Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Trường Tiểu học Thị Trấn Tiên Lãng - Tuần 24

Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Trường Tiểu học Thị Trấn Tiên Lãng - Tuần 24

I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Tổng kết đánh giá các hoạt động học tập, lao động, vệ sinh của tuần 23

- Đề ra các phương hướng hoạt động cho tuần 24.

II/ CHUẨN BỊ:

- Bảng thống kê các mặt của tuần 23.

- Phương hướng hoạt động tuần 24

III/ NỘI DUNG SINH HOẠT :

1. Lớp chào cờ, hát quốc ca.

2. Lớp sinh hoạt:

- Lớp trưởng đọc bản tổng kết các mặt học tập, vệ sinh của từng tổ.

- HS thảo luận bình chọn tổ, cá nhân có nhiều thành tích trong mọi phong trào.

- GV nhận xét, tuyên dương, nhắc nhở.

 

doc 12 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1010Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Trường Tiểu học Thị Trấn Tiên Lãng - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Thứ hai ngày 18 tháng 2 năm 2013.
 Hoạt động tập thể
Chào cờ trong lớp
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Tổng kết đánh giá các hoạt động học tập, lao động, vệ sinh của tuần 23
- Đề ra các phương hướng hoạt động cho tuần 24.
II/ chuẩn bị:
- Bảng thống kê các mặt của tuần 23.
- Phương hướng hoạt động tuần 24
III/ Nội dung sinh hoạt :
1. Lớp chào cờ, hát quốc ca.
2. Lớp sinh hoạt:
- Lớp trưởng đọc bản tổng kết các mặt học tập, vệ sinh của từng tổ.
- HS thảo luận bình chọn tổ, cá nhân có nhiều thành tích trong mọi phong trào.
- GV nhận xét, tuyên dương, nhắc nhở.
+ tuyên dương: ..........................................................................................
+ Phê bình:...................................................................................................
3. Cán sự lớp đọc phương hường hoạt động cho tuần 24 .
- Các tổ thảo luận cho ý kiến.
- Cán sự lớp chốt ý kiến.
4. GV nhấn mạnh yêu cầu của tuần sau.
5. Lớp văn nghệ và củng cố giờ học.
_____________________________________
 Tập đọc
Vẽ về cuộc sống an toàn
I-Mục đích, yêu cầu:
1- Đọc 
	- Đọc đúng : nâng lên , cả nước , bức tranh , Đắk Lắk , triển lãm 
	- Đọc trôi chảy , ngắt nghỉ hơi đúng , diễn cảm với giọng vui , tốc độ nhanh .
2- Hiểu 
	- Hiểu nghĩa các từ khó: thẩm mỹ, nhận thức, khích lệ, ý tưởng 
	- Nội dung : Cuộc thi vẽ Em nuốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng . An toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ .
II-Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ SGK.
 - Tranh vẽ của HS về an toàn giao thông 
III-Các hoạt động dạy học: 
1- Kiểm tra bài cũ (3’)
 - Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
2- Dạy bài mới 
a- Giới thiệu(1-2’) 
- Bức tranh vẽ cảnh gì ?
b- Luyện đọc đúng (10-12’)
* HS đọc mẫu – HS đọc thầm 
- Bài chia làm mấy đoạn ( 5 đoạn ) ?
* Đọc nối tiếp đoạn ( 2 dãy ) ? 
* Hướng dẫn đọc đoạn + giảng nghĩa từ 
+ Đoạn 1 : Từ đầu ........ khích lệ 
- Giải nghĩa : nhận thức, thẩm mỹ , khích lệ / SGK
- Hướng dẫn đọc đoạn 1 : đọc rõ ràng , rành mạch -> 1 dãy đọc 
+ Đoạn 2 : Từ UNICEF ...... an toàn .
- Đọc đúng : UNICEF , em muốn sống an toàn -> HS đọc câu có từ khó 
- Giải nghĩa : UNICEF/ SGK
- Hướng dẫn đọc đoạn 2 : Đọc to rõ ràng, trôi chảy -> 1 dãy đọc 
+ Đoạn 3 : Được phát động ..... Kiên Giang 
- Đọc đúng : nâng cao , bức tranh , Đăk Lăk -> HS đọc câu có khó 
- Hướng dẫn đọc đoạn 3 : đọc trôi chảy, to, rõ ràng -> 1 dãy đọc
+ Đoạn 4 : Chỉ cần ..... 12 tuổi , giải ba 
Đọc đúng: không nên
Hướng dẫn đọc đoạn 4: đọc to , rõ ràng -> 1 dãy đọc 
+ Đoạn 5 : Phần còn lại 
- Đọc đúng: triển lãm , rõ ràng , sâu sắc -> HS đọc câu có từ khó 
- Giải nghĩa: ý tưởng , ngôn ngữ , hội hoạ -> Sgk
- Hướng dẫn đọc: đọc to, rõ ràng -> 1 dãy đọc 
* HS đọc nhóm đôi
* Đọc cả bài : giọng thông báo tin vui, rõ ràng, rành mạch, to tốc độ nhanh -> 3 HS đọc 
- GV đọc mẫu lần 1
c- Hướng dẫn tìm hiểu bài (10-12’)
+ Đọc thầm đoạn 2 và câu hỏi1:
- Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì ?
+ Đọc thầm đoạn 3 + câu hỏi 2: 
- Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào ?
+ Đọc to đoạn 4+ câu hỏi 3: 
- Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi ?
+ Đọc thầm đoạn 5 + câu hỏi 4:
- Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em ?
 + Đọc thầm phần in đậm ở đầu bài + câu hỏi 5:
- Những dòng in đậm ở đầu bản tin có tác dụng gì ? 
=> ý chính của bài : Bài đọc nói về sự hưởng ứng của thiếu nhi cả nước với cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề : Em muốn sống an toàn
d- Luyện đọc diễn cảm (10-12’)
 *Hướng dẫn đọc diễn cảm từng đoạn: 
+ Đoạn 2: nhấn giọng: Em muốn sống an toàn ->HS đọc 
+ Đoạn 3: nhấn giọng: đông đảo, 4 tháng, 50 000 ->HS đọc 
+ Đoạn 4: nhấn giọng: kiến thức, an toàn, phong phú ->HS đọc 
+ Đoạn 5: nhấn giọng: phòng tranh đẹp, màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên  ->HS đọc 
 * Hướng dẫn đọc diễn cảm cả bài: Đọc thông báo tin vui với gịong nhanh gọn, rõ ràng -> GV đọc mẫu lần 2
 * HS đọc diễn cảm theo đoạn ( 8-10 em ) -> H đọc toàn bài 
3- Củng cố – dặn dò (2-3’)
- Nhận xét giờ học 
- VN: tiếp tục luyện đọc bản tin
Rút kinh nghiệm
 ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________
Thứ ba ngày 19 tháng 2 năm 2013.
Chính tả ( nghe - viết )
Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
I-Mục đích, yêu cầu
- Nghe viết chính xác, đẹp bài văn Tô Ngọc Vân
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr/ch hoặc dấu hỏi, dấu ngã 
II-Đồ dùng 
1- Kiểm tra bài cũ ( 5’)
- Bảng con : sung sướng, quả chanh, nức nở 
2- Dạy bài mới 
a- Giới thiệu (2’)
b- Luyện viết ( 10-12’)
- GV đọc mẫu – HS đọc thầm 
- Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân nổi tiếng với những tác phẩm nào ?
- HS đọc và phân tích: 
 nghệ ( ngh + ê + nặng )
tranh ( tr + anh + ngang )
 hoả ( h + oa + hỏi ) 
 tuyến ( t + uyên + sắc )
- 1 H đọc lại một lượt; G xóa bảng
- GV đọc -> HS viết bảng con -> nhận xét 
c- Viết chính tả ( 12-14’ )
- Hướng dẫn HS tư thế ngồi 
- GV đọc HS viết bài vào vở 
d- Hướng dẫn chấm chữa (3- 5’ )
 - GV đọc mẫu 1lần; HS soát lỗi, chữa lỗi
- HS thống kê số lỗi 
- GV chấm 8-10 bài 
 e- Luyện tập ( 8-10 ‘)
+ Bài 2 /56 
 Phần a : Điền truyện hay chuyện vào ô trống (HS làm vở )
- Đọc yêu cầu bài 
- HS làm vở -> chữa -> nhận xét
Phần b: Ssawtj dấu hỏi hay dấu ngã trên chữ in ngiêng(HS làm miệng)
+ Bài 3 /56 : Giải đáp câu đó (HS làm miệng) 
- Bài yêu cầu gì ? -> HS trình bày -> nhận xét ->bổ sung 
3- Củng cố – dặn dò (1-2’) 
- Nhận xét tiết học 
Rút kinh nghiệm.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________
 Luyện từ và câu
Câu kể ai là gì ?
I-Mục đích, yêu cầu
- Hiểu tác dụng và cấu tạo của câu kể Ai là gì ? 
- Tìm đúng câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn
- Biết đặt câu kể Ai là gì ? Để giới thiệu hoặc nhận định về một người một vật 
II-Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, ảnh của gia đình của H
III-Các hoạt động dạy học 
1- Kiểm tra bài cũ (3-5’): Nêu những câu tục ngữ thuộc chủ điểm: Cái đẹp? 
2- Dạy bài mới 
a- Giới thiệu (1-2’): Câu người ta thường dùng kiểu câu kể Ai là gì ? để tự giới thiệu, nêu nhận định về mình ; người khác. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về kiểu câu này. 
b- Hình thành khái niệm (10-12’) 
+ Bài 1, 2 / 57 (6-8’)
- H đọc to đoạn văn -> nối tiếp đọc 3 câu được gạch chân trong đoạn văn 
- HS thảo luận nhóm đôi: câu nào dùng để giới thiệu, câu nào nêu nhận định về bạn Diệu Chi ?
- HS trình bày -> nhận xét -> bổ sung
=> Chốt: Câu 1,2: dùng để giới thiệu; Câu 3: dùng để nêu nhận định
 + Bài 3,4 /57 (4-6’) 
- HS đọc yêu cầu; thảo luận nhóm đôi -> Báo cáo theo cặp 
 Đây
Bạn Diệu Chi
Bạn ấy
là bạn Diệu Chi , bạn mới của lớp ta.
là học sinh cũ của trường tiểu học Thành Công.
là hoạ sĩ nhỏ đấy.
- G giới thiệu: 3 câu trên là câu kể Ai thế nào? 
- Câu kể Ai thế nào?gồm mấy bộ phận chính? 
- CN trả lời cho câu hỏi gì? VN trả lời cho câu hỏi nào?
- Câu kể Ai là gì ? dùng để làm gì ?
- Câu kể Ai là gì ?khác câu kể Ai thế nào ? Ai làm gì ? khác nhau ntn?
 -> Ghi nhớ: HS đọc ghi nhớ /57
c . Luyện tập ( 20 - 22’ )
+ Bài 1/57 (7’) 
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 
- HS thảo luận 
- HS trình bày -> nhận xét -> chữa 
+ Bài 2 /57 (15’)
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS làm vở 
- HS trình bày , nhận xét , bổ sung 
3- Củng cố – dặn dò (2- 3’)
- Nhận xét tiết học 
- Học thuộc phần ghi nhớ 
Rút kinh nghiệm.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________________________Thứ tư ngày 20 tháng 2 năm 2013.
 Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I-Mục đích, yêu cầu
- Kể được một câu chuyện về hoạt động mình đã tham gia để góp phần giữ gìn xóm làng xanh sạch đẹp 
- Biết sắp xếp các sự kiện , tình tiết , hoạt động thành một câu chuyện 
- Hiểu ý nghĩa truyện các bạn kể 
- Lời kể tự nhiên , chân thực , sáng tạo , kết hợp lời nói với cử chỉ , điệu bộ 
- Biết nhận xét , đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu 
II-Đồ dùng 
- Tranh ( ảnh ) về các phong trào giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp 
- Bảng phụ 
III-Các hoạt động dạy học 
1- Kiểm tra bài cũ (2-3’)
- 2 HS kể lại truyện ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu 
2- Dạy học 
a- Giới thiệu (1-2’)
b- Hướng dẫn tìm hiểu đề bài ( 6 - 8’ )
- HS đọc đề trang 58 SGk
- GV phân tích -> gạch chân dưới các từ : em đã làm gì , xanh sạch , đẹp 
+ Gọi HS đọc gợi ý 1
- Câu hỏi em đã làm gì ?
- Yêu cầu HS giới thiệu về câu chuyện mình định kể trước lớp 
+ HS đọc gợi ý 2 
c - HS kể chuyện (22’- 24’) 
- HS thực hành kể trong nhóm 
+ Bạn cảm thấy thế như nào khi tham gia dọn vệ sinh cùng mọi người ?
+ Theo bạn việc làm của mọi người có ý nghĩa như thế nào ?
+ Theo bạn , mọi người có nên thường xuyên làm việc này không ? Vì sao ?
+ Bạn cảm thấy không khí của những buổi dọn vệ sinh như thế nào ?
+ Bạn sẽ làm gì để phong trào giữ gìn môi trường xanh sạch , đẹp ở địa phương .
* Kể trước lớp 
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp 
- GV nhận xét -> bổ sung
d - Hướng dẫn tìm hiểu nội dung ( 3-5’) 
3- Củng cố dặn dò (2-3’)
- Nhận xét tiết học 
- Về nhà tập kể 
Rút kinh nghiệm.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________
 Tập đọc
Đoàn thuyền đánh cá
I-Mục đích, yêu cầu
1- Đọc :
	- Đọc đúng các từ khó : hòn lửa , sóng , sập cửa , lặng , luồng sáng , lưới , lòng mẹ , nuôi lớn .
	- Đọc trôi chảy , ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ . Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhịp nhàng , khẩn trương .
2- Hiểu :
	- Hiểu nghĩa của từ khó trong bài thơ 
	- Hiểu nội dung toàn bài: ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả và vẻ đẹp của lao động. 
	- Học thuộc lòng 
II-Đồ dùng dạy học 
	- Tranh minh hoạ SGK
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1- Kiểm tra bài cũ ( 2 - 3’ )
- Đọc nối tiếp bài . Vẽ về cuộc sống an toàn 
2- Dạy học bài mới 
a- Giới thiệu bài (1-2’)
- Bức tranh vẽ cảnh gì ?
b-Luyện đọc đúng (10-12’)
* 1HS đọc -> cả lớp đọc thầm + chia đoạn 
- Bài chia mấy đoạn ? ( 2 đoạn)
* Đọc nối tiếp đoạn ( 2 dãy )
* Hướng dẫn đọc đoạn + giải nghĩa: 
+ Đoạn 1(2 khổ thơ đầu): 
- Đọc đúng : hòn lửa, sóng , sập cửa, nuôi lớn -> HS đọc câu có từ khó 
- Hướng dẫn đọc khổ 1 : ngắt nhịp 3/4 ở câu thơ 1,3,4; ngắt nhịp 2/5 ở câu 10 ; đọc lưu loát toàn đoạn-> 1 dãy đọc 
+ Đoạn 2(3 khổ thơ còn lại): 
- Đọc đúng : xoăn tay, muôn dặm phơi-> HS đọc câu có từ khó 
- Giải nghĩa : thoi /SGk
- Hướng dẫn đọc: giọng nhịp nhàng, lưu loát toàn đoạn -> 1 dãy đọc 
* HS đọc nhóm đôi
* GV hướng dẫn đọc cả bài : giọng nhịp nhàng , khẩn trương -> 1 dãy đọc ( 3 HS )
* GV đọc mẫu 
c- Hướng dẫn tìm hiểu bài 
	- HS đọc thầm đoạn 1 và câu hỏi 1: 
 ? Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào ? Những câu thơ nào cho biết điều đó ?
- HS đọc thầm đoạn 2 và câu hỏi 2: 
 ? Đoàn thuyền đánh cá trở về vào lúc nào ? Em biết điều đó nhờ những câu thơ nào ?
- 1 HS đọc to toàn bài câu hỏi 3: 
? Tìm những hình ảnh nói lên vẻ đẹp huy hoàng của biển ? 
? Công việc lao động của người đánh cá được miêu tả đẹp như thế nào ?
=> Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển và vẻ đẹp của những con người lao động trên biển .
d- Luyện đọc diễn cảm (10-12’)
*Luyện đọc diễn cảm từng đoạn: 
- Đoạn 1: Nhấn giọng: cài then, sập cửa, căng buồm  -> H đọc
- Đoạn 2: Nhấn giọng: xoăn tay, đội biển -> H đọc
* Luyện đọc diễn cảm cả bài: 
 - G hướng dẫn: Đọc bài với giọng đhào hứng, khẩn trương, nhấn giọng ở những từ gợi cảm, gợi tả -> G đọc mẫu - H đọc diễn cảm theo đoạn; toàn bài (8-10 em ) 
 - H nhẩm thầm từng đoạn -> Đọc thuộc lòng từng đoạn; cả bài
3- Củng cố dặn dò (2-3’)
- Nhận xét tiết học 
- VN: Tiếp tục học thuộc lòng 
Rút kinh nghiệm.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đạo đức
Giữ gìn các công trình công cộng (tiếp)
I.Mục tiêu:
* Hoạt động 1: Báo cáo về kết quả điều tra
+Bài tập 4 SGK:Thảo luận nhóm.
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm .
- GV kết luận: GV kết luận về việc thực hiện giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
*Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến.
+Bài tập 3 SGK:
_GV chia nhóm giao nhiệm vụ.
* GV kết luận: ý kiến (a) là đúng.
 ý kiến (b,c) là sai.
+Kết luận chung: 
-GV mời 2 HS đọc to phần ghi nhớ.
*Hoạt động nối tiếp:
- THực hiện các nội dung ở mục thực hành.	
-Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày báo cáo kết quả điều tra về các công trình công cộng ở địa phương.
- Cả lớp trao đổi, bổ sung
-HS trao đổ với nhau để tìm ý kiến đúng.
- Đại diện các nhóm trình bày
- Lớp nhận xét đánh giá .
-2--> 3 HS nhắc lại ghi nhớ SGK
____________________________________________________________
Thứ năm ngày 21 tháng 2 năm 2013.
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối
I-Mục đích, yêu cầu
- Luyện tập viết một số đoạn văn miêu tả cây cối . Yêu cầu viết từng đoạn hoàn chỉnh. Câu đúng ngữ pháp , dùng từ hay sinh động, chân thực, giàu tình cảm .
II-Đồ dùng dạy học: 
- Giấy khổ to và bút dạ. 
III-Các hoạt động dạy học 
 1- Kiểm tra bài cũ (2-3’)
- 2 HS đọc đoạn văn viết về lợi ích của cây -> nhận xét 
 2- Dạy bài mới 
a- Giới thiệu : (1-2’): G nêu MĐ, YC tiết học 
b- Luyện tập ( 32 - 34’ )
+ Bài 1/60 (12’)
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 
- Từng nội dung trong dàn ý trên thuộc phần nào trong cấu tạo của bài văn tả cây cối ?
- HS trình bày 
	- Nhận xét – bổ sung 
* GV : Từng đoạn trong dàn ý ở bài tập 1nêu một nội dung để tả về cây chuối.
+ Bài 2 /61 (22’)
	- HS đọc yêu cầu nội dung 
? BT2 yêu cầu em làm gì( Hoàn chỉnh bốn đoạn văn cho bài văn miêu tả cây chuối tiêu)
	- HS tự làm 
	- HS trình bày -> nhận xét -> bổ sung 
* Khi làm bài văn miêu tả về cây cối, biết quan sát, tìm ra những đặc điểm tiêu biều của cây để miêu tả.
 3- Củng cố dặn dò (2-3’) 	
	- Nhận xét tiết học 
	- Về nhà hoàn thành nốt đoạn văn bài 2 
Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 22 tháng 2 năm 2013.
 Luyện từ và câu
Vị ngữ trong câu kể Ai là gì ?
I - Mục đích, yêu cầu
- Hiểu được vị trí của vị ngữ trong câu kể Ai là gì ? Các từ ngữ làm vị ngữ trong kiểu câu này .
- Xác định đúng vị ngữ trong câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn, đoạn thơ.
- Đặt được đúng câu kể Ai là gì ? từ những vị ngữ đã cho 
II - Đồ dùng: Bảng phụ, ảnh các con : sư tử, gà trống, đại bàng 
III - Các hoạt động dạy học
1- Kiểm tra bài cũ(3-5’) 
- Đặt hai câu kể Ai là gì ? 
- Hãy nêu cấu tạo và tác dụng của câu kể Ai là gì ?
2- Dạy bài mới 
a- Giới thiệu : (1-2’)
- Tìm hiểu kĩ về bộ phận vị ngữ của kiểu câu kể Ai là gì ? 
b- Hình thành khái niệm (10-12’)
*Bài 1,2,3 
- HS đọc đoạn văn và yêu cầu bài tập 
+ Đoạn văn trên gồm mấy câu ?
+ Câu nào có dạng Ai là gì ? 
+ Tại sao câu : Em là con nhà ai mà đến giúp chị chạy muối thế này ? Không phải là câu kể Ai là gì ? 
+ Để xác định được vị ngữ trong câu ta phải làm gì ?
+ Trong câu Em là cháu bác Tự , bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Là gì ?
+ Bộ phận đó gọi là gì ?
+ Những từ ngữ nào có thể làm vị ngữ trong câu kể Ai là gì ? 
+ Vị ngữ được nối với chủ ngữ bằng từ gì ?
 => Kết luận: Trong câu kể Ai là gì ? Vị ngữ thường do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành 
-> Ghi nhớ /62 - > HS đọc ghi nhớ 
- Đặt 1 câu kể Ai là gì ? 
c - Luyện tập (20-22’)
+ Bài 1/62 (9’): Tìm câu kể Ai là gì? xác định VN của câu
- HS đọc yêu cầu và nội dung 
- HS tự làm -> HS trình bày -> nhận xét -> bổ sung 
* Chốt câu kể Ai là gì ? và VN của câu.
+ Bài 2/62 (5’) : Ghép từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo thành câu kể Ai là gì ?
- HS đọc yêu cầu và nội dung 
- HS làm bài SGK 
- HS trình bày -> nhận xét 
+ Bài 3/62 (8’)Đặt câu kể Ai là gì?
- HS đọc yêu cầu 
- HS làm vở 
- HS trình bày -> nhận xét 
3- Củng cố dặn dò (2-3’):- Nhận xét giờ học 
 - VN: Học thuộc ghi nhớ 
Rút kinh nghiệm.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối
Đề bài : tả một cây hoa mà em biết
I/ Mục đích, yêu cầu :
- Tiếp tục củng cố cách xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối.
- HS biết viết được những đoạn văn miêu tả một cây hoa mà em thích.
- Biết cách trình bày các đoạn văn trong một bài văn.
II/ Chuẩn bị : 
Giấy khổ to, bút dạ.
III/ các hoạt động dạy và học :
A. KTBC : 
- Chữa lại một trong các đoạn văn đã làm ở tiết trước.
- HS nhận xét, bổ sung góp ý.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài : 
Nêu nội dung, yêu cầu của tiết học.
2. Nội dung luyện tập :
+ Bài tập 1. 
- HS đọc dàn bài văn của bài văn tả cây hoa hồng
? Từng phần của bài tập 1 nêu nội dung nào trong bài văn tả cây hoa hồng( Mở bài, thân bài : tả bao quát, tả chi tiết- thân, lá hoa,... ; KB)
* GV chốt : các đoạn trong dàn bài trên miêu tả về cây hoa hồng.
+ Bài tập 2 :
- HS đọc thầm , xác định yêu cầu của bài tập
? BT2 yêu cầu gì ( Viết tiếp vào chỗ chấm cho hoàn thiện các đoạn văn ở BT1)
* GV : Các đoạn văn trên chưa hoàn thiện, nhiệm vụ của các em là xây dựng ( viết thêm vào đoạn văn cho hoàn thiện) và liên kết các đoạn văn đó thành một bài văn tả cây hoa hồng.
- HS thực hiện yêu cầu của bài tập.
- HS đổi vở kiểm tra và báo cáo kết quả.
- GV chấm một số bài làm của HS.
- HS trình bày. GV và HS nhận xét, bổ sung góp ý
- Bình chọn những đoạn văn, bài văn hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò
- Nêu cấu tạo chung của bài văn miêu tả cây cối ?
- GV đặn dò cách viết mỗi đoạn văn.
Rút kinh nghiệm.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 24.doc