Kế hoạch dạy học Lịch sử - Địa lí 4

Kế hoạch dạy học Lịch sử - Địa lí 4

I.MỤC TIÊU:

 - Học sinh biết vị trí địa lý, hình dáng của đát nước ta. Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử một Tổ quốc.

- Một số yêu cầu khi học môn lịch sử và địa lý

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.

- Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1 – Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.

- Giáo viên giới thiệu vị trí đất nước ta và các cư dân ở mỗi vùng.

- Học sinh trình bày lại và xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam, vị trí tỉnh, thành phố mà em đang sinh sống.

 

doc 66 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 6152Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học Lịch sử - Địa lí 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch dạy học 
Lịch sử - địa lí 4
******************************************************************
Tuần 1
Ngày soạn: Thứ ngày tháng năm 2008
Lịch sử 
 Môn lịch sử và địa lý
I.Mục tiêu:
	- Học sinh biết vị trí địa lý, hình dáng của đát nước ta. Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử một Tổ quốc.
- Một số yêu cầu khi học môn lịch sử và địa lý
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.
- Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1 – Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- Giáo viên giới thiệu vị trí đất nước ta và các cư dân ở mỗi vùng.
- Học sinh trình bày lại và xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam, vị trí tỉnh, thành phố mà em đang sinh sống.
2 – Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt của một dân Atộc nào đó ở một vùng, yêu cầu học sinh tìm hiểu và mô tả bức tranh hoặc ảnh đó.
- Các nhóm làm việc và cử đại diện lên trình bày trước lớp.
- Giáo viên kết luận: Mỗi dân tộc sống trên đất nước Việt Nam có nét văn hoá riêng song đều có cùng một Tổ quốc, một lịch sử Việt Nam.
3 – Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Giới thiệu vấn đề: Để Tổ quốc ta đẹp như ngày hôm nay ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Em nào có thể kể được một sự việc chứng minh được điều đó.
- HS phát biểu ý kiến- GV kết luận
4 – Hoạt động 4: Làm việc cả lớp 
– GV hướng dẫn cách học.
.
Thứ ngày tháng năm 2008
Địa lý 
Làm quen với bản đồ
I.Mục tiêu:
Học xong bài này học sinh biết:
	- Đinh nghĩa đơn giản về bản đồ
	- Một số yếu tố về bản đồ: Tên, phương hưống, tỉ lệ, kí hiệu...
	- Các kí hiệu của một số đối tượng địa lý thể hiện trên bản đồ.
II.Đồ dùng dạy học: Thế giới, châu lục, Việt Nam...
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1 – Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
	Bước 1: GV treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ (thế giới, châu lục, Việt Nam)
	Yêu cầu HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng
	HS nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ
	Bước 2: GV sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.
	Kết luận: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ 1 khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỷ lệ nhất định.
	2 – Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
	Bước 1: học sinh quan sát hình 1 và hình 2 rồi chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng hình đọc SGK và trả lời
	? Ngày nay muốn vẽ bản đồ người ta thường phải làm như thé nào?
	? Tại sao cũng vẽ về Việt Nam mà bản đồ hình 3 trong SGK lại nhỏ hơn bản đồ địa lý TNVN treo tường?
	Bước 2: Đại diện học sinh trả lời trước lớp
	GV sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.
	2.Một số yếu tố của bản đồ
	3 – Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
	Bước 1: Các nhóm đọc SGK, quan sát bản đồ và trả lời
? Tên bản đồ cho ta biết điều gì? (Học sinh hoàn thiện bảng nội dung SGV trang 13)
? Trên bản đồ người ta thường quy định các hướng Đ-T- N- B như thế nào?
? Chỉ các hướng trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam (H3)
? Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì?
? Đọc tỉ lệ bản đồ H2 và cho biết 1cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu mét trên thực tế?
? Bảng chú giải ở hình 3 có những kí hiệu nào? kí hiệu của bản đồ được dùng để làm gì?
Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung GV giảI thích thêm và kết luận.
4 – Hoạt động 4: Thực hành vẽ một số kí hiệu của bản đồ
Bước 1: Làm việc cá nhân
Bước 2: Làm việc theo cặp:
 Một em vẽ kí hiệu, một học sinh nói kí hiệu đó thể hiện cái gì? 
Tổng kết bài: HS nhắc lại KN bản đồ, kể một số yếu tố của bản đồ GV khai thác kinh nghiệm sống của HS bằng câu hỏi? Bản đồ được dùng để làm gì?
5 – Củng cố, dặn dò 
Nhắc học sinh về xem lại bài.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 2
Ngày soạn: Thứ ngày tháng năm 2008
Lịch sử và địa lí
Làm quen với bản đồ( Tiếp)
I.Mục tiêu
- Học xong bài này học sinh biết:
- Trình tự các bước sử dụng bản đồ.
- Tìm 1 số đối tượng địa lý dựa vào bảng chú giải của bản
II.Đồ dùng dạy học
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
- Bản đồ hành chính Việt Nam
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
3.Cách sử dụng bản đồ
1 – Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Bước 1: Học sinh trả lời
? Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
? Dựa vào bảng chú giải ở H3( bài2) đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lý.
? Chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam với các nước láng giềng trên H3(bài 2) và giảI thích vì sao lại biết đó là biên giưói Quốc gia?
Bước 2: đại diện học sinh trình bày
Bước 3: GV giúp học sinh nêu được các bước sử dụng bản đồ
1.Bài tập
2 – Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm
Bước 1: Học sinh làm bài tập a,b trong SGK.
Bước 2: Đại diện nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm học sinh khác sửa chữa bổ sung.
Giáo viên hoàn thiện câu trả lời.
Bài b ý 3
Các nước láng giềng của Việt Nam: Trung Quốc, Lào,Cam-pu-chia
Vùng biển nước ta là một phần của Biển Đông.
Quần đảo của nước ta: Hoàng Sa, Trường Sa
Một số đảo của Việt Nam: Phú Quốc, Côn Đảo, Cát Bà
Một số sông chính: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu
3 – Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
Giáo viên treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng yêu cầu:
Một học sinh lên bảng đọc tên bản đồ và chỉ các hướng B-N-Đ- T.
Một học sinh lên chỉ vị trí nêu trên những tỉnh thành phố giáp với tỉnh thành phố của mình 
4 – Củng cố, dặn dò : Về nhà tập xem bản đồ.
.
Thứ ngày tháng năm 2008
Địa lý
 Dãy núi Hoàng Liên Sơn
I.Mục tiêu
Học xong bài này học sinh biết:
- Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Trình bày một số đặc điểm cuả dãy núi Hoàng Liên Sơn về vị trí địa hình khí hậu.
- Mô tả núi Phan- xi –păng
- Dựa vào lược đồ (bản đồ) tranh ảnh bảng số liệu để tìm ra kiến thức.
- Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam.
II.Đồ dùng dạy học
Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
Tranh, ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan- xi -păng
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Hoàng Liên Sơn- dãy núi cao và đồ sộ nhất nước Việt Nam
1 – Hoạt động 1: Làm việc nhóm 2 học sinh
Bước 1: Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam treo tường và yêu cầu học sinh dựa vào kí hiệu tìm vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn ở hình 1 trong SGK, trả lời câu hỏi
? Kể tên những dãy núi chính ở phía bắc của nước ta, trong những dãy núi đó, dãy núi nào dài nhất?
? Dãy núi Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu km? rộng bao nhiêu km?
? Đỉnh núi, sườn và thung lũng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn như thế nào?
Bước 2: học sinh trình bày kết quả trước lớp
2. Khí hậu lạnh quanh năm.
Bước 1: ? Chỉ đỉnh núi Phan- xi- păng trên hình 1 và cho biết độ cao của nó?
? Tại sao đỉnh núi Phan -xi- păng được gọi là “nóc nhà” của Tổ quốc?
Bước 2: Đại diên nhóm trình bày kết quả trước lớp
2 – Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
Bước 1: Học sinh đọc thầm mục 2 SGK và cho biết khí hậu ở những nơI cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào?
Gọi 1-2 học sinh trả lời trước lớp, GV nhận xét và hoàn thiện phần trả lời của học sinh
Bước 2: 1 học sinh chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ
Học sinh trả lời các câu hỏi mục 2 SGK - GV sửa chữa và hoàn thiện câu trả lời
Sa Pa có khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nên đã trở thành nơI du lịch nghỉ mát lý tưởng của vùng núi phía bắc
*Tổng kết bài:
Học sinh trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình và khí hậu của dãy núi Hoàng Liên Sơn.
3 – Củng cố, dặn dò:
 Về nhà xem lại bài
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 3
Ngày soạn: Thứ ngày tháng năm 2008
Lịch sử
 Nước Văn Lang
I.Mục tiêu
Học xong bài này học sinh biết:
- Văn Lang là nước đầu tiên trong lịch sử nước ta. Nhà nước này ra đời khoảng 700 năm trước công nguyên.
- Mô tả sơ lược về tổ chức xã hội thời Hùng Vương.
- Mô tả những nét chính về đoèi sống vâth chất và tinh thần của người Lạc Việt.
- Một số tục lệ của người Lạc Việt còn lưu giữ tới ngày nay ở địa phương mà học sinh được biết.
II.Đồ dùng dạy học
Hình trong SGK phóng to
Phiếu học tập của học sinh
Lược đồ Bắc Bộ và Trung Bộ phóng to.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1 – Hoạt động 1: Xác định địa phận của nước Văn Lang và kinh đô Văn Lang trên bản đồ
-GV giưói thiệu về trục thời gian, người ta quy ước năm 0 trước công nguyên. Phia trái hoặc phía dưới năm công nguyên là những năm trước công nguyên, phía bên phải hoặc phía trên năm công nguyên là những năm sau công nguyên.
 500 TCN CN năm 500 SCN
- Học sinh dựa vào kênh hình và kênh chữ xác định địa phận nước Văn Lang và kinh đô Văn Lang. Xác đinh thời điểm ra đời trục thời gian.
2 – Hoạt động 2: Hoàn thành sơ đồ các tầng lớp vua, lạc hầu, lạc tướng, lạc dân, nô tì.
- GV đưa vào khung sơ đồ.
- HS đọc GSK và điền vào sơ đồ các tầng lớp cho phù hợp.
3 – Hoạt động 3: Đời sống vật chất tinh thần của người Lạc Việt.
- GV đưa bảng thống kê( SGV) yêu cầu học sinh đọc kênh chữ và xem kênh hình để điền các nội dung vào các cột cho hợp lý
-1 vài học sinh mô tả về đời sống của người Lạc Việt
4 – Hoạt động 4: Những tục lệ của người Lạc Việt ở địa phương GV nêu câu hỏi. HS trả lời
GV kết luận
5 - Củng cố- dặn dò
Về xem lại và học lại bài
1.Địa phận của nước Văn Lang và kinh đô Văn Lang.
2.Hùng vương
Lạc hầu- lạc tướng
Lạc dân
Nô tì
3. Dời sống vật chất tinh thần của người Lạc Việt
4.Tục lệ của người Lạc Việt ở địa phương
Thứ ngày tháng năm 2008
Địa lý
Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn ... ang Trung gửi cho Nguyễn Thiếp
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ của GV – HS
Ghi bảng
1. Kiểm tra: HS thuật lại diễn biến sự việc Quang Trung đại phá quân Thanh
2. Bài mới
HĐ1: Thảo luận nhóm
GV tóm tắt tình hình kinh tế đất nước trong thời Trịnh – Nguyễn phân tranh
- HS trả lời nhóm báo cáo kết quả
? Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế? ND và tác dụng của những chính sách đó>
GVKL: Vua Quang Trung ban hành chiếu khuyến nông, đúc tiền mới, yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới cho dân 2 nước tự do trao đổi hành hoá.
HĐ2: Làm việc cả lớp
GV nêu: Quang Trung coi trọng chữ nôm ban bố chiếu lập học.
? Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm?
? Em hiểu câu “Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu? như thế nào?
KL: Chữ nôm là chữ của dân tộc. Việc vua Quang Trung đề cao chữ Nôm là nhằm đề cao tinh thần dân tộc
 Đất nước muốn phát triển được cần phải đề cao dân trí coi trọng việc học hành
 HĐ3: Làm việc cả lớp
 GV trình bày sự dang dở của các công việc mà vua Quang Trung đang tiến hành và tình cảm của người đời sau đối với vua Quang Trung
1. Những chính sách về kinh tế mà vua Quang Trung đề ra
2. Vua Quang Trung đề cao chữ Nôm
3. Tình cảm của người đời sau đối với Vua Quang Trung
* Củng cố, dặn dò
	Tóm tắt nội dung bài
	Dặn HS, về học bài
Thứ ngày tháng năm 2009
Địa lí: 
Thành phố Huế
I. Mục tiêu
	Học xong bài này HS biết
	Xác định vị trí Huế trên bản đồ
	Giải thích vì sao Huế được gọi là cố đô và ở Huế du lịch lại phát triển
	Tự hào về thành phố Huế (được công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 1993)
II.Đồ dùng dạy học 
	Bản đồ hành chính Việt Nam
	ảnh 1 số cảnh quan đẹp, công trình kiến trúc mang tính lịch sử Huế
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
	1.Kiểm tra bài cũ.
	? hãy trình bỳ một số hoạt động của người dân ở Miền trung.
	2 Bài mới
	a.Thiên nhiên với các công trình kiến trúc cổ.
	HĐ1: Làm việc theo cặp
Bước 1: 2 học sinh tìm trên bản đồ hành chính Việt Nam kí hiệu và tên thành phố Huế.
Bước 2: từng cặp hoc sinh làm bài tập trong SGK
+ Con sông chảy qua Thành phố Huế là sông Hương.
+ Các công trình kiến trúc cổ kính là: Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức, điện hòn chèm
2,3 học sinh dựa vào lược đồ đọc tên các công trình kiến trúc cổ.
	Giáo ciên nêu: Các công trình kiến trúc và cảnh quan đẹp đã thu hút khách quan đến tham quan, và tìm hiểu Huế.
b. Huế thành phố du lịch
*HĐ2: làm việc theo nhóm
Bước 2: Học sinh trả lời các câu hỏi mục 2
-Nêu tên các địa điểm du lịch dọc theo sông Hương
-Học sinh mô tả về địa điểm có thể đến tham quan thông qua tranh ảnh.
Ví dụ: Kinh thành Huế, 1 số toà nhà cổ kính.
Chùa Thiên Mụ ngay bên sông, có các bậc thang lên đến khu có tháp cao, khu vườn khá rộng
Cỗu Tràng Tiền: bắc ngang sông Hương
Bước 2: Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
GV kết luận chung.
*Tổng kết:
Học sinh giải thích vì sao Huế trở thành thành phố du lịch.
Dặn học sinh về nhà học bài.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 31
Ngày soạn: Thứ ngày tháng năm 2009
Lịch sử: 
Nhà Nguyễn thành lập
I. Mục tiêu
Học xong bài này học sinh biết
Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào, kinh đô đóng đô ở đâu và một số ông vua thời Nguyễn.
Nhà Nguyễn thiết lập thiết lập một chế độ quân chủ rất hà khắc và chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình.
II.Đồ dùng dạy học 
 Một số điều luật của bộ luật Gia Long.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên và học
Ghi bảng
1.Bài cũ: 
Kể tên một số chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung? Tác dụng của những chính sách đó?
2.Bài mới.
HĐ1: Thảo luận nhóm
? Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
Học sinh nêu đi đến kết luận: Sau khi vua Quang Trung mất lợi dụng bối cảnh triều đình đang suy yếu Nguyễn ánh đã đem quân tấn công lật đổ nhà Tây Sơn.
Giáo viên thông báo: Nguyễn ánh lên ngôi Hoàng Đế lấy niên hiệu là Gia Long chọn Huế làm kinh đô.
HĐ2: Thảo luận nhóm
Học sinh đọc và giáo viên cho các em 1 số điểm trong bộ luật Gia Long để học sinh chọn dẫn chứng minh hoạ cho lời nhận xét. Nhà Nguyễn đã dùng những chính sách hà khắc để bảo vệ ngai vàng của Vua.
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
Kết luận: Các vua nhà Nguyễn thực hiện nhiều chính sách hà khắc để bảo vệ ngai vàng của vua.
1.Hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn.
2.Các vua triều Nguyễn thực hiện chính sách hà khắc để bảo vệ ngai vàng của vua.
*Củng cố –tổng kết
- Tóm tắt nội dung bài
- Dặn về nhà học bài.
.......................................................................................................................................
Thứ ngày tháng năm 2009
Địa lý: 
Thành phố Đà Nẵng
I. Mục tiêu
 Học xong bài này học sinh biết:
Dựa vào bản đồ Việt Nam xác định vị trí Đà Nẵng giải thích được vì sao Đà Nẵng vừa là thành phố cảng vừa là thành phố du lịch.
II.Đồ dùng dạy học 
 Một số ảnh về thành phố Đà Nẵng.
Bản đồ hành chính Việt Nam.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
 1.Kiểm tra bài cũ
? Vì sao Huế trở thành thành phố du lịch?
2.Bài mới
a.Đà Nẵng thành phố cảng.
*HĐ1: Làm việc từng cặp.
Bước 1: Học sinh quan sát lược đồ và nêu.
Đà Nẵng nằm ở phía nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà.
Đà Nẵng có cảng biển Tiên Sa, cảng sông Hàn gần nhau.
Gọi học sinh lên báo cáo kết quả.
Bước 2: Học sinh nhận xét tàu đỗ ở cảng biển Tiên Sa (tàu lớn và hiện đại) 
Bước 3: Học sinh quan sát hình 1 của bài và nêu.
? Các phương tiện giao thông đến được Đà Nẵng.
Giáo viên khái quát: ĐN là đầu mối giao thông lớn ở Duyên Hải Miền Trung vì TP là nơi đến và nơi xuất phát (đầu mối giao thông) của những tuyến đường giao thông đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không.
b.Đà Nẵng- trung tâm công nghiệp
*HĐ2: Học sinh làm việc theo nhóm.
Bước 1: Học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK.
Học sinh đọc tên các mặt hàng từ ĐN đến nơi khác và ngược lại.
Bước 2: học sinh nêu lí do ĐN sản xuất được một số mặt hàng vừa củng cố cho địa phương vừa cuủng cố được cho các tỉnh khác.
Bước 3: giáo viên nhận xét học sinh trả lời.
c. Đà Nẵng- địa điểm du lịch.
*HĐ3: làm việc theo cặp
Bước 1: Học sinh tìm trên hình 1 những đặc điểm của ĐN có thể thu hút khách du lịch ? Những địa điểm đó thường nằm ở đâu?
Bước 2: học sinh nêu lý do Đà Nẵng thu hút khách du lịch.
*Tổng kết:
Học sinh tìm vị trí của thành phố Đà Nẵng trên bản đồ hành chính Việt Nam. Học sinh giải thích lý do ĐN vừa là thành phố cảng vừa trở thành thành phố du lịch.
Dặn học sinh về nàh học bài.
Xem trước bài học sau
.
Tuần 32
Ngày soạn: Thứ ngày tháng năm 2009
Lịch sử :
 Kinh thành Huế
I. Mục tiêu
 Sơ lược về qua trình xây dựng sự đồ sộ, vẻ đẹp của kinh thành và lăng tẩm Huế.
Tự hào vì Huế được công nhận là 1 di sản văn hoá thế giới.
II.Đồ dùng dạy học 
 Hình trong SGK phóng to
Một số hình ảnh vê kinh thành và lăng tẩm ở Huế.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
1.Bài cũ:
? Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
? Kể tên một số chính sách hà khắc để bảo vệ ngai vàng của vua nhà Nguyễn.
2.Bài mới
-Giáo viên trình bày sự ra đời của kinh đô Huế.
*HĐ1: Làm việc cả lớp
Học sinh đọc SGK đoạn “Nhà Nguyễn các công trình kiến trúc”
Vài học sinh mô tả sơ lược quá trình xây dựng kinh thành Huế.
*HĐ2: Thảo luận nhóm.
Học sinh qua sát ảnh chụp những công trình ở kinh đô Huế nhận xét và thảo luận về những nét đẹp của các công trình đó.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc,
-Giáo viên hệ thống lại để học sinh nhận thức được sự đồ sộ và vẻ đẹp của cung điện lăng tẩm ở kinh thành Huế.
*KL: Kinh thành Huế là một công trình sáng tạo của nhân dân ta.Ngày 11/12/1993 UNESCO đã công nhận Huế là 1 di sản văn hoá thế giới.
1.Sự ra đời của kinh đô Huế.
2.Quá trình xây dựng kinh thành Huế
3.Vẻ đẹp của các công trình ở kinh đô Huế.
*Củng cố- dặn dò
Tóm tắt nội dung bài. Dặn về nhà xem lại bài.
.......................................................................................................................................
Thứ ngày tháng năm 2009
Địa Lý : 
Biển, đảo và quần đảo
I. Mục tiêu
 Học xong bài này học sinh biết:
Chỉ trên bản đồ Việt nam vị trí biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vịnh Hạ Long, vịnh Thia Lan, các đảo và quần đảo Cái bầu, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa.
-Trình bày 1 số đặc điểm tiêu biểu của biển, đảo và quần đảo của nước ta.
-Vai trò của biển Đông, các đảo và quần đảo đối với nước ta.
II.Đồ dùng dạy học 
 Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
Tranh ảnh về biển đảo Việt Nam.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
 1.Bài cũ.
? Vì sao Đà Nẵng vừa là thành phố cảng, vừa trở thành thành phố du lịch.
2.Bài mới.
A.Vùng biển Việt Nam
*HĐ1: Làm việc theo cặp
Bước 1: Học sinh quan sát hình 1 trả lời câu hỏi của mục 1 trong SGK.
Học sinh dựa vào tranh chữ trong SGK, bản đồ và vốn hiểu biết của bản thân trả lời.
? Vùng biển của nước ta có đặc điểm gì?
? Biển có vai trò gì đối với nước ta?
Bước 2: Học sinh trình bày trước lớp và chỉ trên bản đồ địa lý TNVN các vịnh Bắc Bộ, vinh Thái Lan.
Giáo viên mô tả, cho học sinh xem tranh, ảnh về biển của nước ta và phân tích vai trò của biển Đông đối với nước ta.
b.Đảo và quần đảo.
*HĐ2: làm việc cả lớp.
? Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo?
? Nơi nào ở biển nước ta có nhiều đảo nhất?
*HĐ3: làm việc theo nhóm.
Bước 1: Học sinh thảo luận: Trình bày một số nét tiêu biểu của đảo và quần đảo ở vùng biển phía Bắc, vùng biển miền Trung,phía nam.
? Các đảo và quần đảp nước ta có lợi gì?
Bước 2: Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
*Củng cố dặn dò.
Học sinh chỉ đảo, quần đảo của từng miền trên bản đồ.
Giáo viên cho học sinh xem các đảo và quần đảo để mô tả thêm vẻ đẹp và giá trị kinh tế, an ninh quốc phòng
*Dặn học sinh về học bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docSu Dia 4.doc