Kế hoạch dạy môn Âm nhạc lớp 4

Kế hoạch dạy môn Âm nhạc lớp 4

Bài 1

ÔN 3 BÀI HÁT VÀ KI HIỆU GHI NHẠC ĐÃ HOC Ở LỚP 3

I/ Mục tiêu:

 - Cho HS ôn tập +Nhớ lại 1 số bài hát đã học ở lớp 3.

 +Nhớ lại một số kí hiệu ghi nhạc đã học.

 - Tạo cho HS một không khí vui tươi, sôi nổi ngay từ tiết học đầu tiên.

II/ Chuẩn bị:

 GV: - Đàn, đài, đĩa nhạc.

 - Bảng ghi minh hoạ kí hiệu ghi nhạc.

 HS : - Nhạc cụ gõ .

 - SGK âm nhạc 4.

 

doc 77 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 1776Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy môn Âm nhạc lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 1
ÔN 3 BÀI HÁT VÀ KI HIỆU GHI NHẠC ĐÃ HOC Ở LỚP 3
I/ Mục tiêu:
	- Cho HS ôn tập +Nhớ lại 1 số bài hát đã học ở lớp 3.
	 +Nhớ lại một số kí hiệu ghi nhạc đã học.
	- Tạo cho HS một không khí vui tươi, sôi nổi ngay từ tiết học đầu tiên.
II/ Chuẩn bị:
	GV: - Đàn, đài, đĩa nhạc.
 - Bảng ghi minh hoạ kí hiệu ghi nhạc. 
 HS : - Nhạc cụ gõ .
 - SGK âm nhạc 4.
III/ Các hoạt động day và học:
1. Ổn định: 
 - Kiểm tra sĩ số: 
2. Kiểm tra: 
 - GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
3. Bài mới:
* Phần mở đầu:
- Để bớt căng thẳng sau những giờ học toán, TV, giờ học âm nhạc giúp các em giải trí, thư giãn để nghe, hát những giai điệu bài hát ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi thầy cô, mái trường, bè bạn. Để mở đầu cho chương trình âm nhạc ở tiết này cô cùng các em ôn lại một số bài hát và một số kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3.
* Phần hoạt động:
Nội dung
HĐ Thầy
HĐ Trò
+ Hoạt động 1:
Ôn 3 bài hát lớp 3
+ Hoạt động2:
Ôn tập một số kí hiệu ghi nhạc.
- GV cho lớp khởi động giọng.
? Bạn nào có thể kể tên các bài hát đã học ở lớp 3?.
? Ban nào có thể nói tên các tác giả trong các bài hát đã được học ở lớp 3?.
? Em nào hát và biểu diễn 1 trong số những bài hát đó?.
- GV chon ba bài hát: 
+ Quốc ca Việt Nam.
 + Bài ca đi học.
 + Cùng múa hát dưới trăng.
- GV điều khiển
- Chia lớp thành từng tổ cho các em biểu diễn trước lớp.
- GV nhận xét trong nhóm.
- GV đặt câu hỏi.
- ? Em hãy kể tên những ký hiệu ghi nhạc đã được học ở lớp 3?.
Gồm: (khuông nhạc, khoá son, tên nốt nhạc, hình nốt :trắng, đen, móc đơn).
- ? Em hãy kể tên các nốt nhạc đã được học?.
+ Mỗi HS tập kẻ 1 khuông nhạc vào vở.
+ GV kẻ 1 khuông nhạc lên bảng yêu cầu HS nói tên dòng và khe.
+ Hướng dẫn các em tập viết khoá son ở đầu khuông nhạc. 
+ Hướng dẫn các em tập nói tên nốt nhạc trong bài tập số 1.
+ Cho các em tập viết nốt lên khuông nhạc (tên nốt trong bài tập số 1). 
- GV nhận xét.
- Lớp khởi động theo mẫu âm A.
- HS thảo luận trả lời.
- HS thảo luận trả lời.
- HS lên bảng thực hiện.
- Lớp thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
- Lớp hát theo hướng dẫn của GV.
- Từng tổ hát kết hợp với vận động nhẹ nhàng.
- HS trả lời câu hỏi: - ký hiệu ghi nhạc
có:Khuông nhạc, khoá son, tên nốt nhạc, hình nốt (trắng, đen, móc đơn).
- Có 7 nốt: Đô - Rê - Mi - Fa - Son - La - Si.
- HS tập kẻ khuông nhạc vào vở. 
- HS nói tên dòng và khe.
- HS tập viết khoá son.
- Học sinh thực hiện.
- HS tập viết nốt nhạc.
* Phần kết thúc:
4. Củng cố: 	
 - ? Bài học hôm nay có mấy nội dung?.
 - HS trả lời: có hai nội dung: 
 + Ôn 3 bài hát: Quốc ca Việt Nam.
 Bài ca đi học, Cùng múa hát dưới trăng.
 + Ôn cá ký hiệu ghi nhạc.
 - GV đàn cho lớp hát lại 1 trong 3 bài hát lần 1.
 - GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:	
 - Về nhà ghi nhớ các nốt nhạc để chuẩn bị cho tiết học sau.
TUẦN 2
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 2
 HỌC BÀI HÁT: EM YÊU HOÀ BÌNH
(Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn.
I/ Mục tiêu:
- Hát đúng giai điệu và lời ca bài: Em yêu hoà bình.
- Qua bài hát giáo dục cho các em lòng yêu hoà bình, yêu quê hương đất nước.
II/ Chuẩn bị:
	GV: 
 - Tranh ảnh phong cảnh quê hương đất nước.
	 - Đàn - Đài - Đĩa nhạc.
 HS : 
- Vở ghi. 
- SGK âm nhạc 4.
- Nhạc cụ gõ.
III/ Các hoạt động day và học:
1. Ổn định: 
 - Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra: 
 - Gọi 1 đến 2 em hát bài hát ở lớp 3.
 - GV nhận xét đánh giá. 
3. Bài mới:
 * Phần mở đầu:
- Giới thiệu bài và tác giả: GV treo tranh và thuyết trình. Đây là một bài hát chủ đề về hoà bình của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Ông là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam và có những tác phẩm quen thuộc với công chúng như bài : Quê em, Biết ơn Võ Thị Sáu..
 * Phần hoạt động:
Nội dung
HĐ Thầy
HĐ Trò
+ Hoạt động1:
Học hát bài Em yêu hoà bình.
+ Hoạt động 2: kết hợp hát gõ đệm
- GV mở đĩa cho HS nghe hát mẫubài hát: Em yêu hoà bình.
- GV treo bảng phụ và chia câu, đánh dấu chỗ ngắt nghỉ lấy hơi.
- Cho HS đọc lời theo tiết tấu lời ca.
- GVđàn cho HS khởi động giọng.
- Dạy giai điệu từng câu theo lối móc xích từ câu một đến hết bài.
Em yêu  ..Việt Nam (Lấy hơi)
Yêu từngđường làng (Lấy hơi)
Em yêu..khôn lớn (Lấy hơi)
Yêu những .lời ca (Lấy hơi)
Em yêu .. xanh thắm(Lấy hơi)
Dòng nước ....phù sa(Lấy hơi)
Em yêu.hương lúa(Lấy hơi)
Giữa đám...bay xa(Lấy hơi)
- GV cần lưu ý HS những chỗ đảo phách như:
- GV đàn giai điệu cho HS hát cả bài.
- GV hướng dẫn HS trình bày bài: Em yêu hào bình.
- Hướng dẫn HS cách hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2.
Em yêu hoà bình yêu đất nước Việt Nam.
 X X X X
- Hướng dẫn HS hát kết họp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
Em yêu hoà bình yêu đất nước Việt Nam. X X X X X X X X X 
- Chia lớp làm 3 nhóm nhóm 1 hát lời, nhóm 2 gõ đệm theo nhịp nhóm 3 gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- GV nhận xét.
- Lớp nghe.
- HS quan sát và nghe.
- Lớp đọc đồng thanh vài lần.
- HS khởi động giọng theo mẫu âm A.
- Lớp thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS hát chuẩn xác hơn
- HS hát cả bài.
- HS làm theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV
- Lớp làm theonhóm:
+ Nhóm1 hát lời. + + Nhóm 2 gõ đệm theo nhịp. 
+ Nhóm 3 gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
 * Phần kết thúc:
4. Củng cố:
 - GV đàn cho lớp hát ôn lại bài hát kết hợp vận động theo nhạc.
 - GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
 - Bài tập về nhà: + Học thuộc lời ca bài hát.
 + Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2, theo t2 lời ca.
TUẦN 3
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
Bài 3
ÔN BÀI HÁT: EM YÊU HOÀ BÌNH
BÀI TẬP CAO ĐỘ VÀ TIẾT TẤU
I/ Mục tiêu:
 - Giúp các em hát thuộc lời ca , đúng giai điệu và sắc thái của bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca.
II/ Chuẩn bị:
	GV: - Đàn, đài, đĩa nhạc.
- Bài TĐN số 1.
 HS : - Vở ghi, SGK âm nhạc 4
	- Nhạc cụ gõ.
III/ Các hoạt động day và học:
1. Ổn định: 
 - Kiểm tra sĩ số: 
2. Kiểm tra: 
 - Gọi 1 đến 2 em hát bài Em yêu hoà bình.
 3. Bài mới:
* Phần mở đầu:
 - Giờ trước các em đã được học bài hát Em yêu hoà bình , ở giờ này chúng ta ôn lại bài hát để kết hợp động tác phụ họa, biết cách hát đối đáp, đồng ca, biết ghép lời vào bài TĐN.
* Phần hoạt động:
Nội dung
HĐ Thầy
HĐ Trò
 + Hoạt động1:
Ôn bài hát Em yêu hoà bình
+Hoạt động 2:
Tập đọc nhạc: TĐN số 1
a. Luyện tập tiết tấu:
c. Luyện tập cao độ và t2.
*Ôn bài hát : Em yêu hoà bình.
+ GV cho lớp khởi động giọng theo đàng: 
- Cho các em nghe lại bài hát.
- Lấy nhịp cho lớp hát.
- Ôn theo tổ, nhóm, cá nhân
- GV nhận xét.
* Tập đọc nhạc: TĐN số 1. “Bài tập cao độ và tiết tấu”.
.a Vị trí các nốt: Đô - Mi – Son – La trên khuông nhạc.
- GV treo tranh vị trí nốt nhạc yêu cầu hs lên chỉ vào từng nốt nhạc.
b. Luyện tập tiết tấu:
- GV treo mẫu hình T2 lên bảng.
- Hướng dẫn các em vỗ tay theo hình t2 và cách vỗ tay thể hiện dấu lặng đen.
c. Luyện tập cao độ và t2.
- GV treo tranh bài tập cao độ.
- GV đàn từng câu, dọc mẫu và hướng dẫn hs đọc.
- Cho lớp đọc cao độ của bài kết họp gõ tiết tấu.
- Nhận xét
- Lớp đọc theo mẫu âm A.
- Lớp nghe.
- Lớp hát.
- HS thực hiện tốt hơn.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Cả lớp thực hiện.
+ Một nửa lớp hát.
+ Một nửa gõ đệm.
- HS quan sát.
- HS thực hiện.
- HS quan sát.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
 - Nghe
 * Phần kết thúc:
4. Củng cố:
- GV đệm đàn cho hs ôn lại bài hát: Em yêu hoà bình.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
 - Về nhà học thuộc bài hát
TUẦN 4
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 4
HỌC BÀI HÁT: BẠN ƠI LẮNG NGHE
KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
I/ Mục tiêu:
- Cho HS biết bài va Bạn ơi lắng nghe dân ca của dân tộc Ba-na(Tây Nguyên)
- Hát đúng giai điệu và lời ca bài: bạn ơi lắng nghe.Và vận động theo nhạc.
- Nghe, ghi nhớ và tập kể lại câu chuyện Tiếng hát Đào Thị Huệ.Học sinh có thêm hiểu biết về tác dụng của âm nhạc đối với cuộc sống.
II/ Chuẩn bị:
	GV: - Đàn hát chuẩn xác bài hát: Bạn ơi lắng nghe.
 - Tranh ảnh minh hoạ bài hát Bạn ơi lắng nghe.
	 - Đàn - Đài - Đĩa nhạc.
 - Chuẩn bị một vài động tác phụ hoạ để vận dộng theo nhạc.
 HS : - Vở ghi. - SGK âm nhạc 4.- Nhạc cụ gõ.
III/ Các hoạt động day và học:
1. Ổn định: - Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra: - Gọi 1 đến 2 em hát bài hát em yêu hò bình..
 - GV nhận xét đánh giá. 
3. Bài mới:
 * Phần mở đầu:
 - Giới thiệu bài : GV treo tranh và thuyết trình. Là bài hát của dân tộc Ba-na Tây Nguyên, nơI đây núi rờng hùng vĩ. Người Tây Nguyên rất yêu âm nhạc, ca hát, có một số bài dân ca được phổ bíên rộng rãi như : Ru con (Xơ- đăng) Đi cắt lúa (HRê) ..
 * Phần hoạt động:
Nội dung
HĐ Thầy
HĐ Trò
+ Hoạt động1:
Học hát bài
 Ban ơi lắng nghe.
+Hoạt động 2:
Kể chuyện âm nhạc.
- GV mở đĩa cho HS nghe hát mẫubài hát: Bạn ơI lắng nghe.
- GV treo bảng phụ và chia câu, đánh dấu chỗ ngắt nghỉ lấy hơi.
- Cho HS đọc lời theo tiết tấu lời ca.
Hỡi ban. ơi cùng nhau lắng nghe. - GVđàn cho HS khởi động giọng.
- Dạy giai điệu từng câu theo lối móc xích từ câu một đến hết bài.
Hỡi bạn ..lắng nghe(Lấy hơi)
Tiếng dòngthì thào (Lấy hơi)
Tiếng đàn.. đáy cát (Lấy hơi)
Tiếng lán .ào ào (Lấy hơi)
Hỡi bạn .. chút đi (Lấy hơi)
Có nhìn....câu xanh (Lấy hơi)
Cánh gọi.dãy lúa(Lấy hơi)
Lúa mừng...rì rào (Lấy hơi)
- GV đàn giai điệu cho HS hát cả bài.
- GV hướng dẫn HS trình bày bài: Bạn ơi lắng nghe.
- Chia lớp làm 2 nhóm : Nhóm 1 hát lời,
Nhóm 2 hát bằng nguyên âm U
- GV nhận xét.
- Hướng dẫn hs hát và gõ đệm theo phách.
Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe
 X X X X
- Hướng dẫn hs hát và vận động theo nhạc.
* Kể chuyện âm nhạc: Tiếng hát Đào Thị Huệ
- GV treo tranh và kể truyện.
? Cô Đào Thị Huệ có khả năng gì mà lại đem niềm vui đến cho dân làng?
? Vì sao dân làng quê hương cô rơi vào cảnh khổ cực?.
? Cô Đào Thị Huệ dùng cách gì để trả thù cho quê hương?.
?Vì sao quân giặc phải rút hết khỏi làng?
- GV gọi hs xung phong lên bảng dựa vào các bức tranh kể lại câu truyện.
- Cho hs nói lên cảm xúc, xuy nghĩ của mình.
- VG nêu ý nghĩa của câu truyện: Âm nhạc có rất nhiều tác dụng trong cuộc sống.
- Lớp nghe.
- HS quan sát và nghe.
- Lớp đọc đồng thanh vài lần.
- HS khởi động giọng theo mẫu âm A.
- Lớp thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS hát cả bài.
- HS làm theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS nghe và quan sát.
- HS thảo luận trả lời.
- HS thảo luận trả lời. 
- HS thảo luận trả lời. 
 ...  nghệ sĩ nhân dân Đặng Thái Sơn.... - Ông là niềm tự hào của nền âm nhạc Việt Nam. 
- Mở đĩa cho HS nghe 1 tác phẩm của Nghệ sĩ Nhân dân Đặng Thái Sơn. 
- Lắng nghe 
- Hát 2-3 lần 
- Theo dõi 
- Trình bày theo hướng dẫn
- Lắng nghe 
- Hát 2-3 lần 
- Trình bày theo yêu cầu gv:
+ HS nữ hát: Ngàn dặm xa....... thân tình.
 + HS nam hát nối tiếp: Loài giặc kia...
Thái bình. 
+ Cả lớp hát hòa giọng: Vui liên hoan... yêu đời.
- Học lời 2
- Nhóm trình bày.
- Lắng nghe 
- Cá nhân đọc 
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Nghe hát.
 4. Củng cố: 
 - Chia lớp theo dãy, đệm đàn cho HS hát mỗi bài 1 lần kết hợp vận động phụ họa
 - Nhận xét? 
 5. Dặn dò: 
 - Về nhà ôn lại các bài hát đã học, tập vận động theo nhạc. 
.........................................................................................................................................
Tuần 31
Ngày soạn:....../....../............ Ngày dạy:....../....../............
Bài 31
 Ôn tập 2 bài tập đọc nhac số 7, số 8
I Mục tiêu: 
- HS ôn tập, trình bày bài TĐN số 7, số 8 kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp và gõ đệm với 2âm sắc. 
II. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Đàn, đài, đĩa nhạc.
- Đàn giai điệu vàđệm bài TĐN số 7, số 8.
III.Các hoạt động dạy học:
Tổ chức: 
 - Kiêm tra sĩ số: 
Kiểm tra bài cũ
 - GV đàn bắt nhịp cho HS hát bài Chú voi con ở Bản Đôn. 
Bài mới:
	* Phần mở đầu
 - Gv giới thiệu tiết học ôn 2 bài tập đọc nhạc số7, số8.
 Nội dung
 Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Ôn 2 bài tập đọc nhạc số7, số 8.
 Hoạt động 2
Nghe nhạc
- Gõ tiết tấu, hỏi HS có thể gõ lại tiết tấu đó không? 
- Chỉ định 1-2 HS gõ tiết tấu
- Hỏi HS tiết tấu vừa gõ ở trong bài TĐN nào? 
- Gọi hs đọc lại câu nhạc số 2 trong bài TĐN số 7- Đồng lúa bên sông.
- Đàn giai điệu, bắt nhịp bài TĐN số 7
để HS đọc nhạc và hát lời và tập gõ đệm theo phách
- Chia theo nhóm để HS đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm theo yêu cầu gv.
- Nhận xét? 
- Tương tự gv hướng dẫn hs ôn bài tập đọc nhạc số 8- Bầu trời xanh: 
+ Gv đàn giai điệu, bắt nhịp cho hs 
+ Chia theo nhóm kiểm tra 
+ uốn nắn sửa sai
- Cho hs nghe một số bài hát đã học trong trương trình. 
- Gv giới thiệu cho hs tên tác giả của các bài hát đã được nghe. 
- Hỏi hs cảm nhận về bài hát vừa được nghe? 
- Nghe và thực hiện.
- Cá nhân gõ tiết tấu
- Trả lời: 
+ Bài Đồng lúa bên sông
- 1 em đọc.
- Cả lớp đồng thanh thực hiện.
- Thực hiện nhóm. 
- Lắng nghe
-Ôn tập theo hướng dẫn gv
- Nghe hát 
- Lắng nghe. 
- Nêu cảm nhận về bài hát 
Phần kết thúc: 
 4 Củng cố: 
 - Gv đàn giai điệu, bắt nhịp cho hs đọc lại mỗi bài TĐN 1 lần, kết hợp gõ đệm theo phách và theo nhịp.
 - Nhận xét? 
 5. Dặn dò: 
 - Về nhà các em ôn lại các bài tập đọc nhạc đã học. 
.........................................................................................................................................
Tuần 32 
Ngày soạn:....../....../............ Ngày dạy:....../....../............
Bài 32
- HỌC BÀI HÁT DO ĐỊA PHƠNG TỰ CHỌN
I. Mục tiêu:
- Học sinh đợc học 1 bài hát của địa phương.
- Giúp các em hát đúng giai điệu, thuộc lời ca và thể hiện đợc tình cảm của bài hát.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:	- Sưu tầm 1 bài hát của địa phương.
	- Đàn và hát thuần thục bài hát.
	- Đàn + nhạc cụ gõ.
Học sinh: - Tập bài hát lớp 3, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy và học:
 1. Ổn định: 
 - Kiểm tra sĩ số 
 2. Kiểm tra:
 - 3 em hát bài Tiếng hát bạn bè mình.
	 3. Bài mới:
* Phần mở đầu:
- Hôm nay chúng ta sẽ học bài hát nói về địa phương mình.
* Phần hoạt động:
Nội dung
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Hoạt động 1:
 Học hát bài:
 Hoa lê trắng
 Hoạt động 2: 
- Giáo viên dạy học sinh hát theo các bước như các bài đã học, giáo dục các em về tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước.
- Giáo viên hướng dẫn các em trò chơi và tổ chức cho các em thi theo tổ.
? Kể tên các bài hát thiếu nhi viết về quê hương?
- Hát 1 đoạn trong các bài hát đó.
- Giáo viên đánh giá cho điểm tơng tự từng tổ.
- Kể tên các con vật trong những bài hát đã học ở lớp 3.
- Mỗi tổ cử 4 bạn đóng vai con gà, con chim, con thỏ, con ong,  các em lên trớc lớp mỗi em trình bày 1 bài hát mà mình đang sắm vai.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Thực hệin theo hớng dẫn của giáo viên.
- Học sinh tham gia.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh kể tên:
+ con Gà (gà gáy)
+ con Chim (Con chim non)
+ con Thỏ, Hươu, Nai, Sóc (Cùng múa hát)
+ con Ong (Chị ong nâu và em bé)
- Học sinh thực hiện.
* Phần kết thúc:
 4. Củng cố: 	
 - Giáo viên đàn cho lớp hát ôn lại bài hát.
	 - Giáo viên nhận xét giờ học? 
 5. Dặn dò: 
 - Về nhà ôn tất cả các bài hát và nốt nhạc đã học 
.........................................................................................................................................
Tuần 33 
Ngày soạn:....../....../............ Ngày dạy:....../....../............
Bài 33
Ôn tập3 bài hát: Bàn tay mẹ
 Chú voi con ở bản đôn
 Thiếu nhi thế giới liên hoan.
I. Mục tiêu:
- Học sinh ôn tập để thuộc lời, đúng giai điệu 3 bài hát đã học trong kỳ 2.
- Khuyến khích các em tự tin khi trình bày bài hát.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:	- Nhạc cụ, đàn, đĩa nhạc
 - Thông báo cho hs nội dung kiểm tra.
Học sinh: - Tập bài hát, vở ghi nhạc, nhạc cụ gõ. 
III. Các hoạt động dạy học: 
 1.Tổ chức: 
 - Kiểm tra sĩ số: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Tiến hành trong lúc ôn tập
 3. Bài mới: 
	* Phần mở đầu: 
 - Gv giới thiệu tiết học ôn tập .
	* Phần hoạt động: 
Nội dung
Hoạt động củaThầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1:
Ôn tập 3 bài hát
*Ôn bài hát: Bàn tay mẹ: 
- GV đàn giai điệu để HS nhận biết bài hát 
- Đàn, bắt nhịp cho HS hát
- Hướng dẫn HS kĩ năng hát lĩnh xướng và hòa giọng, yêu cầu hát đúng giai điệu, rõ lời ca, thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát. 
- Hướng dẫn HS tập kĩ năng hát lĩnh xướng và hòa giọng theo một số hình thức : dãy, tốp ca, đồng ca. 
- Nhận xét? 
* Ôn bài hát: Chú voi con ở bản đôn. 
- Đàn, bắt nhịp cho HS hát, kết hợp gõ đệm theo phách. 
- Hướng dẫn HS trình bày theo cách hát lĩnh xướng, nối tiếp và hòa giọng, kết hợp gõ đệm theo phách: 
- GV nhận xét.
*Ôn bài hát: Thiếu nhi thế giới liên hoan.
- Đàn, bắt nhịp cho HS hát
- Hướng dẫn HS kĩ năng hát lĩnh xướng và hòa giọng, yêu cầu hát đúng giai điệu, rõ lời ca, thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát. 
- Hướng dẫn HS tập kĩ năng hát lĩnh xướng và hòa giọng theo một số hình thức : dãy, tốp ca, đồng ca. 
- Nhận xét? 
- HS nghe.
- HS ôn hát.
- HS chú ý làm theo hướng dẫncủa GV.
- HS thực hành.
- HS chú ý sửa sai.
- HS thực hành ôn hát.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- HS lắng nghe.
- HS thực hành ôn hát.
- HS lắng nghe.
* Phần kết thúc:
 4. Củng cố: 
 - Gv nhận xét, đánh giá tiết học ôn bài hát .
 5. Dặn dò:
 - Về nhà ôn các bài hát và các bài TĐN đã học
Tuần 34
Ngày soạn:....../....../............ Ngày dạy:....../....../............
Bài 34
 Ôn tập 
I. Mục tiêu:
- Học sinh ôn tập để thuộc lời, đúng giai điệu, trình bày 5 bài hát và 4 bài đã học trong kỳ 2, theo tổ nhóm, cá nhân
- Gv đánh giá chính xáckết quả học tập của các em
- Khuyến khích các em tự tin khi trình bày bài hát và bài TĐN.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:	- Nhạc cụ, đàn, đĩa nhạc
 - Tập đệm 5 bài hát và đàn giai điệu 4 bài TĐN.
 - Thông báo cho hs nội dung kiểm tra.
Học sinh: - Tập bài hát, vở ghi nhạc, nhạc cụ gõ. 
III. Các hoạt động dạy học: 
 1.Tổ chức: 
 - Kiểm tra sĩ số: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Tiến hành trong lúc ôn tập
 3. Bài mới: 
	* Phần mở đầu: 
 - Gv giới thiệu tiết học ôn tập và kiểm tra.
	* Phần hoạt động: 
Nội dung
Hoạt động củaThầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1
Ôn tập 4 bài hát và kiểm tra
Hoạt động 2: 
Ôn tập TĐN và kiểm tra
- Cho hs nghe lại các bài hát qua đĩa hát mẫu
- Điều khiển để hs trình bày bài hát theo một số hình thức, kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp: 
- Gv nhận xét- đánh giá? 
- Đàn giai điệu từng bài cho hs nghe
- Điều khiển để hs TĐN từng bài
- Gv uốn nắn, sưả sai
- Kiểm tra theo bàn, cá nhân
- Nhận xét- đánh giá? 
- Nghe hát
Trình bày theo hướg dẫn 
+ Nhóm
+ Dãy
+ Cá nhân
- Lắng nghe
- Trình bày bài TĐN theo hg dẫn
- TĐN theo bàn, cá nhân.
- Lắng nghe. 
* Phần kết thúc:
 4. Củng cố: 
 - Gv nhận xét, đánh giá tiết học ôn bài hát và ôn TĐN
 - Nhắc nhở hs chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra học kỳ2. 
 5. Dặn dò:
 - Về nhà ôn các bài hát và các bài TĐN đã học
.........................................................................................................................................
Tuần 35
Bài 35
 Ôn tập 
I. Mục tiêu:
- HS trình bày những kiến thức âm nhạc, những kĩ năng đã học trong kì 2
- GV đánh giá chính xác kết quả học tập của các em.
- Khuyến khích các em tự tin khi trình bày bài hát và bài TĐN.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:	- Nhạc cụ, đàn, đĩa nhạc
 - Tập đệm 5 bài hát và đàn giai điệu 4 bài TĐN.
 - Thông báo cho hs nội dung kiểm tra.
Học sinh: - Tập bài hát, vở ghi nhạc, nhạc cụ gõ. 
III. Các hoạt động dạy học: 
 1.Tổ chức: 
 - Kiểm tra sĩ số: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Tiến hành trong lúc kiểm tra
 3. Bài mới: 
	* Phần mở đầu: 
 - Gv giới thiệu tiết học ôn tập và kiểm tra.
Nội dung
Hoạt động củaThầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1:
Kiểm tra học kì II
Hoạt động 2
Biểu diễn những bài hát đã học
- Gv ghi nội dung kiểm tra lên bảng:
+ Em hãy trình bày 1 bài hát hoặc 1 bài TĐN đã học? 
- Hình thức kiểm tra: 
+ Kiểm tra cá nhân
+ HS tự chọn 1 trong 9 bài ( 5 bài hát và 4 bài TĐN ).
+ Bài hát hs vừa hát vừa gõ đệm, hoặc vận động theo nhạc
+ Bài TĐN hs đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm theo phách. 
- GV đánh giá chính xác kết quả học tập của các em.
- Trong khi kiểm tra gv khuyến khích hs tự tin khi trình bày bài hát và bài TĐN. 
- GV lập chương trình biểu diễn, thứ tự các tiết mục, từng tổ, nhóm trình diễn 2 trong số 10 bài hát ở lớp 4. 
- Cử 1 em giới thiệu chương trình
- GV nhận xét- đánh giá chung? 
- Quan sát và lắng nghe 
- Trình bày theo yêu cầu
Của gv. 
- Theo dõi và tập tham gia biểu diễn 
* Phần kết thúc:
 4. Củng cố: 
 - Gv nhận xét, đánh giá tiết học ôn bài hát và ôn TĐN
 - Nhắc nhở hs chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra học kỳ2. 
 5. Dặn dò:
 - Về nhà ôn các bài hát và các bài TĐN đã học
.........................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an am nhac lop 4 chuan.doc