Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Trường Tiểu học Thị Trấn Tiên Lãng - Tuần 26

Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Trường Tiểu học Thị Trấn Tiên Lãng - Tuần 26

I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Tổng kết đánh giá các hoạt động học tập, lao động, vệ sinh của tuần 25.

- Đề ra các phương hướng hoạt động cho tuần 26.

II/ CHUẨN BỊ:

- Bảng thống kê các mặt của tuần 25.

- Phương hướng hoạt động tuần 26

III/ NỘI DUNG SINH HOẠT :

1. Lớp chào cờ, hát quốc ca.

2. Lớp sinh hoạt:

- Lớp trưởng đọc bản tổng kết các mặt học tập, vệ sinh của từng tổ.

- HS thảo luận bình chọn tổ, cá nhân có nhiều thành tích trong mọi phong

doc 10 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 887Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Trường Tiểu học Thị Trấn Tiên Lãng - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
 Thứ hai ngày 4 tháng 3 năm 2013
Hoạt động tập thể
Chào cờ đầu tuần
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Tổng kết đánh giá các hoạt động học tập, lao động, vệ sinh của tuần 25.
- Đề ra các phương hướng hoạt động cho tuần 26.
II/ chuẩn bị:
- Bảng thống kê các mặt của tuần 25.
- Phương hướng hoạt động tuần 26
III/ Nội dung sinh hoạt :
1. Lớp chào cờ, hát quốc ca.
2. Lớp sinh hoạt:
- Lớp trưởng đọc bản tổng kết các mặt học tập, vệ sinh của từng tổ.
- HS thảo luận bình chọn tổ, cá nhân có nhiều thành tích trong mọi phong trào.
- GV nhận xét, tuyên dương, nhắc nhở.
+ tuyên dương: ..........................................................................................
+ Phê bình:...................................................................................................
3. Cán sự lớp đọc phương hường hoạt động cho tuần 26 .
- Các tổ thảo luận cho ý kiến.
- Cán sự lớp chốt ý kiến.
4. GV nhấn mạnh yêu cầu của tuần sau.
5. Lớp văn nghệ và củng cố giờ học.
________________________________
Tập đọc
 Thắng biển 
I- Mục đích- yêu cầu 
1/ Đọc đúng : 
-Đọc trôi chảy toàn bài ,ngắt nghỉ hơi đúngdấu câu ,..
- Đọc diễn cảm toàn bài:giọngkể rõ ràng ,chậm rãi.
2/ Hiểu nghĩa các từ ngữ: mập, cây vẹt, xung kích, chão
- Hiểu nội dung :Ca ngợi lòng dũng cảm ,ý chí quyết thắng của con người trong cuộc chống thiên tai ,bảo vệ con đê ,bảo vệ cuộc sống bình yên .
II- chuẩn bị đồ dung
- Tranh minh họa - SGK
III- Các hoạt động dạy học 
1/ Kiểm tra bài cũ : 2 - 3’
- 1-2 HS đọc thuộc bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ? Nêu ý chính của bài thơ?
2/ Dạy học bài mới	
a) Giới thiệu bài 1-2’
 b) Luyện đọc đúng 10-12’
1 HS khá đọc bài, lớp đọc thầm, xđ đoạn ? Bài chia làm mấy đoạn?
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn
- Luyện đọc từng đoạn
 *Đoạn 1:- Hướng dẫn phát âm : nuốt tươi . HS đọc câu 4
 - Giải nghĩa từ: mập - 1HS đọc chú giải.
 - HD đọc đoạn 1: Đọc rõ ràng, ngắt nghỉ đúng,...
 - Đọc đoạn 1 theo dãy.
 *Đoạn 2: - HD phát âm : vật lộn
 - Giải nghĩa từ :  cây vẹt 
 - HD đọc đoạn 2: Đọc rõ ràng ,ngắt nghỉ đúng,...
 - Đọc đoạn 2 theo dãy.nhóm
 *Đoạn 3:- HD phát âm : cứu - 1 HS đọc câu cuối
 - Giải nghĩa từ: xung kích , chão
 - Hướng dẫn đọc đoạn 3: Đọc rõ ràng, ngắt nghỉ đúng,...
 - Đọc đoạn 3 theo dãy.
*Đọc nhóm đôi
*HD đọc cả bài: Đọc rõ ràng, ngắt nghỉ đúng,...
 - HS đọc
 - GV đọc toàn bài.
c) HD tìm hiểu bài 10-12’
- Đọc thầm từng đoạn, trả lời câu hỏi.
? Cuộc chiến đấu giữa con người và bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào ?
? Tìm những từ ngữ ,hình ảnh nói lên sự đe dọa của cơn bão biển ?
Những từ ngữ hình ảnh ấy gợi cho em điều gì?
? Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ?
? Trong Đ1,2, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả hình ảnh của biển cả? Tác dụng ?
? Những từ ngữ ,hình ảnh nào thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển?
? Nêu nội dung bài?
- Ghi ý chính
d) Luyện đọc diễn cảm 10-12’
- GV hướng dẫn đọc từng đoạn – HS đọc diễn cảm từng đoạn.
Đoạn 1: Giọng chậm rãi, những câu sau nhanh dần. Nhấn giọng: gió lên,...
Đoạn 2: Giọng gấp gáp, căng thẳng. Nhấn giọng: ào, dữ dội ...
Đoạn 3: Giọng hối hả, gấp gáp.Nhấn giọng: ầm ầm...
- HD đọc cả bài - Đọc mẫu – HS đọc diễn cảm đoạn, cả bài.
- GV nhận xét, cho điểm
3) Củng cố - dặn dò 2 - 4’ ’
- Chốt nội dung bài học - GV nhận xét giờ học.
*Rút kinh nghiệm :
.
 ---------------------------------
__________________________________________________________________
Thứ ba ngày 5 tháng 3 năm 2013
Chính tả (Nghe - viết)
Thắng biển
I- Mục đích, yêu cầu
 - HS nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài chính tả: Thắng biển.
 - Tiếp tục luyện viết đúng các tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn: l/n .
II- Đồ dùng dạy học
Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ : ( 2-3’) 
HS viết bảng con : giao thừa, rao vặt, con dao 
2/ Dạy học bài mới
a) Giới thiệu bài: 1-2’: 
b) Hướng dẫn chính tả 10-12’
- GV đọc mẫu 
- GV nêu từ khó, viết bảng : L/an rộng
?Âm lờ được viết bằng con chữ gì?
Thực hiện tương tự với: d/ữ dội , v/ật lộn, ch/ống gi/ữ
- Đọc cho HS viết tiếng khó vào bảng con. 
c) HS viết chính tả 14-16’
- Nhắc nhở cách trình bày, đặt vở, cầm bút....
- HS viết vở.
d) Hướng dẫn chấm – chữa 3-5’
- Đọc soát lỗi
- Chấm bài, chữa lỗi
đ) Hướng dẫn bài tập chính tả 8-10’
Bài 2 a): - Đọc yêu cầu
- Làm vở - Chữa bảng phụ
- Nhận xét chữa bài: nhìn lại, khổng lồ, ngọn lửa, búp nõn, ánh nến, lóng lánh, lung linh, lũ lũ, lượn lên, lượn xuống
 3/ Củng cố 1-2’ 
- Nhận xét giờ học - Dặn dò V
*Rút kinh nghiệm :....................................................
......................
 -------------------------------------
Luyện từ và câu
Luyện tập về câu kể: Ai là gì?
I-Mục đích yêu cầu 
- Ôn tập và củng cố về câu kể ‘’Ai là gì?’’
- Viết được đoạn văn trong đó có một số câu kể “Ai là gì?”.Yêu cầu câu đúng ngữ pháp , chân thực, giàu hình ảnh , có sáng tạo khi viết. 
II- Các hoạt động dạy học
1) Kiểm tra bài cũ ;( 3-5’) HS làm nháp - Đặt câu thuộc mẫu câu kể “Ai là gì ’’có sử dụng cụm từ ở bài tập 2 tiết trước 
?Nêu cấu tạo và tác dụng của câu kể “Ai là gì ?”
2) Dạy bài mới
 a) Giới thiệu bài 1-2’
 b) Hướng dẫn thực hành 32-34’
Bài 1: ( 8-10’) - Đọc thầm y/c - Làm SGK - Trình bày, nx
=>Chốt KT : Tại sao câu Tàu nào có hàng cần bốc là cần trục vươn tay tới không phải là câu kể “Ai là gì ?’’
?Nêu cấu tạo và tác dụng của câu kể “Ai là gì ?’’?
Bài 2: ( 4-6’) - Đọc thầm y/c - Làm VBT - Chữa bảng phụ
- Nhận xét, chốt đáp án đúng
=> Chốt KT: Để tìm được CN- VN trong các câu trên, em đã làm gì?
Bài 3 :(18-20’)
- Hướng dẫn : Các em tưởng tượng ra mình và các bạn đến nhà Hà lần đầu tiên. Gặp bố mẹ bạn trước tiên ta phải chào hỏi, nói lí do đến nhà bạn, sau đó mới giới thiệu ...
- Đọc thầm y/c - Làm vở - Trình bày, nx.
 3- Củng cố – Dặn dò 2 - 4’
? Nêu cấu tạo và tác dụng của câu kể “Ai là gì ?”? 
Nhận xét giờ học: Dặn dò VN.
*Rút kinh nghiệm :
.
-------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 6 tháng 3 năm 2013
Kể chuyện
 Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
I-Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói:HS kể lại tự nhiên bằng lời của mình một cc đã nghe, đã đọc có cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa nói về lòng dũng cảm của con người, biết kết hợp cử chỉ, điệu bộ. 
- Hiểu nội dung câu chuyện: Hiểu được tính cách, hành động của nhân vật, ý nghĩa của câu chuyện mà bạn kể.
2. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể. Nhận xét lời kể của bạn.
II- Đồ dùng
 +HS : sưu tầm truyện về lòng dũng cảm.
III-Các hoạt động dạy học: 
 1- Kiểm tra bài cũ :( 2-3’) Gọi 1-2 HS kể chuyện Những chú bé không chết
- Nhận xét, cho điểm.
 2-Dạy bài mới:
 a- Giới thiệu bài. 1 - 2’
 b- Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài (6-8’) 
- Đọc yêu cầu, nêu
- Đọc gợi ý 1, 2, 3
? Đề bài yêu cầu gì ?
 - Gạch chân: Được nghe, được đọc, lòng dũng cảm.
 =>Truyện ca ngợi lòng dũng cảm ở đây là : lòng dũng cảm trong chiến đấu, lòng 
dũng cảm trong đấu tranh chống thiên tai, lòng dũng cảm trong đấu tranh vì lẽ 
phải, lòng dũng cảm trong đấu tranh với bản thân mình.
?Em biết những cc nào có nội dung ca ngợi lòng dũng cảm?
! Hãy giới thiệu những cc mà em sẽ kể cho các bạn nghe .
*Lưu ý :HS gt sẽ kể chuyện ngoài nhà trường thì GV cho HS đó giơ truyện đó lên để kiểm tra 
? Khi kể, chúng ta kể theo trình tự nào ?
 c-Học sinh kể chuyện 22 - 24’
+ Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện 3 - 5’
 - Giao nhiệm vụ: Nghe bạn kể, nhận xét về: nội dung, diễn đạt, điệu bộ.
- Tập kể trong nhóm 2, trao đổi ý nghĩa cc
- Trong nhóm nhận xét
- Kể trước lớp, nêu ý nghĩa cc
- Lớp nhận xét...
- Nhận xét, cho điểm.
 3-Củng cố – Dặn dò 2 – 4’ 
- Nhận xét tiết học
- Dặn VN tập kể chuyện cho người thân nghe.
*Rút kinh nghiệm :
.
__________________________
Tập đọc
Ga - vrốt ngoài chiến lũy
I-Mục đích yêu cầu
1/ Đọc: 
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu,..
- Đọc diễn cảm toàn bài: đọc với giọng kể chuyện. 
2/ Hiểu nghĩa các từ ngữ: chiến lũy, nghĩa quân, thiên thần, ú tim.
- Hiểu nội dung : Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga –vrốt .
II- chuẩn bị đồ dung
-Tranh minh họa - SGK
III- Các hoạt động dạy học 
 1/ Kiểm tra bài cũ : 2 - 3’
2HS đọc bài “Thắng biển’’ ? Nêu ý chính của bài?
2/ Dạy học bài mới	
a) Giới thiệu bài 1-2’
 b) Luyện đọc đúng 10-12’
- Quan sát tranh SGK
- 1 HS khá đọc bài, lớp đọc thầm, xđ đoạn ? Bài chia làm mấy đoạn?
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn
- Luyện đọc từng đoạn
 *Đoạn 1:- HD phát âm : Ga – vrốt. Đọc câu 2
 - Đọc lời Ăng – giôn – ra : Giọng đọc bình tĩnh. 
 - Giải nghĩa từ: chiến lũy- 1HS đọc chú giải.
 - HD đọc đoạn 1: Đọc rõ ràng, ngắt nghỉ đúng,...
 - Đọc đoạn 1 theo dãy
 *Đoạn 2: - Lời Cuốc - phây -rắc : lúc đầu ngạc nhiên, sau lo lắng
 -Lời Ga – vrốt : bình thản 
 - HD đọc đoạn 2: Đọc rõ ràng, ngắt nghỉ đúng,...
 - Đọc đoạn 2 theo dãy
 *Đoạn 3:- HD phát âm : lửa khói - Đọc câu 1
 - Giải nghĩa từ: nghĩa quân,thiên thần,ú tim
 - Hướng dẫn đọc đoạn 3: Đọc rõ ràng, ngắt nghỉ đúng,...
 - Đọc đoạn 3 theo dãy
-Đọc nhóm đôi
-HD đọc cả bài: Đọc rõ ràng, ngắt nghỉ đúng,...
 +HS đọc
 +GV đọc toàn bài.
c) HD tìm hiểu bài 10-12’
- Đọc thầm từng đoạn, trả lời câu hỏi.
? Ga-vrốt ra ngoài chiến lũy để làm gì?
? Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt?
? Vì sao tác giả nói Ga-vrốt là một thiên thần ?
? Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ga-vrốt ?
? Nêu nội dung bài?
- Ghi ý chính
d) Luyện đọc diễn cảm 10-12’
- GV hướng dẫn đọc từng đoạn – HS đọc nhóm đôi từng đoạn.
Đoạn 1: Lời dẫn chuyện đọc giọng chậm rãi, lời Ăng -giôn -ra : Giọng đọc bình tĩnh, . Nhấn giọng:làn mưa đạn ,...
Đoạn 2: - Lời Cuốc - phây -rắc : lúc đầu ngạc nhiên ,sau lo lắng. Lời Ga –vrốt : bình thản Đoạn 3: Giọng đọc chậm ,cảm động.Nhấn giọng: mịt mù
- HD đọc cả bài - Đọc mẫu – HS đọc diễn cảm đoạn mình thích hoặc cả bài.
- GV nhận xét, cho điểm
3) Củng cố - dặn dò 2 - 4’ ’
- Chốt nội dung bài 
*Rút kinh nghiệm :....................................................
......................
_____________________________________
Đạo đức
Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo(Tiết 1)
I- Mục tiêu
- HS hiểu :Thế nào là hoạt động nhân đạo, vì sao cần phải tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo .
- Biết thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn .Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường,địa phương phù hợp với khả năng .
 - Có thái độ tôn trọng,đồng tình (không đồng tình)với những người tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (không tham gia các hoạt động nhân đạo).
II- Các hoạt động dạy học: 
1/ Khởi động 2-3’ 
Cho HS hát tập thể
2/ Các hoạt động: 29 - 31’
HĐ 1: Thảo luận nhóm 10-12’ 
* Mục tiêu: HS biết các HĐ nhân đạo 
* Cách tiến hành:
- Đọc thông tin
- Thảo luận nhóm 4
- Trình bày,nhận xét
? Em có suy nghĩ gì về những khó khăn, thiệt hại mà các nạn nhân đã phải hứng chịu do 
thiên tai ,chiến tranh gây ra  ? Em có thể làm gì để giúp đỡ họ ?
=>KL: Trẻ em và nhân dân các vùng bị thiên tai hoặc chiến tranh đã phải chịu nhiều thiệt thòi .Chúng ta cần cảm thông chia sẻ ,giúp đỡ họ .
HĐ 2: Bày tỏ ý kiến 8-10’
* Mục tiêu: HS biết hiểu được biểu hiện của hoạt động nhân đạo là gì ? 
* Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu bài 1
- Trình bày, nhận xét
? Những biểu hiện của hoạt động nhân đạo là gì ?
- GV nhận xét, chốt ý đúng
=>Mọi người cần tích cực tham gia vào các hoạt động nhân đạo phù hợp với hoàn cảnh của mình 
Hoạt động 3: Xử lí tình huống 9-10’
*Mục tiêu: HS biết cách giải quyết đúng trong mỗi tình huống. 
*Cách tiến hành - Nêu yêu cầu bài 2 - Thảo luận nhóm 2 - Trình bày , nhận xét
- Nhận xét ,chốt cách giải quyết đúng trong mỗi trường hợp
=>Kết luận 
 3/ Hoạt động tiếp nối 2-3’
- Dặn HS phải biết tham gia tích cực vào các hoạt động nhân đạo .
- Nhận xét giờ học. 
.................................................................................................................................
Thứ năm ngày 7 tháng 3 năm 2013
Tập làm văn
 Luyện tập kết bài trong bài văn tả cây cối
I - Mục đích yêu cầu 
 - HS nắm được hai kiểu kết bài ( không mở rông, mở rông ) trong bài văn tả cây cối.
- Luyện tập viết đoạn kết bài trong bài văn miêu tả cây cối theo cách mở rộng.
II - Đồ dùng dạy học
 - Tranh, ảnh một số loài cây : na, ổi, mít, tre
- Bảng phụ viết sẵn dàn ý quan sát.
III. Hoạt động dạy học
 1. KT bài cũ (2-3’)
- 2HS đọc đoạn mở bài giới thiệu chung về cái cây em định tả ( BT4)
2.Bài mới: a. Giới thiệu bài ( 1-2’)
 b. Luyện tập thực hành : (32-34’)
* Bài 1: (4-6’)
- HS đọc thầm YC của bài – HS thảo luận nhóm.
- HS trình bày.
=> GV chốt: Có thể dùng các câu ở đoạn a,b để kết bài. Vì kết bài ở đoạn a, nói được tình cảm của người tả đối với cây
* Bài 2: ( 5-7’)
 - HS đọc thầm YC của bài, suy nghĩ trả lời câu hỏi – HS nhận xét, GV đánh giá.
- Hãy nêu lợi ích của cây và cảm nghĩ của cây đó.
* Bài 3: (8-10’)
- HS làm nháp . GV yêu cầu viết kết bài không trùng với đề bài ở BT 4
- HS trình bày bài. HS nhận xét; bạn viết đúng YC của bài chưa, các dùng từ, diễn đạt
- GV khen ngợi những bài viết hay
* Bài 4: (12-14’)- GV gợi ý: Lựa chọn viết kết bài mở rộng cho một trong ba loại cây đó, cây nào gần gũi, quen thuộc có nhiều ở địa phương em
- HS đọc thầm yc làm vở – GV thu chấm
3. Củng cố - Dặn dò ( 2-4’) : 
- GV nêu lại hai kết bài đã hoc.
- GV nhận xét giờ học.
*Rút kinh nghiệm :
.
 _________________________________
Thứ sáu ngày 8 tháng 3 năm 2013
	 Luyện từ và câu
 Mở rộng vốn từ : Dũng cảm
I - Mục đích yêu cầu 
 - Tiếp tục mở rông và hệ thống hoávốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm. Biết một số thành ngữ gắn với chủ điểm.
- Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đố vào vốn từ tích cực. 
II - Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ viết sẵn nội dung BT1,4.
- Sổ tay từ nữ Tiếng Việt.
III. Hoạt động dạy học
 1. KT bài cũ: (2-3’) 2HS đóng vai – giới thiệu với bố mẹ bạn Hà về từng người trong nhóm đến thăm bạn Hà ốm
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài (1-2’)
 b. Luyện tập – Thực hành: ( 32- 34’)
* Bài 1: (6-8’)
- HS đọc thầm YC – 1HS nêu mẫu ( HS có thể dùng từ điển)
- HS trình bày : Mỗi HS nêu một từ ( Không lặp từ bạn đã nêu)
=>Chốt lời giải đúng: + Từ cùng nghĩa vói từ Dũng cảm ; Can đảm, can trường.
 +Từ trái nghĩa với từ Dũng cảm là nhát, nhát gan, nhút nhát.. 
* Bài 2 ( 3-5’)
- HS nêu YC của bài - GV : Muốn đặt đúng, em phải nắm được nghĩa của từ, xem từ ấy sử dụng trong trường hợp nào?
- HS đặt 1 câu – GV nhận xét
- HS làm vở – HS trình bày bài . HS nhận xét câu đã đung yêu cầu bài chưa, câu đúng ngữ pháp, đúng ý nghĩa chưa ?
* Bài 3 ( 5-7’) 
- HS đọc thầm làm SGK .
- HS trình bày miệng. GV chốt lời giải đúng.
* Bài 4: (6-7’) 
- HS đọc thầm làm vở – GV gợi ý: các em nắm được nghĩa của các thành ngữ đóGV
 chấm điểm
- HS nêu miệng – GV nhận xét.
* Bài 5 ( 4-5’)
- Dựa vào nghĩa của các thành ngữ đó, xét xem thành ngữ đó thường dùng trong những trường hợp nào? nói về phẩm chất gì? của ai ?
- HS làm vào vở _ GV chấm diểm.
3. Củng cố – Dặn dò : (1-2’) ? Hãy nêu những thành ngữ nói về lòng dũng cảm?
 - GV nhận xét giờ học.
*Rút kinh nghiệm :
.
 ---------------------------------------
Tập làm văn
Luyện tập miêu tả cây cối
I-Mục đích -yêu cầu
- Luyện tập viết bài văn miêu tả cây cối theo tuần tự các bước : lập dàn ý, viết đoạn mở bài, thân bài, kết bài. 
- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp và gián tiếp, thân bài theo quá trình phát triển hoặc theo từng bộ phận của cây, đoạn kết bài theo cách mở rộng hoặc không mở rộng 
 II-Đồ dùng dạy học 
HS : tranh ảnh về một số cây định tả .
GV : bảng phụ viết sẵn gợi ý
 III- Các hoạt động dạy học 
 1- Kiểm tra bài cũ 2 - 3’
1HS đọc đoạn kết bài theo cách mở rộng về một cây mà em thích.
 2 -Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài: 1 - 2’
b- Hướng dẫn thực hành 32-34’
*Tìm hiểu đề bài: GVchép đề lên bảng – HS đọc đề 
- GV gạch chân dưới các từ: cây có bóng mát, cây ăn quả, cây hoa mà em yêu thích 
-Yêu cầu : có thể chọn một trong 3 loại cây : cây ăn quả, cây bóng mát, cây hoa để tả .Đó là một cây mà thực tế em đã quan sát từ các tiết trước và có tình cảm với cây đó.
- Đọc tiếp các gợi ý
? Hãy giới thiệu cây mình định tả ?
- Đưa bảng phụ viết sẵn gợi ý 
- Cho HS viết bài vào nháp.
 - Yêu cầu HS : Lập dàn ý sau đó hoàn chỉnh bài văn
- GV chấm, nhận xét, sửa lỗi cho HS
*Lưu ý : Khi HS nhận xét bạn, yêu cầu HS nhận xét rõ : ? Bạn đã viết đúng yêu cầu của bài chưa? Đoạn mở bài, kết bài, thân bài theo hướng nào?... 
 3-Củng cố - dặn dò 2-4’
- Nhận xét kĩ năng làm bài của HS ,nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
*Rút kinh nghiệm :...
__________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26-Chinh.doc