Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 4 - Tuần 12

Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 4 - Tuần 12

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.

- Làm được các bài 1, bài 2(a 1 ý; b) 1 ý, bài 3

2. Kĩ năng:

- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.

II. CHUẨN BỊ:

- Kẻ bảng phụ bài tập 1.

- SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 32 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1348Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 4 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 12	
TiÕt 1
Chµo cê
TiÕt 2
To¸n
NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức: 
Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
Làm được các bài 1, bài 2(a 1 ý; b) 1 ý, bài 3
2. Kĩ năng:
Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
II. CHUẨN BỊ:
Kẻ bảng phụ bài tập 1.
SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Mét vuông
- Gọi hs lên bảng sửa BT 4 SGK/65
- Gọi hs nhận xét bài của bạn, nêu cách giải khác 
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
- Ghi bảng 4 x (3 + 5) = (1) 
- Gọi hs lên bảng tính và nêu cách tính 
- Biểu thức này gọi là một số nhân với một tổng. Ngoài cách bạn thực hiện còn có cách làm nào khác? Tiết toán hôm nay các em biết cách thực hiện nhân một số với một tổng theo nhiều cách khác nhau. 
 2)Hoạt động 1: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức
- Ghi lên bảng biểu thức thứ hai 4 x 3 + 4 x 5 (2) , gọi hs lên bảng thực hiện 
- Nhận xét giá trị của biểu thức (1) với giá trị của biểu thức (2) 
- Vậy ta có: 4 x(3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5 
3) Hoạt động 2 : Nhân một số với một tổng:
- Chỉ biểu thức bên trái dấu " = " nói: đây là một số nhân với một tổng, chỉ biểu thức bên phải nói: Đây là tổng giữa các tính của số đó với từng số hạng của tổng. 
- Muốn nhân một số với một tổng ta làm sao? 
- Kết luận: Ghi nhớ SGK/66 
- Cô khái quát bằng công thức sau: 
 a x (b + c) =, gọi hs lên bảng ghi biểu thức vào VP 
- Gọi hs đọc công thức trên 
Hoạt động 3 : Thực hành: 
Bài 1: Treo bảng phụ, gọi hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào SGk 
Bài 2: Để tính giá trị của biểu thức theo 2 cách các em hãy áp dụng quy tắc một số nhân với một tổng 
- Viết lần lượt từng bài lên bảng, gọi hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào B 
- Trong 2 cách tính trên, em thấy cách nào thuận tiện hơn? 
b) GV hd mẫu 
- Gọi hs lên bảng giải, cả lớp thực hiện vào vở nháp.
- Trong 2 cách làm trên, cách nào thuận tiện hơn? Vì sao? 
Bài 3: Gọi hs đọc y/c
- Gọi 2 hs lên bảng thực hiện, cả lớp thực hiện vào vở nháp.
- Khi nhân một tổng với một số chúng ta thực hiện thế nào? 
- Gọi vài hs nhắc lại 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Muốn nhân một tổng với một số ta làm sao? 
- Về nhà làm lại bài 2b 
- Bài sau: Một số nhân với một hiệu
Nhận xét tiết học 
- 1 hs lên bảng 
 - Nhận xét, nêu cách giải khác 
- 1 hs lên bảng thực hiện
4 x (3 + 5) = 4 x 8 = 32
- Nêu cách tính: Đây là biểu thức có chứa dấu ngoặc, nên ta thực hiện phép tính trong dấu ngoặc trước, sau đó thực hiện phép tính nhân .
- Lắng nghe
- 1 hs lên bảng thực hiện 
4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32
- Giá trị của hai biểu thức bằng nhau 
- 1 hs đọc 
- Lắng nghe
- Ta nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả với nhau.
- 3 hs đọc ghi nhớ 
- 1 hs lên bảng ghi VP và nêu cách tính 
 a x (b + c ) = a x b + a x c 
- 2 hs đọc 
- 2 hs lần lượt lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào SGK
- Lắng nghe
- 2 hs lần lượt lên bảng làm bài, cả lớp làm vào B
a) 36 x (7 + 3 ) = 36 x 10 = 360
 36 x ( 7 + 3 ) = 36 x 7 + 36 x 3 = 252+108
 = 360
- Cách 1 thuận tiện hơn vì tính tổng đơn giản, sau đó khi thực hiện phép nhân ta có thể nhẩm được 
- Hs theo dõi
- 2 hs lần lượt lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp.
b) 5 x 38 + 5 x 62 = 190 + 310 = 500
 5 x 38 + 5 x 62 = 5 x (38 + 82) =
 5 x 100= 50
- Cách 2 thuận tiện hơn vì khi đưa biểu thức về dạng một số nhân với một tổng chúng ta tính tổng dễ dàng, ở bước thực hiện phép nhân ta nhân nhẩm với 10,100 ra kết quả sẽ nhanh hơn 
- 1 hs đọc y/c
- 2 hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp
(3 +5) x 4 = 8 x 4 = 32
3 x 4 + 5 x 4 = 12 + 20 = 32 
- Ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết quả với nhau.
- 3 hs nhắc lại 
- Theo dõi
TiÕt 3
TËp ®äc
“ VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI
I - Mục tiêu
 - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
 - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Qua tấm gương Bạch Thái Bưởi, một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành “ vua tàu thuỷ “ . Câu chuyện khuyên con người hãy có ý chí vươn lên.
 - Trả lời được các CH 1, 2, 4 trong SGK
 - Đọc lưu lo¸t toµn bài. Chú ý :
 + Đọc đúng các từ và câu.
 + Biết đọc truyện với giọng kể đầy cảm hứng, ca ngợi nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.
 - HS có được ý chí vươn lên trong cuộc sống.
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
 Xác định giá trị. 
Tự nhận thức bản thân.
Đặt mục tiêu và kiên định.
II - Chuẩn bị
 - GV : - Tranh minh hoạ nội dung bài học.
 - Bảng phụ viết những câu cần luyện đọc.
III - Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 A - Kiểm tra bài cũ : Có chí thì nên
 - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi trong SGK.
 B. Dạy bài mới
1. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Với truyện đọc này, các em sẽ làm quen với một nhân vậy nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam : nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.
2. Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện đọc trôi chảy và đọc đúng các từ: quẩy gánh, xưởng, kinh doanh. Giải nghĩa các từ khó.
- Đọc diễn cảm cả bài.
- Chia đoạn, giải nghĩa thêm từ khó .
3. Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài.
* Đoạn 1 :
- Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào? 
* Đoạn 2 : 
-Trước khi chạy tàu thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã phải làm những công việc gì ? 
- Những chi tiết nào chứng tỏ anh là một người rất có ý chí ?
* Đoạn 3 + Đoạn 4 : 
- Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thuỷ vào thời điểm nào ?
- Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngồi như thế nào ?
- Em hiểu nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công ?
4. Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm 
- GV đọc diễn cảm bài văn. Giọng đọc là giọng kể đầy cảm hứng ca ngợi nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi. Ngắt nhịp đúng các câu dài.
5. Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét tiết học. 
- Tập kể lại câu chuyện. 
- HS đọc thuộc lòng, trả lời câu hỏi trong SGK.
- HS đọc từng đoạn và cả bài.
- Đọc thầm phần chú giải.
* HS đọc thành tiếng – cả lớp đọc thầm
- Mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Sau được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi, đổi họ Bạch, được ăn học. 
- Đầu tiên, anh làm thư kí cho một hãng buôn. Sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ. 
- Có lúc mất trắng tay, không còn gì nhưng Bưởi không nản chí.
- Vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc.
- Bạch Thái Bưởi đã đánh vào tâm lí tự hào dân tộc của người Việt : ông cho người đến các bến tàu diễn thuyết, kêu gọi hành khách với khẩu hiệu “ Người ta phải đi tàu ta “ . Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Ông mua xưởng sửa tàu, thuê kĩ sư trông nom. 
- Bạch Thái Bưởi thành công nhờ ý chí vươn lên, thất bại không ngã lòng. 
- Bạch Thái Bưởi biết đánh vào tâm lý tự hào dân tộc ,làm hành khách người Việt ủng hộ chủ tàu Việt Nam, giúp phát triển kinh tế việt Nam.
- Bạch Thái Bưởi biết tổ chức công việc kinh doanh.
- Luyện đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc.
- Chuẩn bị : Vẽ trứng
TiÕt 4
LÞch sö
CHÙA THỜI LÝ
I Mục tiêu:
1.Kiến thức: HS biết:
Biết được những biểu hiện về sự phát triển củ đạo Phật thời Lý 
+ Nhiều vua nhà Lý theo đạo Phật.
+ Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
 + Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.
2.Kĩ năng:
- HS kể được một số chùa thời Lý.
3.Thái độ:
- Vẽ đẹp của chùa, giáo dục ý thức trân trọng di sản văn hoá của cha ông có thái độ, hành vi giữ gìn cảnh quan MT.
II Đồ dùng dạy học :
- Hình ảnh chùa Một Cột, chùa Keo , tượng Phật A di đà
- Phiếu học tập
Họ và tên: ..
Lớp: Bốn
Môn: Lịch sử
PHIẾU HỌC TẬP
Em hãy đánh dấu x vào o sau những ý đúng:
+ Chùa là nơi tu hành của các nhà sư. o
+ Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo Phật. o
+ Chùa là nơi hội họp & vui chơi của nhân dân. o
+ Chùa nhiều khi còn là lớp học. o
+ Sân chùa là nơi phơi thóc. o
+ Cổng chùa nhiều khi là nơi họp chợ. o
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
A. Bài cũ: Nhà Lý dời đô ra 
Thăng Long
Vì sao Lý Thái Tổ chọn Thăng Long làm kinh đô?
Sau khi dời đô ra Thăng Long, nhà Lý đã làm được những việc gì đưa lại lợi ích cho nhân dân?
GV nhận xét.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu: 
- Đạo Phật từ Aán Độ du nhập vào nước ta từ thời phong kiến phương Bắc độ hộ . Đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ , lối sống của nhân dân ta. Đạo Phật và chùa chiền được phát triển mạnh mẽ nhất vào thời Lý. Hôm nay chúng ta học bài: Chùa thời Lý.
2. Hoạt động1: Đạo phật trở nên thịnh đạt.
Hoạt động nhóm
- Vì sao đến thời Lý, đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất?
3. Hoạt động 2: Chùa thời Lý
Hoạt động cá nhân
GV đưa ra một số ý kiến phản ánh vai trò, tác dụng của chùa dưới thời nhà Lý, sau đó yêu cầu HS làm phiếu học tập
GV chốt: Nhà Lý chú trọng phát triển đạo Phật vì vậy thời nhà Lý đã xây dựng rất nhiều chùa, có những chùa có quy mô rất đồ sộ như: chùa Giám (Bắc Ninh), có chùa quy mô nhỏ nhưng kiến trúc độc đáo như : chùa Một Cột (Hà Nội). Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thốt.
4. Hoạt động 3: mô tả về các chùa
Làm việc cả lớp
GV cho HS xem một số tranh ảnh về các chùa nổi tiếng, mô tả về các chùa này.
- GV yêu cầu HS mô tả bằng lời hoặc bằng tranh ngôi chùa mà em biết ?
5. Củng cố - Dặn dò: 
- Kể tên một số chùa thời Lý.
- Chuẩn bị bài: Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai (1075 – 1077)
HS trả lời
HS nhận xét
- Cả lớp đọc từ đầu đến “triều đình”
- Vì nhiều vua đã từng theo đạo Phật. Nhân dân ta cũng theo đạo Phật rất đông. Kinh thành Thăng Long và các làng xã có rất nhiều chùa.
- HS làm phiếu học tập
- HS xem tranh ảnh , mô tả => khẳng định đây là một công trình kiến trúc đẹp .
- HS mô tả bằng lời hoặc tranh ảnh
TiÕt 5
§¹o ®øc
 HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ
I - Mục tiêu 
1 - Kiến thức : HS hiểu 
- Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao của ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng mình.. 
2 - Kĩ năng :
- HS biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.
3 - Thái độ :
- HS Kính yêu ông bà, cha mẹ.
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: 
Kĩ năng xác định giá trị thìn cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu. 
Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ. 
Kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà, cha mẹ
II - Đồ dùng học tập
GV : - SGK 
 - Đồ d ... ằng của nước ta?
Địa hình (bề mặt) của đồng bằng có đặc điểm gì?
GV hướng dẫn HS quan sát hình 2 để nhận biết đồng bằng có địa hình thấp, bằng phẳng, sông chảy ở đồng bằng thường uốn lượn quanh co, những nơi có màu xám hơn là làng mạc của người dân
4, Hoạt động 3: Trình bày một số đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ (hình dạng, nguồn gốc, hình thành, địa hình, sông ngòi), vai trò của hệ thống đê ven sông.
Làm việc cá nhân
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở mục 2, sau đó lên bảng chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam các sông của đồng bằng Bắc Bộ.
GV cho HS liên hệ thực tế : Tại sao sông có tên gọi là sông Hồng?
Sông Hồng có đặc điểm gì?
GV chỉ trên bản đồ Việt Nam sông Hồng & sông Thái Bình, đồng thời mô tả sơ lược về sông Hồng: Đây là con sông lớn nhất miền Bắc, bắt nguồn từ Trung Quốc, đoạn sông chảy qua đồng bằng Bắc Bộ chia thành nhiều nhánh đổ ra biển bằng nhiều cửa, có nhánh đổ sang sông Thái Bình như sông Đuống, sông Luộc; vì có nhiều phù sa (cát, bùn trong nước) nên nước sông quanh năm có màu đỏ, do đó sông có tên là sông Hồng. Sông Thái Bình do ba sông: sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam hợp thành. Đoạn cuối sông cũng chia thành nhiều nhánh & đổ ra biển bằng nhiều cửa.
Khi mưa nhiều, nước sông ngòi, ao, hồ, thường như thế nào?
Mùa mưa của đồng bằng Bắc Bộ trùng với mùa nào trong năm?
Vào mùa mưa, nước các sông ở đây như thế nào?
GV nói thêm về hiện tượng lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ khi chưa có đê: nước các sông lên rất nhanh, cuồn cuộn tràn về làm ngập lụt cả đồng bằng, cuốn trôi nhà cửa, phá hoại mùa màng, gây thiệt hại cho tính mạng và tài sản của người dân
5, Hoạt động 4: Thảo luận nhóm
Người dân đồng bằng Bắc Bộ đắp đê ven sông để làm gì?
Hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
Trả lời các câu hỏi tiếp theo ở mục 2, SGK.
Ngoài việc đắp đê, người dân còn làm gì để sử dụng nước các sông cho sản xuất?
GV nói thêm về tác dụng của hệ thống đê đối với việc bồi đắp đồng bằng (những vùng đất ở trong đê không được phủ thêm phù sa, nhiều nơi trở thành ô trũng) sự cần thiết phải bảo vệ đê ven sông ở đồng bằng Bắc Bộ.
Củng cố 
GV yêu cầu HS lên chỉ bản đồ & mô tả về đồng bằng Bắc Bộ, về sông ngòi & hệ thống đê ven sông hoặc nối các mũi tên vào sơ đồ nói về mối quan hệ giữa khí hậu, sông ngòi và họat động cải tạo tự nhiên của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
Vd: mùa hạ mưa nhiều à nước sông dâng lên rất nhanh àgây lũ lụt à đắp đê ngăn lũ
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
Sưu tầm tranh ảnh về trang phục, lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ để chuẩn bị cho buổi thuyết trình
- HS trả lời
HS nhận xét
- HS dựa vào kí hiệu tìm vị trí đồng bằng Bắc Bộ ở lược đồ trong SGK
- HS trả lời các câu hỏi của mục 1, sau đó lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ.
- HS dựa vào ảnh đồng bằng Bắc Bộ,kênh chữ trong SGK để trả lời câu hỏi.
HS chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí, giới hạn & mô tả tổng hợp về hình dạng, diện tích, nguồn gốc hình thành & đặc điểm địa hình đồng bằng Bắc Bộ.
HS trả lời câu hỏi của mục 2, sau đó lên bảng chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam một số sông của đồng bằng Bắc Bộ.
- Vì có nhiều phù sa (cát, bùn trong nước) nên nước sông quanh năm có màu đỏ, do đó sông có tên là sông Hồng
Dâng lên
HS dựa vào SGK để trả lời các câu hỏi.
HS dựa vào việc quan sát hình ảnh, kênh chữ trong SGK, vốn hiểu biết của bản thân để thảo luận theo gợi ý.
- HS trình bày kết quả, thảo luận cả lớp để tìm kiến thức đúng
Thø s¸u ngµy 12 th¸ng 11 n¨m 2010
TiÕt 1
To¸n 
LuyÖn tËp
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
Thực hiện được nhân với số có hai chữ số.
Vận dụng được vào giải toán có phép nhân với số có hai chữ số.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Nhân với số có hai chữ số
- Gọi hs lên bảng trả lời : Muốn nhân với số có hai chữ số ta làm sao? 
 Tính: 75 x 25 
Nhận xét, chấm điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ được củng cố về thực hiện phép nhân với số có hai chữ số. Áp dụng nhân với số có hai chữ số để giải các bài toán có liên quan
2) HD luyện tập:
Bài 1: Ghi lần lượt từng bài lên bảng, gọi hs lên bảng thực hiện 
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài
- Y/c HS giải bài toán trong nhóm 4 (phát phiếu cho 2 nhóm)
 - Gọi hs dán phiếu và trình bày
- Nhận xét, Y/c hs đổi vở nhau để kiểm tra 
Bài 2: Treo bảng (đã chuẩn bị) 
- Giải thích y/c
- Tổ chức cho hs thi tiếp sức
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Nhân với số có hai chữ số ta được mấy tích riêng? Viết như thế nào?
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 
- Ta đặt tính sau đó nhân theo thứ tự từ phải sang trái
 75 x 25 = 
- Lắng nghe
a) 17 x 86 = 1462 b) 428 x 39 = 16692 
c) 2057 x 23 = 47311
- 1 hs đọc to trước lớp
- HS làm bài trong nhóm 4
- Dán phiếu và trình bày
 Trong 1 giờ tim người đó đập số lần là:
 75 x 60 = 4500 (lần)
 Trong 24 giờ, tim người đó đập số lần là:
 4500 x 24 = 10800 (lần)
 Đáp số: 108000 lần 
m
3
30
Mx78
234
2340
- Ta được 2 tích riêng , tích riêng thứ hai viết lùi vào bên trái 1 cột so với tích riêng thứ nhất 
TiÕt 2
ThÓ dôc
GVC lªn líp
TiÕt 3
TËp lµm v¨n
	KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết)
IIImI/ Môc tiªu:
mmmmmmmmmmm
Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện ( mở bài, diễn biến , kết thúc ).
Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ ( khoảng 12 câu )
II/ CHUẨN BỊ:
Giấy, bút.
Bảng phụ.
SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG d¹y häc:
Hoạt động của Gv
Hoạt động học của HS
* Khởi động:
A. Bài cũ: kết bài trong bài văn kể chuyện.
B. Bài mới: Bài viết kể chuyện
+ Hoạt động 1: Đọc đề bài
- GV cho HS đọc 3 đề bài gợi ý trong SGK/124.
- GV có thể ra đề khác để HS chọn.
1) Hãy tưởng tượng và kể 1 câu chuyện có 3 nhân vật: bà mẹ ốm, người con hiếu thảo và 1 bà tiên.
2) Kể lại truyện “Oâng Trạng thả diều” theo lời kể Nguyễn Hiền. Kết bài theo lối mở rộng.
3) Kể lại truyện Vẽ trứng theo lời kể của Lê – ô – nác – đô đa Vin – xi. Mở bài theo cách gián tiếp.
+ Hoạt động 2: HS làm bài viết.
- GV chấm điểm.
C. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Trả bài văn kể chuyện.
- HS hát
- HS tham khảo các đề bài và chọn 1 đề làm bài viết.
TiÕt 4
Khoa häc
NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG.
I/ Mục tiêu:
 Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt:
 + Nước giúp cơ thể hấp thụ được những chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải các chất thừa, chất độc hại.
 + Nước được sử dụng trong đời sống hằng ngày, trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
 + Ý thức bảo vệ nguồn nước.
 II. Các hoạt động dạy học:
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Băng keo
- Một số tranh ảnh và tư liệu về vai trò của nước
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
- Gọi hs lên bảng vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước và trình bày vòng tuần hoàn của nước 
Nhận xét, chấm điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Nêu câu hỏi: Nước dùng để làm gì? 
- Nước rất cần thiết trong cuộc sống của con người. Tiết học hôm nay, các em sẽ hiểu rõ hơn về vai trò của nước.
2) Vào bài:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật.
- Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh họa trong SGK để trả lời các câu hỏi sau (2 nhóm thảo luận 1 câu hỏi) - phát phiếu cho 3 nhóm 
1) Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc sống của con người thiếu nước?
2) Điều gì sẽ xảy ra nếu cây cối thiếu nước?
3) Không có nước, cuộc sống của động vật sẽ ra sao?
- Gọi đại diện nhóm trình bày (dán phiếu)
Kết luận: Nước có vai trò đặc biệt đối với sự sống của con người, thực vật và động vật. Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể. Mất một lượng nước từ 10-20% nước trong cơ thể sinh vật sẽ chết 
- Gọi hs đọc mục bạn cần biết/50
* Hoạt động 2: Vai trò của nước trong một số hoạt động của con người 
- Trong cuộc sống hàng ngày con người còn cần nước vào những việc gì?
- Nước cần cho mọi hoạt động của con người, dựa vào những ý kiến trên, các em hãy cho biết con người sử dụng nước vào những loại nào?
- Dán 2 tờ phiếu lên bảng, tổ chức cho hs thi tiếp sức điền những ý kiến vào cột thích hợp 
- Tuyên dương nhóm nào xếp nhanh và thêm những ý kiến vào cột thích hợp ngoài những ý kiến trên 
Kết luận: Con người cần nước vào rất nhiều việc. Vậy tất cả chúng ta hãy giữ gìn và bảo vệ nguồn nước ở ngay chính gia đình và địa phương mình.
- Gọi hs đọc mục bạn cần biết SGK/51
C/ Củng cố, dặn dò:
- Nêu vai trò của nước? 
- Hãy giữ vệ sinh nguồn nước 
- Bài sau: Nước bị ô nhiễm
Nhận xét tiết học 
- 1 hs vẽ sơ đồ, 2 hs nối tiếp nhau trình bày vòng tuần hoàn của nước: Nước từ sông, suối, làng mạc chảy ra sông, biển. Nước bay hơi biến thành hơi nước. Hơi nước liên kết với nhau tạo thành những đám mây trắng. Càng lên cao càng lạnh, hơi nước ngưng tụ lại thành những đám mây đen nặng trĩu nước và rơi xuống tạo thành mưa. Nước mưa chảy tràn lan trên đồng ruộng, sông ngòi và lại bắt đầu vòng tuần hoàn. 
- Dùng để uống, tưới cây, chế biến thức ăn,...
- Lắng nghe
- Chia nhóm thảo luận 
- Đại diện nhóm nêu kết quả thảo luận
1) Thiếu nước con người sẽ không sống nổi . Con người sẽ chết vì khát. Cơ thể con người sẽ không hấp thu được các chất dinh dưỡng hòa tan lấy từ thức ăn
2) Nếu thiếu nước cây cối sẽ bị héo, chết, cây không lớn hay nảy mầm được.
3) Nếu thiếu nước động vật sẽ chết khát, một số loài sống ở môi trường nước như cá, cua, tôm sẽ tuyệt chủng 
- Các nhóm khác, nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe 
- 2 hs đọc to trước lớp
- HS lần lượt phát biểu:
+ tắm, lau nhà, giặt quần áo
+ Tắm cho súc vật, rửa xe,
+ uống, nấu cơm, nấu canh
+ Đi bơi, tắm biển
+ Trồng lúa, tưới rau, 
+ Sản xuất xi măng, gạch men
+ Tạo ra điện
+ Chế biến hoa quả, cá hộp, thịt hộp,..
- Con người cần nước để sinh hoạt, vui chơi, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp 
- Chia 2 nhóm, mỗi nhóm cử 6 bạn 
- Nhận xét, bổ sung 
- Lắng nghe
- 3 hs đọc to trước lớp 
- HS trả lời theo sự tiếp thu bài của các em 
TiÕt 5 
Sinh ho¹t
Nội dung
Nhận xét đánh giá tháng học vừa qua.
Nhắc nhở HS về nề nếp ra vào lớp, vệ sinh lớp.
Đánh giá chất lượng vở sạch chữ đẹp.
Phát động phong trào VSCĐ.
Sinh hoạt chủ điểm : 20/11.
Phát huy phong trào “Đôi bạn cùng tiến”.

Tài liệu đính kèm:

  • docT12 CKT MT KNS.doc