* Câu 1 :
* Luật Cư trú được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày, tháng, năm nào ?
Ngày 29 tháng 11 năm 2006 tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XI.
* Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày, tháng, năm nào ?
Ngày 12 tháng 12 năm 2006.
* Luật Cư trú có hiệu lực kể từ ngày, tháng, năm nào; có bao nhiêu chương, bao nhiêu điều ?
Có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2007; bao gồm 6 chương, 42 điều.
* Câu 2 :
* Điều nào trong Hiến pháp năm 1992 quy định quyền tự do cư trú của Công dân và được cụ thể hoá như thế nào trong Luật Cư trú ?
Điều 68 nằm trong Hiến pháp năm 1992 quy định quyền tự do cư trú của công dân là có quyền tự do cư trú theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định.
* Luật Cư trú có những quy định nào để bảo đảm cho công dân thực hiện quyền tự do cư trú ?
- Bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của nhà nước, cộng đồng và xã hội, kết hợp giữa việc bảo đảm quyền tự do cư trú, các quyền cơ bản khác của công dân và trách nhiệm của nhà nước với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
- Nhà nước bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền tự do cư trú của công dân phải xử lý nghiêm minh.
- Nhà nước có chính sách và biện pháp đồng bộ để đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền tự do cư trú của công dân. Bảo đảm ngân sách, cơ sở, vật chất, nguồn nhân lực, đầu tư phát triển công nghệ, kỹ thuật tiên tiến cho hoạt động đăng ký, quản lý cư trú.
Bài dự thi : TÌM HIỂU LUẬT CƯ TRÚ * Câu 1 : * Luật Cư trú được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày, tháng, năm nào ? Ngày 29 tháng 11 năm 2006 tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XI. * Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày, tháng, năm nào ? Ngày 12 tháng 12 năm 2006. * Luật Cư trú có hiệu lực kể từ ngày, tháng, năm nào; có bao nhiêu chương, bao nhiêu điều ? Có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2007; bao gồm 6 chương, 42 điều. * Câu 2 : * Điều nào trong Hiến pháp năm 1992 quy định quyền tự do cư trú của Công dân và được cụ thể hoá như thế nào trong Luật Cư trú ? Điều 68 nằm trong Hiến pháp năm 1992 quy định quyền tự do cư trú của công dân là có quyền tự do cư trú theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định. * Luật Cư trú có những quy định nào để bảo đảm cho công dân thực hiện quyền tự do cư trú ? - Bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của nhà nước, cộng đồng và xã hội, kết hợp giữa việc bảo đảm quyền tự do cư trú, các quyền cơ bản khác của công dân và trách nhiệm của nhà nước với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. - Nhà nước bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền tự do cư trú của công dân phải xử lý nghiêm minh. - Nhà nước có chính sách và biện pháp đồng bộ để đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền tự do cư trú của công dân. Bảo đảm ngân sách, cơ sở, vật chất, nguồn nhân lực, đầu tư phát triển công nghệ, kỹ thuật tiên tiến cho hoạt động đăng ký, quản lý cư trú. * Câu 3 : * Luật Cư trú quy định có bao nhiêu nhóm hành vi bị nghiêm cấm ? Có 9 nhóm hành vi nghiêm cấm : 1- Cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú. 2- Lạm dụng quy định về hộ khẩu để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. 3- Nhận hối lộ, cửa quyền hách dịch, sách nhiễu, gây phiền hà trong việc đăng ký, quản lý cư trú. 4- Thu, sử dụng lệ phí đăng ký cư trú trái với quy định của pháp luật. 5- Tự đặt ra thời gian, thủ tục, giấy tờ, biểu mẫu trái với quy định của pháp luật hoặc làm sai lệch sổ sách, hồ sơ về cư trú. 6- Cố ý cấp hoặc từ chối cấp giấy tờ về cư trú trái với quy định của pháp luật. 7- Lợi dụng quyền tự do cư trú để xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 8- Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung sổ hộ khầu, sổ tạm trú, giấy tờ liên quan đến cư trú, sử dụng giấy tờ giả về cư trú; cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về cư trú. 9- Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú. * Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gì trong việc chống lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ? Thực tế cho thấy, quy định về hộ khẩu đang bị lạm dụng làm hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, gây nên bức xúc trong nhân dân, từ đó có những nhận thức sai lệch về hộ khẩu. Vì vậy, Điều 41 quy định: "Chính phủ chỉ đạo cơ quan, tổ chức hữu quan rà soát các biên bản vi phạm pháp luật liên quan đến quy định về hộ khẩu để tự mình hoặc kiến nghị, chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ những quy định làm dụng hộ khẩu để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. * Câu 4 : Những điều nào trong Luật Cư trú quy định quyền, trách nhiệm của công dân về cư trú; nơi cư trú của công dân; nơi cư trú của người chưa thành niên; nơi cư trú của người giám hộ; nơi cư trú của vợ, chồng; nơi cư trú của người làm nghề lưu động ? 1- Quyền cư trú của công dân : - Lựa chọn quyết định nơi thường trú, tạm trú của mình phù hợp với quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Được cấp, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú. - Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền cư trú. - Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền cư trú của mình. - Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm luật về cư trú theo quy định của pháp luật. 2- Trách nhiệm của công dân về cư trú : - Chấp hành các quy định của pháp luật về cư trú. - Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu cề cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, tài liệu đã cung cấp. - Nộp lệ phí đăng ký cư trú. - Xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu. - Báo ngay với cơ quan đã đăng ký cư trú khi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú bị mất hoặc hư hỏng. 3- Nơi cư trú của công dân : - Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó phải thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. - Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống. 4- Nơi cư trú của người chưa thành niên : - Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc của mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên sinh sống. - Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định. 5- Nơi cư trú của người được giám hộ : - Nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ. - Người được giám hộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ nếu được người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định. 6- Nơi cư trú của vợ, chồng : - Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống. - Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận. 7- Nơi cư trú của người làm nghề lưu động : Nơi cư trú của người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác là nơi đăng ký tàu, thuyền, phương tiện đó, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theo quy định tại khoản 1 điều 12 của luật này. * Câu 5 : * Luật Cư trú quy định như thế nào về đăng ký thường trú; điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh; điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương; vì sao lại có sự khác nhau về điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh với điều kiện đăng ký thường trú tại các thành phố trực thuộc trung ương ? 1- Luật Cư trú về nơi đăng ký thường trú : Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ. 2- Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh : Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. 3- Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương : Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương: a- Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. b- Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập và sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây : - Vợ về ở với chồng, chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con. - Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột. - Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ. - Người chưa thành niên độc thân về sống với ông, bà, nội, ngoại. c- Đuợc điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp pháp đồng ý xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. d- Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình và đồng thời chỗ ở hợp pháp do thuê, mướn, ở nhờ của cá nhân phải được người cho thuê, mướn đồng ý bằng văn bản. 4- Sự khác nhau về điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh với điều kiện đăng ký thường trú tại các thành phố trực thuộc trung ương ? Vì điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh chỉ cần công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Còn điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương thì công dân phải dựa trên những trường hợp nằm trong khoản 1, 2, 3, 4 của Điều 20 trong Luật này thì mới được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương. * So ... * Xóa đăng ký thường trú ? 1- Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú : - Chết, bị tòa án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết. - Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại. - Đã có quyết định đăng ký thường trú quy định tại Điều 57 của Luật này. - Ra nước ngoài để định cư. - Đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới. Trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xóa đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ. 2- Cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú thì cũng có thẩm quyền xóa đăng ký thường trú. 3- Thủ tục cụ thể xóa đăng ký thường trú và điều chỉnh hồ sơ, tài liệu sổ sách có liên quan do Bộ trưởng Bộ Công An quy định. * Câu 7 : Luật Cư trú quy định như thế nào về đối tượng cấp sổ hộ khẩu và giá trị pháp lý của sổ hộ khẩu; tách sổ hộ khẩu; giấy chuyển hộ khẩu; điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu ? 1- Luật cư trú quy định về đối tượng cấp sổ hộ khẩu : - Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có chỗ ở độc lập với gia đình của người đó, người sống độc thân, người được tách sổ hộ khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này. - Người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác, nếu họ không sống theo hộ gia đình. - Thương binh, bệnh binh, người thuộc diện chính sách ưu đãi của nhà nước. 2- Tách hộ khẩu : Khi tách hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu, phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ý kiến đóng góp bằng văn bản của chủ hộ nếu trường hợp quy định tại điểm B khoản 1 Điều này. 3- Giấy chuyển hộ khẩu : Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây : - Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh. - Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 4- Điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu : Trường hợp làm thủ tục điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu thì người đến làm thủ tục phải là người có năng lực, hành vi dân sự đầy đủ; đối với người chưa thành niên thì việc làm thủ tục phải thông qua người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật về dân sự. * Câu 8 : * Luật Cư trú quy định như thế nào về trường hợp phải đăng ký tạm trú. thủ tục đăng ký tạm trú, thẩm quyền đăng ký tạm trú, đối tượng được cấp sổ tạm trú, giá trị pháp lý của sổ tạm trú, xóa tên trong sổ tạm trú ? 1- Đăng ký tạm trú : - Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ. - Thủ tục đăng ký tạm trú được quy định tại khoản 3 Điều 30 Luật Cư trú như sau: "Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn". 2- Hồ sơ đăng ký tạm trú : gồm - Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở, trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà dp thuê, mượn hoặc ở nhờ nhà của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. - Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; nếu nhà đi thuê mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải có ý kiến đồng ý của chủ hộ hoặc chủ nhà. Riêng đối với học sinh, sinh viên, học viên học tại các trường phổ thông nội trú, học viện, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiêïp... thì có xác nhận là người của địa phương đi học của Công an xã, phường, thị trấn vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. - Bản khai nhân khẩu (đối với người đủ 15 tuổi trở lên). - Ngoài ra, người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân, trường hợp không có giấy chứng minh nhân dân thì phải có xác nhận của Công an phường, thị trấn nơi người đó đăng ký thường trú. - Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ trong hồ sơ nêu trên phải cấp sổ tạm trú cho người đăng ký tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công An. 3- Đối tượng cấp sổ tạm trú : - Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời gian ba ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công An. - Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và không xác định thời hạn. - Sổ tạm trú bị hư hỏng thì được đổi hoặc mất thì được cấp lại. 4- Xóa đăng ký tạm trú : - Khoản 5 Điều 30 Luật Cư trú quy định: "Trường hợp người đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập từ 6 tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú phải xóa tên người đó trong sổ tạm trú". * So với quy định của pháp luật trước đây, thì Luật Cư trú có những quy định nào là mới về đăng ký tạm trú ? So với quy định của pháp luật trước đây, thì Luật Cư trú có quy định mới là: "Có thể dùng điện thoại để đăng ký tạm trú". * Câu 9 : * Luật Cư trú quy định như thế nào về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng ? Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú. Quy định này nhằm đơn giản thủ tục đối với việc quản lý khách vãng lai đi thăm người thân, du lịch, chữa bệnh tạo điều kiện thuận lợi cho công dân. Theo đó, người dân không phải làm thủ tục đăng ký quá chặt chẽ như đăng ký thường trú, tạm trú ở phường, thị trấn bằng cách trực tiếp hoặc bằng điện thoại. Điều 31: Lưu trú và thông báo lưu trú. - Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp đăng ký tạm trú. - Gia đình ở nơi tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người đủ 14 tuổi trở lên đến lưu trú có trách nhiệm thông báo với Công an xã, phường, thị trấn. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp hoặc bằng điện thoại. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thông báo địa điểm số điện thoại, nơi tiếp nhận thông báo lưu trú cho nhân dân biết. - Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ. Nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau. Trường hợp đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần là đủ. - Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú. Điều 32 : Khai báo tạm vắng. 1- Bị can, bị cáo đang tại ngoại, người bị án tù chưa có quyết định thi hành án hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án, người được hưởng án treo, người bị cải tạo không giam giữ, người bị quản chế, người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người bị đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành khi đi khỏi nơi cư trú một ngày trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng. 2- Người trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ ba tháng trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng. 3- Người quy định tại khoản 1 Điều 2 này phải khai báo tạm vắng tại công an xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú. Khi đến khai báo tạm vắng phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân và ghi vào phiếu khai báo tạm vắng. 4- Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hướng dẫn nội dung khai báo, kiểm tra nội dung khai báo, ký nhận vào phần phiếu cấp cho người khai báo tạm vắng. * So với quy định của pháp luật trước đây, thì Luật Cư trú có những điểm gì mới về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng ? Những điểm mới : - Những người mất quyền công dân hoặc bị đình chỉ quyền công dân khi đi vắng khỏi nơi cư trú trên một ngày phải đăng ký tạm vắng. - Người đủ tuổi nghĩa vụ quân sự đi khỏi địa phương trên ba tháng phải đăng ký tạm vắng. - Khi đi đăng ký tạm vắng, phải đem theo chứng minh nhân dân. * Điều 10 : Để thực hiện quyền tự do cư trú của mình, mỗi công dân cần phải làm tốt những việc gì ? - Chấp hành các quy định của pháp luật về cư trú. - Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin về nơi cư trú của mình cho cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về những thông tin đó. - Xuất trình đầy đủ sổ hộ khẩu, sổ đăng ký tạm trú cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu. - Phải làm đầy đủ thủ tục về đăng ký thường trú đối với cơ quan chức năng có thẩm quyền. - Làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú hợp pháp mới khi thay đổi nơi ở. - Phải làm đủ thủ tục tạm trú, tạm vắng với cơ quan Công an nơi đi và nơi đến tạm trú theo quy định của pháp luật bằng hình thức trực tiếp đăng ký hay đăng ký bằng điện thoại. Tóm lại, là công dân của nước Việt Nam phải chấp hành tốt "Luật Cư trú" đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóaXI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2007.
Tài liệu đính kèm: