Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 24

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 24

Toán

Phép cộng phân số (tt)

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức : Hình thành phép cộng 2 phân số khác mẫu số.

2. Kỹ năng : H biết cộng hai phân số khác mẫu số.

3. Thái độ : Giáo dục H tính khoa học, cẩn thận, chính xác.

II. Chuẩn bị :

- GV : 3 băng giấy màu 12 cm 4 cm , bút màu, kéo.

- H : 3 băng giấy màu 30 cm 10 cm , kéo.

 

doc 52 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 350Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán
Phép cộng phân số (tt) 
I. Mục tiêu : 	
1. Kiến thức : Hình thành phép cộng 2 phân số khác mẫu số.
2. Kỹ năng : H biết cộng hai phân số khác mẫu số.
3. Thái độ : Giáo dục H tính khoa học, cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị :
GV : 3 băng giấy màu 12 cm ´ 4 cm , bút màu, kéo.
H : 3 băng giấy màu 30 cm ´ 10 cm , kéo.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Phép cộng phân số.
Nêu quy tắc cộng phân số có cùng MS ?
® Áp dụng: Cộng phân số.
® Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài :
Phép cộng phân số (tt)
® Ghi bảng tựa bài.
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
MT: H thực hành trên băng giấy tìm hiểu cách cộng MS.
PP: Thực hành, đàm thoại.
GV hướng dẫn thực hành trên băng giấy (H làm theo GV).
	+ Chia đôi băng giấy.
	+ Kẻ băng giấy làm 6 phần bằng nhau.
	+ Dùng kéo cắt và băng giấy.
	+ Đặt băng giấy lên băng giấy nguyên.
	+ Đặt tiếp băng giấy lên băng giấy nguyên.
Quan sát và so sánh số giấy lấy ra với băng giấy nguyên.
® GV nhận xét + kết luận: Nhìn vào các băng giấy ta thấy số giấy lấy ra bằng băng giấy.
 Hoạt động 2: Rút ra quy tắc cộng hai phân số khác MS.
MT: H nêu được quy tắc cộng 2 phân số khác MS.
PP: Đàm thoại.
Để tính số giấy hai bạn đã lấy ta làm tính gì?
Em có thực hiện được 2 phép cộng này không? Vì sao?
Làm thế nào để có thể cộng được hai phân số?
GV gọi H lên bảng quy đồng.
Gọi H cộng 2 phân số.
Vậy, để cộng 2 phân số khác MS em làm thế nào?
® GV nhận xét ® nêu các bước tiến hành cộng.
GV nhăc lại quy tắc: Muốn cộng hai phân số khác MS ta làm như thế sau:
	+ Quy đồng MS hai phân số.
	+ Cộng hai phân số đã quy đồng MS
Hoạt động 3: Thực hành.
MT: Rèn kĩ năng cộng 2 phân số khác MS.
PP: Luyện tập, thực hành.
Bài 1: Tính
H làm bảng con lần lượt từng bài.
GV giơ bảng đúng ® H nêu cách thực hiện.
Bài 2: Tính (theo mẫu)
GV gợi ý cho H làm 1 bài.
Nhận xét MS của 2 phân số: và 
Vậy, ta thực hiện quy đồng phân số nào?
GV vừa hỏi vừa trình bày bài làm (H tự làm các bài còn lại).
® GV gọi H lên bảng sửa bài.
® Nhận xét.
Bài 3: Tính
GV lưu ý H làm tuần tự cộng 2 phân số đầu, được kết quả cộng tiếp.
Bài 4: 
GV gọi H hướng dẫn lớp làm bài.
Sửa bài: Hình thức “Ai nhanh hơn”
GV nhận xét và tuyên dương.
Hoạt động 4: Củng cố.
Nêu quy tắc cộng 2 phân số khác MS.
Thi đua 2 dãy (2 em)
Nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Nhận xét tiết học.
Học bài “Phép cộng phân số”
Chuẩn bị : “Luyện tập”.
Nhận xét tiết học.
 Hát 
H nêu.
Hoạt động lớp, cá nhân.
H dùng thước chia 3 băng giấy đã chuẩn bị.
H thực hiện trên 3 băng giấy.
H thực hiện cắt.
H thực hiện.
H thực hiện.
H so sánh.
H nhăc lại (3 em)
Hoạt động lớp, cá nhân.
Phép cộng.
Không. Vì không có cùng MS.
H trả lời.
H quy đồng.
H thực hiện cộng.
H nêu.
H nêu lại.
H nhắc lại (3 – 5 em)
Hoạt động lớp, cá nhân.
Bài 1: Tính
H sửa bài.
Bài 2: Tính
H trả lời.
H trả lời.
H sửa bài.
Bài 3: Tính
H tự làm bài vào vở.
2 H làm bảng phụ.
® H nhân xét bài bảng phụ ® sửa bài.
Bài 4: H đọc đề.
H nêu cách làm.
Tự làm vào vở.
H sửa bài bảng lớp (mỗi dãy 1 em)
	Sau ba tuần hái được:
	 (tấn)
	Đáp số: tấn
H sửa bài.
Hoạt động dãy.
H nêu.
Hai dãy đi đua.
Lịch sử
Cuộc khẩn hoang ở đàng trong . 
Mục tiêu : 
1. Kiến thức : H biết được từ TK XVI, nhà Nguyễn đã phát động một cuộc di dân từ sông Gianh trở vào Nam bộ ngày nay. Cuộc di dân từ đầu TK XVI đã dần dần mở rộng lãnh thổ của nước Đại Việt. 
	2. Kỹ năng : Mô tả được cuộc hành trình của đoàn người khẩn hoang vào phá Nam.
Thái độ : Tự hào về lịch sử dân tộc. Có ý thức bảo vệ thành quả lao động.
Chuẩn bị :
GV : SGK, Bản đồ Việt Nam TK XVI-XVII
HS : SGK.
Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Khởi động :
Bài cũ : Trịnh-Nguyễn phân tranh.
Vì sao nước ta ở đầu TK XVI bước vào thời kì loạn lạc?
Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến gây ra những hậu quả gì?
Ghi nhớ.
Nhận xét, cho điểm.
Giới thiệu bài : 	
Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong.
Phát triển các hoạt động :
Hoạt động 1: Giới thiễu bản đồ Việt Nam TK XVI-XVII.
MT: H nắm được giới hạn địa phận nước ta vào TK XVI-XVII
PP :Quan sát, vấn đáp
GV treo bản đồ Viết Nam thế kỉ XVI-XVII.
GV chỉ bản đồ giới thiệu địa phận nước ta kéo dài từ sông Gianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến Nam Bộ ngày nay.
Hoạt động 2: Tình hình nước ta vào TK XVI-XVII.
MT: Nắm được mục đích đi khẩn hoang của chúa Nguyễn và kết quả.
PP: Thảo luận, đàm thoại.
Trình bày khái quát tình hình từ sông Gianh đến Quảng Nam.
Tình hình nước ta từ Quảng Nam đến đồng bằng sông Cửu Long.
Cuộc sống chung của các tộc người ở phía Nam đã dẫn đến kết quả gì?
GV nhận xét, chốt ý ® Ghi nhớ.
Hoạt động 3: Củng cố.
Hãy mô tả lại cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong?
5. Tổng kết – Dặn dò :
Xem lại bài
Chuẩn bị: Thành thị ở TK XVI-XVII.
 Hát 
H nêu
Hoạt động lớp.
H quan sát.
H chỉ bản đồ.
Hoạt động nhóm đôi
Tính đến TK XVI, từ sông Gianh đến Quảng Nam , đất hoang còn nhiều xóm làng và cư dân thưa thớt. Từ lâu những người nông dân nghèo khổ phía Bắc đã di cư vào Namkhai phá làm ăn.
Từ Quảng Nam trở vào là địa bàn sinh sống của người Chăm, các dân tộc Tây Nguyên, người Khơ-me. Đi d8ê1n đâu lập ấp, làng đến đó nên làng xóm ngày càng đông đúc.
Xây dựng được cuộc sống hòa hợp với nhau, cùng đoàn kết đấu tranh chống thiên tai bóc lột, xây dựng nền văn hóa chung trên cơ sở vẫn duy trì những sắc thái văn hóa riêng của mỗi tộc người.
H đọc
Toán
Luyện tập . 
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Củng cố cách cộng 2 phân số.
Kỹ năng: Rèn kĩ năng cộng phân số, kĩ năng trình bày lời giải bài toán.
Thái độ : Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, khoa học.
II. Chuẩn bị :
GV : SGK, VBT, bảng con.
HS : SGK, VBT.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Phép cộng 2 phân số (tt)
Nêu quy tắc cộng 2phân số khác mẫu số?
Áp dụng:
Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài :
	Luyện tập.	
® Ghi bảng tựa bài.
4. Phát triển các hoạt động:	
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức phép cộng phân số.
MT: H nắm quy tắc cộng phân số.
PP: Đàm thoại.
Nêu quy tắc cộng phân số cùng MS?
Nêu quy tắc cộng phân số khác MS?
GV nêu bài và H làm bảng con.
Hoạt động 2: Thực hành.
MT: Rèn kĩ năng cộng phân số.
PP: Luyện tập, thực hành.
Bài 1: Tính
H tự làm vào vở.
Sửa bài bằng hình thức “Quay số”
® GV nhận xét.
Bài 3: Tính rồi rút gọn.
GV lưu ý H sau khi ra kết quả cần phải rút gọn để có phân số tối giản.
(H có thể quy đồng cả 3 phân số rồi cộng).
H lên bảng sửa bài.
® GV nhận xét.
Bài 4:
Gọi H điều khiển lớp tìm hiểu bài ® nêu cách giải.
Sửa bài bảng lớp.
® GV nhận xét và hướng dẫn cách đổi nếu H lúng túng.
Hoạt động 3: Củng cố.
MT: Khắc sâu kiến thức.
PP: Trò chơi, vấn đáp.
Nêu cách cộng 2 phân số?
Thi đua: 2 dãy.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Học quy tắc cộng phân số.
Chuẩn bị: “Luyện tập”.
Nhận xét tiết học.
 Hát 
H nêu (2 em)
Hoạt động lớp, cá nhân.
H nêu.
H nêu.
H làm bảng con.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Bài 1:
H làm bài vở.
Bài 3: H đọc đề.
H tự làm vào vở.
2 H kiểm tra chéo kết quả.
Bài 4: H đọc đề.
H nêu cách giải.
H làm vào vở.
a) Sau 1 ngày đêm ốc sên leo lên được:
	(m)
b)	m = 130 (cm)
	 Đáp số: m
	130 cm
H nêu.
Luyện từ và câu
CÂU KỂ “AI - LÀ GÌ” 
I. Mục tiêu :
Kiến thức: H hiểu thế nào là câu kể kiểu Ai - là gì , tác dụng của kiểu câu kể này.
Kỹ năng: Biết tìm câu kể kiểu Ai - là gì trong đoạn văn; biết đặt một vài câu kể thuộc kiểu này để giới thiệu hoặc nhận định về một người, một vật.
Thái độ: Bồi dưỡng cho H thói quen nói và viết thành câu theo kiểu câu kể “Ai - là gì”.
II. Chuẩn bị :
GV : 	Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
H : SGK, mỗi H mang theo một tấm ảnh gia đình.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Khởi động :
Bài cũ: Dấu gạch ngang.
Nêu ghi nhớ của bài?
Yêu cầu H làm lại BT2.
Yêu cầu H làm lại BT3
GV nhận xét, chốt ý, ghi điểm.
Giới thiệu bài :
	Các em đã học một số kiểu câu kể như: Ai – làm gì – thế nào . Hôm nay các em sẽ học tiếp kiểu câu kể Ai - là gì . 
Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Nhận xét
MT: Giúp H hiểu thế nào là câu kể Ai - là gì , tác dụng của câu kể.
PP: Tổng hợp.
Yêu cầu H đọc lần lượt từng yêu cầu trong SGK dưới sự hướng dẫn của GV.
Cho H đọc lại 2 câu in nghiêng.
Câu nào giới thiệu về bạn Lan? 
Câu nào nêu nhận định về bạn ấy?
Yêu cầu H đọc bài 2.
GV hướng dẫn H đọc và trả lời câu hỏi.
Yêu cầu H đọc bài 3.
Ba kiểu câu này khác nhau chủ yếu ở bộ phần nào trong câu?
Bộ phận vị ngữ khác nhau ở điểm nào?
Hoạt động 2: Ghi nhớ
MT: Giúp H rút ra ghi nhớ của bài.
PP: Tổng hợp.
Nêu ghi nhớ của bài?
Hoạt động 3: Luyện tập.
MT: H biết tìm câu kể Ai - là gì trong đoạn văn; biết đặt một vài câu kể thuộc kiểu này để giới thiệu hoặc nhận định về 1 người hay 1 vật.
PP: Tổng hợp.
Bài tập 1:
Yêu cầu H đọc đề.
GV nhắc H chú ý: bài tập này có 2 yêu cầu – tìm câu kể kiểu Ai - là gì và nêu tác dụng của câu tìm được. Các em phải tìm đún ...  xét chung.
Hoạt động 3: Củng cố.
Nêu cách trừ hai phân số khác mẫu số.
Cho ví dụ.
5. Tổng kết – Dặn dò :
BT về nhà: 4/ 43
Chuẩn bị: “Luyện tập”
Nhận xét tiết học.
 Trò chơi. 
Gọi 2 H lên bảng tính. Chú ý rút gọn kết quả.
Hoạt động cá nhân.
H đọc ví dụ.
Làm tính trừ.
H phát biểu: không thể.
Đưa về phép trừ hai phân số cùng mẫu số.
Quy đồng mẫu số, rồi trừ hai phân số đó.
3 H nhắc lại quy tắc.
Hoạt động cá nhân, lớp.
2 H lên bảng, lớp làm vở BT.
Tương tự cho các bài còn lại.
H cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
Lớp sửa bài.
H làm vào vở BT.
Gọi 2 H sửa bảng lớp.
Lớp sửa bài.
H đọc đề và làm bài.
	Lượng thức ăn còn lại của trại:
	 (tấn)
	Đáp số: tấn
Sửa miệng.
H đọc đề.
Làm phép trừ.
	(bể)
1 H sửa bài bảng phụ.
2 H nêu.
Khoa học
Áùnh sáng và việc bảo vệ đôi mắt.
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Nhận biết và biết cách phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt.
Kỹ năng: Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối, về vật cho ánh sáng truyền qua một phần, vật cản sáng  trong việc ứng xử với ánh sáng để bảo vệ cho mắt.
Thái độ: Biết tránh không đọc, viết với ánh sáng quá yếu.
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh ảnh về các trường hợp ánh sáng quá mạnh không được để chiếu thẳng vào măt; về các cách đọc, viết với ánh sáng hớp lí, không hợp lí. Đèn bàn.
HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định :
2. Bài cũ:Bóng tối.
Bóng tối xuất hiện ở đâu? Khi nào?
Cách nào làm cho bóng của vật to hơn? Vậy bóng của vật thay đổi khi nào?
GV nhận xét – đánh giá.
3. Giới thiệu bài: 
 Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt.
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1 : Tìm hiểu những ánh sáng quá mạnh không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng.
MT: Nhận biết và cách phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt.
PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải.
Ánh sáng có vai trò gì?
® Ánh sáng rất cần cho sự nhìn thấy. Tuy vậy ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt có thể sẽ làm hỏng mắt
Nêu các trường hợp khác nhau về ánh sáng quá mạnh cần tránh không để chiếu thẳng vào mắt?
Yêu cầu H diễn một vở kịch ngắnco1 nội dung tránh hỏng mắt do ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt?	
® GV giới thiệu một số tranh ảnh.
GV dùng kính lúp để ngay cửa sổ hướng về ánh sáng Mặt Trời. Đặt tại nơi ánh sáng hội tụ một vật, vật sẽ nóng lên. Sau đó giải thích cho H thấy: mắt có 1 bộ phận tương tự như kính lúp. Khi nhìn trực tiếp vào Mặt Trời, ánh sáng tập trung lại đáy mắt có thể làm tổn thương mắt.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số việc nên/ không nên làm để đảm bảo không tối hoặc không sáng khi đọc, viết.
MT: Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối, về vật cho ánh sáng truyền qua một phần, vật cản sáng,.. trong việc ứng xử với ánh sáng để bảo vệ mắt. Biết tránh không đọc, viết với ánh sáng quá yếu..
PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải.
GV treo tranh/ 95 SGK. Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào cần tránh để khỏi có hại cho mắt?
Tại sao khi viết bằng tay phải không nên đặt đènbàn chiếu sáng ở phía tay phải?
Hoạt động 3: Củng cố
MT: Vận dụng kiến thức vừa học.
PP: Luyện tập.
GV phát phiếu.
( Nếu ở câu 1 H chọn a hoặc b thì trả lời tiếp câu 2 và 3)
® GV giảng: Khi đọc, viết tư thế phải ngay ngắn, khoảng cách giữa mắt và sách giữ ở cự li khoảng 30 cm. Đọc sách liên tục trong khoảng một tiếng phải nghỉ ngơi chốc lát, hoặc đưa mắt nhìn về phía một lúc. Không được đọc sách, viết chữ ở nơi có ánh sáng yếu hoặc nợi ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Không đọc sách khi đang nằm, đang đi trên đường hoặc trên xe chạy lắc lư. Khi đọc sách và viết bằng tay phải, ánh sáng phải được chiếu tới từ phía trái hoặc từ phía bên trái phía trước để tránh bóng của tay phải.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Xem lại bài và vận dụng vào đời sống.
Chuẩn bị: “ Ánh sáng cần cho sự sống”
Nhận xét tiết học.
 Hát 
H nêu.
Hoạt động nhóm, lớp.
Giúp cho chúng ta nhìn thất mọi vật.
H quan sát hình trong SGK và thảo luận nhóm
Ánh sáng mặt trời, ánh sáng của tia lửa khi hàn.
H diễn. Ví dụ: Bạn A nghịch ngợm định chiếu đèn thẳng vào mắt bạn B. Bạn C ngăn lại và nói tác hại của việc chiếu ánh sáng quá mạnh vào mắt. Sau đó có thể dưới hình thức hỏi đáp giữa A, B với C về một số trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt và việc phòng tránh.
H quan sát và nghe giảng.
Hoạt động lớp, nhóm.
H quan sát tranh, thảo luận nhóm và trả lời 
H thực hành về vị trí chiếu sáng ( ngồi đọc, viết sử dụng đèn bàn đã chuẩn bị để chiếu sáng) và trả lời câu hỏi.
H làm việc cá nhân theo phiếu: 
Câu 1: Em có đọc, viết với ánh sáng quá yếu bao giờ không?
a/ Thỉnh thoảng
b/ Thường xuyên
c/ Không bao giờ.
Câu 2: Em đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu khi:
+ 
Câu 3: Em có thể làm gì để tránh hoặc khắc phục việc đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu?
+ 
Khoa học
Aùnh sáng cần cho sự sống . 
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Biết được vai trò của ánh sáng đối với đời sống của con người, động vật.
Kỹ năng: Nêu ví dụ chứng tỏ vai trò của ánh sáng đối với đời sống của con người, động vật.
Thái độ: Thích khám phá, tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị :
GV : Hình vẽ trong SGK trang 96, 97. Phiếu học tập.
HS : SGK. Khăn tay sạch có thể bịt mắt, các tấm phiếu bằng bìa kích thước bằng ½ hoặc 1/3 khổ giấy A4.
III. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định :
2. Bài cũ: Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt.
Nêu vai trò của ánh sáng?
Nêu các trường hợp khác nhau về ánh sáng quá mạnh cần tránh không để chiếu thẳng vào mắt?
Tại sao khi viết bằng tay phải không nên đặt đèn bàn chiếu sáng ở phía tay phải?
Em có thể làm gì để tránh hoặc khắc phục việc đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu?
GV nhận xét – đánh giá.
3. Giới thiệu bài: 
 Tổ chức trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”
 Kết thúc trò chơi, Gv hỏi:
 + Bạn đóng vai người bị bịt mắt cảm thấy thế nào?
 + Các bạn bị bịt mắt có dễ dàng bắt được “dê” không? Tại sao?
® GV giới thiệu bài: “Ánh sáng cần cho sự sống” .
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1 : Vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người.
MT: Nêu ví dụ vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người.
PP: Động não, đàm thoại, giảng giải.
Yêu cầu mỗi H tìm ra một ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người.
GV gợi ý cách phân loại các ý kiến của H.	
® Lưu ý: Nếu không có H nào nói được vai trò của ánh sáng đối với sức khỏe con người, GV có thể nêu ví dụ: Ánh sáng mặt trời chiếu xuống Trái Đất bao gồm nhiều loại tia sáng khác nhau. Trong đó có một số loại tia giúp cơ thể tổng hợp vi-ta-min D giúp cho răng và xương cứng hơn, giúp cho trẻ em tránh được bệnh còi xương. Tuy nhiên cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ tia này. Tia này sẽ trở nên nguy hiểm nếu ta ở ngoài nắng quá lâu.
Hoạt động 2: Nhu cầu ánh sáng và ứng dụng trong chăn nuôi.
MT: Kể ra vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật. Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài động vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng kiến thức đó vào chăn nuôi.
PP: Thảo luận, thực hành.
GV phát phiếu học tập và yêu cầu H làm việc theo nhóm.
Câu 1:
Kể tên 1 số động vật mà em biết. Những con vật đó cần ánh sáng để làm gì?
Câu 2:
Kể tên một số động vật kiếm ăn vào ban đêm, một số động vật kiếm ăn vào ban ngày.
Câu 3:
Em có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của các động vật đó.
Câu 4:
Trong chăn nuôi người ta đã làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng.
Hoạt động 4: Củng cố
Nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người, cho ví dụ?
Nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật, cho ví dụ?
5. Tổng kết – Dặn dò :
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Ánh sáng cần cho sự sống (tt).”
Nhận xét tiết học.
 Hát 
H trả lời.
Hoạt động lớp, cá nhân.
H viết ý kiến của mình vào một tấm bìa hoặc nữa tờ giấy A4.
H dán các ý kiến lên bảng
Một vài H lên đọc, sắp xếp các ý kiến vào các nhóm
+ Nhóm ý kiến nói về vai trò của ánh sáng đối với việc nhìn, nhận biết thế giới hình ảnh màu sắc.
+ Nhóm ý kiến nói về vai trò của ánh sáng đối với sức khỏe con người.
® Kết luận: H đọc mục “Bạn có biết” trang 96 SGK.
Hoạt động nhóm, lớp.
H thảo luận.
Thư kí ghi lại các ý kiến của nhóm.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả:
Câu 1: H nêu.
Câu 2: 
+ Một số động vật kiếm ăn vào ban đêm: sư tử, chó sói, mèo, chuột, cú 
+ Một số động vật kiếm ăn vào ban ngày: gà, vịt, trâu, bò, hươu, nai 
Câu 3: 
+ Các động vật kiếm ăn vào ban ngày mắt của chúng có khả năng nhìn và phân biệt được hình dạng, kích thước và màu sắc của các vật. Vì vậy, chúng cần ánh sáng để tìm kiếm thức ăn và phát hiện ra những nguy hiểm cần tránh.
+ Các động vật kiếm ăn vào ban đêm mắt của chúng không phân biệt được màu sắc mà chỉ phân biệt được sáng tối để phát hiện con mồi trong đêm tối.
Câu 4: Khi nuôi gà công nghiệp người ta dùng ánh sáng điện để kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày, kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan24.doc