môn Khoa học 4 - Tuần 10 đến tuần 14

môn Khoa học 4 - Tuần 10 đến tuần 14

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức - Kĩ năng:

Ôn tập các kiến thức về:

- Sự trao đổi chất giữa người và môi trường.

- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.

- Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.

- Dinh dưỡng hợp lí.

- Phòng tránh đuối nước.

Thái độ:

- Luôn có ý thức trong ăn uống và phòng tránh bệnh tật tai nạn.

II. Đồ dùng dạy học

- HS chuẩn bị phiếu đã hoàn thành, các mô hình rau, quả, con giống.

- Ô chữ, vòng quay.

- Nội dung thảo luận ghi sẵn trên bảng lớp.

 

doc 18 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "môn Khoa học 4 - Tuần 10 đến tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN:............ NGÀYDẠY:.....................
TUẦN:10 MÔN: KHOA HỌC
TIẾT : 19 BÀI : ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ 
 (TIẾT 2)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức - Kĩ năng:
Ôn tập các kiến thức về:
- Sự trao đổi chất giữa người và môi trường.
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng. 
- Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Dinh dưỡng hợp lí.
- Phòng tránh đuối nước.
Thái độ:
- Luôn có ý thức trong ăn uống và phòng tránh bệnh tật tai nạn.
II. Đồ dùng dạy học
- HS chuẩn bị phiếu đã hoàn thành, các mô hình rau, quả, con giống.
- Ô chữ, vòng quay.
- Nội dung thảo luận ghi sẵn trên bảng lớp.
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Cơ quan nào có vai trò chủ đạo trong quá trình trao đổi chất? Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
- Nhận xét chung về hiểu biết chế độ ăn uống.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi chú 
* Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Trò chơi: Ô chữ kì diệu.
- GV phổ biến luật chơi
- GV tổ chức cho HS chơi thử.
- GV tổ chức cho các nhóm HS chơi.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 2: Trò chơi: “Chọn thức ăn hợp lý?”
- GV cho HS tiến hành hoạt động trong nhóm.Yêu cầu HS sử dụng những mô hình đã mang đến lớp để lựa chọn một bữa ăn hợp lý và giải thích tại sao lại lựa chọn như vậy.
- Các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương những nhóm HS chọn thức ăn phù hợp.
-HS theo dõi.
- HS lắng nghe.
-HS chơi thử.
- HS chơi.
- Tiến hành hoạt động nhóm, thảo luận.
- Các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.
-HS theo dõi.
4.Củng cố: 
 - Gọi HS đọc 10 điều khuyên dinh dưỡng hợp lý.
 - GV tổng kết giờ học
5.Dặn dò: 
-Dặn HS về nhà học thuộc bài học chuẩn bị bài sau. 
Điều chỉnh, bổ sung:
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................
TUẦN:10 MÔN: KHOA HỌC
TIẾT : 20 BÀI : NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức -Kĩ năng:
- Nêu được một số tính chất của nước: nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; nước chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước.
- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống; làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt, 
Thái độ:Biết vận dụng tính chất của nước trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học
- Các hình minh hoạ trong SGK trang 42, 43.
- HS và GV cùng chuẩn bị: HS phân công theo nhóm để đảm bảo có đủ.
- Bảng kẻ sẵn các cột để ghi kết quả thí nghiệm.
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
-Nên và không nên làm gì để đề phòng tránh tai nạn đuối nước?
-Gọi 1 HS đọc lại 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí.
3. Bài mới:
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi chú 
*Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Màu, mùi và vị của nước.
- GV yêu cầu các nhóm quan sát 2 chiếc cốc thuỷ tinh mà GV vừa đổ nước lọc và sữa vào. Trao đổi và trả lời các câu hỏi:
1) Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa?
2) Làm thế nào, bạn biết điều đó?
3) Em có nhận xét gì về màu, mùi, vị của nước?
- Gọi các nhóm khác bổ sung, nhận xét. GV ghi nhanh lên bảng.
- GV ø kết luận đúng: Nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
Hoạt động 2: Nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía.
- Yêu cầu các nhóm cử 1 HS đọc phần thí nghiệm 1, 2 trang 43 / SGK, 1 HS thực hiện, các HS khác quan sát và trả lời các câu hỏi.
1) Nước có hình gì?
2) Nước chảy như thế nào?
- GV nhận xét, bổ sung ý kiến của các nhóm.
- Hỏi: Vậy qua 2 thí nghiệm vừa làm, các em có kết luận gì về tính chất của nước? Nước có hình dạng nhất định không?
* Hoạt động 3: Nước thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.
- GV tiến hành hoạt động cả lớp.
1) Khi vô ý làm đổ nước ra bàn em thường làm như thế nào?
2) Tại sao người ta lại dùng vải để lọc nước mà không lo nước thấm hết vào vải?
3) Làm thế nào để biết một chất có hoà tan hay không trong nước?
- GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm 3, 4 trang 43 / SGK.
1) Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét gì?
2) Qua hai thí nghiệm trên em có nhận xét gì về tính chất của nước? 
-HS theo dõi.
- HS tiến hành thảo luận nhóm 6.
-Các nhóm trình bày trước lớp.
-HS theo dõi.
- HS tiến hành thảo luận nhóm 6.
-Các nhóm trình bày trước lớp.
-HS nêu.
-HS nêu.
-HS nêu.
-HS nêu.
-HS làm thí nghiệm 3, 4 trang 43 / SGK.
( nhóm 4)
4.Củng cố: 
 - Cho HS đọc tính chất của nước .
- Nhận xét giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS đã tích cực tham gia xây dựng
5.Dặn dò: 
 -Dặn HS về nhà học thuộc bài học chuẩn bị bài sau. 
Điều chỉnh, bổ sung:
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................
TUẦN:11 MÔN: KHOA HỌC
TIẾT :21 BÀI : BA THỂ CỦA NƯỚC
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức - Kĩ năng:
- Nêu được nước tồn tại ở ba thể: lỏng, khí, rắn.
- Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại
II. Đồ dùng dạy học
- Hình minh hoạ trang 45 / SGK 
- Sơ đồ sự chuyển thể của nước dán sẵn trên bảng lớp.
- Chuẩn bị theo nhóm: Cốc thuỷ tinh, nến, nước đá, giẻ lau, nước nóng, đĩa.
 III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Em hãy nêu tính chất của nước? - Nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm
3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi chú 
* Giới thiệu bài
 Hoạt động 1: Chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại.
1) Hình vẽ số 1 và số 2 cho thấy nước ở thể nào?
2) Hãy lấy một ví dụ về nước ở thể lỏng?
- GV dùng khăn ướt lau bảng, yêu cầu HS nhận xét.
+ Chia nhóm cho HS và phát dụng cụ làm thí nghiệm: Đổ nước nóng vào cốc và yêu cầu HS:
+ Quan sát và nói lên hiện tượng vừa xảy ra.
+ Úp đĩa lên mặt cốc nước nóng khoảng vài phút rồi nhấc đĩa ra. Quan sát mặt đĩa, nhận xét, nói tên hiện tượng vừa xảy ra.
+ Qua hiện tượng trên em có nhận xét gì?
* GV giảng: Khói trắng mỏng mà các em nhìn thấy ở miệng cốc nước nóng chính là hơi nước. 
* Hoạt động 2: Chuyển nước từ thể lỏng sang thể rắn và ngược lại.
-Yêu cầu HS đọc thí nghiệm, quan sát hình vẽ và hỏi.
1) Nước lúc đầu trong khay ở thể gì?
2) Nước trong khay đã biến thành thể gì?
3) Hiện tượng đó gọi là gì?
4) Nêu nhận xét về hiện tượng này?
- Nhận xét ý kiến bổ sung của các nhóm.
*GV kết luận.
- Em còn nhìn thấy ví dụ nào chứng tỏ nước tồn tại ở thể rắn?
- GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng 
1) Nước đã chuyển thành thể gì? Tại sao có hiện tượng đó? Em có nhận xét gì về hiện tượng này?
- Nhận xét ý kiến bổ sung của các nhóm.
-GV kết luận
Hoạt động 3: Sơ đồ sự chuyển thể của nước.
1) Nước tồn tại ở những thể nào?
2) Nước ở các thể đó có tính chất chung và riêng như thế nào? - GV nhận xét, bổ sung 
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước, -Gọi 1 HS lên chỉ vào sơ đồ trên bảng và trình bày.
-HS theo dõi.
-HS nêu.
-HS nêu.
-HS nhận xét.
-HS làm thí nghiệm. Thảo luận nhóm.
-HS theo dõi.
-HS đọc thí nghiệm, quan sát hình vẽ và trả lời.
-HS theo dõi.
-HS nêu.
- HS tiến hành làm thí nghiêm và thảo luận nhóm 6.
-Các nhóm trình bày trước lớp.
-HS theo dõi.
-HS nêu.
-HS nêu.
-HS vẽ sơ đồ.
-1 HS lên ø trình bày.
4.Củng cố: 
 - Gọi HS giải thích hiện tượng nước đọng ở vung nồi cơm hoặc nồi canh.
 - GV tổng kết giờ học
5.Dặn dò: Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau 
Điều chỉnh, bổ sung:
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................
TUẦN:11 	 MÔN: KHOA HỌC
TIẾT : 22 	BÀI :MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO? 
 	MƯA TỪ ĐÂU RA?
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức-Kĩ năng:
- Biết mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.
Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nước tự nhiên xung quanh mình.
II. Đồ dùng dạy học
- Các hình minh hoạ trang 46, 47 / SGK. HS chuẩn bị giấy A4, bút màu.
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
1) Em hãy cho biết nước tồn tại ở những thể nào? Ở mỗi dạng tồn tại nước có tính chất gì?
2) Em hãy trình bày sự chuyển thể của nước?- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi chú 
* Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Sự hình thành mây.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau quan sát hình vẽ, đọc mục 1, 2, 3. Sau đó cùng nhau vẽ lại và nhìn vào đó trình bày sự hình thành của mây.
- Nhận xét các cặp trình bày và bổ sung.
* Kết luận: Mây được hình thành từ hơi nước bay vào không khí khi gặp nhiệt độ lạnh.
* Hoạt động 2: Mưa từ đâu ra.
- Gọi HS lên bảng nhìn vào hình minh hoạ và trình bày toàn bộ câu chuyện về giọt nước.
- GV nhận xét và cho điểm HS nói tốt.
Kết luận: Hiện tượng nước biến đổi thành hơi nước rồi thành mây, mưa. Hiện tượng đó luôn lặp đi lặp lại tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Hỏi: Khi nào thì có tuyết rơi?
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết.
* Hoạt động 3: Trò chơi “Tôi là ai?”
- GV chia lớp thành 5 nhóm đặ ...  về nhà chuẩn bị bài sau 
Điều chỉnh, bổ sung:
 Ngày soạn:............ Ngày dạy:.....................
TUẦN:13 MÔN: KHOA HỌC
TIẾT : 25 BÀI : NƯỚC BỊ Ô NHIỄM.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức - Kĩ năng
- Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm:
- Nước sạch: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hoà tan có tác hại cho sức khoẻ con người.
- Nước bị ô nhiễm: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ.
Thái độ: Có ý thức bảo vệ và giữ gìn nguồn nước địa phương.
II/ Đồ dùng dạy - học:
- Phiếu điều tra Nước bị ô nhiễm của từng HS.
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
1) Em hãy nêu vai trò của nước đối với đời sống của người, động vật, thực vật?
2) Nước có vai trò gì trong sản xuất nông 
nghiệp? Lấy ví dụ.
- GV nhận xét câu trả lời và cho điểm HS
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú 
* Giới thiệu bài 
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số đặc điểm của nước trong tự nhiên
- GV tổ chức cho HS tiến hành làm thí nghiệm theo định hướng sau:
- Đề nghị các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình.
- Yêu cầu HS đọc các mục Quan sát và thực hành.
- GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Gọi 2 nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung. GV chia bảng thành 2 cột và ghi nhanh những ý kiến của nhóm.
- GV nhận xét, tuyên dương ý kiến hay của các nhóm.
* GV kết luận
 Hoạt động 2: Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch. .
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
- Yêu cầu HS thảo luận và đưa ra các đặc điểm của từng loại nước theo các tiêu chuẩn đặt ra. 
- Yêu cầu các nhóm khác bổ sung, GV ghi các ý kiến đã thống nhất của các nhóm lên bảng.
- Hãy nêu các biện pháp tốt nhất để ngăn chặn các hành vi làm ô nhiễm môi trường nước tại nơi em đang sống. 
- Yêu cầu 2 HS đọc mục Bạn cần biết trang 53 / SGK.
-HS lắng nghe.
HS làm việc nhóm 6.
-Các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm
-HS đọc các mục Quan sát và thực hành.
-2 nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.
-HS theo dõi
-HS theo dõi
- HS hoạt động nhóm 4.
- HS báo cáo. các nhóm khác bổ sung
- HS phát biểu
- 2 HS đọc .HS lắng nghe.
4.Củng cố: 
 - GV tổng kết giờ học
5.Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết ;Tìm hiểu vì sao ở những nơi em sống lại bị ô nhiễm?
Điều chỉnh, bổ sung:
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................
TUẦN:14 MÔN: KHOA HỌC
TIẾT : 26 BÀI : NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức - Kĩ năng
- Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước:
+ Xả rác, phân, nước thải bừa bãi, 
+ Sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu.
+ Khói bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ, 
+ Vở đường ống dẫn dầu, 
- Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người: lan truyền nhiều bệnh, 80% các bệnh là do sự dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
Thái độ: Có ý thức đấu tranh chống các hành vi cố ý gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại địa phương.
 II/ Đồ dùng dạy - học:
- Bảng ghi chép thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương của học sinh.
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
 1) Thế nào là nước sạch?
 2) Thế nào là nước bị ô nhiễm?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú 
* Giới thiệu bài
 Hoạt động 1: Tìm hiểu một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm. 
- Yêu câu HS các nhóm quan sát các hình minh hoạ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 54 / SGK, Trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ?
+ Theo em, việc làm đó sẽ gây ra điều gì?
+ Nếu có mặt tại nơi đó, em có thể làm những gì để bảo vệ môi trường nước?
- GV nhận xét, tổng hợp ý kiến.
* Kết luận.
Hoạt động 2: Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi: Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật?
- GV nhận xét câu trả lời của từng nhóm.
* Giảng bài: Nguồn nước bị ô nhiễm gây hại cho sức khỏe con người, thực vật, động vật. Đó là môi trường để các vi sinh vật có hại sinh sống. Chúng là nguyên nhân gây bệnh và lây bệnh chủ yếu. Trong thực tế cứ 100 người mắc bệnh thì có đến 80 người mắc các bệnh liên quan đến nước. Vì vậy chúng ta phải hạn chế những việc làm có thể làm cho nước bị ô nhiễm.
 - HS lắng nghe.
-HS thảo luận nhóm 4.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-HS theo dõi
-HS theo dõi
- HS thảo luận 4.
- HS thảo luận, cử đại diện nhóm trả lời.
- HS lắng nghe.
4.Củng cố: 
 - Có cách nào vừa sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm mà sức khỏe vẫn tốt?
 - GV tổng kết giờ học
5.Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết ; Tìm hiểu xem gia đình hoặc địa phương mình đã làm sạch nước bằng cách nào
Điều chỉnh, bổ sung:
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................
TUẦN:14 MÔN: KHOA HỌC
TIẾT : 28 BÀI : MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức - Kĩ năng:
- Nêu được một số cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sôi
- Biết đun sôi nước trước khi uống.
- Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ hết các chất độc còn tồn tại trong nước.
Thái độ: - Hiểu được sự cần thiết của đun sôi nước trước khi uống
II. Đồ dùng dạy học:
- HS chuẩn bị theo nhóm các dụng cụ thực hành: Nước đục, hai chai nhựa trong giống nhau, giấy lọc, cát, than bột.
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
1) Những nguyên nhân nào làm ô nhiễm nước? 
2) Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với sức khỏe của con người?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú
* Giới thiệu bài
 Hoạt động 1: Các cách làm sạch nước thông thường.
1) Gia đình hoặc địa phương em đã sử dụng những cách nào để làm sạch nước?
 2) Những cách làm như vậy đem lại hiệu quả như thế nào?
- GV nêu lại ba cách làm sạch nước
* Hoạt động 2: Tác dụng của lọc nước.
- GV tổ chức cho HS thực hành lọc nước đơn giản với các dụng cụ đã chuẩn bị theo nhóm và trả lời các câu hỏi.
1) Em có nhận xét gì về nước trước và sau khi lọc?
2) Nước sau khi lọc đã uống được chưa? Vì sao?
- GV nhận xét câu trả lời của các nhóm.
- GV giảng bài và chỉ vào hình minh hoạ 2
- Yêu cầu 2 HS lên bảng mô tả lại dây chuyền sản xuất và cung cấp nước của nhà máy.
- Giáo viên chốt lại ý chính.
* Hoạt động 3: Sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống.
- Nước đã làm sạch bằng cách lọc đơn giản hay do nhà máy sản xuất đã uống ngay được chưa? Vì sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống?
- GV nhận xét, cho điểm HS có hiểu biết và trình bày lưu loát.
 - HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lên thực hành lọc nước như HD SGK.ghi kết quả thực hành vào giấy.
-Các nhóm trình bày.
-HS theo dõi
-2 HS lên bảng mô tả
-HS theo dõi
- HS trả lời.
- Cả lớp lắng nghe.
4.Củng cố: 
 - Con người không thể sử dụng được nước đã bị ô nhiễm, phải thực hiện cách hữu hiệu nhất để làm sạch nước trước khi sử dụng.
- GV tổng kết giờ học
5.Dặn dò: 
Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau 
Điều chỉnh, bổ sung:
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................
TUẦN:14 MÔN: KHOA HỌC
TIẾT : 28 BÀI : BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức - Kĩ năng:
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước:
+ Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước.
+ Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước.
+ Xử lí nước thải, bảo vệ hệ thống thoát nước thải, 
- Thực hiện bảo vệ nguồn nước.
Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
II. Đồ dùng dạy học:
-Một số tranh vận động bảo vệ nguồn nước.
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
1) Dùng sơ đồ mô tả dây chuyển sản xuất và cung cấp nước sạch của nhà máy.
 2) Tại sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú 
* Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
1) Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ?
2) Theo em, việc làm đó nên hay không nên làm? Vì sao?
- GV nhận xét
- Yêu cầu 2 HS đọc mục Bạn cần biết.
* Hoạt động 2: Liên hệ.
- Giới thiệu: Xây dựng nhà tiêu 2 ngăn, nhà tiêu đào cải tiến, cải tạo và bảo vệ hệ thống nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nước mưa.
- GV gọi HS phát biểu về việc bảo vệ nguồn nước ở địa phương.
- GV nhận xét và khen ngợi HS.
 - HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh SGK và trả lời.
- 2 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- 2 HS phát biểu.
- HS lắng nghe.
4.Củng cố: 
 - GV tổng kết giờ học
5.Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và luôn có ý thức bảo vệ nguồn nước.
Điều chỉnh, bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • dockhoa hoc 4 tuan 1114.doc