I. MỤC TIÊU:
- Nâng cao chất lượng dạy học.
- Phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh.
II. THỰC TRẠNG:
Đổi mới phương pháp dạy học (ĐMPPDH) hiện nay không chỉ là phong trào mà còn là một yêu cầu bắt buộc với mọi giáo viên (GV). Thông thường, ở các giờ thao giảng hay dự thi GV giỏi, tất cả GV đều nỗ lực trong việc ĐMPPDH, dù còn có người chưa thành công như mong muốn. Trên thực tế, khảo sát và điều tra xã hội học cho thấy tỷ lệ GV thực hiện được yêu cầu này ở các trường chưa phải là nhiều. Vậy thực chất, họ đang gặp những khó khăn gì?
Trước hết là do thói quen giảng dạy theo kiểu đọc - chép, thuyết giảng, lệ thuộc vào sách giáo khoa của một bộ phận GV. Căn bệnh cố hữu là chây ỳ, ngại thay đổi, thậm chí lười biếng khiến nhiều GV, trong đó có cả những GV lâu năm, đã thuộc làu từng nội dung kiến thức trong sách giáo khoa nên khi giảng thường đọc luôn cho học sinh (HS) chép lại các ý chính. Điều này tạo ra thói quen thụ động của trò. Thầy nói sao, trò ghi vậy, và chỉ biết học thuộc lòng, không cần suy nghĩ. Để chống lại thói quen xấu này, nhiều GV đã chủ động trong việc tìm tòi những cách thức mới trong việc truyền đạt kiến thức, song do nhận thức chưa thật đầy đủ, nên việc ĐMPPDH chưa hiệu quả.
PHÒNG GD&ĐT LỤC NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC LỤC SƠN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NĂM HỌC: 2011 – 2012 Họ và tên: Bùi Thị Điều Ngày tháng năm sinh: 10/05/1968 Ngày vào ngành: 01/08/1987 Trình độ chuyên môn: Trung học Sư phạm Nhiệm vụ được giao: Chủ nhiệm lớp 4b + Câu lạc bộ Tiếng việt lớp 4,5. Thực hiện nhiệm vụ năm học 2011 – 2012 của Phòng GD&ĐT Lục Nam về việc đổi mới phương pháp dạy học cũng như các yêu cầu của quá trình dạy học trong nhà trường. Bản thân tôi xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học như sau: MỤC TIÊU: - Nâng cao chất lượng dạy học. - Phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. II. THỰC TRẠNG: Đổi mới phương pháp dạy học (ĐMPPDH) hiện nay không chỉ là phong trào mà còn là một yêu cầu bắt buộc với mọi giáo viên (GV). Thông thường, ở các giờ thao giảng hay dự thi GV giỏi, tất cả GV đều nỗ lực trong việc ĐMPPDH, dù còn có người chưa thành công như mong muốn. Trên thực tế, khảo sát và điều tra xã hội học cho thấy tỷ lệ GV thực hiện được yêu cầu này ở các trường chưa phải là nhiều. Vậy thực chất, họ đang gặp những khó khăn gì? Trước hết là do thói quen giảng dạy theo kiểu đọc - chép, thuyết giảng, lệ thuộc vào sách giáo khoa của một bộ phận GV. Căn bệnh cố hữu là chây ỳ, ngại thay đổi, thậm chí lười biếng khiến nhiều GV, trong đó có cả những GV lâu năm, đã thuộc làu từng nội dung kiến thức trong sách giáo khoa nên khi giảng thường đọc luôn cho học sinh (HS) chép lại các ý chính. Điều này tạo ra thói quen thụ động của trò. Thầy nói sao, trò ghi vậy, và chỉ biết học thuộc lòng, không cần suy nghĩ. Để chống lại thói quen xấu này, nhiều GV đã chủ động trong việc tìm tòi những cách thức mới trong việc truyền đạt kiến thức, song do nhận thức chưa thật đầy đủ, nên việc ĐMPPDH chưa hiệu quả. Nhằm mục đích phát huy tính tích cực của HS, trong nhiều tiết học từ đầu tới cuối chỉ thấy có GV hỏi, HS trả lời, hoặc cả tiết học, HS không ghi được gì ngoài các tiêu đề chính. Theo GV, như thế là chống đọc chép. Lại cũng có GV sử dụng máy tính, máy chiếu đa năng, song lại chẳng hề chú ý xem có cần thiết và phù hợp với bài học không, liều lượng thế nào... và nghiễm nhiên coi như mình đã ĐMPPDH mà quên mất rằng, đó chỉ là phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học. Những vấn đề tưởng là nhỏ ấy, mà để GV vượt qua được không là phải dễ. Không chỉ cần sự tự giác, ý chí quyết tâm của mỗi GV, mà nó còn đòi hỏi sự vào cuộc của ban giám hiệu nhà trường trong việc sáng tạo, đưa ra những biện pháp quản lý hiệu quả giúp GV vượt qua rào cản này cả về nhận thức lẫn hành vi trong từng giờ lên lớp. Từ lối quen thuyết giảng, không ít người chỉ “chạy” theo khối lượng kiến thức có trong sách giáo khoa, không quan tâm đến trình độ nhận thức của từng HS. Không tìm ra những biện pháp tác động đến quá trình nhận thức của HS. Đây là thói quen, cũng là rào cản thứ hai của GV khi ĐMPPDH. Bản chất của việc dạy học là làm cho HS chủ động tiếp thu, dễ hiểu, dễ nhớ kiến thức. HS tiếp thu kiến thức không phải chỉ thông qua kênh nghe, kênh nhìn mà còn phải được tham gia thực hành ngay trên lớp hoặc được vận dụng, trao đổi thể hiện suy nghĩ, chính kiến của mình. Từ xa xưa, người phương Đông đã có câu: “Tôi nghe thì tôi quên, tôi nhìn thì tôi nhớ, tôi làm thì tôi hiểu”. Những kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã cho thấy, HS chỉ có thể nhớ được 5% nội dung kiến thức thông qua đọc tài liệu. Nếu ngồi thụ động nghe thầy giảng thì nhớ được 15% nội dung kiến thức. Nếu quan sát có thể nhớ 20%. Kết hợp nghe và nhìn thì nhớ được 25%. Thông qua thảo luận với nhau, HS có thể nhớ được 55%. Nhưng nếu HS được trực tiếp tham gia vào các hoạt động để qua đó tiếp thu kiến thức thì có khả năng nhớ tới 75%. Còn nếu giảng lại cho người khác thì có thể nhớ tới được 90%. Điều này cho thấy tác dụng tích cực của việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. NỘI DUNG ĐỔI MỚI: Đổi mới không gian lớp học: Muốn đổi mới phương pháp dạy học thì cần đến môi trường lớp học (phòng học) xây dựng mỗi phòng là một môi trường giáo dục (Sử dụng lực lượng và không gian lớp học để tổ chức các hoạt động giáo dục gắn với các tư liệu, phương tiện Phòng học được trang trí đơn giản, thoáng mát, đủ ánh sáng, có cây xanh. Bàn ghế đảm bảo kích cở phù hợp với học sinh, luôn thay đổi cách sắp xếp để không gây sự nhàm chán. Đưa ứng dụng CNTT vào dạy học: Trong quá trình đổi mới này, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học hiện đại đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ : “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập” . Hiện nay Việt Nam đã là thành viên chính thức thứ 150 của WTO. Làm thế nào để vươn ra biển lớn và hội nhập quốc tế? Làm thế nào để đào tạo một thế hệ trẻ năng động , yêu nước, có tài có đức ? Nhiệm vụ của Giáo dục và Đào tạo hết sức nặng nề và vô cùng vinh quang. Hiện nay máy vi tính không những dùng để dạy môn tin học mà là phương tiện dạy học hiện đại. Về mặt kĩ thuật, máy vi tính có thể thay thế cho các phương tiện khác như băng từ, đĩa, đèn chiếu ... Với sự hỗ trợ của máy tính và một số phần mềm dạy học, GV có thể tổ chức tiết dạy một cách sinh động theo hướng tăng cường hoạt động tự chủ, độc lập giải quyết vấn đề của học sinh. ‘‘Giáo án điện tử’’ với những thông tin được trình bày theo đúng nguyên tắc sư phạm , nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách tốt nhất, nâng cao hiệu quả dạy học. Đứng trước yêu cầu này, Sở, Phòng GD&ĐT, nhà trường cũng đã mở nhiều lớp tập huấn về giảng dạy với máy vi tính và nhiều trường đã được trang bị hệ thống máy tương đối hiện đại. Nhiều thầy cô giáo đã tâm huyết đầu tư vào ‘‘Giáo án điện tử’’ . Nhưng một số thầy cô giáo vẫn còn xa lạ với mô hình này. Hơn nữa, nếu mỗi thầy cô giáo tự soạn giáo án điện tử để giảng dạy thì mất rất nhiều thời gian. Trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học , phương tiện dạy học truyền thống tỏ ra bất cập khi ta tiến hành tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học mới, do đó chúng ta cần phải phát huy tính tích cực của phương tiện dạy học hiện đại. Khi sử dụng phương pháp dạy học hiện đại, ngoài bảng đen, phấn trắng, tùy vào đặc trưng của mỗi môn học, bài học, có thể cần có thêm : - Giáo án điện tử với sự chuẩn bị kỹ lưỡng. - Phiếu học tập. - Các tình huống, trao đổi giữa thầy và trò. - Phòng học phù hợp và các phương tiện hiện đại như máy tính và màn hình lớn (53 inches), máy chiếu Projector,... Máy tính là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình dạy học thông qua các phần mềm dạy học, kiểm tra, đánh giá,... Chẳng hạn, trong phần kiểm tra kiến thức cũ của học sinh, giáo viên có thể sử dụng máy tính để đưa ra các tình huống có vấn đề; các câu hỏi phát huy trí lực. Khi củng cố, giáo viên cũng có thể dùng máy tính để đưa ra bài tập củng cố, trắc nghiệm... Quy trình thiết kế bài giảng điện tử: Khi xây dựng GAĐT, tiến hành theo quy trình sau : * Xác định mục tiêu bài học: GAĐT trước hết là một bài giảng nên khi thiết kế cần phải xác định được mục tiêu của bài học (bao gồm mục tiêu về mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ), từ đó giúp cho chúng ta vạch ra kế hoạch thực hiện và dự kiến được nội dung chi tiết của bài học. * Dự kiến nội dung chi tiết: Đây là một khâu quan trọng trong quá trình chuẩn bị một tiết dạy. Bao gồm: - Phân tích nội dung : Phân tích nội dung bài dạy giúp cho giáo viên dự kiến được những đồ dùng dạy học cần thiết trong tiết dạy đồng thời dự kiến được phương pháp dạy học thích hợp. - Sắp xếp trình tự các nội dung một cách hợp lý : Sau khi phân tích được nội dung dạy học, giáo viên dự kiến trình tự giảng dạy các nội dung kiến thức trong tiết dạy. - Dự kiến cấu trúc nội dung : Dựa vào nội dung đã phân tích và trình tự nội dung kiến thức, giáo viên dự kiến cấu trúc của nội dung để việc nhập nội dung bài giảng vào các Slide được dễ dàng. - Không nên quá lạm dụng đưa tất cả nội dung sgk lên màn hình mà phải kết hợp với nhiều phương pháp giảng dạy khác như nêu vấn đề, sử dụng phiếu học tập, sử dụng sgk * Để giáo án điện tử được sử dụng rộng rãi: - Không yêu cầu cao về kỹ năng máy tính đối với người sử dụng. - GAĐT cần phải đơn giản, dễ dàng cho người sử dụng, do đó cần chọn chương trình, phần mềm vừa đảm bảo nội dung dạy học nhưng không quá phức tạp trong quá trình sử dụng. Làm thế nào để cho một giáo viên biết các thao tác dùng chuột, bàn phím cũng có thể sử dụng được. 3. Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc thù của từng bộ môn và đối tượng học sinh: Phối hợp hợp lý các hình thức dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học cả lớp, dạy học ở hiện trường (ở cơ sở sản xuất, bảo tàng địa phương, ở vường trường) dạy học có sử dụng trò chơi học tập. Đối với HS Tiểu học việc sử dụng trò chơi học tập rất phù hợp với đặc điểm lứa tuổi các em vì với các em “Học mà chơi, chơi mà học”. Giáo viên không nên sử dụng một phương pháp, hình thức dạy học duy nhất trong các giờ lên lớp mà phải biết kết hợp đan xen các phương pháp, hình thức dạy học khác nhau nhằm giúp học sinh tập trung chú ý cao, tạo hứng thú học tập. Tuy nhiên việc kết hợp các hình thức dạy học trong giờ lên lớp còn phụ thuộc vào nội dung tiết học, đối tượng học sinh để giờ dạy học sinh đạt kết quả cao thì người giáo viên cần lựa chọn một cách linh hoạt, sáng tạo phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP: Đổi mới phương pháp dạy học bước đầu đã đem lại kết quả khả quan: - Chất lượng giáo dục được nâng cao. - Tạo được hứng thú học tập cho HS. KẾT QUẢ CUỐI NĂM ĐẠT. a/ Lớp chủ nhiệm: - Giỏi: 6 em = 24 % -Khá: 10 em = 40 % -TB: 9 em = 36 % b/ Lớp Câu lạc bộ: +/ Khối lớp 4: - Giỏi huyện: 2em - Giỏi tỉnh: o em +/ Khối lớp 5: - Giỏi huyện: 2em - Giỏi tỉnh: o em IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Để đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả theo tôi trước tiên phải đổi mới nhận thức: Coi việc đổi mới phương pháp dạy học như điều kiện tiên quyết đảm bảo thắng lợi của đổi mới giáo dục hiện nay. Khẳng định quyết tâm và trách nhiệm của các cấp thuộc ngành giáo dục - đào tạo trong đổi mới cách dạy, cách học ở tiểu học. Xác định đổi mới phương pháp dạy học là một quá trình lâu dài, phải rất kiên trì, phải ủng hộ và khuyến khích, sự chủ động, sáng tạo của giáo viên và học sinh. Tránh bảo thủ, áp đặt ĐỀ XUẤT Dựa trên những hoạt động đổi mới PPGD tại Trường trong những năm qua, tôi xin được đưa ra một số đề xuất như sau: Đổi mới PPGD là một việc làm thường xuyên trong nhà trường, không thể xem là một hoạt động có tính “phong trào”, và vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên liên tục của lãnh đạo nhà trường. Nhà trường cần có những chế độ, hình thức động viên cụ thể nhằm khuyến khích GV nghiên cứu áp dụng các PPGD, phương pháp đánh giá mới. Những đổi mới, cải tiến có hiệu quả trong các lĩnh vực này cần được khen thưởng và tổ chức nhân rộng. CBGV đạt danh hiệu CSTĐ cần có kết quả đổi mới PPGD được đánh giá tốt. Tổ khổi cần chủ động lập kế hoạch dự giờ mẫu (dự giờ CBGV có nhiều kinh nghiệm) để góp phần nâng cao năng lực sư phạm của CBGV trẻ. Tăng cường mua sắm trang thiết bị dạy học, phấn đấu tất cả phòng học đều có projector và kết nối internet. Lục Sơn, ngày 25 tháng 9 năm 2011 GIÁO VIÊN Bùi Thị Điều Ý KIẾN CHỈ ĐẠO CỦA CHUYÊN MÔN ..
Tài liệu đính kèm: