I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Tổng kết đánh giá các hoạt động học tập, lao động, vệ sinh của tuần 22
- Đề ra các phương hướng hoạt động cho tuần 23.
II/ CHUẨN BỊ:
- Bảng thống kê các mặt của tuần 22.
- Phương hướng hoạt động tuần 23
III/ NỘI DUNG SINH HOẠT :
1. Lớp chào cờ, hát quốc ca.
2. Lớp sinh hoạt:
- Lớp trưởng đọc bản tổng kết các mặt học tập, vệ sinh của từng tổ.
- HS thảo luận bình chọn tổ, cá nhân có nhiều thành tích trong mọi phong trào.
Tuần 23 Thứ hai ngày 4 tháng 2 năm 2013 Hoạt động tập thể sinh hoạt lớp I/ Mục đích, yêu cầu: - Tổng kết đánh giá các hoạt động học tập, lao động, vệ sinh của tuần 22 - Đề ra các phương hướng hoạt động cho tuần 23. II/ chuẩn bị: - Bảng thống kê các mặt của tuần 22. - Phương hướng hoạt động tuần 23 III/ Nội dung sinh hoạt : 1. Lớp chào cờ, hát quốc ca. 2. Lớp sinh hoạt: - Lớp trưởng đọc bản tổng kết các mặt học tập, vệ sinh của từng tổ. - HS thảo luận bình chọn tổ, cá nhân có nhiều thành tích trong mọi phong trào. - GV nhận xét, tuyên dương, nhắc nhở. + tuyên dương: .......................................................................................... + Phê bình:................................................................................................... 3. Cán sự lớp đọc phương hường hoạt động cho tuần 21 . - Các tổ thảo luận cho ý kiến. - Cán sự lớp chốt ý kiến. 4. GV nhấn mạnh yêu cầu của tuần sau. 5. Lớp văn nghệ và củng cố giờ học. _______________________________ Tập đọc Hoa học trò. I- Mục đích yêu cầu: - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, suy tư, phù hợp với nội dung bài là ghi lại những phát hiện của tác giả về vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng, sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian. - Cảm nhận được vẻ đẹp độc dáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả; hiểu ý nghĩa của hoa phượng- hoa học trò, đối với những học sinh đang ngồi trên nghế nhà trường. II- Đồ dùng dạy học: tranh SGK. III- Các hoạt động dạy học: a.Giới thiệu bài:(1’) b.Luyện đọc đúng(10-12’) - 1 HS khá đọc cả lớp đọc thầm và xác định đoạn. - Gọi một HS chia đoạn. - 3 HS đọc nối đoạn. - Luyện đọc đoạn * Đoạn 1:- Câu2: Đọc đúng từ tán hoa lớn, Ngắt hơi sau tiểng ra, tiếng thắm. - Phượng là loài cây như thế nào? hiểu phần tử là gì? -HD đọc Đ1: Cả đoạn đọc trôi chảy ngắt nghỉ đúng ở câu dài cô vừa hướng dẫn. - HS đọc đoạn theo dãy. * Đoạn 2:- Câu cuối:Thể hiện sự ngạc nhiên của cậu học trò cao giọng ở lúc nào mà bất ngờ vậy? - Em hiểu vô tâm là thế nào?, tin thắm là tin như thế nào? - HD đọc Đ2: Đọc đúng câu hỏi của cậu HS, ngắt nghỉ đúng ở dấu câu. - HS đọc đoạn theo dãy. * Đoạn 3:- HD đọc Đ3: Cả đoạn đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng ở dấu chấm dấu phẩy. - HS đọc đoạn theo dãy. - HS đọc đoạn theo nhóm đôi. - HD đọc cả bài: Đọc trôi chảy rõ ràng, chú ý đúng các từ ,câu khó cô đã hướng dẫn.- HS đọc cả bài. - GV đọc mẫu. c.Tìm hiểu bài(10-12’) - Tại sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò? - Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt? Chốt: + Hoa phượng đẹp không phải ở một đoá mà cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ. -> Chuyển:Theo thời gian hoa phượng có gì thay đổi?- Đọc thầm Đ3. - Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian? - Bài văn giúp em hiểu thêm điều gì về hoa phượng? -> Nội dung bài: d.Hướng dẫn đọc diễn cảm.(10-12’) - HD đọc Đ1:giọng đọc nhẹ nhàng, suy tư, nhấn ở các từ: cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời, muôn ngàn con bướm thắm... - HD đọc Đ2: Giọng đọc như Đ1, nhấn ở các từ ngữ: xanh um, mát rượi, ngon lành, xếp lại,e ấp,xoè ra, phơi phới, tin thắm, ngạc nhiên, bất ngờ. - HD đọc Đ3: giọng đọc như Đ1, nhấn giọng ở các từ ngữ: chói lọi, kêu vang, rực lên. - Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng suy tư. Nhấn giọng những từ ngữ tả vẻ đẹp của hoa phượng. - GV đọc mẫu. - HS đọc đoạn mình thích - HS đọc toàn bài. e. Củng cố dặn dò.(4-5’) - Đối với các bạn HS hoa phượng có ý nghĩa gì? - Về đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: ... ====================$===$===$======================== Thứ ba ngày 5 tháng 2 năm 2013 Chính tả( nhớ- viết) Chợ Tết I- Mục đích yêu cầu: - HS nhớ - viết lại chính xác, trình bày đúng 11 dòng đầu bài thơ Chợ Tết. - Làm đúng bài tập tìm tiếng thích hợp có âm đầu hoặc vần dễ lẫn( s/x vần ưc hay ứt) điền vào các ô trống. II- Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III- Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra(3’) - Viết bảng con các từ: nức nở, lắng đọng, náo nức. 2.Dạy bài mới: a.Giới thiệu bài(1’) b.Hướng dẫn chính tả(8-10’) - GV đọc mẫu. - GV nêu và ghi bảng các từ khó: s/ương hồng l/am, n/óc nhà gi/anh, l/on x/on, yếm thắm - Hỏi âm gi được ghi bằng những con chữ nào? - Chữ yếm cấu tạo có gì khác với các chữ khác? - GV đọc từ khó cho HS viết bảng con. c.Viết vở(12-14’) - 2,3 HS đọc thuộc- HS lớp nhẩm lại bài. - Hướng dẫn tư thế ngồi viết. - HS nhớ và viết vào vở. d.Hướng dẫn chấm chữa(3-5’) - GV đọc bài cho HS soát lỗi. - HS soát lỗi và ghi số lỗi ra lề. - HS đổi vở soát lỗi. - HS chữa lỗi. đ- Hướng dẫn HS luyện tập(8-10’) Bài 2/44. - HS đọc yêu cầu. - HS làm vở. - GV chấm, chữa trên bảng phụ. * Các từ cần điền: hoạ sĩ, nước Đức, sung sướng, không hiểu sao, bức tranh. e.Củng cố –dặn dò(2-4’) - Nhận xét vở chấm, nhận xét giờ học. - Dặn dò viết lại các chữ còn sai lỗi. e- Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học . - Về chữa lỗi còn lại. Rút kinh nghiệm: ... Luyện từ và câu Dấu gạch ngang I-Mục đích yêu cầu - Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang. - Sử dụng đúng dấu gạch ngang trong khi viết. II- Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III- Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra(3’) - Nêu một số từ ngữ chỉ vẻ đẹp hồn của con người? - Đặt câu với một từ mà em thích? 2.Dạy bài mới: a.Giới thiệu bài(1’) b. Hình thành kiến thức(10-12’) * Nhận xét: Bài1: - HS đọc yêu cầu. - HS đọc thầm đoạn văn tìm các câu có dấu gạch ngang. - HS trao đổi nhóm đôi. - HS trả lời. - GV treo bảng phụ các câu có dấu gạch ngang. Hỏi dấu gạch ngang trong mỗi đoạn văn có tác dụng gì? - Hỏi vậy dấu gạch ngang có tác dụng gì trong câu? -> Rút ra ghi nhớ/ 45 c.Hướng dẫn HS luyện tập(22-24’) Bài 1/46: - HS đọc yêu cầu. - HS trao đổi nhóm đôi – trình bày. - GV nhận xét. -> Chốt: Dấu gạch ngang có tác dụng gì trong câu? Bài 2/46 - HS đọc yêu cầu. - Đề bài yêu cầu gì? - HS làm vở. - HS trình bày. - Nêu tác dụng của dấu gạch ngang? - GV nhận xét cho điểm. e- Củng cố dặn dò(4-5’) - Hỏi dấu gạch ngang thường dùng để làm gì? - HS đọc lại ghi nhớ. Rút kinh nghiệm: ... ________________________________ __________________________________________________________________ Thứ tư ngày 6 tháng 2 năm 2013 Kể chuyện Kể chuyện đã nghe, đã đọc I- Mục đích yêu cầu: - Rèn kĩ năng nói : - Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện, đoạn truyện đã nghe, đã đọc có nhân vật, ý nghĩa, ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác. - Hiểu truyện, trao đổi đợc với các bạn về nội dung, ý nghiã câu chuyện. - Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ , điệu bộ một cách tự nhiên. - Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn. II- Đồ dùng dạy học. - Bảng phụ nghi dàn ý kể chuyện. III- Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra(3’) - Hãy kể lại câu chuyện Vịt con xấu xí? 2.Dạy bài mới: a.Giới thiệu bài(1’) b. Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài(6-8’) - GV chép đề. - HS đọc đề và gạch chân các từ trọng tâm. - Đề bài yêu cầu gì? - Nội dung câu chuyện nói về điều gì? - GV gạch chân các từ trọng tâm: ca ngợi cái đẹp, phản ánhcuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác. - HS đọc gợi ý.- HS giới thiệu truyện - GV treo bảng phụ có dàn ý kể chuyện. - HS đọc dàn ý. c- HS kể chuyện(22-24’) - HS kể theo nhóm đôi. - HS kể trước lớp.- HS khác nhận xét bạn kể. - GV hướng dẫn cách nhận xét bạn kể: + Nội dung? + Lời kể, cử chỉ, điệu bộ? + Em thích nhân vật nào trong câu chuyện bạn kể? +Câu chuyện bạn kể có đúng nội dung trọng tâm mà đề bài yêu cầu không? + Em có thể hỏi bạn về ý nghĩa câu chuyện. - GV chấm điểm. d-Tìm hiểu ý nghĩa chuyện(3-5’) - Các câu chuyện bạn kể có ý nghĩa gì? đ- Củng cố dặn dò(2-4’) - Nhận xét tiết học. - GV tuyên dương HS kể hay, kể tốt. - Về kể lại truyện cho người thân nghe. Rút kinh nghiệm: ... _____________________________ Tập đọc Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ I- Mục đích yêu cầu: - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng âu yếm, dịu dàng, đầy yêu thương. - Hiểu nội dung ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà- ôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. - HTL 1 khổ thơ. II- Đồ dùng dạy học: - Tranh SGK. III- Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra(3’) - HS đọc bài: Hoa học trò. - Nêu nội dung bài? 2.Dạy bài mới. a.Giới thiệu bài(1’) b.Luyện đọc đúng(10-12’) - 1 HS khá đọc cả lớp đọc thầm xác định đoạn. - Gọi một HS chia đoạn. ( Bài chia 2 đoạn ) - 2 HS đọc nối đoạn. - Luyện đọc đoạn: * Đoạn 1:- Dòng 7 : Đọc đúng từ lưng, đưa nôi. - Dòng 8: Đọc đúng a- kay. - Đọc chú giải các từ lưng đưa nôi, tim hát thành lời, a- kay. - HD đọc Đ1: Đọc ngắt nhịp sau mỗi dòng thơ ngắt nhịp 4/4 các câu: - HS đọc đoạn theo dãy. * Đoạn 2: - Dòng3 Đọc đúng từ Ka- lưi - HD đọc Đ2 : HS ngắt nhịp thơ 3/5 ở các câu thơ : Em cu Tai/ ngủ trên lưng mẹ ơi. Em ngủ ngoan/ em đừng làm mẹ mỏi. Các dòng còn lại đọc theo nhịp thơ 4/4. - HS đọc đoạn theo dãy. - HS đọc theo nhóm đôi. - GV hướng dẫn đọc cả bài thơ: Đọc trôi chảy cả bài, ngắt nhịp đúng như đã hướng dẫn. - HS đọc cả bài. - GV đọc mẫu. c.Hướng dẫn tìm hiểu bài(10-12’) - Em hiểu thế nào là “những em bé lớn trên lưng mẹ”? -> Có thể nói các em lớn lên trên lưng mẹ. - Người mẹ làm những công việc gì? - Những công việc của người mẹ có ý nghĩa gì? -> Chốt: Các em quan sát bức tranh sẽ thấy được hình ảnh người mẹ vừa địu con vừa làm việc. Công việc mà người mẹ làm vô cùng có ý nghĩa. Mẹ vừa làm tròn bổn phận của người mẹ vừa tích cực tham gia cùng nhân dân đánh giặc cứu nước. Đó là hình ảnh tiêu biểu cho những người mẹ Việt Nam. - Tìm trong bài những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con? - Theo em cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì? - Bài thơ ca ngợi gì? ( Ca ngợi tình yêu con và tình yêu cách mạng của người mẹ miền núi.) -> Chốt nội dung bài d.HD đọc diễn cảm, học thuộc lòng(10-12’) - HD đọc Đ1:Giọng đọc âu yếm, nhẹ nhàng nhấn giọng ở các từ: ngoan, nuôi, nóng hổi,nhấp nhô,đưa nôi. - HD đọc Đ2: giọng đọc như Đ1 nhấn giọng ở các từ: đừng rời, rung chày lún sân, nghiêng, trắng ngần,... - HD đọc toàn bài: Đọc diễn cảm toàn bài giọng nhẹ nhàng, trìu mến, đầy tình yêu thương, nhấn giọng ở một số từ ngữ gợi tả. - GV đọc mẫu. - HS đọc khổ thơ mình thích. - HS đọc cả bài. - HS nhẩm thuộc khổ thơ HS thích. - HS đọc thuộc. e.Củng cố dặn dò(4-5’) - Bài thơ cho ta biết điều gì? - Về học thuộc bài và chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: ... ------------------------------------- Đạo đức Giữ gìn các công trình công cộng I.Mục tiêu: - Hiểu thế nào là công trình công cộng. - Biết thế noà là bảo vệ công trình công cộng. - Có ý thức bảo vệ công trình công cộng * Hoạt động 1: Báo cáo về kết quả điều tra +Bài tập 4 SGK:Thảo luận nhóm. -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm . - GV kết luận: GV kết luận về việc thực hiện giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương. *Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến. +Bài tập 3 SGK: _GV chia nhóm giao nhiệm vụ. * GV kết luận: ý kiến (a) là đúng. ý kiến (b,c) là sai. +Kết luận chung: -GV mời 2 HS đọc to phần ghi nhớ. *Hoạt động nối tiếp: - THực hiện các nội dung ở mục thực hành. -Các nhóm thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày báo cáo kết quả điều tra về các công trình công cộng ở địa phương. - Cả lớp trao đổi, bổ sung -HS trao đổ với nhau để tìm ý kiến đúng. - Đại diện các nhóm trình bày - Lớp nhận xét đánh giá . -2--> 3 HS nhắc lại ghi nhớ SGK -------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 7 tháng 2 năm 2013 Tập làm văn Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối I- Mục đích yêu cầu: - Thấy được những điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cói( hoa, quả) trong những đoạn văn mẫu. - Viết được một đoạn văn tả hoa hoặc quả. II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III- Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra(3’) - HS trình bày những nhận xét về cách miêu tả của tác giả trong hai đoạn văn đọc thêm của tiết trước. 2.Dạy bài mới: a.Giới thiệu bài: (1’) b-Hướng dẫn HS luyện tập(30-32’) Bài 1/ 50, 51 - HS đọc to yêu cầu. - HS đọc thầm các đoạn văn . - HS làm VBT. - HS trao đổi nhóm đôi. - HS trình bày trước lớp. - GV ghi những ý chính khi HS nhận xét. - Khi tả hoa và quả của cây, tác giả đã chọn tả những nét gì? ->Chốt : Khi tả các cây các em cần chọn tả những nét tiêu biểu làm nổi bật vẻ đẹp riêng của cây đó. Bài 2/ 51 - GV chép đề.- HS đọc đề bài và gạch chân các từ trọng tâm. - Hỏi đề bài yêu cầu gì? - GV gạch chân từ:đoạn văn, tả , một loài hoa, thứ quả, em thích. - HS làm VBT. - HS trao đổi nhóm đôi. - HS trình bày trước lớp.- HS lớp nhận xét. - Nêu những chú ý khi tả hoa và quả của cây cối? - GV nhận xét. d.Củng cố, dặn dò(2-4’) - Khi miêu tả các bộ phận của cây cối, các em chú ý quan sát thật kĩ cây cối ấy, chọn tả những điểm làm nổi bật, các đặc điểm riêng của cây đó, biết viết câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hoá , thể hiện tình cảm của mình ... - Về chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: ... __________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 8 tháng 2 năm 2013 Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Cái đẹp( tiếp) I-Mục đích yêu cầu - Làm quen với các câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp. Biết nêu những hoàn cảnh sử dụng các câu tụa ngữ đó. - Tiếp tục mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, nắm nghĩa các từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp, biết đặt câu với các từ đó. II- Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III- Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra(3’) - Dấu gạch ngang dùng để làm gì? 2.Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài(1’) b. Hướng dẫn HS luyện tập(30-32’) Bài1/52 - HS đọc yêu cầu - HS làm VBT. - HS trình bày theo N2 :1HS nêu câu tục ngữ, 1 HS nêu nghĩa. - GV ghi bảng phụ. - GV nhận xét. -> Những tục ngữ đó thuộc chủ đề nào? Bài 2/ 52 - HS đọc yêu cầu. - Bài 2 yêu cầu gì? - GV hướng dẫn làm mẫu. - GV: Muốn sử dụng được các tục ngữ trên các em cần phải hiểu được nghĩa của câu tục ngữ đó rồi mới có thể vận dụng được - Em nêu nghĩa của câu :Tốt gỗ hơn tốt nước sơn? - Em hãy nêu một trường hợp cụ thể sử dụng thành ngữ này? -> Chốt: Có rất nhiều câu tục ngữ nói về cái đẹp. Trong từng văn cảnh các em cần sử dụng từng câu tục ngữ sao cho phù hợp. Bài 3/52 - HS đọc yêu cầu. - HS thảo luận nhóm tổ và ghi bảng nhóm - HS các nhóm báo cáo kết quả thảo luận - GV cùng toàn lớp chấm và chữa trên bảng nhóm - GV nhận xét và chốt:Có rất nhiều từ miêu tả mức độ của cái đẹp khi nói và viết văn ta có thể sử dụng từ này hoặc từ kia sao cho phù hợp. Bài 4/52 - HS đọc yêu cầu. - HS làm vở. - GV chấm vở, chữa. -> Khi đặt câu với các từ chỉ mức độ của cái đẹp, các em cần chú ý dùng từng từ cho phù hợp trong từng câu văn. e- Củng cố dặn dò(2-4’) - Nêu một số từ ngữ, tục ngữ thuộc chủ đề Cái đẹp? - Về tìm thêm một số từ ngữ khác. Rút kinh nghiệm: ... ______________________________ Tập làm văn Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối. I- Mục đích yêu cầu: - Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối. - Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng các đoạn văn tả cây cối. - Có ý thức bảo vệ cây xanh. II- Đồ dùng dạy học: - Tranh cây gạo, cây trám đen. III- Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra(3’) - Nêu cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật? - Khi miêu tả các bộ phận của cây cối cần chú ý điều gì? 2.Dạy bài mới: a.Giới thiệu bài (1’) b.Hình thành kiến thức(10-12’) *Nhận xét: - HS đọc yêu cầu. - HS đọc thầm bài văn cây gạo. - HS xác định rõ từng đoạn. - Bài có mấyđoạn văn? - Đoạn 1 giới thiệu nội dung gì? - Nêu nội dung đoạn 2? - Đoạn 3 có nội dung gì? - GV nhận xét -> Mỗi đoạn văn miêu tả cây cối có một nội dung nhất định.Mỗi đoạn có thể tả những gì? - Khi viết hết một đoạn văn các em cần chú ý gì? -> Rút ra ghi nhớ SGK. c.Hướng dẫn thực hành(22-24’) Bài 1/53. - HS đọc yêu cầu. - HS trao đổi nhóm đôi. - Nêu nội dung của từng đoạn? -> Chốt: Mỗi đoạn văn miêu tả một nội dung nhất định Bài 2/32 .- HS đọc yêu cầu. - Đề bài yêu cầu gì? - Đoạn văn cần viết có nội dung gì? -> Chỉ nêu lợi ích của cây em chọn. - HS trao đổi nhóm đôi. - HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét cho điểm. d- Củng cố- dặn dò(4-5’) - Trong bài văn miêu tả cây cối mỗi đoạn văn có nội dung như thế nào? - GV nhận xét tiết học. - Tập viết đoạn văn miêu tả cây cối. Rút kinh nghiệm: ... _______________________________
Tài liệu đính kèm: