Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 29 đến tuần 31

Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 29 đến tuần 31

1 . Chào cờ. I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Tổng kết đánh giá các hoạt động học tập, lao động, vệ sinh của tuần 28.

- Đề ra các phương hướng hoạt động cho tuần 29.

II/ CHUẨN BỊ:

- Bảng thống kê các mặt của tuần 28.

- Phương hướng hoạt động tuần 29

III/ NỘI DUNG SINH HOẠT :

1. Lớp chào cờ, hát quốc ca.

2. Lớp sinh hoạt:

- Lớp trưởng đọc bản tổng kết các mặt học tập, vệ sinh của từng tổ.

- HS thảo luận bình chọn tổ, cá nhân có nhiều thành tích trong mọi phong trào.

 

doc 36 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1248Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 29 đến tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Thứ hai ngày 25 tháng 3 năm 2013.
Hoạt động tập thể
Chào cờ trong lớp
1 . Chào cờ. I/ Mục đích, yêu cầu:
- Tổng kết đánh giá các hoạt động học tập, lao động, vệ sinh của tuần 28.
- Đề ra các phương hướng hoạt động cho tuần 29.
II/ chuẩn bị:
- Bảng thống kê các mặt của tuần 28.
- Phương hướng hoạt động tuần 29 
III/ Nội dung sinh hoạt :
1. Lớp chào cờ, hát quốc ca.
2. Lớp sinh hoạt:
- Lớp trưởng đọc bản tổng kết các mặt học tập, vệ sinh của từng tổ.
- HS thảo luận bình chọn tổ, cá nhân có nhiều thành tích trong mọi phong trào.
- GV nhận xét, tuyên dương, nhắc nhở.
+tuyên dương :.....................................................................................
+ Phê binh :..........................................................................................
3. Cán sự lớp đọc phương hường hoạt động cho tuần 29 .
- Các tổ thảo luận cho ý kiến.
- Cán sự lớp chốt ý kiến.
4. GV nhấn mạnh yêu cầu của tuần sau.
5. Lớp văn nghệ và củng cố giờ học.
_____________________________________
Tập đọc
Đường đi Sa Pa
I- Mục đích yêu cầu:
 - Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui, sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa.
 - Hiểu các từ ngữ trong bài.
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
 - HTL đoạn 3.
II- Đồ dùng dạy học: tranh SGK.
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra:( 3-5’)
 - Đọc bài : Con sẻ.
 - Nêu nội dung của bài?
2- Dạy bài mới.
a- Giới thiệu bài:( 1-2’): G giới thiệu chủ đề, giới thiệu bài.
b- Luyện đọc đúng:( 8-10’) 
* 1 HS khá đọc cả lớp đọc thầm theo và xác định đoạn.
- Gọi một HS chia đoạn (Bài chia 3 đoạn)
- Cho HS đọc nối đoạn (1lượt).
* Rèn đọc đoạn 
+ Đoạn 1: từ đầu đến liễu rủ
 - Đọc đúng: chênh vênh, rực lên như ngọn lửa
 - Đọc đúng câu dài: Những đám mây trăng nhỏ/ sà xuống cửa kính ô tô/ tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo.
 - Em biết Sa Pa thuộc tỉnh nào?
 - Đọc chú giải từ rừng cây âm âm?
 - Cả đoạn đọc trôi chảy ngắt nghỉ đúng ở dấu chấm dấu phẩy.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến trong sương núi tím nhạt
 Đọc đúng : Hmông, Tu Dí, Phù Lá
 Giảng từ : Hmông, Tu Dí, Phù Lá
 Hoàng hôn là vào lúc nào? 
 Đọc chú giải từ áp phiên 
 Hướng dẫn đọc cả đoạn: đọc trôi chảy, rõ ràng, đọc đúng các từ vừa hướng dẫn
+ Đoạn 3: đoạn còn lại”
 Đọc đúng khoảnh khắc, nồng nàn
 Cả đoạn đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng ở dấu chấm dấu phẩy.
 - GV hướng dẫn đọc cả bài: Đọc trôi chảy rõ ràng, chú ý phát âm đúng các từ đã hướng dẫn -> HS đọc bài (1-3H)
 - GV đọc mẫu.
c- Hướng dẫn tìm hiểu bài:( 10- 12’)
 - Đọc thầm đoạn 1 và cho biết những điều em hình dung được sau khi đọc? (du khách đi lên Sa Pa có cảm giác như đi trong những đám mây trắng bồng bềnh huyền ảo....)
 - Đọc thầm đoạn 2 và nói những điều em hình dung được?
 - Đọc thầm đoạn 3 và cho biết em hình dung được gì sau khi đọc?
-> Mỗi đoạn là một bức tranh đẹp về cảnh, về người. Hãy nói lại những điều hình dung được qua mỗi bức tranh?
 - Những bức tranh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát rất tinh tế của tác giả. Hãy nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy?
 - Giảng từ cảm giác bồng bềnh huyền ảo, vàng hoe, thoắt cái.
 - Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “ món quà tặng diệu kì” của thiên nhiên?
 - Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với cảnh đẹp của Sa Pa? 
 - Bài văn có nội dung gì?
- > Nội dung bài.
d- Hướng dẫn đọc diễn cảm+ HTL(10- 12’).
* Hướng dẫn đọc diễn cảm từng đoạn: 
+ Đoạn 1: nhấn giọng ở các từ: sà xuống, trắng xoá, bồng bềnh -> H đọc
+ Đoạn 2: nhấn giọng ở các từ: vàng hoe, sặc sỡ, dập dìu -> H đọc
+ Đoạn 3: nhấn giọng ở các từ: thoắt cái,lá vàng rơi, trắng long lanh, nồng nàn, diệu kì -> H đọc
* Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngưỡng mộ háo hức của du khách trước cảnh đẹp. Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm, gợi tả
 - GV đọc mẫu.
- HS rèn đọc diễn cảm từng đoạn theo dãy
- HS đọc đoạn mình thích 
- HS đọc cả bài.
- HS nhẩm thuộc đoạn 3 -> HS đọc thuộc.
e- Củng cố dặn dò.( 3- 5’)
 - Nêu nội dung của bài? 
 - Về đọc bài tốt và chuẩn bị bài sau
Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________________________
Thứ ba ngày 26 tháng 3 năm 2013.
Chính tả ( nghe- viết)
Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4,...?
I. Mục đích yêu cầu:
 - HS nghe và viết lại đúng chính tả bài: Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4,..?.
 - Tiếp tục luyện viết đúng các tiếng có âm đầu và vần dễ viết sai (tr/ch; êt/êch)
II.Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:( 3-5’)
 - Viết bảng con: kể chuyện, truyện trò.
 2. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài (1-2’): G nêu yêu cầu và ghi bảng tên bài.
b. Hướng dẫn chính tả( 8-10’) :
 - G đọc mẫu bài viết .
 - Nêu nội dung của truyện ? (giải thích các chữ số 1, 2, 3, 4, ...không phải do người Ai Cập nghĩ ra mà do một nhà thiên văn học người ấn Độ)
 - Hướng dẫn viết đúng : 
 - G nêu chữ khó: 
 + A- rập, ấn Độ, Bát Đa 	+ trị vì 
 + rộng rãi 	 + truyền 
 + quốc vương
- H đọc và phân tích -> H đọc lại chữ khó trên bảng 1 lượt.
- G xoá bảng, đọc cho H viết chữ khó.
 c- Viết vở( 14-16’)
 - H ngồi đúng tư thế
 - GV đọc mẫu. 
 - GV đọc – H viết bài
d- Hướng dẫn chấm, chữa( 3-5’):
- G đọc soát lỗi 1 lần - H soát lỗi; chữa lỗi -> ghi tổng số lỗi ra lề
- GV chấm : 8-10 bài
đ- Hướng dẫn luyện tập( 8-10’) 
Bài 2/104.
 - HS đọc bài và nêu yêu cầu 
Bài 3/104.
e. Củng cố dặn dò.
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà chữa các lỗi còn lại.
Rút kinh nghiệm.
..................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Du lịch- Thám hiểm
I-Mục đích yêu cầu
 - Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Du lịch- thma hiểm.
 - Biết một số từ chỉ địa danh, phản ứng trả lời nhanh trong trò chơi “ Du lịch trên sông”.
II- Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ. 
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra:( 3- 5’)
 - Đặt một câu khiến? 
 - Nêu cách đặt một câu khiến?
2- Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài:( 1- 2’) ... ghi tên bài.
b- Hướng dẫn HS luyện tập( 32- 34’)
Bài 1/105:
 - Cho HS thảo luận theo nhóm đôi và khoanh kết quả đúng vào SGK.
 - GV nhận xét.
-> Chốt: Hoạt động đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh là hoạt động du lịch.
Bài 2/105
 - Cho HS đọc yêu cầu.
-> Chốt: Thám hiểm là thăm dò tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.
Bài 3/ 105
 - GV giải nghĩa : Ai được đi nhiều nơi sẽ được mở rộng tầm hiểu biết, sẽ khôn ngoan, trưởng thành hơn.
Bài 4/105
 - GV tổ chức cho HS chơi trò Du lịch trên sông.
 - Cách chơi: Chia thành hai đội, thay đổi nhau một đội nêu câu hỏi, một đội đoán. Đội nào đoán chính xác nhất đội đó sẽ thắng.
 - GV nhận xét các đội chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
 -> Nếu chúng ta được đi nhiều nơi chúng ta sẽ biết được nhiều hơn những danh lam thắng cảnh, những con sông lớn của đất nước ta...
- HS đọc yêu cầu.
- HS khoanh kết quả đúng vào 
- HS làm VBT.
- HS trao đổi nhóm đôi
- HS nêu.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở.
- HS đọc yêu cầu.
- HS trao đổi nhóm đôi, trả lời.
- HS đọc yêu cầu.
- HS chơi.
e- Củng cố dặn dò(2-4’):
 - Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau. 
Rút kinh nghiệm.
..................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________________________Thứ tư ngày 27 tháng 3 năm 2013.
Kể chuyện
Đôi cánh của Ngựa Trắng
 I- Mục đích yêu cầu:
 - Rèn kĩ năng nói :
 + Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được toàn bộ câu chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên. 
 + Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Phải mạnh dạn đi đó đi đây mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khân lớn, vững vành. 
 - Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe thầy cô kể chuyện, nhớ truyện.
 - Lắng nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
 II- Đồ dùng dạy học.
 - Tranh minh hoạ truyện.
 III- Các hoạt động dạy học:
 1- Kiểm tra:(3-5’)
 - Hãy kể lại việc em đã làm để góp phần giữ xom làng( đờng phố, trờng học) xanh sạch đẹp. 
 2- Dạy bài mới:
 a- Giới thiệu bài: ... Hôm nay chúng ta học bài...
 b- GV kể chuyện( 6-8’)
 - GV kể lần 1: diễn cảm.
 - GV kể lần 2: theo tranh SGK
c- HS kể chuyện( 22-24’)
Bài 1/106
 - GV cho HS trao đổi nhóm đôi nêu ý chính của từng bức tranh?
 - GV cho HS trao đổi nhóm đôi kể lại nội dung của câu chuyện.
 - Gọi nhóm lên kể
 - Gọi HS kể cá nhân cả chuyện.
 - GV hướng dẫn HS khác nhận xét bạn kể: 
 + Nội dung?
 + Lời kể, cử chỉ, điệu bộ?
 - GV chấm điểm.
d- Tìm hiểu ý nghĩa chuyện:( 3-5’)
Bài 2/106
 - Vì sao Ngựa Trắng đi theo anh Đại Bàng Núi?
 - Chuyến đi mang lại cho Ngựa Trắng những gì?
 - Câu chuyện có ý nghĩa gì?
-> Câu chuyện có ý nghĩa....
đ- Củng cố dặn dò:(2-4’)
 - Tìm một câu thành ngữ hay tục ngữ nói về chuyến đi của Ngựa Trắng?
 - Nhận xét tiết học.
 - GV tuyên dơng HS kể hay, kể tốt.
 - Chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát tranh.
- HS đọc yêu cầu.
- HS trao đổi nhóm đôi và nêu
Tranh 1: Hai mẹ con Ngựa Trắng quấn quýt bên nhau.
Tranh 2: Ngựa Trắng ao ước có đôi cánh như anh Đại Bàng Núi.
.....
- HS kể trong nhóm đôi.
- HS kể từng đoạn, nối nhau cả câu chuyện.
- HS nhận xét.
- HS đọc.
...vì Ngựa Trắng ao ước có đôi cánh như anh Đại Bằng Núi.
...giúp cho Ngựa Trắng biết thêm nhiều cảnh lạ, bạo dạn hơn... 
- HS trao đổi nhóm đôi nêu ý nghĩa câu chuyện.
- HS nêu.
... Đi một ngày đàng học một sàng khôn
Rút kinh nghiệm.
........................................................ ...  ->3’)
- GV nhận xét giờ học
- VN: KC cho người thân nghe
Rút kinh nghiệm.
..................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________
Tập đọc
Con chuồn chuồn nước
I, Mục đích, yêu cầu
1. Đọc lưu loát toàn bài: Biết đọc bài văn với giọng diễn cảm nhẹ nhàng, thể hiện sự ngạc nhiên, đổi giọng linh hoạt: lúc tả chú chuồn chuồn đậu một chỗ, lúc bay
2. Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước, cảnh đẹp của thiên nhiên, đất nước theo cánh bay của chú chuồn chuồn, bộc lộ tình cảm của tác giả với quê hương.
II, Đồ dùng: Tranh chú chuồn chuồn
III, Các hoạt động dạy học
1, Kiểm tra (3 -> 5’)
 - 3 HS đọc nối đoạn Ăng - co Vát . 
 - Ăng - co Vát uy nghi và đồ sộ ntn?
2, Dạy bài mới
a, Luyện đọc đúng (10-12’)
*1 HS khá đọc mẫu - lớp đọc thầm + chia đoạn
- Bài chia làm mấy đoạn ? (2 đoạn) 
* HS đọc nối đoạn 1 lượt
* Luyện đọc từng đoạn:
+ Đoạn 1 (Từ đầu -> phân vân)
 - Đọc đúng : chuồn chuồn nước (n), lấp lánh (l) , rung rung(r) -> HS đọc
 - GV hướng dẫn đọc: Đọc trôi chảy, rõ ràng, phát âm đúng từ có âm đầu l/n 
-> HS đọc theo dãy 
+ Đoạn 2 (còn lại)
- Đọc đúng: thung thăng (th), xanh trong(x) -> HS đọc
 - GV hướng dẫn đọc: chuyển giọng nhanh, đột ngột lúc tả chú tung cánh bay Chuyển giọng trở lại nhịp chậm rãi lúc tả cảnh TN theo cánh bay của chú -> HS đọc theo dãy 
* HS đọc nối đoạn (nhóm đôi) GV lưu ý: đọc đủ nghe
* GV hướng dẫn đọc cả bài: Đọc trôi chảy, rõ ràng, phát âm đúng các tiếng khó -> 3 HS đọc; 
- GV đọc mẫu lần 1
b, Hướng dẫn tìm hiểu bài (12’)
+ HS đọc thầm Đ1 + Câu hỏi 1,2
 - Chú chuồn chuồn nước được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào?
 -> HS quan sát tranh (SGK)
 - Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao?
+ HS đọc thầm Đ2 + Câu hỏi 3,4
 - Cách miêu tả chú chuồn chuồn bay có gì hay?
 - Tình yêu quê hương, đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn nào?
 => GV: Bài văn tả vẻ đẹp của chú chuồn chuồn nước. Qua đó tác giả vẽ lên rất rõ khung cảnh làng quê VN: tươi đẹp, thanh bình và bộ lộ tình cảm yêu mến quê hương của tác giả
c, Luyện đọc diễn cảm (12’)
- Đọc diễn cảm Đ1: nhấn giọng: lấp lánh, long lanh -> H đọc
- Đọc diễn cảm Đ2: nhấn giọng : mênh mông, lặng sóng-> H đọc
- GV hướng dẫn diễn cảm cả bài: Đọc bài với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngạc nhiên, đổi giọng linh hoạt từng đoạn, nhấn giọng ở những từ tả vẻ đẹp của chú chuồn chuồn; vẻ đẹp đất nước -> GV đọc mẫu lần 2
 - HS rèn đọc diễn cảm theo từng đoạn; bài ( 8 -> 10 em)
 - G nhận xét, ghi điểm
d, Củng cố – Dặn dò (2 -> 4’)
- Nêu ND chính của bài?
- Vn: rèn đọc diễn cảm và chuẩn bị bài sau
Rút kinh nghiệm.
..................................................................................................................................................................................................................................................
Đạo đức
Bảo vệ môi trường (TIếP)
I.Mục tiêu:
Học xong bài này HS có khả năng:
1.Hiểu: Con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. Con người có trách nhiệm gìn gữ môi trường trong sạch.
2. Biết bảo vệ, gìn giữ môi trường trong sạch.
3. HS biết đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy- học: Các tấm bìa xanh, đỏ trắng.
Phiếu giao việc.
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1) Kiểm tra (3-5’): 
-Vì sao phải bảo vệ môi trường? Em đã làm để bảo vệ môi trường?
2) Bài mới:
*Hoạt động1: Tập làm nhà tiên tri (8-10’):
+ Bài tập 2 SGK:
-GV chia nhóm.
- Mỗi nhóm thảo luận một tình huống.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung và chất vấn. 
- > GV đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm, đưa ra đáp án đúng (SGV/55).
* Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến của em (5-7’):.
+ Bài tập 3 SGK:
- GV chia nhóm và phổ biến cách chơi
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- Một số HS lên trình bày ý kiến của mình.
=> GV kết luận và đưa ra đáp án đúng.
*Hoạt động 3: Xử lí tình huống (6-8’).
+Bài tập 4 SGK:
- GV chia nhóm giao nhiệm vụ.
- Từng nhóm HS nhận nhiệm vụ thảo luận và tìm cách xử lí.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
=> GV kết luận: Nhận xét cách xử lí tình huống của từng nhóm và đưa ra một số cách xử lí như SGV trang 56.
*Hoạt động 4: Dự án “Tình nguyện xanh”(5-7’).
- GV chia HS thành 3 nhóm giao nhiệm vụ: SGV trang 56.
- Mỗi nhóm thảo luận một tình huống.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung và chất vấn.
- GV nhận xét kết quả làm việc nhóm của HS.
=>Kết luận chung: - GV nhắc lại kết quả của việc làm ô nhiễm môi trường.
**Ghi nhớ: 2 H đọc
*Hoạt động nối tiếp (2-4’):
+ Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương.
Thứ năm ngày 11 tháng 4 năm 2013.
Tập làm văn
Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật
I, Mục đích, yêu cầu:
- Luyện tập quan sát các bộ phận của con vật
- Biết tìm các từ ngữ miêu tả làm nổi bật những đặc điểm của con vật
II, Đồ dùng:
Tranh, ảnh về 1 số con vật: chó, mèo
III, Các hoạt động dạy học
1 . Kiểm tra (3 -> 5’)
- Bài văn miêu tả con vật gồm những phần nào ? ND từng phần?
2. Dạy bài mới
a, Giới thiệu (1 ->2’): Nêu MĐ, yêu cầu tiết học
b, Hướng dẫn thực hành (32 -> 34’)
* Bài 1 (4’)
- HS đọc thầm đoạn văn – 1HS đọc to
* Bài 2 (8’)
- Nêu yêu cầu?
- Đoạn văn miêu tả những bộ phận nào của con ngựa ? -> HS gạch vào SGK -> nêu
 => Những bộ phận được tả: hai tai, hai lỗ mũi, hàm răng, bờm, ngực, bốn chân, cái đuôi
 - Mỗi bộ phận ấy cố đặc điểm gì? -> HS thảo luận-> trả lời; nhận xét
=> G chốt ý đúng
* Bài 3(22-22’)
- Bài yêu cầu gì?
- Nêu tên con vật em chọn tả? (Nhiều HS nêu)
- GV treo tranh 1 số con vật -> HS quan sát
- Tả màu sắc của mèo người ta thường tả ntn -> 1 HS đọc mẫu SGK 
- Khi tả lông mèo, người ta thường có những cách ví nào -> 1 HS đọc mẫu (SGK)
- GV yêu cầu HS : Viết lại những từ ngữ miêu tả con vật mình yêu thích như ở BT2 -> H làm việc cá nhân -> G chấm; nhận xét 
- HS đổi bài chéo KT
- HS đọc bài, nhận xét: Sự quan sát (kĩ hay chưa), cách dùng từ ngữ miêu tả chính xác hay chưa ; viết câu đúng ngữ pháp hay chưa
=> Chốt: Cần quan sát kĩ lưỡng và biết dùng từ ngữ miêu tả chính xác, giàu hình ảnh để làm nổi bật đặc điểm con vật cần tả
3 . Củng cố – Dặn dò (2 ->3’)
	- GV nhận xét giờ học
	- VN: QS con gà trống -> ghi lại để chuận bị tiết TLV sau’
Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................................................................................................____________________________________________________________
 Thứ sáu ngày 12 tháng 4 năm 2013
Luyện từ và câu
Thêm trạng từ chỉ nơi chốn cho câu
I, Mục đích, yêu cầu
- Hiểu đặc điểm, tác dụng cuả trạng ngữ chỉ nơi chốn
- Nhận diện và thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu
II, Đồ dùng: Bảng phụ
III, Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra (3 ->5’)
- Đọc đoạn văn < Bài tập 2 – Tiết LTC trước) viết về chuyến đi chơi xa : 2HS 
- H nhận xét
2.Dạy bài mới
a, Hình thành khái niệm (10 ->12’)
* Bài 1 (7’ -> 9’)
- HS đọc thầm bài -> nêu y/c
- HS gạch chân dưới trạng ngữ ở mỗi câu -> Nêu -> nhận xét
- Những trạng ngữ này bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
-> HS thảo luận; trả lời; nhận xét
=> Trạng ngữ ở 2 câu trên bổ sung ý nghĩa: làm rõ nơi chốn diễn ra sự việc được nêu trong câu -> Gọi là trạng ngữ chỉ nơi chốn
* Bài 2( 3 -> 5’)
- Nêu y/c? -> HS thực hiện đặt câu hỏi theo nhóm đôi
-> HS nêu
=> Chốt: Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi ở đâu?
-> HS đọc ghi nhớ /129
b, Hướng dẫn luyện tập (20 -> 22’)
* Bài 1 (5’)
- Đọc y/c?
- HS làm SGK -> nêu
=> Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi nào?
* Bài 2(6’)
- HS đọc thầm bài -> Bài yêu cầu?
- HS làm SGK -> Nối tiếp nêu
=> Tác dụng của trạng ngữ chỉ nơi chốn?
* Bài 3(9->11’)
-1HS nêu yêu cầu
- Làm Mẫu: Thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu a,? (Ngoài đường, xe cộ qua lại tập nập) Nhận xét
-> HS làm vở -> GV chấm
- Nối tiếp đọc bài làm : 8 -> 10 HS
=> Để làm rõ nơi chốn diễn ra sự việc trong câu, người ta thường làm gì?
3 . Củng cố – Dặn dò (2 -4’)
- Nêu t/d của trạng ngữ chỉ nơi chốn?
- Cách tìm trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu ?
- GV nhận xét tiết học
*Rút kinh nghiệm :........................................
 ---------------------------------------
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật
I, Mục đích, yêu cầu :
- Ôn lại kiến thức về đoạn văn qua bv miêu tả con vật
- Biết thể hiện khả năng quan sát các bộ phận; sử dụng các từ ngữ miêu tả để viết đoạn văn
II, Đồ dùng: HS quan sát con gà trống -> ghi lại
GV: tranh con gà trống
III, Các hoạt động dạy học
1, Kiểm tra (3 -> 5’) : GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu (1 -> 2’) : GV nêu MĐ, YC tiết học
b. Hướng dẫn thực hành ( 30 -> 32’)
* Bài 1 (6’)
- 1 HS nêu y/c
- HS đọc thầm lài bài Con chuồn chuồn nước -> trả lời câu hỏi
- Bv có mấy đoạn ? (2)
- ND của từng đoạn ? (Đ1: tả ngoại hình con chuồn chuồn lúc đậu 1 chỗ. Đ2 : Tả chú lúc bay kết hợp tả cảnh đẹp TN theo cánh bay của chú)
* Bài 2 (6’)
- HS đọc thầm bài 
- Nêu yêu cầu?
-> HS thực hiện sắp xếp các câu văn thành 1 đoạn văn -> trao đổi nhóm đôi
- H đọc bài; nhận xét
=> Chốt: Thứ tự đúng : b – a – c
 Nêu ND đvăn? Tại sao để câu b, là câu 1?
* Bài 3(20’)
- HS nêu y/c
- Để làm rõ con gà trống đã ra dáng một chú gà đẹp như thế nào, em cần tả những gì -> GV dán tranh (ảnh) con gà trống 
-> HS đọc gợi ý (SGK /130)
- HS thực hiện viết đoạn văn
- G chấm bài 
-> H đổi chéo bài: trao đổi -> G gọi vài H đọc bài 
=> Trình tự miêu tả ngoại hình 1 con vật?
3 . Củng cố – Dặn dò (2 -> 4’)
- Yêu cầu HS về nhà sửa lại đoạn văn ở bài 3 cho hay
- VN : tiếp tục quan sát ngoại hình, hoạt động của1 con vật mà em thích
*Rút kinh nghiệm :
.....................................
__________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan29,30,31.doc