
-Cả lớp theo dõi, nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất.
 3. Củng cố dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học, nhắc nhở HS kể lại câu chuyện vừa học cho người thân nghe, chuẩn bị bài sau.
Chính tả
 Khuất phuc tên cướp biển.
I- Mục đích, yêu cầu : 
 - Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài khuất phục tên cướp biển.
 - Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu và vần dễ viết sai: r/d/gi; ên/ênh.
 - Giáo dục HS ý thức viết đúng, viết đẹp ,giữ vở sạch.
 II- Đồ dùng dạy học :
 - Bảng phụ chép bài tập 2a.
 III- Hoạt động dạy – học:
Kiểm tra bài cũ :
 - GV gọi 1 HS đọc nội dung bài tập 2a tiết trước cho 2 bạn viết trên bảng lớp, cả lớp viết giấy nháp.
 - Nhận xét, chữa bài, ghi điểm.
 B. Dạy bài mới :
 1. Giới thiệu bài- ghi bảng.
 2. Hướng dẫn HS nghe – viết: 
 -GV đọc đoạn văn cần viết chính tả. 
 - GV nêu câu hỏi tìm hiểu nội dung đoạn văn.
 - GV theo dõi, giúp đỡ HS viết đúng. 
 - GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. 
 - GV chấm một số vở, nhận xét.
 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: 
 - GV nêu yêu cầu của bài, chọn bài tập cho các em và hướng dẫn HS làm bài. 
 - GV nhận xét, chữa bài., chốt kết quả đúng.
- Cả lớp theo dõi trong SGK. 
- HS trả lời- HS khác nhận xét.
- Hs đọc thầm lại đoạn văn, tập viết những từ ngữ khó vào vở nháp. 
- HS gấp SGK viết bài vào vở. 
- Đổi vở soát lại bài. 
- HS đọc yêu cầu của bài tập, làm bài vào vở. 
- 2 HS lên bảng chữa bài. 
- Cả lớp nhận xét chữa bài. 
 4. Củng cố dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học. Nhắc HS ghi nhớ cách viết những từ ngữ vừa được ôn luyện trong bài.,chuẩn bị bài sau.
 Đạo đứC
ôn tập và thực hành kĩ năng giữa kì II. 
 I – Mục tiêu: 
-Ôn tập và củng cố cho HS các kiến thức đã học ở đầu học kì II về: Kính trọng và biết ơn người lao động, Lịch sự với mọi người, Giữ gìn các công trình công cộng .
- HS được thực hành các kĩ năng nói trên.
- Giáo dục HS có thói quen thực hiện các chuẩn mực hành vi nói trên trong cuộc sống hàng ngày. 
II- Đồ dùng dạy - học:
- GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi,BT, tình huống để HS thực hành.
 III – Hoạt động dạy – học:
 Hoạt đông 1: Ôn tập hệ thông hoá kiến thức đã học.
- GV nêu hệ thống câu hỏi ôn tập.
 - GV nhận xét, kết luận.
 Hoat động 2: Thực hành kĩ năng 
 - GV đưa ra các tình huống đã chuẩn bị và yêu cầu HS vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết.
 - GV nhận xét, kết luận.
 Hoạt động 3: Báo cáo việc thực hành các chuẩn mực hành vi hàng ngày.
 - GV yêu cầu HS báo cáo những việc đã làm và chưa làm được theo các chuẩn mực hành vi đạo đức đã học.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét bổ sung.
- HS suy nghĩ trao đổi thảo luận nêu cách giải quyết của mình.
- HS khác nhận xét, chọn cách giải quyết hợp lý nhất.
- HS báo cáo trước lớp về những việc đã làm và chưa làm được.
- HS khác nhận xét, góp ý cho bạn.
 Tổng kết bài:
 -GV nhận xét giờ học, nhắc nhở HS tiếp tục thực hiện tốt các chuẩn mực hành vi vừa ôn tập. 
Buổi chiều:
tiếng việt
Luyện viết bài: Đoàn thuyền đánh cá.
 I – Muc tiêu: 
- HS nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
- Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn r/d/gi;ên/ênh.
- Giáo dục HS ý thức viết đẹp, giữ vở sạch.
 II - Đồ dùng dạy – học:
 - GV chuẩn bị một số bài tập về âm đầu r/d/gi; vần ên/ênh vào bảng phụ.
 III – Hoạt động dạy – học:
 A – Kiểm tra bài cũ:
- GV đoc cho HS viết những tiếng có âm đầu là r/d/gi; vần ên/ ênh.
- GV nhận xét, cho điểm một số em.
 B – Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài – ghi bảng.
 2. Hướng dẫn HS nghe viết:
 - GV gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
 - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài thơ.
 - Cho HS đọc thầm bài thơ, luyện viết những từ ngữ khó dễ viết sai.
 - GV đọc từng câu cho HS viết, nhắc nhở các em cách trình bày bài thơ.
 - Yêu cầu HS soát lỗi.
 - GV chấm một số bài, nhận xét ,chữa lỗi HS viết sai.
 3 .Thực hành: 
 Bài 1: Điền d, r hoặc gi vào chỗ trống để có từ ngữ viết đúng:
 a, không .an c, ...ãi dầu
 b,ai đoạn d,ai ẳng.
 Bài 2: Điền vần ên hoặc vần ênh vào chỗ trống:
 a,con nh b, mũi t..
 c, cồng k.. d, l kh
- 2 – 3 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS nêu nội dung bài thơ.
- HS đọc toàn bài thơ, viết vào vở nháp những từ ngữ khó,dễ viết sai.
-HS gấp SGK,viết toàn bài thơ vào vở.
- Đổi chéo vở để soát lỗi.
- HS làm bài vào vở. GV chấm , nhận xét, chữa bài.
 4. Củng cố dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học, nhắc HS luyện viết các từ khó vào sổ tay chính tả.
Khoa học
ánh sáng và việc bảo vệ đôI mắt.
 I – Mục tiêu: Giúp HS:
- Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối, về vật cho ánh sáng truyền qua một phần, vật cản sáng,để bảo vệ mắt.
 - Hiểu và biết phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt.
- Biết tránh, không đọc, viết ở nơi ánh sáng quá yếu.
 II - Đồ dùng dạy – học:
- Hình minh hoạ trang 98, 99 SGK.
- Kính lúp, đèn pin.
 III – Hoạt động dạy - học:
 Hoạt động khởi động:
- GV tiến hành kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi về nội dung bài trước:
+ Em hãy nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống của: Con người, Động vật, Thực vật ?
- GV nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
- GV giới thiệu bài - ghi bảng.
 Hoạt động 1: Khi nào không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng?
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo cặp. Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoa 1, 2 trang 98 và trao đổi thảo luận theo các câu hỏi mà GV nêu.
- GV kết luận.
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi, thảo luận để trả lời câu hỏi.
- HS trình bày ý kiến, cả lớp nhận xét bổ sung.
 Hoạt động 2: Nên và không nên làm gì để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra?
 - Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm. Yêu cầu: Quan sát hình minh hoạ 3, 4 trang 98 SGKcùng XD đoạn kịch có nội dung như h 3, 4.
- Gọi một số nhóm trình bày ý kiến.
- GV nhận xét khen ngợi.
- Gv làm thí nghiệm với kính lúp .
 - GV kết luận.
- 2 bàn là một nhóm, quan sát , thảo luận đóng vai dưới hình thức hỏi đáp về các việc nên hay không nên làm để tránh tác hại do ánh sáng gây ra.
- HS trình bày ý kiến, HS khác nhận xét bổ sung.
- HS nhận xét, rút ra kiến thức.
 Hoạt động 3: Nên và không nên làm gì để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết? 
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp. Yêu cầu: quan sát H5, 6, 7, 8 trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS trình bày ý kiến.GVkết luận.
- 2HS ngồi cạnh nhau quan sát, trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi.
- HS trình  ... ài tập 2,3: HS viết câu trả lời vào vở, một số HS đọc bài làm của mình trước lớp, nhận xét chữa bài. 
 Bài tập 4: HS tóm tắt bàng sơ đồ rồi giải bài toán vào vở. 1 HS lên bảng chữa bài, GV chấm một số bài, nhận xét chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, nhắc nhở HS xem lại ND bài, chuẩn bị bài giờ sau.
Lịch sử
Nghĩa quân tây sơn tiến ra Thăng long (năm 1786).
 I – Mục tiêu: Sau bài học HScó thể nêu được:
- Sơ lược diễn biến cuộc tiến công ra Bắc tiêu diệt chính quyền họ Trịnh của nghĩa quân Tây Sơn.
- Nêu được ý nghĩa của việc nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long là mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.
 II - Đồ dùng dạy – học:
- Phiếu học tập cho HS.
- Bản đồ Việt Nam.
 III – Hoạt động dạy – học:
 Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp: 
 - GV dựa vào lược đồ, trình bày sự phát triển của khởi nghĩa Tây Sơn trước khi tiến ra Thăng Long.
- HS chú ý lắng nghe.
Hoạt động 2: Trò chơi đóng vai: 
- GV gọi HS đọc SGK về cuộc tiến quân ra Thăng Long của nghĩa quân Tây Sơn.
- GV nêu câu hỏi: SGV- Trang 50. HS lần lượt phát biểu ý kiến.
- Sau khi HS trả lời, GV cho HS đóng vai theo ND trong SGK từ đầu đến đoạn “. quân Tây Sơn”.
- HS chia nhóm, phân vai, tập đóng vai.
- GV theo dõi các nhóm để giúp HS tập luyện.
- GV tổ chức cho các nhóm lên trình bày tiểu phẩm của nhóm mình.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm có tiểu phẩm hay, diễn xuất tốt nhất.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp:
- Gv tổ chức cho HS thảo luận về kết quả và ý nghĩa của sự kiện nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long.
- GV chốt ND bài.
Tổng kết, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, nhắc nhở HS xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 29 tháng 3 năm 2006.
Tập đọc
ôn tập tiết V
 I – Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL (yêu cầu như tiết 1).
- Hệ thống hoá một số điều cần nhớ về nội dung chính, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Những người quả cảm
 II - Đồ dùng dạy – học:
 - Phiếu viết tên các bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
- Một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng để HS làm Bài tập 2.
 III – Hoạt động dạy – học:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Kiểm tra TĐ và HTL (số HS còn lại): Thực hiện như tiết 1.
3. Tóm tắt vào bảng nội dung các bài TĐ là truyện kể thuộc chủ diểm Những người quả cảm.
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập, nói tên các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểmvừa nêu.
- GV phát phiếu cho HS làm việc theo nhóm.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét, chữa bài.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Nêu tên các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm.
- HS làmviệc theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả bài làm.
- Cả lớp nhận xét chữa bài.
4. Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học, nhắc nhở HS tự ôn tập, chuẩn bị tiết sau.
Toán
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
 I – Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
II - Đồ dùng dạy – học:
- Vẽ sơ đồ đoạn thẳng bài toán 1.
 III – Hoạt động dạy – học:
 A – Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng làm lại bài tập 3, 4 tiết trước.
- Nhận xét, chữa bài, cho điểm.
 B – Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
2. Hướng dẫn cách giải bài toán :
Bài toán 1:
- GV nêu đề toán, phân tích đề toán.
- Nêu câu hỏi để HS trả lời để tìm ra cách giải bài toán.
- GV nhận xét chốt cách giải cho HS.
Bài toán 2:
- GV hướng dẫn tương tự như BT1.
3. Thực hành:
Bài tập 1
- GV gọi 1 HS đọc đề bài, xác định dạng toán. 
- Gọi 1 HS nêu lại các bước giải bài toán thuộc dạng toán vừa học.
- Cho HS tự làm bài vào vở.
- GV nhận xét chữa bài.
Bài tập 2: GV tiến hành tương tự như bài 1.
Bài tập 3: 
- Gọi HS đọc đề bài, nêu các bước giải. 
- Gv nêu câu hỏi: Số lớn nhất có hai chữ số là số nào?
- Yêu cầu HS vẽ Sơ đồ và giải bài toàn vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài, GV chấm điểm một số bài, nhận xét chữa bài.
- HS đọc thầm bài toán trong SGK. 
- Suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV.
- Rút ra các bước giải bài toán.
- HS thực hiện như bài 1.
- HS đọc đề bài, xác định dạng toán,nêu các bước giải.
- Làm bài toán vào vở, chữa bài, nhận xét.
- HS tự làm bài và chữa bài.
- HS đọc đề bài, tóm tắt và giải bài toán vào vở.
- Nhận xét chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, nhắc nhở HS xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Kĩ thuật
Lắp xe nôi (tiết 2)
 I – Mục tiêu: Như tiết 1.
 II - Đồ dùng dạy – học: GV – HS chuẩn bị như tiết 1.
 III – Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 3: HS thực hành lắp xe nôi.
- GV kiểm tra bộ lắp ghép.
- Gọi 1 HS đọc lại ghi nhớ ở tiết 1.
- Yêu cầu HS quan sát các hình.
- Tổ chức HS thực hành theo nhóm.
_ GV quan sát, giúp đỡ HS lắp ghép.
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS:
_ GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm.
- Hướng dẫn HS tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Nhắc HS tháo rời các chi tiết và xếp vào trong hộp cho ngăn nắp.
- Thu dọn vệ sinh nơi thực hành.
IV – Nhận xét, dặn dò:
- HS chuẩn bị đồ dùng học tập.
- 1 HS đọc ND ghi nhớ.
- HS quan sát các hình 2,4,5,6.
- HS thực hành theo nhóm.
- HS trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn mà GV nêu.
- Tháo rời các chi tiết và xếp vào trong hộp.
- Thu dọn vệ sinh nơi thực hành.
Nhận xét sự chuẩn bị và tinh thần thái độ học tập của HS.
 - Hướng dẫn học bài 29.
Tập làm văn
ôn tập tiết 6.
 I – Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục ôn luyện về 3 kiểu câu kể (Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì?.)
- Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng 3 kiểu câu kể.
 II - Đồ dùng dạy – học:
- Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS phân biệt 3 kiểu câu kể ( BT1); 1 tờ giấy viết đoạn văn ở BT2.
 III – Hoạt động dạy – học:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn HS ôn tập:
Bài tập 1:
- Gv gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- GV nhắc HS xem lại các tiết Luyện từ và câu: Câu kể Ai làm gì?, Câu kể Ai thế nào?, Câu kể Ai là gì?.
- Phát phiếu và yêu cầu HS làm bài theo nhóm.GV quan sát giúp đỡ HS làm bài.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả bài làm của nhóm mình.
- Nhận xét,chữa bài.
Bài tập 2:
- GV cho HS tự đọc yêu cầu của bài rồi làm bài cá nhân. 
- Gọi một số HS đọc lời giải bài tập.
- GV cùng cả lớp nhận xét chữa bài.
Bài tập 3:
- GV nêu yêu cầu của bài tập, nhắc nhở HS cách viết đoạn văn.
- Cho HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc đoạn văn của mình trước lớp. GV nhận xét, sửa bài cho HS.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS mở các bài về 3 kiểu câu ra xem lại.
- HS làm bài theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét chữa bài.
- HS đọc bài và tự làm bài.
- Một số HS đọc bài làm trước lớp.
- Cả lớp cùng nhận xét chữa bài.
- HS viết đoạn văn vào vở.
- Đọc bài trước lớp.
- Nhận xét chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, nhắc nhở HS xem lại các bài tập vừa làm, bổ sung cho hoàn chỉnh, chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 30 tháng 3 năm 2006.
Toán
Luyện tập
I – Mục tiêu :
- Giúp HS:
- Rèn kĩ năng giải bài toấn khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
II – Hoạt động dạy – học:
A- Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng làm lại bài tập 2,3 tiết trước.
- GV và cả lớp nhận xét chữa bài, cho điểm.
B – Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài – ghi bảng:
2. Hướng dẫn HS thự c hành:
Bài tập 1:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV chữa bài nhận xét, hỏi HS về cách vẽ sơ đồ, cách giải.
Bài tập 2:
- GV gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp.
+ Bài toán thuộc dạng toán nào? Vì sao em biết?
+ Nêu các bước giải dạng toán này?
- Cho HS tự làm bài, 1 HS lên bảng làm.
- GV và cả lớp nhận xét chữa bài.
Bài tập 3: 
- GV tổ chức hướng dẫn tương tự như bài tập 2, 3.
- Nhận xét, chấm chữa bài.
- HS đọc yêu cầu và tự làm bài.
- Chữa bài, nhận xét, trả lời câu hỏi của GV.
- HS đọc đề bài.
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Làm bài vào vở, 1SH lên bảng chữa bài.
- Cả lớp nhận xét chữa bài.
- HS làm bài và chữa bài.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, nhắc nhở HS xem lại các bài tập vừa chữa, chuẩn bị cho bài sau.
Luyện từ và câu
Ôn tập tiết vii: kiểm tra Đọc – hiểu , luyện từ và câu.
(Đề bài do nhà trường ra, tổ chức kiểm tra)
Khoa học
Ôn tập: vật chất và năng lượng.
I- Mục tiêu:
- Như tiết ôn tập trước.
II- Đồ dùng dạy – học: GV và HS chuẩn bị như tiết trước.
III – Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 3: Triển lãm.
- GV phát giấy Ao cho các nhóm (4 HS). Yêu cầu các nhóm dán tranh ảnh nhóm mình sưu tầm được, sau đó tập thuyết minh, giới thiệu về ND các tranh, ảnh đó của nhóm mình.
- GV cùng 3 HS làm giám khảo thống nhất tiêu chí đánh giá.
- Cả lớp đI tham quan khu triển lãm của các nhóm.
- Ban giám khảo chấm điểm và công bố kết quả.
- Nhận xét, kết luận chung.
Hoạt động 4: Thực hành.
- GV vẽ các hình : chiếc cọc, ông mặt trời, hình chiếu của ánh sáng mặt trời lên chiếc cọc lên bảng và yêu cầu HS: 
+ Quan sát các hình minh hoạ.
+ Nêu từng thời gian trong ngày tương ứng với sự xuất hiện bóng của cọc.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Kết luận.
Hoạt động kết thúc:
- GV nhận xét tiết học,mhắc HS chuẩn bị bài sau: gieo hạt đậu theo yêu cầu của giáo viên.
Thể dục
Môn thể thao tự chọn: Trò chơi:” trao tín gậy”.
I – Mục tiêu: Ôn và học mới một số ND môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
- Trò chơi: “Trao tín gậy”. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động để rèn luyện sức nhanh.
II - Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường vệ sinh sạch sẽ, an toàn cho tập luyện, mỗi HS 1 dây nhảy và dụng cụ đẻ chơI trò chơi, tập môn tự chọn.
III – Hoạt động dạy – học:
1. Phần mở đầu: 6-10 phút.
- GV nhận lớp, phổ biến ND, yêu cầu giờ học:1 phút.
- HS khởi động: + Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông: 1 phút.
 + Ôn 8 động tác bài thể dục phát triển chung. 
 + Thi nhảy dây.
2. Phần cơ bản: 18- 22 phút.
a) Môn tự chọn: 9-11 phút.
- Đá cầu: 9-11 phút.
+ Tâng cầu bằng đùi: 2 phút.
+ Học đỡ và chuyền cầu bằng mu bàn chân: 5-6 phút
- Ném bóng: 9 phút.
+Ôn cách cầm bóng và tư thế đứng chuẩn bị: 1-2 phút.
+ Ôn cách ném bóng và tư thế đứng chuẩn bị – ngắm đích – ném (chưa ném bóng đi và có ném bóng vào đích): 5-6 phút.
b) Trò chơi: 9-11 phút:
- GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi sau đó tổ chức cho HS vui chơi. 
3. Phần kết thúc: 4-6 phút.
- GV cùng HS hệ thống bài: 1-2 phút.
- Một số động tác hồi tĩnh, nhận xét tiết học, nhắc nhở HS chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Lop 4 phan II.doc