Kế hoạch dạy học các môn buổi 2/ ngày – Lớp 4 Tuần 20 – Giáo viên: Đặng Thị Hường - Trường Tiểu học Xuân Thượng

Kế hoạch dạy học các môn buổi 2/ ngày – Lớp 4 Tuần 20 – Giáo viên: Đặng Thị Hường - Trường Tiểu học Xuân Thượng

Toán

PHÂN SỐ

I.MỤC TIÊU:

- Giúp HS củng cố nhận biết về phân số, xác định đúng tử số và mẫu số của một phân số.

- Rèn cho HS cách đọc, viết phân số.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

-Bảng phụ ghi sẵn các bài tập thực hành.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Giới thiệu bài , ghi bảng.

2. Hướng dẫn học sinh luyện tập:

Bài tập 1. Viết theo mẫu

 - GV treo bảng phụ ghi sẵn bài tập 1.

- HS nêu yêu cầu bài tập : GV cho học sinh tự làm bài vào vở.

- GV quan sát, giúp đỡ học sinh yếu.

- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài.

- HS khác nhận xét.

- GV chữa bài.

 

doc 7 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 486Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học các môn buổi 2/ ngày – Lớp 4 Tuần 20 – Giáo viên: Đặng Thị Hường - Trường Tiểu học Xuân Thượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2010
Toán
PHÂN SỐ
I.MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố nhận biết về phân số, xác định đúng tử số và mẫu số của một phân số.
- Rèn cho HS cách đọc, viết phân số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
-Bảng phụ ghi sẵn các bài tập thực hành.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giới thiệu bài , ghi bảng.
Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài tập 1. Viết theo mẫu
 - GV treo bảng phụ ghi sẵn bài tập 1.
HS nêu yêu cầu bài tập : GV cho học sinh tự làm bài vào vở.
GV quan sát, giúp đỡ học sinh yếu.
Gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
HS khác nhận xét.
GV chữa bài. 
Phân số
Tử số
Mẫu số
3
4
9
10
15
18
Tử số
Mẫu số
Phân số
7
9
12
5
25
100
Bài tập 2.Viết tử số và mẫu số vào chỗ chấm.
Phân số
Tử số
Mẫu số
.
.
.
.
Phân số
Tử số
Mẫu số
.
.
.
.
HS nêu yêu cầu bài tập.
GV yêu cầu HS kẻ bảng vào vở rồi làm.
HS làm bài, 2 HS lên bảng làm.
Lớp nhận xét, GV chữa chung.
Bài tập 3.Từ các số tự nhiên 4,5,6,7 hãy lập các phân số trong đó tử số là số chẵn và mẫu số là số lẻ.
GV ghi bảng bài tập 3.
Một HS đọc đề
GV cho HS làm bài vào vở.
Một HS lên bảng làm.
HS nhận xét, GV chữa: ; ; ; 
Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS làm bài tốt.
Dặn HS về ôn bài. 
**********************************************************************
Thứ ba ngày 12 tháng 1 năm 2010
Âm nhạc
Ôn tập bài hát: CHÚC MỪNG
I.MỤC TIÊU:
- Học sinh thuộc lời bài hát “ Chúc mừng”.
- Tập biểu diễn từng nhóm trước lớp kết hợp động tác phụ họa.
- Học sinh mạnh dạn ca hát và tham gia biểu diễn trước lớp.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
Bảng phụ viết sẵn lời bài hát“Chúc mừng” .
Một số động tác phụ họa bài hát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1.Giới thiệu bài, ghi bảng.
 2.Hướng dẫn học sinh ôn tập bài hát.
Hoạt động 1.
-Giáo viên cho cả lớp hát bài “Chúc mừng” và vỗ tay theo nhịp.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh.
- Học sinh hát và thực hiện sửa sai.
Hoạt động 2.
Hướng dẫn học sinh hát kết hợp động tác phụ họa.
-Một số học sinh xung phong lên bảng hát và thực hiện các động tác phụ họa.
-Giáo viên nhận xét, góp ý thêm cho học sinh.
3.Củng cố, dặn dò:
Học sinh xung phong lên bảng hát và tập biểu diễn bài hát.
Giáo viên nhận xét,tuyên dương học sinh có ý thức học tập tốt.
Dặn học sinh về nhà luyện hát thuần thục bài hát và tập các động tác phụ họa cho nhuần nhuyễn.
*********************************************************************
Thứ tư ngày 13 tháng 1 năm 2010
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I. MỤC TIÊU:
- HS nắm chắc những đặc điểm của câu kể ai làm gì? để xác định cho đúng trong các văn cảnh cụ thể.
- Viết được những đoạn văn có nhiều câu kể ai làm gì? theo yêu cầu cho trước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	A/ Kiểm tra bài cũ:
- Những dấu hiệu nào giúp ta nhận biết câu kể ai làm gì?
- Câu kể ai làm gì có tác dụng gì?
 (HS trả lời, GV nhận xét cho điểm)
	B/ Dạy học bài mới:
	1, Giới thiệu bài, ghi bảng:
	2, Hướng dẫn HS luyện tập:
 Bài 1: Tìm câu kể ai làm gì? trong đoạn trích sau. Dùng gạch chéo để tách chủ ngữ, vị ngữ của từng câu tìm được.
	Cá chuối mẹ/ lại bơi về phía bờ, rạch lên rìa nước, nằm chờ đợi. Bỗng nhiên nghe như có tiếng bước rất nhẹ, cá chuối mẹ/ nhìn ra thấy hai con mắt xanh lè của mụ mèo đang lại gần. Chuối mẹ/ lấy hết sức định nhảy xuống nước. Mụ mèo/ đã nhanh hơn, lao phấp tới cắn vào cổ chuối mẹ. ở dưới nước , đàn cá chuối con/ chờ đợi mãi không thấy mẹ. Cá chuối út/ bơi tách đàn ra và òa lên khóc...
	Xuân Quỳnh
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
- Tổ chức cho HS trao đổi nhóm để tìm những câu kể ai làm gì? có trong đoạn văn.
- HS trả lời miệng, GV nhận xét bổ sung: (Tất cả các câu trên đều là câu kể ai làm gì?)
- Cho HS lên bảng xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng câu.
 Bài 2: Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống để tạo thành câu kể ai làm gì? Sau đó sắp xếp theo một trình tự hợp lý để tạo thành đoạn văn.
* Người từ các nơi ùn ùn kéo đến cái làng nhỏ bé này để xem ánh điện phát đi.
* Bà cụ phải chống gậy lần mòtừng bước trên con đường mười cây số.
* Đến một đoạn đường, mệt mỏi, bà cụ dừng chân bên vệ đường thì Ê-đi-sơn đi qua.
* Thấy bà cụ ngồi đấm lưng, bóp chân, Ê-đi-sơn dừng lại hỏi thăm cụ.
* Bà cụ kể lại cho Ê-đi-sơn biết mục đích chuyến đi khó khăn này.
* Sau một thời gian miệt mài nghiên cứu, Ê-đi-sơn đã chế tạo thành công chiếc xe điện đầu tiên trên thế giới.
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập.
- Cho HS thảo luận nhóm, sau đó tổ chức cho các em chơi trò tiếp sức.
- GV nhận xét, chốt lại đáp án đúng.
 Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn kể lại một hoạt động tập thể của lớp em (VD: một buổi lao động tập thể, một buổi đi thăm giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ, một buổi cắm trại trên sân trường, một buổi lễ kết nạp đội viên mới...). Trong đoạn văn có dùng câu kể ai làm gì?
- GV nêu yêu cầu của bài.
- HS lần lượt nêu lựa chọn của mình, hình dung, tưởng tượng xem trong buổi đó có hoạt động gì?
- HS viết bài vào vở.
- GV thu chấm.
	3, Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những HS chưa hoàn thành bài tập về nhà làm cho xong.
******************************************
Giáo dục an toàn giao thông
 BÀI 5: GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY.
I.MỤC TIÊU:
- HS nắm được các kiến thức về giao thông đường thủy, các phương tiện giao thông đường thủy và nhận biết 6 biển báo giao thông đường thủy.
- Giáo dục HS có ý thức đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường thủy.
II. CHUẨN BỊ:
Một số tranh ảnh về các loại giao thông đường thủy.
Mẫu 6 biển báo giao thông đường thủy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Giới thiệu bài.
Giảng bài:
Hoạt động 1: Ôn tập bài cũ, giới thiệu bài mới.
GV cho HS ôn lại hai loại đường giao thông là giao thông đường bộ và giao thông đường sắt.
Giới thiệu giao thông đường thủy
 Hoạt động 2: Tìm hiểu về giao thông đường thủy.
- GV dùng câu hỏi gợi mở cho HS tìm ra kiến thức.
HS phát biểu.
GV nhận xét, kết luận.
 Hoạt động 3: Phương tiện giao thông đường thủy nội địa
 - GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận về các phương tiện giao thông đường thủy nội địa.
- Đại diện nhóm phát biểu. 
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
 Hoạt động 4: Biển báo hiệu giao thông đường thủy
- GV giới thiệu cho HS nhận biết 6 biển báo giao thông đường thủy.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS hát bài Con kênh xanh xanh.
- GV tóm tắt bài, nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ những kiến thức đã học để vận dụng vào cuộc sống.
Thứ năm ngày 14 tháng 1 năm 2010
Toán
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
 - Giúp HS nắm vững cách đọc, viết phân số.
- Gây hứng thú học toán cho HS.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giới thiệu bài.
Hướng dẫn HS luyện tập: 
Bài 1.
- GV treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 1.
1 HS nêu yêu cầu bài tập.
GV cho HS làm bài tập 1 vào vở.
Gọi HS lên bảng điền kết quả vào ô trống.
Gọi một số HS nêu miệng bài làm.
Nhận xét, chữa bài. 
Đọc
Viết
Ba phần tư ki-lô-gam
 kg
Ba phần mười mét
 m
Một phần ba giờ
 giờ
Bài 2.
Gv treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2.
Một HS nêu yêu cầu bài tập.
Yêu cầu HS làm miệng.
HS phát biểu, HS khác nhận xét.
GV chữa bài.
Hình 1: Đ Hình 2: S Hình 3: S Hình 4: Đ
Bài 3:
- GV treo bảng phụ viết sẵn bài tập 3.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS viết các phân số vào chỗ chấm.
- HS làm bài vào vở, một HS lên bảng chữa.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
AC = AB AD = AB CD = AB CE = AB
3.Củng cố , dặn dò:
 - GV nhận xét, tuyên dương những HS có ý thức học tốt.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về xem lại các bài tập.
**********************************
Hướng dẫn thực hành
Tập làm văn: MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU:
- HS nắm chắc bố cục của bài văn miêu tả đồ vật.
- Viết được hoàn chỉnh bài văn theo đề cho trước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi đề bài.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1, Giới thiệu bài, ghi bảng:
- Trong thời gian qua, chúng ta đã tìm hiểu thể loại văn miêu tả đồ vật. Tíêt học, chúng ta sẽ làm bài văn miêu tả đồ vật để chuyển sang thể loại mới.
	2, Hướng dẫn HS làm bài:
a)GV treo bảng phụ ghi sẵn đề bài lên bảng.
 *Đề 1: Mỗi ngày đến trường lại càng vui hơn vì bên em có những đồ dùng học tập (sách, vở, bút, thước...). Hãy tả lại một đồ dùng học tập mà em yêu thích.
 *Đề 2: Hãy tả một đồ dùng gia đình đã từng gắn bó với em.
b) Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài.
 - 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 đề.
- GV hỏi HS về yêu cầu của đề bài.
- Cho HS suy nghĩ, lựa chọn đề phù hợp với khả năng của mình để làm.
c) HS làm bài
- HS làm bài.
- GV quan sát chung, hướng dẫn thêm cho HS yếu.
	3, Củng cố, dặn dò:
- GV thu bài về chấm.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
**********************************************************************
Thứ sáu ngày 15 tháng 1 năm 2010
Mĩ thuật
Vẽ tranh : ĐỀ TÀI TỰ DO
I,MỤC TIÊU:
- HS biết vẽ tranh đề tài theo ý thích.
- HS quan tâm đến cuộc sống xung quanh.
II.CHUẨN BỊ:
GV: sưu tầm một số tranh ảnh về các đề tài khác nhau.
HS : Giấy vẽ, chì, màu, tẩy.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. GV hướng dẫn HS cách vẽ tranh.
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài
- GV giới thiệu tranh ảnh, gợi ý HS nhận xét để nhận ra đề tài tự do rất phong phú, có thể chọn vẽ theo ý thích.
Hoạt động 2 : Thực hành
- HS vẽ tranh theo đề tài mình chọn.
- GV gợi ý HS tìm nội dung và cách thể hiện khác nhau, động viên giúp đỡ các em hoàn thành bài vẽ ở lớp.
Hoạt động 3 : Nhận xét, đánh giá
3. Nhận xét, đánh giá:
- GV cùng HS chọn một số bài dán lên bảng.
- HS nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng.
- GV nhận xét chung, tuyên dương HS vẽ đẹp.
4. Dặn dò: 
- Những HS chưa hoàn thành bài vẽ về hoàn thành.
- Quan sát các đồ vật có trang trí hình tròn chuẩn bị cho bài tuần sau.
Ban giám hiệu kí duyệt
	 Ngày/ ./ 2010	
.

Tài liệu đính kèm:

  • docKE HOACH DAY HOC BUOI 2 TUAN 20.doc