Một số bài toán vui Lớp 4

Một số bài toán vui Lớp 4

Bài 11: NƯỚNG CÁ

 Chị Trinh giúp mẹ nướng cá trên lò nướng. Cần phải nướng chín 3 con cá. Biết rằng : để nướng chín một con cá thì cần 4 phút và lò nướng chỉ có thể nướng được 2 con cá một lần.

 Chị Trinh cần ít nhất bao nhiêu phút để nướng chín 3 con cá này?

Giải đáp:

 Chị Trinh cần ít nhất 6 phút để nướng hết số cá.

 Chị Trinh có thể nướng như sau:

 Con cá thứ nhất và thứ hai cùng nướng trong 2 phút, trở mặt dưới của con cá thứ nhất lên, đặt con cá thứ hai lên trên con cá thứ nhất và đặt con cá thứ ba vào lò nướng, nướng trong 2 phút con cá thứ nhất đã chín, lấy ra ngoài, trở mặt chưa nướng của con cá thứ hai và thứ ba xuống nướng trong 2 phút chín hai con cá này!

 Bạn còn có ý kiến gì nữa không?

 

doc 5 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 462Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số bài toán vui Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÀI TOÁN VUI LỚP 4
Bài 11: NƯỚNG CÁ
 Chị Trinh giúp mẹ nướng cá trên lò nướng. Cần phải nướng chín 3 con cá. Biết rằng : để nướng chín một con cá thì cần 4 phút và lò nướng chỉ có thể nướng được 2 con cá một lần.
 Chị Trinh cần ít nhất bao nhiêu phút để nướng chín 3 con cá này?
Giải đáp:
 Chị Trinh cần ít nhất 6 phút để nướng hết số cá.
 Chị Trinh có thể nướng như sau:
 Con cá thứ nhất và thứ hai cùng nướng trong 2 phút, trở mặt dưới của con cá thứ nhất lên, đặt con cá thứ hai lên trên con cá thứ nhất và đặt con cá thứ ba vào lò nướng, nướng trong 2 phút con cá thứ nhất đã chín, lấy ra ngoài, trở mặt chưa nướng của con cá thứ hai và thứ ba xuống nướng trong 2 phút chín hai con cá này!
 Bạn còn có ý kiến gì nữa không?
Bài 12: BỐN SỐ KÌ DIỆU
 Anh Hai đố Bình viết lên bảng con, bốn số chẵn có ba chữ số mà sau khi xoay ngược bảng từ dưới lên trên thì vẫn được những số ấy. Bình loay hoay mãi không nổi một số. Các bạn hãy giúp Bình tìm ra bốn số kì diệu đó nhé! 
Giải đáp:
 Trong mười chữ số chỉ có bốn chỉ có bốn chữ số 0 ; 6 ; 8 ; 9 là khi viết vào bảng con rồi xoay ngược bảng từ dưới lên trên vẫn đọc được.
 Từ bốn số trên ta viết được bốn số chẵn có ba chữ số mà sau khi xoay ngược bảng từ dưới lên trên thì vẫn được chính số đó là:
 808 ; 888 ; 906 ; 986.
 Bình hãy viết từng số lên bảng rồi làm đúng yêu càu của anh Hai xem nhé. Bình thấy chúng mình “siêu” chưa?
Bài 13: SAO LẠI THẾ ?
 Cô giáo có ba tấm bìa nhỏ hình vuông, trên mỗi tấm bìa có ghi một chữ số. Cô đưa cả ba tấm bìa cho Tý và yêu cầu Tý tính tổng. Tý tìm ra kết quả là 22. Cô đưa lại ba tấm bìa đó cho Tèo và yêu cầu Tèo tính tổng. Tèo lại tìm ra kết quả là 25. Tuy nhiên cô giáo vẫn khen cả hai bạn tính đúng. Các bạn ơi ! Tại sao thế nhỉ? 
Giải đáp:
 Cô giáo khẳng định kết quả của cả Tý và Tèo đều đúng nên chắc chắn ba số ở ba tấm bìa sẽ có ít nhất một số một bạn đã xoay ngược so với số của ban kia.
 Vì 25 – 22 = 3 nên sau khi xoay ngược só đó đã tăng lên hoặc giảm đi ba đơn vị. trong các chữ số khi xoay ngược vẫn đọc được chỉ có số 9 và số 6 hơn kém nhau 3 đơn vị. Ta có:
 8 + 8 + 6 = 22 và 8 + 8 + 9 = 25
 Do đó phép tính của Tý là 8 + 8 + 6 = 22 và Tèo đã xoay ngược số 6 thành số 9 nên phép tính của Tèo là 8 + 8 + 9 = 25
Bài 14: TÍCH CÁC CHỮ SỐ
 Tuấn Anh cùng mẹ đến siêu thị sách. Tuấn Anh dừng chân tại khu sách tham khảo dành cho Tiểu học. Em cầm trên tay cuốn: “VUI HỌC TOÁN 4” và say sưa đọc các bài toán vui. Biết con mình thích cuốn sách này nên mẹ mua ngay cho Tuấn Anh. Nhìn vào tên cuốn sách mẹ chợt nảy ra một bài toán đố Tuấn Anh:
 “Nếu thay mỗi chữ cái bởi một chữ số, chữ cái giống nhau được thay bởi những số giống nhau, chữ cái khác nhau được thay bởi những số khác nhau và không có chữ số nào trùng với số 4. Tích các chữ số đó liệu có lớn hơn 2005 không?”.
 Tuấn Anh nhẩm tính một lúc rồi nói với mẹ:
 Tích là số lớn lắm, lớn hơn 2005 nhiều mẹ ạ.
 Theo bạn Tuấn Anh nói đúng hay sai? 
Giải đáp:
 Cuốn sách “VUI HỌC TOÁN 4” chỉ có 9 chữ cái khác nhau là V, U, I, H, O, C, T, A, N mà hông có chữ nào được thay bởi số 4 nên 9 chữ ấy phải thay bởi các chữ số 0,1,2,3,5,6,7,8,9.
 Tích của tất cả các chữ này bằng 0 vì có một thừa số bằng 0.
 Vậy Tuấn Anh đã nói sai.
Bài 15: SỐ NÀO?
 Chị Hiền cho em Trí làm bài tính nhân một số tự nhiên với 9. Trí làm xong , chị Hiền ghi cho Trí số 4297 và nói đây là đáp số. Trí nhìn đáp số chị Hiền đưa ra và nói rằng “Đáp số của chị còn thiếu một chữ số, nó nằm ở chính giữa số này !”
 Bạn hãy cho biết chị Hiền đã cho Trí số nào nhân với 9?
Giải đáp:
 Gọi chữ số còn thiếu của đáp số đúng là A, ta có số 42A97 chia hết cho 9. Do đó 4 + 2 + A + 9 = 22 + A chia hết cho 9. Tính ra được A = 5.
 Số mà chị Hiền cho Trí nhân với 9 là:
 42597 : 9 = 4733 
 Đáp số: 4733
Bài 16: RỔ NÀO ĐỰNG CAM? 
 Có hai rổ đựng cam, ba rổ đựng quýt với số quả cam và quả quýt có trong năm rổ là: 60; 45; 75; 65; 55.
Không cho biết rổ nào đựng cam, rổ nào đựng quýt. Chỉ biết rằng số quả quýt gấp hai lần số quả cam.
 Hỏi rổ nào đựng cam?
Giải đáp:
 Số quả quýt gấp hai lần số quả cam. Nên số quả quýt và cam gấp 3 lần số quả cam.
 Quýt cam 
 Số quả cam có là:
 (60 + 45 + 75 + 65 + 55) : 3 = 100 (quả)
 Dễ thấy 45 + 55 = 100 (quả)
 Vậy hai rổ đựng cam là rổ đựng 45 quả và rổ đựng 55 quả.
Bài 17: CAM VÀ XOÀI.
 Một người bán sáu giỏ cam và xoài. Mỗi giỏ chỉ đựng hoặc là cam hoặc là xoài, với số lượng như sau: 36; 39; 40; 41; 42; 44. Biết rằng sau khi bán một giỏ xoài thì số cam còn lại gấp 4 lần số xoài còn lại.
 Hãy cho biết giỏ nào đựng xoài, giỏ nào đựng cam?
Giải đáp:
 Vì số cam còn lại gấp 4 lần số xoài còn lại nên tổng số cam và số xoài còn lại là số chia hết cho 5.
 Số cam và xoài mang ra chợ là: 
 36 + 39 + 40 + 41 + 42 + 44 = 242 (quả)
 Số 242 chia cho 5 còn dư 2.
 Vậy giỏ xoài bán đi có số quả là số chia cho 5 còn dư 2.
 Trong các số 36; 39; 40; 41; 42; 44 chỉ có số 42 chia cho 5 còn dư 2.
 Vậy số cam và xoài còn lại là;
 242 – 42 = 200 (quả)
 Số xoài còn lại là:
 200 : 5 = 40 (quả)
 Đáp số: Các giỏ xoài 40 quả và 42 quả
 Các giỏ cam: 36 quả; 39 quả; 41 quả; 44 quả.
Bài 18: AI ĐÚNG? AI SAI?
 Toán đố Tuổi và Thơ: “ Không tính tông bạn hãy cho biết ngay tổng của 2005 số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ 1 là số chẵn hay số lẻ?”.
 Tuổi nói ngay: “Chắc chắn là số chẵn”.
 Thơ suy nghĩ một lúc rồi trả lời: “là một số lẻ”.
 Chắc chắn sẽ có một bạn nói đúng, một bạn nói sai phải không các bạn? Chúng ta cùng tìm xem ai đúng, ai sai nhé!
Giải đáp:
 Các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 2005 sẽ tạo thành dãy số sau: 
 1; 2; 3; 4; 5;  ; 2003; 2004; 2005.
 Dãy số trên ta thấy cứ một số lẻ lại có một số chẵn, mà bắt đầu vào dãy là số lẻ và kết thúc cũng là số lẻ nên số các số lẻ nhiều hơn số các ố chẵn là một số.
 Từ 1 đến 2005 có 2005 số. Do đó, ta có:
 Số các số chẵn là: (2005 -1) : 2 = 1002 (số)
 Số các số lẻ là: 1002 + 1 = 1003 (số)
 Tổng của 1002 số chẵn là một số chẵn
 Tổng của 1003 số lẻ là một số lẻ.
 Do đó tổng của 2005 số tự nhin liên tiếp từ 1 đến 2005 là một số lẻ.
 Vậy Thơ nói đúng và tuổi nói sai. 
Bài 19: CÁC SỐ VÀ CÁC Ô VUÔNG
 Hãy tìm cách viết vào mỗi ô vuông một trong cacsc số : từ 1 đến 10 để các phép tính sau đều đúng.
 : + = 
 - X
 = =
 - + =
Giải đáp:
 Ô cuối cùng ở goác bên phải chỉ có thể là số 10. Do đó cột bên phải là 5 x 2 = 10.
 Từ suy luận trên ta tìm được cách viết các số vào ô vuông như sau:
 5
 3
 4
 8
 : + = 
 - X
 1
 2
 = =
10
 9 
 6
 7
 - + =
Bài 20: DỜI MỘT ĐỒNG TIỀN
 Bé Hoa đặt lên bà 6 đồng tiền 
thành hình chữ thập (hình bên) 
Bạn hãy dời một đồng tiền để 
tổng số tiền trên một đường thẳng 
là 4 đồng tiền. Cố gắng suy nghĩ 
để tìm ra câu trả lời nhé! 
Không khó lắm đâu!
 Giải đáp:
 Dời đồng tiền ở dưới cùng đạt chồng lên 
Đồng tiền ở giữa.

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bai_toan_vui_lop_4.doc