Kế hoạch bài học khối 4 - Tuần 2

Kế hoạch bài học khối 4 - Tuần 2

Bi: Em yêu hoà bình

I/. Mục đích, yêu cầu:

- Biết hát theo đúng giai điệu và lời ca của bài hát.

-Biết hát kết hợp vỗ tay ( gõ đệm) hay vận động theo bài hát.

-Qua bài hát giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước, yêu hoà bình.

 II/. Chuẩn bị:GV:

- Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng, đĩa nhạc bài Em yêu hoà bình

- Tranh ảnh minh hoạ bài Em yêu hoà bình

- Bản nhạc bài Em yêu hoà bình có ký hiệu phân chia các câu hát

- Tập đàn giai điệu, hát chuẩn xác và đệm hát bài Em yêu hoà bình

HS: SGK, dụng cụ g đệm.

III/. Hoạt động dạy học :

1/Ổn định:

2/ Kiểm tra bài cũ:

HS hát bài hát học tiết trước.

GV: nhận xét và cho điểm hs.

3/ Bài mới:

 

doc 52 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 670Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học khối 4 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 2
THỚI GIAN TỪ 17 - 08 ĐẾN NGÀY 21 -8 – 2009
CÔNG TÁC GIẢNG DẠY :
NGÀY
T
MÔN DẠY
B.Tct
TÊN BÀI DẠY
G.C
THỨ HAI
17.08.2009
1
2
3
4
5
Tập đọc
Toán
Âm nhạc
Đạo đức
Chào cờ
3
6
2
2
2
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. (tiếp theo)
Các số có 6 chữ số
Học hát: Em yêu hòa bình 
Trung thực trong học tập ( T2).
SH dưới cờ
THỨ BA
18.08.2009
1
2
3
4
5
Toán
Lịch sử
Thể dục
LT và Câu
Kỹ thuật
7
2
3
3
2
Luyện tập.
Làm quen với bản đồ (Tiếp theo).
Quay phải quay trái, dàn hàng, dồn hàng-TC: thi xếp hàng nhanh
Mở rộng vốn từ : Nhân hậu - Đoàn kết
Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu (T2)
THỨ TƯ
19.08.2009
1
2
3
4
5
Tập đọc
Toán
Khoa học
Tập làm văn
Kể chuyện
4
8
3
3
2
Truyện cổ nước mình.
Hàng và lớp.
Trao đổi chất ở người (Tiếp theo).
Kể lại hành động của nhân vật.
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
THỨ NĂM
20.08.2009
1
2
3
4
5
LT và Câu
Mỹ thuật
Toán
Thể dục
Khoa học
4
2
9
4
4
Dấu hai chấm.
Vẽ theo mẫu: Vẽ hoa, lá.
So sánh các số có nhiều chữ số.
Động tác quay sau-TC: Nhảy đúng nhảy nhanh
Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Vai trò của chất bột đường
THỨ SÁU
21.08.2009
1
2
3
4
5
Tập làmvăn
Địa lý
Toán
Chính tả
Sinh hoạt lớp
4
2
10
2
2
Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện
Dãy Hoàng Liên Sơn
Triệu và lớp triệu.
Nghe viết: Mười năm cõng bạn đi học
Ký duyệt của CM.
BỔ SUNG , ĐIỀU CHỈNH
Ngày soạn:16/8/2009	Ngày dạy:17/8/2009
Tuần: 2	Mơn: Âm nhạc
Tiết:2
Bài: Em yêu hoà bình
I/. Mục đích, yêu cầu:
- Biết hát theo đúng giai điệu và lời ca của bài hát.
-Biết hát kết hợp vỗ tay ( gõ đệm) hay vận động theo bài hát.
-Qua bài hát giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước, yêu hoà bình.
 II/. Chuẩn bị:GV: 
Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng, đĩa nhạc bài Em yêu hoà bình 
Tranh ảnh minh hoạ bài Em yêu hoà bình
Bản nhạc bài Em yêu hoà bình có ký hiệu phân chia các câu hát 
Tập đàn giai điệu, hát chuẩn xác và đệm hát bài Em yêu hoà bình
HS: SGK, dụng cụ gõ đệm.
III/. Hoạt động dạy học :
1/Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
HS hát bài hát học tiết trước.
GV: nhận xét và cho điểm hs.
3/ Bài mới: 
HĐ của GV
HĐ của HS
G.chú
Học hát
GV ghi nội dung: EM YÊU HOÀ BÌNH
1/. Giới thiệu bài hát 
+ GV treo tranh, đặt câu hỏi về bức tranh, liên hệ với bài hát Em yêu hoà bình 
+ GV nêu nội dung của bài hát .
+ GV giới thiệu tác giả Nguyễn Đức Toàn .
2/. Nghe hát mẫu 
HS nghe bài hát qua băng đĩa hoặc do GV trình bày 
3/. Đọc lời theo tiết tấu lời ca.
-GV chỉ định HS đọc lời ca 
Chia bài theo 8 câu hát:
Em yêu hoà bình ......việt nam 
Yêu từng luỹ tre... đường làng
Em yêu xóm nhỏ .... khôn lớn 
Yêu những mái trường .....lời ca.
Em yêu dòng sông... xanh thắm 
Dòng nước êm trôi .... phù sa
Em yêu cánh đồng ... hương lúa 
Giữa đám mây vàng ... bay xa.
GV đọc mẫu từng câu, vừa đọc vừa gõ tiết tấu lời ca, sau đó cả lớp cùng đọc.
GV chỉ định 1- 2 HS đọc lại.
4/. Luyện thanh : 1-2 phút.
5/. Tập hát từng câu :dịch giọng (-4). GV dạy HS hát từng câu kết hợp giữa sử dụng nhạc cụ, hát mẫu, chỉ định HS hát và chỉnh sữa chổ các em hát chưa đúng.
-GV đàn giai điệu mỗi câu 2- 3 lần, HS lắng nghe. GV bắt nhịp (1-2) để HS hát hoà cùng tiếng đàn.
-Những câu có dấu luyến, GV có thể hát mẫu để hướng dẫn HS thực hiện cho đúng .
-Hết 4 câu , GV yêu cầu HS hát nối tiếp từ câu 1 đến câu 4. GV chỉ định 1- 2 HS hát lại 4 câu này.
Câu 5: em yêu dòng sông ...xanh thắm, GV đàn giai điệu kết hợp hát mẫu để hướng dẫn HS hát đúng đảo phách.
6/. Hát cả bài 
-GV chọn tiết điệu pop, tốc độ khoảng 116.
-Gv đàn giai điệu để HS hát cả bài. GV chỉnh sữa cho HS những chổ hát chưa tốt, nhắc các em lấy hơi trước câu hát, hát rõ lời ca.
7/. Trình bày bài hát.
GV hướng dẫn HS trình bày bài Em yêu hoà bình theo trình tự : 
Hát cả bài.
Hát nhắc lại từ câu 5 đến hết bài.
Hát nhắc lại câu 8 lần nữa.
Học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập 
HS theo dõi
-HSnghe,cảm nhận
-1,2 HS thực hiện
-HS nhắc lại .
-HS nghe và đọc lời , gõ tiết tấu .
-1- 2 HS thực hiện -HS luyện thanh .
-HS tập hát 
-HS hát câu 1- 4 
-HS tập câu 5-8 
-HS hát cả bài 
-HS thực hiện 
4/. Củng cố :
Học sinh trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách.
HS trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc.
HS trình bày theo hình thức tổ ,nhóm, cá nhân.
 5. Dặn dị: - GV dặn HS về nhà học thuộc lời ca,chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh, bổ sung
...
Ngày soạn:16/8/2009	Ngày dạy:17/8/2009
Tuần: 2	Mơn: Khoa học
TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (Tiếp theo)
Tiết:3
Bài:
I/. Mục đích, yêu cầu:
-Kể được tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: hô hấp, tiêu hoá, tuần hoàn, bài tiết.
- Biết được nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động cơ thể sẽ chết.
 II/ Chuẩn bị: GV: -Hình minh hoạ trang 8 / SGK.
 -Phiếu học tập theo nhóm.
HS: SGK, tập vở.
III/ Hoạt động dạy- học:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: 
 1) Thế nào là quá trình trao đổi chất ?
 2) Con người, thực vật, động vật sống được là nhờ những gì ?
 -Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
G.Chú
 a Giới thiệu bài: 
Học bài Trao đổi chất ở người ( tt)
b. Giảng bài :
 * Hoạt động 1: Chức năng của các cơ quan tham gia quá trình trao đổi chất.
 ªCách tiến hành:
 -GV tổ chức HS hoạt động cả lớp.
 -Yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trang 
8 / SGK và trả lời câu hỏi.
 1) Hình minh hoạ cơ quan nào trong quá trình trao đổi chất ?
 2) Cơ quan đó có chức năng gì trong quá trình trao đổi chất ?
 -Gọi 4 HS lên bảng vừa chỉ vào hình minh hoạ vừa giới thiệu.
 * Kết luận: Trong quá trình trao đổi chất, mỗi cơ quan đều có một chức năng. Để tìm hiểu rõ về các cơ quan, các em cùng làm phiếu bài tập.
 * Hoạt động 2: Sơ đồ quá trình trao đổi chất. 
 § Bước 1: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo các bước.
 -Chia lớp thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 HS, phát phiếu học tập cho từng nhóm.
 -Yêu cầu: Các em hãy thảo luận để hoàn thành phiếu học tập.
 - Hãy nhìn vào phiếu học tập các em vừa hoàn thành và trả lời các câu hỏi:
 1) Quá trình trao đổi khí do cơ quan nào thực hiện và nó lấy vào và thải ra những gì ?
 2) Quá trình trao đổi thức ăn do cơ quan nào thực hiện và nó diễn ra như thế nào ?
 3) Quá trình bài tiết do cơ quan nào thực hiện và nó diễn ra như thế nào ?
 -Nhận xét câu trả lời của HS.
 * Kết luận: Những biểu hiện của quá trình trao đổi chất và các cơ quan thực hiện quá trình đó là:
 +Trao đổi khí: Do cơ quan hô hấp thực hiện, lấy vào khí ô-xy, thải ra khí các-bô-níc.
 +Trao đổi thức ăn: Do cơ quan tiêu hoá thực hiện: lấy vào nước và các thức ăn có chứa các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể, thải ra chất cặn bã (phân).
 +Bài tiết: Do cơ quan bài tiết nước tiểu và da thực hiện. Cơ quan bài tiết nước tiểu: Thải ra nước tiểu. Lớp da bao bọc cơ thể: Thải ra mồ hôi.
 * Hoạt động 3: Sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất. 
 § Bước 1: GV tiến hành hoạt động cả lớp.
 -Dán sơ đồ trang 7 phóng to lên bảng và gọi HS đọc phần “thực hành”.
 -Yêu cầu HS suy nghĩ và viết các từ cho trước vào chỗ chấm gọi 1 HS lên bảng gắn các tấm thẻ có ghi chữ vào chỗ chấm trong sơ đồ.
 -Gọi HS nhận xét bài của bạn.
 -Kết luận về đáp án đúng.
 -Nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt.
 § Bước 2: GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp với yêu cầu:
 -Quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi: Nêu vai trò của từng cơ quan trong quá trình trao đổi chất.
 -Gọi 2 đến 3 cặp lên thực hiện hỏi và trả lời trước lớp. Gọi các HS khác bổ sung nếu bạn nói sai hoặc thiếu.
 -Nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt.
 * Kết luận: Tất cả các cơ quan trong cơ thể đều tham gia vào quá trình trao đổi chất. Mỗi cơ quan có một nhiệm vụ riêng nhưng chúng đều phối hợp với nhau để thực hiện sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường. Đặc biệt cơ quan tuần hoàn có nhiệm vụ rất quan trọng là lấy ô-xy và các chất dinh dưỡng đưa đến tất cả các cơ quan của cơ thể, tạo năng lượng cho mọi hoạt động sống và đồng thời thải các-bô-níc và các chất thải qua cơ quan hô hấp và bài tiết.
-HS lắng nghe.
-Quan sát hình minh hoạ và trả lời.
-HS thực hiện
-HS chia nhóm và nhận phiếu học tập.
-Tiến hành thảo luận theo nội dung phiếu học tập.
-Đại diện của 2 nhóm lên bảng trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Đọc phiếu học tập và trả lời.
-HS lắng nghe.
-2 HS lần lượt đọc phần thực hành trang 7 / SGK.
-Suy nghĩ và làm bài, 1 HS lên bảng gắn các tấm thẻ có ghi chữ vào chỗ chấm cho phù hợp.
-1 HS nhận xét.
-2 HS tiến hành thảo luận theo hình thức 1 HS hỏi 1 HS trả lời và ngược lại.
+HS 1:Cơ quan tiêu hoá có vai trò gì ?
+HS 2: Cơ quan tiêu hoá lấy thức ăn, nước uống từ môi trường để tạo ra các chất dinh dưỡng và thải ra phân.
+HS 2: Cơ quan hô hấp làm nhiệm vụ gì ?
+HS 1: Cơ quan hô hấp lấy không khí để tạo ra ôxi và thải ra khí các-bô-níc.
-HS lắng nghe.
- Khi một cơ quan ngừng hoạt động thì quá trình trao đổi chất sẽ không diễn ra và con người sẽ không lấy được thức ăn, nước uống, không khí, khi đó con người sẽ c ... ọan 2 là gì?(Dế Mèn ra oai với bọn nhện 
-Yêu cầu HS đọc đoạn 3
- Đọc thầm đoạn 3 và cho biết Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?
- GV đúc kết: Dế mèn phân tích theo cách so sánh để bọn nhện thấy chúng hành động hèn hạ, không quân tử, rất đáng xấu hổ, đồng thời đe dọa chúng: (Phân tích: Bọn nhện giàu có, béo múp > < Đánh đập một cô gái yếu ớt. 
+ Kết luận (đe dọa): Thật đáng xấu hổ! Có phá hết các vòng vây đi không? )
Bọn nhện sau đó đã hành động như thế nào?
- Đọc thầm toàn bài và cho biết em có thể tặng cho Dế Mèn danh hiệu nào trong số các danh hiệu sau đây: võ sĩ, tráng sĩ, chiến sĩ, hiệp sĩ, dũng sĩ, anh hùng. 
- GV đúc kết: Các danh hiệu đều ghi nhận những phẩm chất đáng ca ngợi nhưng mỗi danh hiệu vẫn có những nét nghĩa riêng:
+ Võ sĩ: Người sống bằng nghề võ. 
+ Tráng sĩ: người có sức mạnh và chí khí mạnh mẽ, đi chiến đấu cho một sự nghiệp cao cả. 
+ Chiến sĩ: Người lính, người chiến đấu trong một đội ngũ. 
+ Hiệp sĩ: Người có sức mạnh và lòng hào hiệp, sẵn sàng làm việc nghĩa. 
+ Dũng sĩ: Người có sức mạnh, dũng cảm đương đầu với khó khăn, nguy hiểm. 
+ Anh hùng: người lập được công trạng lớn đối với nhân dân, với đất nước. 
Các danh hiệu trên đều có thể đặt cho Dế Mèn song thích hợp nhất đối với hành động của Dế Mèn trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là danh hiệu hiệp sĩ, bởi vì Dế Mèn đã hành động mạnh mẽ, kiên quyết và hào hiệp để chống lại áp bức, bất công; che chở, bênh vực, giúp đỡ người. 
Hướng dẫn hs đọc diễn cảm:
- Mời 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài. 
- Hỏi HS xem bạn đọc như thế đã đúng chưa, cần đọc đoạn văn đó, lời những nhân vật đó với giọng như thế nào?
Hướng dẫn HS đọc: 
- Giọng đọc cần thể hiện sự khác biệt ở những câu văn miêu tả với những câu văn thuật lại lời nói của Dế Mèn. Lời Dế Mèn cần đọc với giọng mạnh mẽ, dứt khoát, đanh thép như lời lên án và mệnh lệnh. 
- Chuyển giọng linh hoạt cho phù hợp với từng cảnh, từng chi tiết. (Đoạn tả trận địa mai phục của bọn nhện đọc chậm với giọng căng thẳng, hồi hộp. Đoạn tả sự xuất hiện của nhện cái chúa trùm- nhanh hơn. Đoạn kết- hả hê). . Chú ý nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm (sừng sững, lủng củng, hung dữ,cong chân, đanh đá, nặc nô, quay phắt, phóng càng, co rúm, thét, dạ ran, cuống cuồng, quang hẳn). 
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn văn:
Treo bảng phụ ghi đoạn văn: 
- Từ trong hốc đá, .........hết vòng vây đi không?
Yêu cầu HS đọc diễn cảm theo cặp. 
Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm trước lớp. 
Nhận xét, có thể cho điểm để động viên các em. 
- Lớp theo dõi, 2 em nhắc lại bài.
-1 HS đọc toàn bài. 
-3 HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn. 
- Lớp nhận xét
- 3 HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn. 
- Lớp nhận xét
- 3 HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn. 
- HS đọc thầm đoạn 1
- HS trả lời. (Bọn nhện chăng tơ kín ngang đường, bố trí nhện gộc canh gác, tất cả nhà nhện núp kín trong các hang đá với dáng vẻ hung dữ). 
-1 HS đọc to đoạn 2. 
- HS đọc thầm đoạn 2. 
- HS trả lời.(Đầu tiên Dế Mèn chủ động hỏi, lời lẽ rất oai, giọng thách thức của một kẻ mạnh: nói chuyện với tên nhện chóp bu, dùng các từ xưng hô: ai, bọn này, ta. Thấy nhện cái xuất hiện, vẻ đanh đá, nặc nô, Dế Mèn ra oai bằng
(Chúng sợ hãi, cùng dạ ran, cuống cuồng chạy dọc, ngang, phá hết các dây tơ chăng lối). 
-1 HS đọc to đoạn 3. 
- HS đọc thầm đoạn 3
- HS thảo luận theo nhóm sáu. 
- Đại diện từng nhóm trả lời. 
- HS trả lời. 
- HS đọc thầm toàn bài. 
- HS thảo luận theo nhóm đôi. 
- HS trả lời. 
- Lớp theo dõi.
- 3 HS đọc diễn cảm tiếp nối nhau. 
-Lớp nhận xét. 
- HS đọc diễn cảm theo cặp. 
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp. 
- HS trả lời. 
2 em nêu
Lớp theo dõi.
hs yếu đọc nối tiếp 2-3 câu
4. Củng cố
- Theo em, em học được gì ở nhân vật Dế Mèn? (Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh). 
- Ghi bảng nội dung chính mà HS vừa nêu. 
5. Dặn dò: 
Nhận xét hoạt động của HS trong giờ học. Khuyến khích HS tìm đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. 
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài Truyện cổ nước mình.
Bổ sung, điều chỉnh.. ..
Ngày soạn:16/8/2009	Ngày dạy:19/8/2009
Tuần: 2	Mơn: Tập đọc
Tiết:4
BÀI 4: TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I. Mục đích yêu cầu:
1. Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng, phù hợp với âm điệu, vần nhịp cuả từng câu thơ lục bát. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng tự hào, tình cảm.
2. Hiểu ND: Ca ngợi truyện cổ của đất nước ta vừa nhân hậu, vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông. ( Trả lời được các câu hỏi SGK, đọc thuộc 10 dịng thơ đầu hoặc 12 dịng thơ cuối)
II. Đồ dùng dạy – học:
GV: 
Tranh minh họa bài học trong SGK. 
Sưu tầm thêm các tranh minh họa về các truyện cổ như: Tấm cám, Thạch Sanh, Cây khế
Bảng phụ viết câu, đoạn thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc.
HS: SGK. Tập vở, đọc trước bài. 
III. Các hoạt động dạy- học
1. Oån định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (phần tiếp theo). GV đặt câu hỏi theo nội dung từng đoạn mà HS đọc. 
GVNX
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
H Đ CỦA HS
G. Chú
a, Giới thiệu bài:Như S GV /63
b, Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
Luyện đọc:
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài
- GV chia đoạn: 5 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu đến phật, tiên độ trì. 
- Đoạn 2: Tiếp theo đến rặng dừa nghiêng soi. 
- Đoạn 3: Tiếp theo đến ông cha của mình. 
 -Đoạn 4: Tiếp theo đến chẳng ra việc gì. 
- Đoạn 5: Phần còn lại. 
-Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. 
Sửa lỗi cho HS về phát âm sai, ngắt nghỉ hơi không đúng hoặc có giọng đọc chưa phù hợp 
-Yêu cầu HS đọc lần thứ hai, kết hợp giải nghĩa các từ khó trong SGK theo từng đoạn: độ trì, độ lượng, đa tình, đa mang
-Yêu cầu HS đọc lần thứ ba. 
- GV giảng nghĩa thêm các từ ngữ: Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa nhiêu; nhận mặt 
Luyện đọc theo cặp
HS đọc toàn bài
-GV đọc toàn bài: Giọng phù hợp với cảnh tượng, tình huống biến chuyển của truyện. 
Tìm hiểu bài:
- Đọc thầm đoạn 1, đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà?
-GV đúc kết: 
- GV ghi những ý chính lên bảng. 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và đoạn 4
- Em hãy cho biết: Bài thơ gợi cho em nhớ những câu truyện cổ nào?(Các truyện cổ được nói đến trong bài thơ là: Tấm Cám/ Thị thơm thì giấu người thơmĐẽo cày giữa đường / Đẽo cày theo ý người ta). 
- GV hỏi HS nội dung hai truyện này và nói ý nghĩa của hai truyện đó:
-Tấm Cám: Truyện thể hiện sự công bằng. Khẳng định người nết na, chăm chỉ như cô Tấm sẽ được bụt phù hộ, giúp đỡ, có cuộc sống hạnh phúc; ngược lại, những kẻ gian giảo, độc ác như mẹ con Cán sẽ bị trừng phạt. 
- Đẽo cày giữa đường: Truyện thể hiện sự thông minh. Khuyên người ta phải có chính kiến của mình, nếu thấy ai nói gì cũng cho là phải thì sẽ chẳng làm nên công chuyện gì. 
_Tìm thêm những truyện cổ khác thể hiện sự nhân hậu cuả người Việt Nam ta. (Sự tích hồ Ba Bể, Nàng tiên Ốc, Sọ Dừa, Sự tích dưa hấu, Trầu cau, Thạch Sanh). 
- Đọc thầm đoạn còn lại và trả lời câu hỏi 4: Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào?
- GV đúc kết: Hai dòng thơ cuối bài ý nói: truyện cổ chính là những lời răn dạy của cha ông đối với đời sau. Qua những câu chuyện cổ, cha ông dạy con cháu cần sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ
Hướng dẫn hs đọc diễn cảm
- Mời 4 HS tiếp nối nhau đọc lại bài thơ. 
- Yêu cầu HS nhận xét giọng đọc của bạn. GV khen những HS đọc thể hiện đúng nội dung bài, giọng đọc tự hào, trầm lắng, biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. 
- Hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm đoạn thơ sau:
 Tôi yêu truyện cổ nước tôi
 ...............................
 Con sông chảy / có rặng dừa nghiêng soi. 
-Yêu cầu HS đọc diễn cảm theo cặp. 
- Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm trước lớp. 
Nhận xét, có thể cho điểm để động viên các em. 
_ Yêu cầu HS đọc thuộc 10 dịng thơ đầu hoặc 
12 dịng thơ cuối)
- Yêu cầu HS thi đọc thuộc 10 dịng thơ đầu hoặc
 12 dịng thơ cuối)
 - Lớp theo dõi, 2 em nhắc lại tựa bài.
-1 HS đọc toàn bài. 
- Lớp theo dõi.
- 5HS đọc tiếp nối
nhau từng đoạn. HS thứ 4 đọc hai đoạn thơ cuối. 
-5 HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn. HS thứ 4 đọc hai đoạn thơ cuối. 
- Lớp nhận xét. 
-5 HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn. HS thứ 4 đọc hai đoạn thơ cuối. 
- Lớp theo dõi.
- HS đọc thầm đoạn 1, 2 và thảo luận theo nhóm 6. 
- Đại diện nhóm trả lời. 
- HS đọc thầm đoạn 3,4. 
- HS trả lời. 
- HS trả lời. 
-1 HS đọc thầm phần còn lại. 
- HS thảo luận theo nhóm
đôi. 
- HS trả lời. 
- 4 HS đọc diễn cảm tiếp nối nhau. 
- HS thứ 4 đọc hai đoạn thơ cuối. 
- Lớp nhận xét. 
- HS đọc diễn cảm theo cặp. 
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp
- HS tự học thuộc bài thơ. 
- HS thi đọc thuộc bài thơ. 
- HS trả lời. 
Lớp theo dõi
Hs yếu đọc nối tiếp 2-3 câu
Hs yếu y/c thuộc 5-10 câu thơ tại lớp
4. Củng cố: Theo em, bài thơ có ý nghĩa gì? 
Ghi bảng nội dung chính mà HS vừa nêu. 
5. Dặn dò: - Nhận xét hoạt động của HS trong giờ học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc bài thơ. Chuẩn bị bài: “THƯ THĂM BẠN”.
Bổ sung, điều chỉnh.. ..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 2(14).doc