Kiểm tra cuối kỳ I lớp 4 môn Tiếng Việt - Trường tiểu học Hồng Sơn

Kiểm tra cuối kỳ I lớp 4 môn Tiếng Việt - Trường tiểu học Hồng Sơn

I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

A, Đọc thành tiếng ( 5 điểm)

GV cho HS bắt thăm đọc đoạn văn trong các bài tập đọc ở sách Tiếng Việt 4 tập1 từ tuần 11 đến tuần 17 (mỗi em khoảng 120 tiếng /phút kết hợp trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn văn vừa đọc.)

B. Ñoïc hieåu: ( 5 điểm) VỀ THĂM BÀ

 Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gõi khẽ:

- Bà ơi!

 Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.

- Cháu đã về đấy ư?

Bà thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương:

- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!

 Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ. Bà nhìn cháu, giục:

 - Cháu rửa mặt rồi đi nghỉ đi!

 Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.

 Theo THẠCH LAM

 

doc 6 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 592Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra cuối kỳ I lớp 4 môn Tiếng Việt - Trường tiểu học Hồng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD ĐÔ LƯƠNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG SƠN 
 -----------------------------
KIỂM TRA CUỐI KỲ I - LỚP 4 NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn: Tiếng Việt 
(Thời gian làm bài 60 phút)
 Họ và tên:.. 	 LớpSố báo danh:..	 
I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
A, Đọc thành tiếng ( 5 điểm)
GV cho HS bắt thăm đọc đoạn văn trong các bài tập đọc ở sách Tiếng Việt 4 tập1 từ tuần 11 đến tuần 17 (mỗi em khoảng 120 tiếng /phút kết hợp trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn văn vừa đọc.)
B. Ñoïc hieåu: ( 5 điểm) VỀ THĂM BÀ
 Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gõi khẽ: 
- Bà ơi!
 Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.
- Cháu đã về đấy ư?
Bà thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương:
- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!
 Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ. Bà nhìn cháu, giục:
 - Cháu rửa mặt rồi đi nghỉ đi!
 Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh. 
 Theo THẠCH LAM
 Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
 1/ Những chi tiết liệt kê trong dòng nào cho thấy bà của Thanh đã già?
a. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.
b. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.
c. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.
 2/ Thanh có cảm giác như thế nào khi trở về ngôi nhà của bà?
a. Có cảm giác thong thả, bình yên.
b. Có cảm giác được bà che chở.
c. Có cảm giác thong thả, bình yên, được bà che chở.
 3/ Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình?
a. Vì Thanh luôn yêu mến, tin cậy bà.
b. Vì Thanh là khách của bà, được bà chăm sóc, yêu thương.
c. Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà săn sóc, yêu thương.
 4/ Câu “Cháu đã về đấy ư ?” được dùng để làm gì?
a. Dùng để hỏi. b. Dùng để yêu cầu, đề nghị. c. Dùng để thay lời chào.
 5/Trong câu “Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà”, bộ phận nào là chủ ngữ ?
 a. Thanh b. Thanh bước c. Thanh bước lên thềm 
II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
A.Chính tả nghe- viết (5 điểm):GV đọc cho HS viết Bài: Kéo co (SGK TV4 Tập 1 trang 156). Đoạn (từ Làng Tích Sơn những chàng trai thắng cuộc.)
B/Tập làm văn (5 điểm) 
Đề bài: Em hãy tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích.
Kết quả chấm: Điểm đọc thành tiếng/5đ Đọc hiểu:/5đ Tổng:..../10đ
Kiểm tra viết:Bài chính tả:/5đ Bài tập làm văn./5đ Tổng:./10 điểm
Điểm trung bình:./10 đ 
 GV chấm:
TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG SƠN 
 ----------------------------------- KIỂM TRA CUỐI KỲ I - LỚP 5 NĂM HỌC 2010 - 2011
 Môn: Tiếng Việt (Thời gian làm bài 60 phút)
 Họ và tên:.. 	 LớpSố báo danh:..	 
 I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
A, Đọc thành tiếng ( 5 điểm) GV cho HS bắt thăm đọc đoạn văn trong các bài tập đọc ở sách Tiếng Việt 4 tập 1 từ tuần 11 đến tuần 17 (kết hợp trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn văn vừa đọc.)
B. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) 
RỪNG PHƯƠNG NAM
 Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.Lạ quá, chim chóc chẳng nghe tiếng con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng ?
 Gió bắt đầu nổi rào rào cùng với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.
 Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hoá đỏ, từ đỏ hóa tím xanhCon Luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con leo lên tán lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái.
 Thoắt cái, cả một khoảng rừng nguyên sơ đã trở lại vẻ tĩnh lặng. Con chó săn bỗng ngơ ngác, không hiểu các con vật trước mặt làm thế nào lại biến đi một cách nhanh chóng đến như vậy.
 Theo Đoàn Giỏi
 Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây :
1. Đoạn thứ hai của bài ( từ Gió bắt đầu nổiđến dần dần biến đi.) tả cảnh rừng phương Nam vào thời gian nào ?
 a. Lúc ban trưa. b. Lúc ban mai. c. Lúc hoàng hôn.
2. Câu “Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.” muốn nói điều gì ?
 a. Rừng phương Nam rất vắng người. b. Rừng phương Nam rất hoang vu.
 c. Rừng phương Nam rất yên tĩnh.
3. Tác giả tả mùi hương hoa tràm như thế nào ?
 a. Thơm ngan ngát, toả ra khắp rừng cây. b. Thơm ngọt ngào, theo gió bay đi khắp nơi.
 c. Thơm ngây ngất, phảng phất khắp rừng.
4. Những con vật trong rừng tự biến đổi màu sắc để làm gì ?
 a. Để làm cho cảnh sắc rừng thêm đẹp đẽ và sinh động.
 b. Để phù hợp với màu sắc xung quanh và tự bảo vệ mình.
 c. Để phô bày vẻ đẹp mới của mình với các con vật khác.
5. Em hiểu “thơm ngây ngất” nghĩa là thơm như thế nào ?
 a. Thơm rất đậm, đến mức làm người ta khó chịu.
 b. Thơm một cách mạnh mẽ, làm lay động mọi vật
 c. Thơm một cách hấp dẫn, làm ta say mê, thích thú.
6. Dòng nào dưới đây gồm các từ trái nghĩa với từ im lặng ?
 a) Ồn ào, nhộn nhịp, đông đúc. b) Ồn ào, náo nhiệt, huyên náo. c) Ồn ào, nhộn nhịp, vui vẻ.
7. Các từ in đậm trong câu “gió bắt đầu nổi rào rào cùng với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất.” thuộc những từ loại gì ?
 7.1. Từ mặt trời thuộc từ loại :
 a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ
 7.2. Từ tuôn thuộc từ loại :
 a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ
 7.3. Từ vàng rực thuộc từ loại :
 a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ
8. Chủ ngữ trong câu “Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.” Là những từ ngữ nào ?
 a) Phút yên tĩnh. b) Phút yên tĩnh của rừng ban mai. c) Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần.
B. KIỂM TRA VIẾT
I.Chính tả nghe- viết (5 điểm):GV đọc cho HS viết Bài: Quần đảo Trường Sa (SGK TV5 Tập 1 trang  ) Đoạn (từ.)
II. Tập làm văn: Tả một người bạn mà em quý mến.(5điểm) 
Kết quả chấm: Điểm đọc thành tiếng/5đ Đọc hiểu:/5đ Tổng:..../10đ
Kiểm tra viết:Bài chính tả:/5đ Bài tập làm văn./5đ Tổng:./10 điểm
Điểm trung bình:./10 đ 
 GV chấm:
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM
MÔN TIẾNG VIỆT KHỐI 4
I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
B. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) đ úng mỗi ý chấm1điểm.
 Đáp án: Câu 1: ý c 	 
 Câu 2: ý b
 Câu 3: ý c	
 Câu 4: ý c
 Câu 5:	a
 II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
A. Chính tả nghe- viết (5 điểm)
 - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn 5 điểm.
 - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai dấu phụ âm đầu, vần, tiếng, không viết hoa đúng quy định trừ: 0,5 điểm.
B. Tập làm văn (5 điểm)	
 - Học sinh trình bày bài văn đủ nội dung: Phần mở bài, phần thân bài, phần kết bài (1 điểm)
 - Giáo viên căn cứ vào yêu cầu về nội dung và hình thức trình bày bài làm của học sinh. (Có thể cho theo các mức phù hợp).
HƯỚNG DẪN ĐÁNH, GIÁ CHO ĐIỂM
A. KIỂM TRA ĐỌC : 10 điểm
I. Đọc thành tiếng ( 5 điểm )
II. Đọc thầm và làm bài tập ( 5 điểm )
 Đáp án: Câu 1. b ( 0,5 đ )
 Câu 2. c ( 0,5 đ)
 Câu 3. c ( 0,5 đ )
 Câu 4. b ( 0,5 đ )
 Câu 5. c ( 0,5 đ )
 Câu 6. b ( 0,5 đ )
 Câu 7. 7.1 : a ( 0,5đ )
 7.2 : b ( 0,5đ )
 7.3 : c ( 0,5đ )
 Câu 8. b ( 0,5đ )
B. KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả (5 điểm )
QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
 Từ lâu Trường Sa đã là mảnh đất gần gũi với ông cha ta. Đảo Nam Yết và Sơn Ca có giống dừa đá, trái nhỏ nhưng dày cùi, cây lực lưỡng, cao vút. Trên đảo còn có những cây bàng, quả vuông bốn cạnh, to bằng nửa chiếc bi đông, nặng bốn năm lạng, khi chín, vỏ ngả màu da cam. Gốc bàng to, đường kính chừng hai mét, xòe một tán lá rộng. Tán bàng là những cái nón che mát cho những hòn đảo nhiều nắng này. Bàng và dừa đều đã cao tuổi, người lên đảo trồng cây chắc chắn phải từ rất xa xưa.
 HÀ ĐÌNH CẨN 
II.Tập làm văn ( 5 điểm )
- Đảm bảo các yêu cầu sau, được 5 điểm :
+ Viết được bài văn tả người bạn đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng các từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe KTDK L2.doc