Kế hoạch dạy học lớp 4 - Tuần 03 (Buổi chiều) - GV: Bùi Quốc Huy

Kế hoạch dạy học lớp 4 - Tuần 03 (Buổi chiều) - GV: Bùi Quốc Huy

 (Tiết1)Kĩ thuật:

Khâu thường (Tiết 1).

I/ MỤC TIÊU:

- HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu và đặc điểm mũi khâu, đường khâu thường.

- Biết cách khâu và khâu được một số mũi khâu thường (trên giấy) theo đường vạch dấu.

- Rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

+ GV: - Tranh quy trình khâu thường.

 - Mẫu khâu thường.

 - Vật liệu, dụng cụ cần thiết (Mảnh vải sợi bông trắng kích thước: 20Cm x 30Cm; Chỉ khâu màu khác màu vải; Kim khâu (cở to) thước, kéo, phấn vạch).

+ HS: Một tờ giấy ôli; Chỉ khâu màu khác màu giấy; Kim khâu, thước, kéo, phấn vạch).

 

doc 15 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 601Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học lớp 4 - Tuần 03 (Buổi chiều) - GV: Bùi Quốc Huy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
(Từ ngày 14 tháng 9 đến ngày 18 tháng 9 năm 2009)
________________________________________________________
Thửự Hai, ngaứy 14 thaựng 9 naờm 2009.
 (Tiết1)Kĩ thuật:
Khâu thường (Tiết 1).
I/ mục tiêu:
- HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu và đặc điểm mũi khâu, đường khâu thường.
- Biết cách khâu và khâu được một số mũi khâu thường (trên giấy) theo đường vạch dấu.
- Rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay.
II/ đồ dùng dạy học
+ GV: - Tranh quy trình khâu thường.
 - Mẫu khâu thường.
 - Vật liệu, dụng cụ cần thiết (Mảnh vải sợi bông trắng kích thước: 20Cm x 30Cm; Chỉ khâu màu khác màu vải; Kim khâu (cở to) thước, kéo, phấn vạch).
+ HS: Một tờ giấy ôli; Chỉ khâu màu khác màu giấy; Kim khâu, thước, kéo, phấn vạch). 
III/ hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A> Kiểm tra. 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét chung.
B> Bài mới.
1) Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta học tiết kỉ thuật với bài: Khâu thường.
2) HĐ1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu mẫu khâu mũi thường.
- Hướng dẫn HS nêu nhận xét về đường khâu mũi thường.
- GV bổ sung và nêu kết luận mũi khâu.
- H: Thế nào là mũi khâu thường?
3) HĐ 2: HD thao tác, kỉ thuật
a, Hướng dẫn thao tác khâu cơ bản.
- GV hướng dẫn HS quan sát H1(sgk) nêu cách cầm vải, cầm kim, GV nhận xét bổ sung cho hoàn chỉnh
- GV hướng dẫn HS quan sát H2a, 2b (sgk) nêu cách, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu. GV nhận xét bổ sung cho hoàn chỉnh
- Hướng dẫn những lưu ý cho HS
- GV kết luận nội dung 1
b, Hướng dẫn thao tác, kỉ thuật khâu thường.
- GV treo tranh quy trình, HD quan sát
- GV nhận xét và hướng dẫn HS vạch dấu đường khâu theo hai cách:
+ Cách 1: Dùng thước kẻ, phấn màu...
+ Cách 2: Rút một sợi vải trên mảnh vải
- Hướng dẫn HS đọc phần b, mục 2, quan sát H5a, 5b, 5c (SGK) và tranh quy trình.
- GV hướng dẫn khâu mũi thường 2lần
- GV: Khâu đến cuối đường vạch dấu ta phải làm gì?
- GV hướng dẫn thao tác khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu theo SGK
- HS đọc ghi nhớ
4) HĐ 3: Thực hành
- Cho HS tập khâu mũi khâu thường trên giấy kẻ ô li.
- HS tập mũi khâu thường cách đều nhau 1 ô trên giấy kẻ ô li.
- Giúp đỡ, uốn nắn.
C> Củng cố, dặn dò.
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: Tiết sau chuẩn bị dụng cụ để thực hành trên vải.
- HS trưng bày lên bàn.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS quan sát, đọc SGK, nêu nhận xét.
- HS đọc mục 1 phần ghi nhớ.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi
- HS làm theo sự hướng dẫn của GV
- Cho HS nói lại lời của GV
- HS cả lớp quan sát tranh và SGK, nêu cách vạch dấu đường khâu.
- HS theo dõi và đọc lại cách khâu.
- HS làm theo GV
- Cắt chỉ
- HS lắng nghe
- HS đọc ghi nhớ
- Thực hành 
- Thực hành 
_____________________________________
(Tiết2)Luyện Toán:
Luyện tập so sánh số tự nhiên.
I/ mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
- Làm toán dạng trắc nghiệm.
- So sánh số đo độ dài.
- HSKG: Vận dụng tính chất nhân với số 0 để tính giá trị của biểu thức bằng cách nhanh nhất.
ii/ đồ dùng dạy – học :
- Vở BT Toán (Tiết 16).
- Vở BT Toán nâng cao (Đối với HSKG)
iII/ hoạt động dạy - học:
hoạt động dạy
hoạt động học
1) Giới thiệu bài.
2) HD làm bài tập.
Bài1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS giải thích cách so sánh.
- Cho HS làm bài.
- HD chữa bài.
- Nhận xét, KL.
Bài 2: 
(Thực hiện các bước tương tự bài 1)
Bài 3: 
- Lưu ý HS dạng toán trắc nghiệm: Chỉ chọn 1 đáp án đúng duy nhất để khoanh.
- Yêu cầu HS suy nghĩ, nêu kết quả.
- Nhận xét, KL.
Bài 4
(HSTB làm BT4 trong VBT)
- HD HS đổi về cung số đo rồi so sánh để xếp theo thứ tự đúng.
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt bài làm đúng:
a, Hùng (147cm), Cường (141cm), Liên (140cm), Lan (135cm).
b, Lan (135cm), Liên (140cm), Cường (141cm), Hùng (147cm).
3) Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 1HS nêu yêu cầu.
- 1HS giải thích, lớp bổ sung.
- 1HS lên bảng làm, lớp làm bài trong VBT.
- HS nhận xét bài trên bảng.
 989 85192
2002 > 999 85192 > 85187
4289 = 4200 + 89 85197 > 85187
a, 7638 < 7683 < 7836 < 7863
b, 7863 > 7836 > 7683 > 7638
- HS lưu ý cách làm.
- HS khoanh trong VBT, nêu kết quả.
a, Khoanh vào số 2819
b, Khoanh vào số 84325
(HSKG làm tập nâng cao)
Bài toán: Tính nhanh mỗi biểu thức sau:
a, (6 x 5 +7 – 37) x ( 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 + 10)
b, (11 x 9 + 1 – 100) : (1 x 2 x 3 x 4 x 5 x 6 x 7 x 8 x 9 x 10) 
- Lưu ý HS: Vận dụng phép nhân số 0 với một số.
Giải:
a, Vì 6 x 5 + 7 – 37 = 0 nên
0 x ( 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 + 10) = 0
b, Tương tự câu a 
________________________________________
(Tiết3)Luyện Tiếng Việt:
Luyện tập văn viết thư.
I/ mục tiêu:
- HS nắm được:
- Mục đích của việc viết thư.
- Nội dung cần có của một bức thư.
- Những quy định chung của phần mở đầu và kết thúc của một bức thư.
- HS viết được một bức thư gửi bạn
II/ hoạt động dạy - học:
hoạt động dạy
hoạt động học
1) Giới thiệu bài:
2) Tìm hiểu đề bài và phân tích bức thư.
- GV đề bài lên bảng ( SGK – Trang 34)
- Hướng dẫn HS gạch chân những từ ngữ quan trọng để HS nắm vững đề bài.
- H: Người ta viết thư để làm gì?
- H: Một bức thư cần có những nội dung gì?
- H: Một bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào? 
3) HS thực hành viết thư.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV theo dõi chung, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
4) Chấm, chữa bài.
- GV chấm một số bài.
- Nhận xét chung.
5) Củng cố, dặn dò.
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2HS đọc đề bài.
- Thăm hỏi, thông báo tin tức cho nhau, trao đổi ý kiến, chia vui, chia buồn, bày tỏ tình cảm với nnhau.
- Nêu lí do, mục đích viết thư, thăm hỏi tình hình, thông báo tình hình, ...
- Đầu thư: Ghi địa điểm, thời gian viết thư, lời thưa gửi.
Cuối thư: Ghi lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn của người viết thư. Chữ kí và tên hoặc họ tên của người viết thư.
- HS thực hành viếtthư vào vở luyện.
- HS đổi vở kiểm tra, học hỏi lẫn nhau.
_______________________________________________________
Thứ Ba, ngày 15 tháng 9 năm 2009
(Dạy phụ đạo thêm)
(Tiết1)Luyện Toán:
Ôn tập về biểu thức có chứ một chữ.
Hàng và lớp
I/ mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về cách tính giá trị biểu thức có chứa một chữ.
- Viết và đọc các số có đến 6 chữ số.
- Củng cố về giá trị của chữ số trong số.
ii/ đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng nhóm kẻ bảng BT5.
iII/ hoạt động dạy - học:
hoạt động dạy
hoạt động học
1) Giới thiệu bài.
2) HD làm bài tập.
Bài 1. Tính giá trị biểu thức
a, (n x 3) + 52 với: n = 6, n =12, n =35.
b, (36 : m) x 9 với: m = 2; 3; 4.
- Gọi HS đọc nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài: Mỗi em làm một phép tính ở câu a và một phép tính ở câu b.
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt bài giải đúng.
Bài 2. Một thửa ruộng hình vuông có chiều dài cạnh là 73m. Hãy tính chu vi và diện tích thửa ruộng đó.
- Gọi HS đọc nội dung bài tập.
- H: Muốn tính chu vi và fiện tích hình vuông ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt bài giải đúng.
Bài 3. GV đọc cho HS viết các số, sau đó yêu cầu HS đọc lại số:
a, 7 trăm nghìn, 3chục nghìn, 8 đơn vị
b, 3 chục nghìn, 2 trăm, 4 đơn vị
c, 9 nghìn, 1 đơn vị
d, 3 trăm nghìn, 5 đơn vị
Bài 4.Viết các số sau thành tổng: 
579 352; 982 307, 37 198, 702 172.
- Yêu cầu HS làm bài.
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt bài giải đúng.
Bài 5. Ghi giá trị chữ số 6 trong các số sau:
Số
670309
36702
546290
1346
GTCS6
- GV treo bảng nhóm, gọi HS đọc yêu cầu nội dung BT.
- Yêu cầu HS làm bài.
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, KL.
Số
670309
Giá trị chữ số 6
600 000
3) Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc nội dung bài tập 1.
- 2HS lên bảng làm mỗi em một câu, HS còn lại làm nháp.
- HS nhận xét bài trên bảng.
Kết quả: a, 70; 88; 157.
 b, 162; 108; 81.
- HS đọc nội dung bài tập 2.
- 2HS nêu.
- 1HS lên bảng giải, còn lại giải vào vở.
- HS nhận xét bài trên bảng.
Giải
Chu vi thửa ruộng là:
73 x 4= 292(m)
Diện tích thửa ruộng là:
73 x 73 = 5329(m2)
 Đáp số: 292 m và 5329m2
- Lần lượt từng HS lên bảng viết, lớp viết nháp.
a, 730 008
b, 30 204
c, 9 001
d, 300 005
- 2HS lên bảng làm mỗi em 2 số, HS còn lại làm nháp mỗi nhóm 2 số.
- HS nhận xét bài trên bảng.
500 000 + 70 000 + 9000 + 300 + 50 + 2
900 000 + 80 000 + 2 000 + 300 + 7
- 1HS nêu yêu cầu và nội dung BT.
- 1em lên bảng làm trên bảng nhóm; Lớp làm bài trong vở nháp.
- HS nhận xét bài trên bảng.
36702
546290
1346
6 000
6 000
6
_________________________________
(Tiết2)Luyện Tiếng việt:
Ôn luyện tổng hợp.
I/ mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về danh từ.
- Ôn tập về từ láy và từ ghép.
- Ôn luyện mở rộng vốn từ: trung thực – tự trọng. 
- Luyện viết đoạn văn trong bài văn kể chuyện.
ii/ đồ dùng dạy – học:
- Bảng phụ và phiếu học tập chép nội dung bài tập 2.
iII/ hoạt động dạy - học:
hoạt động dạy
hoạt động học
1) Giới thiệu bài:
2) HD làm bài tập:
Bài 1.
- GV chép bài tập lên bảng.
- Yêu cầu HS làm bài.
a) Tìm các danh từ trong đoạn thơ sau:
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm 
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi hôm nay.
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy 
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
b) Xếp các danh từ tìm được vào nhóm thích hợp:
- Từ chỉ người:
- Từ chỉ vật:
- Từ chỉ hiện tượng:
- Từ chỉ khái niệm:
- Từ chỉ đơn vị:
Bài 2. 
- GV treo bảng phụ, phát phiếu cho HS, yêu cầu HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài.
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Chỉ ra các từ láy, từ ghép trong đoạn văn sau: “Không thể lẫn chị Chấm với người nào khác. Chị có một thân hình nở nang rất cân đối. Hai cánh tay béo lẳn, chắc nịch. Đôi lông mày không tỉa bao giờ, mọc lòa xòa tự nhiên, làm cho đôi mắt sắc sảo của chị dịu dàng đi”.
Bài 3. 
- Yêu cầu HS trao đổi và làm bài theo cặp.
- HD chữa bài.
Hãy tìm tiếng thích hợp ghép với tiếng “thật” để tạo thành từ ghép cùng nghĩa với trung thực.
Đặt câu với một từ vừa tìm được.
Bài 4. Hãy viết một đoạn văn kể chuyện theo nội dung sau trong chuyện Nàng tiên ốc:
Bà lão cố ý rình xem thì thấy một nàng tiên bước ra từ chum nước. Bà hiểu rõ sự tình, bà rón rén đến bên chum nước, đập vỡ vỏ ốc rồi ôm  ... số hoặc đơn vị thích hợp vào chỗ chấm:
5 yến = ... kg; 900 kg = 90 ...
 7 tạ = ... kg; 1200 kg = 12 ...
 6 tấn = ... tạ; 5000 kg = 50 ...
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, KL
Bài2:
>
<
=
3tạ 200kg ... 302kg
37tạ x 5 ... 98tạ + 89tạ
5tấn 700kg ... 57000kg
486tạ : 6 ... 360kg + 7740kg
2tấn 2kg ... 7020kg
968tấn : 8 ... 145tạ - 24tạ. 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, KL
Bài 3: (Bài tập nâng cao)
Năm nay bác Hùng thu hoạch được 1 tấn 88 kg thóc, số thóc đó là thóc nếp, Số thóc còn lại là thóc tẻ. Hỏi năm nay nhà bác Hùng thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam thóc tẻ?
- HD HS phân tích đề toán.
- Yêu cầu HS làm bài.
- HD chữa bài.
3) Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 1em lên bảng viết; Lớp làm bài trong vở nháp.
- HS nhận xét bài trên bảng.
5 yến = 50 kg; 900 kg = 90 yến
 7 tạ = 700 kg; 1200 kg = 12 tạ
 6 tấn = 60 tạ; 5000 kg = 50 tạ
- 1em lên bảng viết; HSTB làm bài vào vở.
- HS nhận xét bài trên bảng.
>
<
=
3tạ 200kg > 302kg
37tạ x 5 < 98tạ + 89tạ
5tấn 700kg < 57000kg
486tạ : 6 = 360kg + 7740kg
2tấn 2kg < 7020kg
968tấn : 8 > 145tạ - 24tạ. 
HS đọc đề toán.
- HS phân tích, nêu hướng giải.
- (Em Nghĩa, Lịch) giải vào vở.
Bài giải:
Đổi 1tấn 88kg = 1088kg
Số thóc nếp bác Hùng thu hoạch là:
1088 : 8 = 136 (kg)
Số thóc tẻ bác Hùng thu hoạch là:
1088 – 136 = 952 (Kg)
 Đáp số: 952 kg thóc tẻ.
___________________________________
 (Tiết2)Luyện viết:
Bài 4.
I/ mục tiêu: Giúp HS:
- Viết đẹp, đúng mẫu chữ, trình bày đẹp câu tục ngũ: “Của bề bề không bằng có nghề trong tay.” và đoạn văn trích “Vàng A Súa ... người thợ giỏi” theo kiểu chữ đứng.
- Rèn kĩ năng viết cho học sinh.
ii/ đồ dùng dạy – học:
- Mẫu chữ viết thường và viết hoa.
- HS: Vở thực hành viết chữ đẹp.
iII/ hoạt động dạy - học:
hoạt động dạy
hoạt động học
A.Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị cho học sinh.
B.Bài mới
1) Giới thiệu bài:
2) HD viết bài:
- Gọi HS đọc toàn bộ nội dung bài viết
- Yêu cầu HS nhận xét thể loại?
- HD HS hiểu nội dung câu tục ngữ và nội dung đoạn văn.
- Y/c HS quan sát mẫu chữ viết hoa, luyện viết đúng các chữ viết hoa: C, A, S, N, B.
- Theo dõi, chỉnh sữa cho HS.
- Lưu ý HS cách trình bày.
- GV yêu cầu:
+ Viết câu tục ngữ: 1 lần.
+ Viết đoạn văn: 1 lần.
- Cho HS viết bài; GV theo dõi, giúp đỡ, nhắc nhở HS.
- Lưu ý HS cách trình bày, khoảng cách các con chữ, chữ đứng theo li.
3. Chấm, chữa lỗi chính tả: 
- Thu vở chấm
- Chữa bài cho HS
C.Củng cố, dặn dò
- GV nêu một số lưu ý khi luyện chữ đẹp.
- Nhận xét tiết học.
- HS để vở, bút thước lên bàn.
- 2 HS đọc.
- 1 câu tục ngữ và 1 đoạn văn có tên riêng chỉ người.
- HS theo dõi.
- HS luyện viết vào vở nháp.
- HS viết bài
- Theo dõi, sữa sai.

____________________________________
(Tiết3)An toàn giao thông:
Bài 2: Vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn (Tiết 2).
I/ mục tiêu: Giúp HS:
- Thực hành các kiến thức đã học ở tiết 1 về: Vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn trong giao thông.
- Giáo dục HS ý thức chấp hành luật giao thông. 
ii/ đồ dùng dạy – học:
- Sân trường kẻ sẵn các vạch kẻ đường.
- Mô hình cọc tiêu và rào chắn.
iii/ hoạt động dạy - học:
hoạt động dạy
hoạt động học
1) Giới thiệu bài.
2) Các hoạt động dạy – học
* Hoạt động 1: ễn tập kiến thức
- H: Người ta kẻ vạch kẻ đường để làm gì?
- H: Có những lọi vạch kẻ đường nào?
- H: Cọc tiêu có tác dụng gì trong giao thông?
- H: Em hiểu rào chắn là gì? 
- H: Có mấy loại rào chắn?
- GV nhận xét chung.
* Hoạt động 2: Thực hành chấp hành luật giao thông trên đoạn đường có vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn.
- GV tập hợp lớp ra sân trường.
- Yêu cầu HS thực hiện tham gia giao thông và xử lý các tình huống ở đoạn đường có vạch kẻ đường hoặc có cọc tiêu, rào chắn.
- GV nhận xét chung, thống nhất các ý kiến đúng.
3) Củng cố dặn dò:
- Nhận xột kết quả tiết học.
- Dặn dũ: Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết sau thực hành. 
- Để phân chia làn đường, làn xe, hướng đi, vị trí dừng lại.
- Vạch đi bộ qua đường, vạch dừng xe, vạch giới hạn cho xe thô sơ, vạch liền, vạch đứt đoạn, vạch phân chia làn đường, ...
- Cọc tiêu cắm ở các đoạn đường nguy hiểm để người đi đường biết được giới hạn của đường, hướng đi của đường.
- Rào chắn là để ngăn không cho người và xe qua lại.
- Có 2 loại rào chắn: Rào chắn cố định và rào chắn di động.
- HS tập hợp ra sân trường.
- Lần lượt từng nhóm HS lên thực hiện các nội dung mà giáo viên yêu cầu. Lớp quan sát, nhận xét, nêu các cách xử lý phù hợp nhất.
________________________________________________________________
Thứ Sáu, ngày 18 tháng 9 năm 2009
 (Tiết1)Tập làm văn:
Luyện tập xây dựng cốt truyện.
I/ mục tiêu:
- Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề (SGK), xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần giũ với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó.
II/ hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra: 
- Gọi HS nêu lại ghi nhớ tiết trước.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: 
1) Giới thiệu bài.
2) Tìm hiểu cách xây dựng cốt truyện.
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Phân tích đề và gạch chân những từ ngữ quan trọng: tưởng tượng, kể lại vắn tắt, ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con, bà tiên.
- GV nhắc HS: + Để xây dựng cốt truyện với những điều kiện đã cho (có ba nhân vật ), em phải tưởng tượng, hình dung ra diễn biến câu truyện .
+ Chỉ xây dựng cốt truyện các em chỉ cần nêu vắn tắt, không cần nêu chi tiết câu truyện .
- H.dẫn học sinh lựa chọn chủ đề của câu chuyện.
- Nhắc HS: Từ đề bài này, các em có thể tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau.
3) Thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản.
- Hướng dẫn: Từ đề bài đã cho các em có thể tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau về chủ đề: tính trung thực, hiếu thảo.
- Yêu cầu 1 HS giỏi làm mẫu.
- Yêu cầu học sinh kể theo cặp.
- GV theo dõi hướng dẫn bổ sung.
- Yêu cầu HS thi kể truyện trước lớp.
- Nhận xét, ghi điểm, tuyên dương.
C. Củng cố:
- Gọi hai HS nêu cách xây dựng cốt truyện.
- Hệ thống nội dung bài.
- Dặn: Chuẩn bị bài sau: Viết thư (KT viết)
- Nhận xét tiết học.
- Vài HS thực hiện.
- Theo dõi, mở SGK
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS theo dõi và nêu.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh đọc lại gợi ý 1, 2 sách giáo khoa .
- Vài HS tiếp nối nhau nói về chủ đề câu chuyện mà mình lựa chọn.
- HS làm bài cá nhân- đọc thầm và trả lời lần lượt các câu hỏi theo ý 1 hoặc ý 2.
-1 HS giỏi làm mẫu: trả lời lần lượt các câu hỏi. Lớp theo dõi.
- Từng cặp thực hành kể vắn tắt theo sự tưởng tượng của bản thân.
- HS thi kể chuyện trước lớp.
- Lớp theo dõi, nhận xét, bình chọn.
- Để xây dựng được cốt truyện chúng ta cần hình dung được các nhân vật, chủ đề, diễn biến, kết quả câu truyện. 
___________________________________
(Tiết2)Luyện Toán:
Luyện tập về bảng đơn vị đo khối lượng.
I/ mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm chắc tên gọi, kí hiệu các đơn vị trong bảng đơn vị đo khối lượng.
- Làm được các bài tập luên quan đến bảng đơn vị đo khối lượng.
ii/ đồ dùng dạy - học.
- VBT (tiết 19); VBT nâng cao (Dành cho HS khá giỏi).
iII/ hoạt động dạy - học:
hoạt động dạy
hoạt động học
1) Giới thiệu bài.
2) HD làm bài tập.
Bài 1: 
a) Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa bài.
- GV nhận xét và kết luận.
b) – GV chép bài lên bảng.
- Lưu ý HS: Viết tên đơn vị đo.
- Nhận xét, kết luận.
Bài 2: Tính:
- Y/c HS tự làm bài rồi chữa bài. 
- Chữa bài
- GV nhận xét
Bài 3: 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét, chốt bài làm đúng.
Bài 4: (HSTB tự làm bài trong VBT)
- Phân tích bài toán.
- 1 em lên bảng làm, HS còn lại làm trong VBT.
- HD chữa bài, thống nhất kết quả đúng.
Bài giải:
Đổi: 2kg = 2000g
Số đường cô Mai đã dùng làm bánh là:
2000 : 4 = 500 (g)
Số đường còn lại của cô Mai là:
2000 – 500 = 1500 (g)
 Đáp số: 1500g đường.
3) Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS cá nhân làm bài trong VBT sau đó nối tiếp nhau nêu kết quả, lớp theo dõi bài và đối chiếu kết quả, thống nhất kết quả đúng.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài rồi chữa bài.
- 1HS lên bảng làm; HSTB làm vào vở; HSKG làm nháp.
- HS nhận xét bài trên bảng.
270g + 795g = 1065g
836dag – 172dag = 664dag
562dag x 4 = 2248dag
924hg : 6 = 154hg
A
- HS làm bài rồi nêu kết quả: 
Chọn đáp án 
(Em Nghĩa và em Lịch làm BT nâng cao):
Bài toán: Moọt cửỷa haứng coự 3 taỏn gaùo neỏp vaứ gaùo teỷ. Sau khi baựn, cửỷa haứng coứn laùi 1350 kg gaùo neỏp vaứ 450 kg gaùo teỷ. Hoỷi cửỷa haứng ủoự ủaừ baựn bao nhieõu taù caỷ gaùo neỏp vaứ gaùo teỷ?
Bài giải:
Đổi: 3tấn = 30tạ
Số gạo nếp và gạo tẻ còn lại là:
1350 +450 = 1800 (kg)
1800kg = 18tạ
Số gạo nếp và gạo tẻ đã bán là:
30 – 18 = 12 (tạ)
 Đáp số: 12tạ gạo nếp và gạo tẻ.
______________________________________
(Tiết3)Sinh hoạt lớp:
Sinh hoạt cuối tuần 4.
I/ yêu cầu.
- Thực hiện nhận xét, đánh giá kết quả công việc tuần qua để thấy được những mặt tiến bộ, chưa tiến bộ của cá nhân, tổ, lớp.
- Biết được những công việc của tuần tới để sắp xếp, chuẩn bị.
- Giáo dục và rèn luyện cho HS tính tự quản, tự giác, thi đua, tích cực tham gia các hoạt động của tổ, lớp, trường.
iI/ hoạt động dạy - học.
hoạt động dạy
hoạt động học
1) Giới thiệu tiết sinh hoạt lớp.
2) Hướng dẫn thực hiện.
A> Nhận xét, đánh giá tuần qua.
* GV ghi sườn các công việc, hướng dẫn HS dựa vào để nhận xét đánh giá:
- Chuyên cần, đi học đúng giờ.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Vệ sinh bản thân, trực nhật lớp, sân trường.
- Đồng phục, khăn quàng, ghế. 
- Xếp hàng ra vào lớp, thể dục. Thực hiện tốt A.T.G.T
- Bài cũ, chuẩn bị bài mới.
- Phát biểu xây dựng bài. 
- Rèn chữ, giữ vở.
- Ăn quà vặt
- Tiến bộ
- Chưa tiến bộ.
* GV Đánh giá kết quả khảo sát đầu năm.
B> Một số việc tuần tới.
- Nhắc HS tiếp tục thực hiện các công việc đã đề ra.
- Khắc phục những tồn tại
- Thực hiện tốt A.T.G.T
- Vệ sinh lớp, sân trường.
- Theo dõi.
- HS đọc thầm chuẩn bị đánh giá.
- HS ngồi theo tổ, tổ trưởng điều khiển các tổ viên trong tổ tự nhận xét, đánh giá mình (dựa vào sườn)
- Tổ trưởng nhận xét, đánh giá, xếp loại các tổ viên.
- Tổ viên có ý kiến.
- Lần lượt Ban cán sự lớp nhận xét đánh giá tình hình lớp tuần qua, xếp loại cả tổ:
- Lớp theo dõi, tiếp thu, biểu dương những bạn tiến bộ.
- Theo dõi tiếp thu
_______________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan CKTKN THGDBVMTTuan4 buoi chieulop4.doc